1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

5071 người đang online, trong đó có 494 thành viên. 19:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 159610 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
  2. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    Hãy thật sự vui vẻ,hãy xòe cánh đẹp .múa ,lượn như những bạn Công dâng tặng niềm vui cho đời !

    [​IMG]
    CatBuiTinhXa, phongthuyBDSHoa_Sim thích bài này.
  3. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
  4. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    Ý Nghĩa Hình Tượng Tây Phương Phật và Bồ Tát
    [​IMG]
    Hành giả tu Tịnh Độ luôn tôn thờ hình ảnh Tây Phương, và chấp đó là thật, nên không bao giờ tìm hiểu ý nghĩa của các vị, khiến sự tôn thờ cứu rổi về miền Cực Lạc, đồng như hình ảnh của một Tôn Giáo thần quyền. Giờ đây xin phép diễn giải hình tưởng của các Ngài:
    I. ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT:
    Ngài tượng trưng cho sự trí tuệ vô lượng. Đại là vô ngại, là rất lớn. Khi nói Đại Thế Chí làm một động tác đưa tay lên hay bước đi một bước thì thập phương thế giới rúng động. Do đó danh hiểu của Ngài Đại Thế Chí tượng trưng cho sự trí tuệ của Phật.
    Ngài đeo chuỗi anh lạc và tay cầm hoa sen xanh. Hoa sen xanh tượng trưng cho thanh tịnh, tức là đoạn đức. Dùng trí tuệ dứt sạch tất cả phiền não nhiễm ô, cứu vớt chúng sinh lên khỏi vũng bùn ác trược. Muốn cứu vớt chúng sanh về cõi Tịnh độ, trước phải dạy họ dứt sạch phiền não uế ô. Vì thế, danh hiệu Ngài đã nói lên ý nghĩa vận dụng ánh sáng trí tuệ chiếu soi cho chúng sinh thấy rõ những ô nhiễm của mình và đồng thời cũng giúp cho họ có sức mạnh đoạn trừ những nhiễm ô nầy để có thể đưa họ giác ngộ.
    II. QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT:
    Ngài là hiện thân của đức Từ Bi, không có tình thương nào chân thành thâm thúy bao la hơn là tình mẹ thương con. Cho nên, đức Quán Thế Âm hiện thân là một người mẹ hiền của nhân loại. Người mẹ dầu bận công ăn việc làm gì mà một khi nghe tiếng con kêu khóc thì mẹ buông bỏ tất cả để chạy lại vỗ về cho con. Đức Quán Thế Âm cũng thế, dù bận việc giáo hóa ở đâu, một khi nghe tiếng kêu thương của chúng sinh, Ngài liền hiện thân đến an ủi. Vì thế, chúng ta gọi Ngài là người mẹ hiền của tất cả chúng sanh.
    Tay mặt Ngài cầm cành dương liễu là tượng trưng cho đức nhẫn nhục. Còn tay trái cầm bình thanh tịnh đựng nước cam lồ là tượng trưng cho tâm từ bi. Ngài dùng cành dương liễu để rưới nước mát cam lồ cho chúng sinh. Vì sao lại dùng cành dương liễu để nói lên tính nhẫn nhục? Dương liễu là loại cây vừa dẻo vừa mềm, gặp gió mạnh thì uốn mình theo chiều gió, gió dừng là trở về vị trí cũ. Nếu cứng như cành cây lim, cây gõ thì gió không thể lung lay, một khi bị gió lớn là phải gãy. Còn yếu như cành liễu thì chỉ buông rũ theo chiều gió và cũng nhờ sức mềm dẻo nên khéo tùy duyên mà không mất vị trí. Nói một cách khác là tuy chìu theo cảnh mà không bị cảnh chi phối. Vì thế, cành dương liễu được tượng trưng cho đức nhẫn nhục. Nhẫn nhục ở đây không có nghĩa là ai làm sao cũng được hoặc ai bảo gì cũng nghe mà nhẫn nhục là khéo tùy thuận người để hướng dẫn họ theo đường lối hay lập trường của mình. Người nhẫn nhục mới trông qua như rất yếu hèn, nhưng kỳ thật họ có sức mạnh phi thường. Họ đã vượt ra ngoài giới hạn của con người phàm tục và họ đã chiến thắng được tình cảm cũng như chính bản năng của