Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

4845 người đang online, trong đó có 593 thành viên. 22:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 158684 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    LỜI MẸ DẶN

    [​IMG]
    Khi mẹ chết xin các con đừng khóc
    Đừng ồn ào,đừng khuấy động thân ta
    Hãy bình tâm niệm Phật A DI ĐÀ
    Và cấp tốc gọi,mời ban hộ niệm

    Lo chuẩn bị một bàn thờ Phật
    Hai đèn cầy (ly) và một bình hoa
    Dĩa trái cây,ba tách đựng trà
    Nhang cúng Phật và mười tô trà lá (lớn)

    Khi họ (ban hộ niệm) đến, nghe lời họ dặn
    Phải một lòng tin tưởng vâng theo
    Bảo làm sao, cứ thế mà làm
    Và luôn ở bên Mẹ lạy Phật

    Muốn báo hiếu,nghe lời Mẹ dặn
    Khoan coi ngày,chờ niệm Phật cho xong
    Không đem theo tiền bạc,vàng vòng
    Không dằn chuối,cúng cơm như thế sự

    Cứ niệm Phật và cầu xin sám hối
    Trước Phật tiền xin xá tội mẫu thân
    Dù ở xa hay ở thật là gần
    Mẹ cũng được an tâm và mãn nguyện

    Nhớ cúng chay,đừng sát sanh thêm tội
    Bốn chín ngày niệm Phật cầu siêu
    Và ăn chay trong những ngày nầy
    Là báo hiếu cho Mẹ rồi con nhé

    Tiền phúng điếu nên đem làm từ thiện
    Giúp người nghèo và cúng trai Tăng
    Đem phóng sanh cho Mẹ được phước phần
    Đúc tượng Phật,in kinh hay sang đĩa

    Việc làm đó góp phần cho Mẹ
    Được thêm nhiều phẩm vị hoa sen
    Các con ơi! Đừng có xem thường
    Vi diệu lắm, và nhiệm mầu lắm đấy!

    Tổ chức đám nên làm đơn giản
    Không sát sanh, không trống, không kèn
    Nhớ cúng chay và đãi cũng là chay
    Hãy niệm Phật đưa Mẹ về Cực Lạc

    Còn xác Mẹ thiêu là tốt nhất
    Cho linh hồn về cõi Tây phương
    Không còn thân thì khỏi vấn vương
    Không mộ đẹp, không còn lưu luyến

    Giờ thôi nhé! Xin giã từ gia quyến
    Mẹ an nhàn về cõi Tây Phương
    Hãy vui lên, hãy sống bình thường
    Nhớ niệm Phật, ăn chay và bố thí…
    st​
    CatBuiTinhXa, Hoa_Simtulacoiphuc thích bài này.
  4. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  5. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Bố thí của người nghèo ?

    Một người nghèo hỏi Đức Phật : ''tại sao con nghèo như thế ?''
    Phật nói :'' vì con chưa học được cách bố thí cho người khác .''
    Người ấy nói ;''con không có thứ gì cả , thì lấy gì con bố thí .''
    Đức Phật dạy :
    '' Cho dù con hoàn toàn không có cái gì , con vẫn có thể thực hiện bố thí 7 điều này :
    1) Nhan thí - Bố thí nụ cười
    2) Ngôn thí - Bố thí ái ngữ , nói lời hay
    3) Tâm thí - Bố thí tâm hòa ái , lòng biết ơn
    4) Nhãn thí - Bố thí ánh mắt nhìn thẳng yêu thương,hiền từ
    5) Thân thí - Bố thí hành động nhân ái
    6) Tọa thí - Bố thí nhường chỗ cho người cần
    7) Phòng thí - Bố thí lòng bao dung .
    [​IMG]
    Last edited: 22/03/2014
    CatBuiTinhXa, Hoa_Simtulacoiphuc thích bài này.
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  7. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    "NGƯỜI KHÔNG LO XA ẮT CÓ HỌA GẦN" - "LO XA" NHƯ THẾ NÀO ?

    Ngạn ngữ nói: “Người không lo xa, ắt có họa gần”. Ý nghĩa của câu nói này rất sâu. Như thế nào thì gọi là lo xa ?

    Bạn có nghĩ đến lúc bạn già hay không, có nghĩ đến lúc bạn bệnh hay không, có nghĩ đến lúc bạn chết hay không, có nghĩ đến đời sau hay không ? Nếu con người có thể nghĩ đến việc này thì mới gọi là lo xa.

    Chúng ta phải hiểu rõ những vấn đề này. Chúng ta phải làm thế nào mới có cách nghĩ chính xác ? Nếu như có thể dạy cho chúng ta ngay trong một đời này không già, không bệnh, không chết thì đó gọi là chánh tri chánh kiến.

    Không nên cho rằng tương lai chúng ta sẽ già, ta phải chuẩn bị một ít tiền, nghĩ cách để tương lai dưỡng già, “tương lai tôi phải có bệnh, cho nên cần phải có một khoảng tiền để làm phí thuốc thang; tôi còn phải chết; khi chết còn phải mai táng, v.v…”, còn phải dự bị một số việc.