họ. Thông thường thì người chửi ta giận, người đánh ta đở. Đó là bản năng tự vệ của tất cả mọi người. Bị chửi mà không giận, bị đánh mà không đở ấy mới là việc khó làm. Hằng ngày sống theo tình cảm, theo bản năng thì thấy những phản ứng tự nhiên như vậy thì chúng ta cho là phải lẽ và hợp lý. Nếu thấy người bị chửi mà không giận thì chúng ta đâm ra bực tức, khi dể họ và cho họ là những kẻ yếu hèn nhút nhát. Đâu ngờ rằng với tâm nhẫn nhục họ đã vượt xa chúng ta, họ đã đứng trên đỉnh chúng ta mà ở dưới nầy chúng ta vẫn còn tự cao tự đại.
    Nước cam lồ là thứ nước rất trong, mát và thơm ngọt, do hứng ngoài sương mà được. Chữ cam là ngọt còn chữ lồ là đọc ngược từ chữ lộ, tức là sương. Khi bị nóng bức khô khan, nếu được giọt nước cam lồ thấm vào cổ thì chúng ta sẽ nghe ngọt ngào mát rượi. Nước cam lồ tượng trưng cho lòng từ bi của Bồ tát. Khi chúng sanh bị lửa phiền não thiêu đốt và thiết tha cầu cứu nơi Bồ tát thì Ngài sẽ mang nước từ bi đến dập tắt và đem lại cho người sự mát mẻ an lành. Hiện tại chúng ta đang sống trong nhà lửa tam giới và ngọn lửa phiền não của chúng ta đang bừng cháy liên tục. Nếu không có giọt nước từ bi của Bồ tát thì chắc chắn chúng ta đều phải chết thiêu trong lò phiền não. Nên nhớ rằng từ bi là tình thương không vụ lợi, không phân biệt thân sơ và chính là tình thương chân thật bình đẳng. Từ bi chẳng những cứu người trong cơn nguy khốn, mà còn đem lại cho chúng ta nguồn an lạc vô biên. Bởi tính chất quý báu vô thượng của nước cam lồ, nên Bồ tát phải đựng nó trong cái bình thanh tịnh.
    Bình thanh tịnh là tượng trưng cho ba nghiệp trong sạch, đó là thân, khẩu, ý. Nếu chúng ta ôm ấp lòng từ bi muốn cứu độ chúng sanh, mà thân, miệng và ý chưa được trong sạch thì khó mà thực hiện được lòng từ bi đó. Chẳng hạn như những vụ thiên tai bảo lụt trên thế giới. Nếu chúng sinh vì lòng từ bi thương người hoạn nạn đem tiền tài vật chất đến tặng họ. Nhưng nếu chúng sinh đó ý chưa trong sạch thì dễ dàng bị danh lợi làm hoen ố lòng từ bi. Cho nên, muốn thực hiện lòng từ bi, điều kiện quan trọng là thân, miệng và ý phải thanh tịnh.
    Thêm nữa, muốn mang nước cam lồ ra tưới mát chúng sanh, Bồ tát phải dùng cành dương liễu làm phương tiện. Tại sao? Bởi vì chúng sanh trong đời nầy nghiệp chướng quá sâu dày, ít khi thấy lẽ phải. Họ chỉ sống theo bản ngã và sống vì dục vọng của họ nên khó ai làm cho họ hài lòng. Cho nên có người sẵn sàng giúp họ khi khốn đốn mà họ vẫn không biết ơn. Người sẵn lòng từ bi ra tế độ chúng sanh, nếu thiếu đức tánh nhẫn nhục thì sự tế độ đó khó được viên mãn. Bởi thế, người học đạo từ bi trước hết phải tập đức nhẫn nhục và khi nhẫn nhục được thuần rồi thì mới bắt đầu thực hành từ bi. Chưa tập được đức nhẫn nhục mà đã vội thực hành từ bi, chẳng những không làm được hạnh từ bi, mà chúng ta dễ dàng phát sanh sân hận. Cho nên, phải có cành dương liễu rồi sau mới nhúng nước cam lồ rưới mát chúng sinh.
    Lòng từ bi không nhất thiết chỉ có trong tâm của Bồ tát hay trong tâm những kẻ tu hành, mà nó còn ở trong lòng của tất cả chúng sanh. Cho nên, ai ai cũng có thể là bậc cứu khổ chúng sanh, nếu họ phát tâm từ bi. Nói một cách khác, từ bi không phải là gia bảo dành riêng cho các bậc tu hành, mà nó là của chung cho tất cả nhân loại. Dù ở hoàn cảnh nào, trường hợp nào, cũng có thể thực hiện từ bi được, nếu trong lòng chúng ta chứa sẵn từ bi.
    Sau cùng, chúng ta thấy lòng từ bi thì cao cả khôn lường. Do đó mỗi khi lễ tượng đức Quán Thế Âm, chúng ta luôn luôn ghi nhớ hai đức tính căn bản của Ngài là từ bi và nhẫn nhục, để đem nó áp dụng vào chính bản thân của chúng ta. Được như thế thì sự lễ bái mới thật là hữu ích và cần thiết vô cùng.
    III. ĐỨC PHẬT VÔ LƯƠNG THỌ.
    Kinh Vô Lượng Thọ có nêu ra 12 danh hiệu của Ngài, phân tích ra ta sẽ có:
    - Vô Lượng Quang Phật còn có tên Vô Lượng Thọ Phật tức là Phật A Di Đà. Vô Lượng Quang là chỉ cho ánh sáng chiếu sáng rộng rãi khắp không gian vô cùng vô tận. Nói cách khác ánh sáng chiếu tới đâu là không gian tới đó hay không gian tới đâu thì ánh sáng tới đó. Do đó Vô Lượng Quang là chỉ cho về mặt không gian. Còn Vô Lượng Thọ là biểu tượng cho thời gian. Vô Lượng Thọ là sống lâu vô lượng nghĩa là suốt trong chiều dài của quá khứ và mãi mãi cho vị lai mà Phật A Di Đà vẫn còn sống. Nói cách khác có thời gian là có Phật A Di Đà. Vậy Phật A Di Đà là Phật biểu tượng cho cả không gian và thời gian.
    - Vô Biên Quang Phật là Phật tiêu biểu cho giải thoát bình đẳng nhất như.
    - Vô Ngại Quang Phật là tiêu biểu cho “Thể tịch, dụng diệu”. Thể tịch là thể tánh thanh tịch, tịch tĩnh. Còn dụng diệu là khởi tác dụng nhiệm mầu tự tại. Nói cách khác thể tịch là chơn không còn dụng diệu là diệu hữu tức là bất biến tùy duyên.
    - Vô Đẳng Quang Phật là do tâm đại bi kiến lập để cứu giúp chúng sinh diệt hết nỗi khổ không ai có thể sánh bằng.
    - Trí Huệ Quang Phật là trừ bụi nhơ vô minh để có lợi ích chân thật vì chỉ có trí tuệ chân chánh mới phá được vô minh tăm tối.
    - Thường Chiếu Quang Phật : Chư Phật phóng quang, chiếu khắp thế giới. Tịch là tâm thanh tịnh, chiếu là tâm bình đẳng.
    - Thanh Tịnh Quang Phật : là giữ tam nghiệp thân, khẩu, ý thật thanh tịnh.
    - Hoan Hỷ Quang Phật : là làm cho tất cả chúng sinh an lạc.
    - Giải thoát Quang Phật : là muôn vàn gút mắc trong tâm đều tháo gở cả. Muốn có giải thoát giác ngộ thì người tu Tiểu thừa phải phá tan Kiến hoặc, Tư Hoặc, Vi tế hoặc và sau đó phá thêm Trần Sa Hoặc và Vô Minh Hoặc thì viên thành Đại Thừa Phật đạo.
    - An Ổn Quang Phật : Có sinh diệt là không được an ổn cho nên chúng sinh nên quay về với chơn tâm, với bổn tánh bất sinh bất diệt của mình thì cuộc sống sẽ có an vui tự tại.
    - Bất Tư Nghì Quang Phật : Công đức và trí tuệ Phật là bất khả tư nghì, không thể nghĩ bàn.
    - Siêu Nhật Nguyệt Quang Phật : là quang minh của Phật vượt xa mặt trời, mặt trăng.
    Giải nghĩa trên xong rồi thì chúng ta quay lại với 2 tên gọi chính là Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang. Trong thế gian cái gì là biểu tượng cho không gian và thời gian? Đó chính là vũ trụ. Thế thì Phật A Di Đà là biểu tượng của vũ trụ. Nói cách khác Phật A Di Đà là ám chỉ cho không gian thanh tịnh trùm khắp mười phương và thời gian thanh tịnh suốt ba đời. Do đó Phật A Di Đà là tự tánh thanh tịnh bản nhiên trùm khắp không gian và cái tánh thanh tịnh bản nhiên này cũng suốt cả chiều dài của quá khứ, hiện tại và vị lai. Vậy chúng sinh hiện giờ là đang ở trong pháp thân thanh tịnh của Phật A Di Đà bởi vì con người đang ở trong không gian và thời gian.
    Bây giờ ta phân tích thêm trong kinh điển, khi đạt Quả Vị Phật, thì đều có 10 danh hiệu gồm:
    - Ứng cúng : Xứng đáng được hưởng sự cúng dường của người và trời.
    - Chánh biến tri : Hiểu biết chân chính bao trùm khắp.
    - Minh hạnh túc : Sự giác ngộ cũng như công hạnh trọn vẹn tròn đầy.