    Cách nghĩ này không phải là “nghĩ xa lo gần”, bạn đã hoàn toàn sai rồi. Hiện tại bạn vẫn chưa già, bạn đã chuẩn bị già thì bạn sẽ già rất nhanh, vì bạn đã chuẩn bị rồi mà. Hiện tại bạn không có bị bệnh, bạn đã chuẩn bị phí thuốc thang, ở nơi đó chờ bị bệnh thì làm sao mà bạn không bệnh chứ ? Thậm chí nghĩ đến tương lai khi chết, còn phải tìm một nơi phong thủy tốt, vậy thì bạn sẽ chết rất nhanh. Thảy đều sai hết !

    Bạn thật sự có nghĩ đến những sự việc này thì phải mau tu học Đại thừa. Phật pháp Đại thừa Kinh Vô Lượng Thọ chính là dạy chúng ta làm thế nào không già, làm thế nào không bệnh, làm thế nào không chết, dạy chúng ta ba vấn đề lớn này.

    Phật pháp đích thực vì chúng ta giải quyết cứu cánh viên mãn. Vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc không phải là chết, mà là sống mà ra đi.

    H.T. TỊNH KHÔNG !

    [​IMG]
    CatBuiTinhXa, phongthuyBDSHoa_Sim thích bài này.
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Phần cuối hình như đã bị cắt bớt !
    Đúng ra là :
    Ăn có thể nửa bữa.
    Ngủ có thể nửa giấc.
    Nhưng không thể yêu bằng nửa trái tim và đi nửa đường chân lý !

    Lại càng không thể tu nửa cuộc đời ! ( Câu cuối này là của HS nha ! ) ;))
    CatBuiTinhXa, phongthuyBDStulacoiphuc thích bài này.
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Về hình tượng này của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, em mạo muội có ý kiến như sau :
    Ngài nguyên là thái tử ( nghĩa là nam, không phải nữ ) con vua Vô Tránh Niệm...
    Tên tiếng Phạn của Ngài là Avalokitesvara, nghĩa là ngài không mang dòng máu người Hoa !
    Thế nhưng bức hình trên cho thấy Quan Thế Âm là người nữ có khuôn mặt Trung Hoa !
    Điều này nói lên rằng bức hình này do người Hoa vẽ nhằm phục vụ cho mục đích riêng của họ, không vì Phật Pháp !

    Dẫn chứng :


    http://phatgiao.org.vn/hoi-dap/201307/duc-Quan-The-am-Bo-Tat-la-nam-hay-nu-11431/

    Đức Quan Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ?

    (PGVN)

    Chúng ta nên biết mười phương chư Phật không hề có nữ thân. Trong kinh Pháp-Hoa phẩm Phổ-Môn có câu : "Cần thích hợp một Phật thân để tế độ, Bồ Tát Quán Thế Âm liền hiện Phật thân để nói Pháp và tế độ"". Thế thì, đức Quan Thế Âm Bồ Tát, Ngài làm sao có thể hiện được Phật thân?
    Thực ra trong kinh ĐẠI NHẬT và kinh BI HOA đức Bổn Sư Thích ca đã từng dạy rằng, đức Quan Thế Âm Bồ Tát đời quá khứ đã thành Phật hiệu là chánh pháp Như Lai vào thuở lâu xa vô lượng kiếp về trước. Vì bi nguyện độ sanh mà Ngài thị hiện làm thân Bồ tát. Cũng trong kinh BI HOA, đức Phật luôn luôn gọi đức Quan Thế Âm Bồ Tát là "Thiện-nam-tử" tốt ! Vậy đức Quan Thế Âm Bồ Tát không thể nào là nữ nhân được.

    [​IMG]
    Căn cứ theo lịch sử về tôn giáo, nhân gian dật sử, Linh ứng truyện ký và các lịch sử (tính chất sự tích) của Trung Hoa từ sau nhà Châu vua Chiêu Vương đến cận đại và Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ ba đến cận kim thì đức Quan Thế Âm Bồ Tát đã từng hóa hiện vào các thế gia và cả bần gia để ứng cơ hóa độ chúng sanh.

    Mượn sự tướng của thế đạo để dẫn dắt nhân gian hướng thượng quay về chánh đạo. Như Quan Âm Diệu Thiện về đời vua Trang vương. Quán âm xách giỏ cá đời vua Huyền Tôn nhà Đường, Quán âm Thị kính đời nhà Minh, Quán Âm linh ứng đời nhà Nguyễn v.v...

    Tham khảo điều này cho ta thấy qua các đời phong kiến mọi quyền hành sanh sát và làm tao loạn nhân gian hay thịnh suy cho đất nước, đều nằm trong tay nam giới. Tuy vậy những nữ lưu tuyệt đẹp và xuất sắc vẫn là cao điểm để đam mê và dễ bị nữ sắc lung lạc và điều khiển.​

    Vậy sự hiện người nữ nhằm để chuyển hóa tâm xấu ác và cải thiện những xa hoa trụy lạc, đó là mục tiêu tùy duyên hóa độ của Quan Thế Âm Bồ Tát, và cũng từ đó mà tượng, ảnh của Ngài trở nên nữ mạo trong một số quốc gia châu Á. Nhưng điều căn bản là chúng ta phải biết rằng, đó là hình ảnh thị hiện, không nên chấp là Phật Thân của Ngài.
    Danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát trong nhân loại ai cũng đều biết đến, cũng đều niệm khi có tai nạn hiểm nguy và ách nạn khủng khiếp. Ngoại trừ hạng người sanh ra nơi biên địa, hoặc căn trí quá tối tăm, hoặc tín ngưỡng tà đạo, mê muội với thần quyền hữu danh mà vô thực.
    Sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát

    Đức Phật Bổn sư Thích ca Mâu ni khi nói kinh Bi Hoa đã dạy rằng : - Về thời qúa khứ lâu xa về trước,
    đức Quán Thế Âm làm thái tử con của vua Vô Tránh Niệm. Thời bấy giờ có đức Phật hiệu là Bảo Tạng Như Lai hiểu được đạo lý vô thượng, Vua và Thái tử phát tâm Bồ-đề rộng lớn, nguyện tu các hạnh Bồ tát, mong thành Phật quả để phổ độ chúng sanh.
    Khởi đầu đức Vua và Thái tử làm người thí chủ chân thành cúng dường các thứ y phục, thuốc men, vật thực, mùng mền và tất cả các món cần dùng lên đức Bảo Tạng Như Lai và chúng tăng trong suốt 3 tháng. Nhờ nhất niệm tinh chuyên, tinh tấn không ngừng, vua Vô Tránh Niệm chứng thành quả Phật và phát 48 lời thệ nguyện rộng lớn để tế độ khắp cả chúng sanh, Ngài liền thành Phật hiệu là A-di-Đa,ࠧ郡o chủ cõi Tây Phương Cực lạc. Thái tử công hạnh cũng tròn đầy viên mãn cũng về cõi Cực Lạc thành bậc đại Bồ Tát hiệu là QUÁN-THẾ-ÂM cùng với Phật A-DI-ĐÀ tiếp dẫn chúng sanh về cõi Cực lạc.

    Ý nghĩa tên gọi Quán Thế Âm Bồ Tát

    - Quán là quán xét, thấy nghe, biết đối tượng thật rõ ràng
    - Thế là cõi đời, cỏi hữu tình thế gian.
    - Âm là tiếng niệm, tiếng kêu cứu, tiếng cầu nguyện từ mọi nơi đau khổ phát ra.
    - Bồ Tát là độ thoát cho loài hữu tình, cứu thoát, giác ngộ cho tất cả các loài chúng sinh có tình cảm được vượt thoát ra khỏi khổ đau ách nạn.
    Đức Quan Thế Âm Bồ Tát đạt được diệu quả Nhĩ căn viên thông nên quán xét và nghe, thấy, biết cùng tột tiếng kêu đau khổ khắp cõi thế gian, hiện ngay nơi đó để cứu độ chúng sanh được vượt thoát tất cả những hiểm nguy. Vì vậy gọi là Quan Thế Âm. Do công hạnh cứu độ tự tại nhiệm mầu đó, nên trong kinh điển còn gọi là Quán tự tại Bồ tát.
    Quan Thế Âm Bồ Tát theo tiếng Phạn Avalokitesvara nghĩa là Ngài nghe tiếng kêu thầm kín thiết tha từ tâm khảm chúng sanh trong thế gian mà đến cứu khổ. Đem an lạc từ bi tâm vô lượng không phân biệt dến với mọi loài, nói cách khác là tình yêu thương trìu mến vô biên gấp muôn vạn lòng dạ của bà mẹ hiền ở thế gian đối với đứa con cưng, nên gọi là Từ mẫu Quán Thế Âm.
    Trong năm, có ba lễ vía Quan Thế Âm Bồ Tát
    Hằng năm phật tử khắp nơi trên thế giới thường làm lễ vía Quan Thế Âm Bồ Tátthật trang nghiêm vào các ngày : 19/2, 19/6 và 19/9 đều theo Âm lịch.
    - Ngày 19/2 là vía QUÁN THẾ ÂM ĐẢN SANH
    - Ngày 19/6 là vía QUÁN THẾ ÂM THÀNH ĐẠO
    - Ngày 19/9 là vía QUÁN THẾ ÂM XUẤT GIA

    Phương Bối (tổng hợp)

    Nam mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát !

    CatBuiTinhXa, phongthuyBDStulacoiphuc thích bài này.
  10. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    Ai như biển cả mênh mông
    Muôn suối nghìn sông rộng mở lòng
    Dòng trong, dòng đục thu nạp cả
    Tan vào đất mặn hoá mênh mông
    [​IMG]
    phongthuyBDSHoa_Sim thích bài này.

Chia sẻ trang này