    - Thiện thệ thế gian giải : Vượt qua mọi kiến giải của thế gian một cách tự tại.
    - Vô thượng sĩ : Bậc không ai sánh bằng.
    - Điều ngự trượng phu : Bậc trượng phu khéo điều phục chính mình.
    - Thiên nhân sư : Thầy của trời và người.
    - Phật : là người hoàn toàn giác ngộ.
    - Thế Tôn : Đấng được khắp thế gian tôn trọng.
    - “Như” là bản Thể của Phật pháp và Lai là dụng của Phật pháp.
    Do đó danh xưng ý nghĩa các vị đều chung cả, tên gọi Phật A Di Đà, hay Phật Dược Sư v.v… thì cơ bản là hình tướng, do tâm ta phân biệt mà có tên gọi đa dạng, nhưng vốn dĩ các vị Phật đều không phân biệt và đồng như nhau. Ở đây cũng có thể coi Phật A Di Đà hay Phật Thích Ca cũng là Phật. Quán chiếu lên hình ảnh Tây Phương Tam Thánh, ta có thể xem Ngài Đại Thế Chí là trí tuệ của Phật Thích Ca, Ngài Quán Thế Âm là từ bi của Phật Thích Ca và Phật A Di Đà hay Phật Thích Ca cũng là một. Vậy hình ảnh Tây Phương Tam Thánh cũng có thể xem là Phật Thích Ca cũng được. Nếu hành giả không khởi vọng tưởng phân biệt. Vậy ngay từ khi biết cỏi Ta bà này là “Cực Lạc” thì việc tu theo 1 vị thầy duy nhất là Phật Thích Ca thế là đủ. Không phủ định các vị Phật trên khắp các cỏi, vì mỗi vị Phật, Bồ Tát hay A La Hán tu hành thành tựu đều có Tịnh Độ của riêng mình. Các tịnh độ của các vị Phật chỉ có thể biết khi chúng ta tu tập tốt và khi Nhập Niếp Bàn thì mới biết hết được. Do đó không phân tích thêm. Xét về hình tượng Phật A Di Đà thì đây chỉ là biểu tượng cho Không Gian, Thời Gian và sự Thanh Tịnh của tâm hồn, khi chúng sanh chấp vào hình tướng hình tượng thì đây không phải hình tướng thật, khi chúng sanh xét về hư không thì đây là hình tướng thật, danh hiệu A Di Đà cũng chỉ là giả, nhưng cúng có ý nghĩa của cái thật, vì phân biệt nên có danh, vậy ta nên theo nghĩa hơn là theo danh tánh bên ngoài. Do đó Niệm Phật và Niệm theo hiểu nghĩa, chứ ko theo danh. Khi chúng sanh luôn quay về được với trạng thái thanh tịnh, không vui hay buồn, không tham, giận, si mê, không lo nghĩ tương lai, cũng không nuối tiếc quá khứ, an trụ trong hiện tại, không chấp vào các pháp, không chấp vào hình tượng, không chấp sự sợ hãi, ko chấp sự yếu kém, ko ngã mạn v.v… luôn thanh tịnh như hư không, khi cần độ người thì khởi tâm bình đẳng, độ trong trí tuệ và từ bi, xong thì ko nghĩ đến, quay về với thanh tịnh, ko khởi vọng tưởng, xem tất cả hình tướng là hư huyển, quán chúng về Không để thấy an lạc, nhưng cũng vẫn xem là Có chỉ để độ chúng sanh hữu duyên. Bây giờ hành giả đã tu đúng. Giờ đây việc hiểu ý nghĩa của Tây Phương Tam Thánh, ta có thể xem là hình tượng của Phật Thích Ca ban đầu. Cũng ko chấp vào hình tượng nữa, mà quay về với vị Thầy Thích Ca và lời dạy quý báu của Ngài. Khi công phu tu tập, xem hình tượng của Tây Phương Tam Thánh là đấng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đây là mấu chốt cho hành giả tu Tịnh Độ.
    Chi tiết quan trọng khi ta đọc kinh thường thấy Đức Phật Thích Ca và chư Phật mười phương cùng phóng ánh sáng báu, có nghĩa là tất cả chư Phật cùng nói lên Chân lý. Bởi vì là chân lý thì Phật Thích Ca hay bất cứ vị Phật nào cũng đều nói y như vậy, không sai khác. Bây giờ tạm trích lời Phật dạy trong kinh Pháp Cú làm lời kết: “Các con hãy tự thắp đuốc lên mà đi! Các con hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà Tu giải thoát! Đừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự Giải Thoát ở một nơi nào khác, ngoài các con”.

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

    Xin xem thêm bài giảng :
    http://phatgiaovnn.com/upload1/modules.php?name=News&op=viewst&sid=9816
    CatBuiTinhXa, phongthuyBDSHoa_Sim thích bài này.
  5. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Khi nhà sư nhập thế thái quá!

    (Đời sống) - Trong mắt nhiều người trần tục, đi tu cũng là một nghề.

    Ngày xưa, các nhà sư thường tìm đến các nơi thâm sơn cùng cốc hoặc núi cao đèo sâu lập chùa, dùng làm nơi tu hành. Đó là kiểu tu xuất thế, tránh xa trần tục, chỉ còn ta với thiên nhiên, cây cỏ. Ngày nay, ngược lại, chùa thường được làm ở những vùng dân cư sầm uất, thành thị rộn ràng. Các nhà sư nhập thế để tu. Sự tôn kính và xa cách mất đi, thay vào đó là sự gần gũi, suồng sã; nhiều nhà sư còn trần tục hơn những con người trần tục. Khiến trong mắt nhiều người trần tục, đi tu cũng là một nghề.

    Ai đi qua đường Âu Cơ (quận Tân Bình, TP.HCM) cũng vô cùng thắc mắc, khi thấy trước cổng chùa có cái bảng ghi số điện thoại của trụ trì một chùa. Bởi, trong tâm thức nhiều người, nhà sư không phải là người của công chúng, không thể tùy tiện gặp lúc nào là gặp. Thế mà, nhà sư này, không những loan báo cho mọi người rằng: muốn gặp mình khi nào cũng được, thậm chí còn để cả số điện thoại. Trụ trì này không hề sợ bị quấy rầy đến chuyện tu tập hay là không cần tu tập?.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Chúng tôi mang thắc mắc này đến hỏi người đàn ông Bình, đang ngồi trên chiếc xe ôm trước cổng chùa, thì được trả lời: “Sư trụ trì đang ở trong chùa, nhưng vì bệnh ít xuống dưới. Ai đến, muốn gặp cứ gọi điện trụ trì sẽ xuống”.

    Khi nhìn vào trong chùa, chúng tôi thấy nhà chùa đang trong quá trình quyên góp tiền; dường như có ý định xây chùa mới, mặc dù tình trạng chùa hiện tại đã tương đối khang trang. Nhiều người cho rằng, có lẽ sư trụ trì không muốn các nhà hảo tâm đến cúng dường không gặp được trụ trì nên mới công khai số điện thoại của mình trước cổng chùa.

    Cũng trong tâm thế "tất cả vì phật pháp" là hai sư thầy "sành điệu", thích sơn xe và biến đồ dùng của mình thành màu vàng chóe. Các thầy không những mặc áo vàng còn đi giày vàng, xe vàng, túi vàng, nón bảo hiểm vàng. Nhìn theo khía cạnh thời trang của người trần tục, thì vô cùng sành điệu, gây nhạc nhiên, thú vị.

    [​IMG]
    Trong Phật giáo, màu vàng có ý nghĩa tương đối đặc biệt. Nó là màu pháp phục (y phục mặc trong lúc làm lễ) của các nhà sư. Màu vàng biểu trưng cho năng lực, chánh niệm làm nền tảng để thành định tuệ. Màu vàng còn là màu của tuệ giác, tượng trưng cho sự siêu việt của thế giới; buông bỏ, xả ly, không chấp nhặt và giải thoát.

    [​IMG]
    Người ngoài nhìn vào, ai cũng cảm thấy thú vị với những vị sư nổi bật này. Nhưng cũng không ít người nghĩ các thầy vẫn còn sân si với thế gian, muốn mình nổi bật hơn kẻ khác.

    Có thể khẳng định đó không hề là mong muốn của những nhà tu hành ấy. Nhưng vì nguyên nhân này hay lý do khác, họ đã bất đắc dĩ trở thành tâm điểm để dư luận săm soi.

    Chuyện ầm ĩ nhất về việc nhà sư làm quá việc nhập thế của mình, có thể kể đến sư Thích Pháp Định của thiền viện Phước Sơn (xã Phước Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), năm 2012.

    Có thể vì quá trẻ, Thích Pháp Định mới 25 tuổi, nhà sư không thể chống lại cái cám dỗ được gọi là “hư danh”, muốn được qua lại với người nổi tiếng. Thế nên, mới có chuyện, nhà sư trẻ này vào phòng trà Không Tên tham gia buổi đấu giá từ thiện của Đàm Vĩnh Hưng. Rồi mới có chuyện, ca sỹ họ Đàm hôn môi sư thầy để cảm ơn và cái giá mà Thích Pháp Định trả là phải chấm dứt con đường tu hành, trở thành người phàm tục trước búa rìu dư luận. Ngoài Đàm Vĩnh Hưng, Thích Pháp Định từng chụp ảnh chung với Phi Thanh Vân, một ca sỹ - diễn viên.

    [​IMG]
    Ầm ĩ không kém là chú tiểu Trần Trí, quê ở Quy Nhơn (Bình Định). Tại vòng chung khảo khu vực phía Nam cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, từ ban tổ chức, phóng viên, khán giả, giám khảo,… cho đến người nhà các thí sinh đều kinh ngạc khi thấy một người đàn ông đầu trọc, mặc trang phục của nhà chùa xuất hiện với vai trò làm đẹp cho các thí sinh, từ việc tô son môi, làm tóc cho đến chỉnh sửa váy đầm, áo dài; thậm chí là sửa trang phục đi biển (bikini) cho một số thí sinh.

    [​IMG]
    Chú tiểu sửa váy cho người đẹp
    Chú tiểu ngay sau đó đã có lời giải thích rằng: "Tôi tin tưởng hoàn toàn vào sự màu nhiệm của Phật pháp nhưng đường đi của tôi là cách tôi chọn và tất nhiên sẽ có người ủng hộ, cũng sẽ có người không ủng hộ, nhưng không sao, quan trọng là cái đích để đến, tôi luôn ngủ ngon giấc bởi lẽ tôi tin rằng tôi đang đi trên đoạn đường rất khó khăn nhưng tôi hoàn toàn có thể vượt qua..."

    Tuy nhiên, trước sóng gió dư luận chú tiểu Trần Trí đã đăng lời sám hối trên facebook và xin nhận hình phạt rời khỏi tăng đoàn.

    Ngày nay, không thiếu sư thầy, ni cô đi xe máy đẹp, xài điện thoại xịn gấp trăm ngàn lần người dân bình thường. Ở họ, toát ra sự sang cả của một người có tiền, đi đâu cũng được đưa rước, cơm bưng nước rót. Ra đường, các ni cô cũng bao bịt từ đầu đến chân như bất cứ phụ nữ nào trên đất nước Việt Nam dù trời không nắng lắm. Ngoài việc chống khói bụi, âu là họ cũng sợ bị đen da, không đẹp. Có hay không việc chuộng hình thức ở ngoài xã hội cũng đã tiến vào chùa chiền?.

    Văn hóa truyền thống dạy cho người Việt chúng ta kính trọng các bậc tu hành, vì những vị tu hành là những người đã dứt khoát trần tục, từ bỏ giàu sang danh vọng phú quý để tìm con đường tu thân, và từ đó, dẫn dắt người đời đến một cuộc sống thánh thiện, chân thiện mỹ…Một người xuất gia cần phải thể hiện được sự oai nghi tế hạnh để toát lên sự trang nghiêm của một người thầy được xã hội, người dân kính trọng.

    Bên cạnh những sở thích "nổi bật", "diện thời trang" dạo phố,...tuy không gây ảnh hưởng, nhưng cũng có ít nhiều cái nhìn không đẹp về nhà Phật. Nghiêm trọng hơn, nhiều thầy tu, có lẽ chưa hiểu rõ giới luật nên đã phạm phải sai lầm, đánh mất oai nghi giới hạnh của người tu?.

    Linh Đan
    CatBuiTinhXa, Hoa_SimphongthuyBDS thích bài này.
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Hay quá ! Bài này có thể coi như 1 tiếng chuông cảnh tỉnh cho người Xuất Gia ???
    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !
    CatBuiTinhXa, yht267Hoa_Sim thích bài này.
  7. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    LỜI KHUYÊN CHA MẸ

    [​IMG]
    Hôm nay con xin thưa chuyện Địa ngục để cha mẹ, anh chị em biết mà né tránh. Kinh Phật dạy rằng, tất cả Cảnh giới của mình đều tự mình làm ra rồi tự mình hưởng lấy. Phật dạy “Nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh”, nghĩa làtất cả Vạn pháp đều do Tâm tưởng của mình sanh ra hết , là sự chiêu cảm tự nhiên để kết đúc thành Nghiệp chướng. Tất cả những hành vi Tạo tác của một người , nó tự đúc kết thành Nhân, để rồi tự mình nhận lấy Quả báo. Nhân duyên Quả báo tợ hào không sai. Cho nên Tâm niệm Phật thì Nhân địa là Phật. Tâm sân giận là tạo cảnh Địa ngục, cái Nhân là Địa ngục thì Quả báo sẽ là Địa ngục. Tâm tham lam, ích kỷ là Nhân địa của Ngạ quỷ thì Quả báo sẽ là đường Ngạ quỷ… Chữ “Pháp” cũng tức là Cảnh giới, môi trường mình sống, hoàn cảnh mình Thọ lãnh ở Tương lai.

    Thưa cha mẹ, thà mê mờ không biết thì đành chấp nhận rủi may, chứ khi đã biết được đường đi, biết được Chân tướng sự thật của Vũ trụ Nhân sinh thì quyết định con đường thoát thân phải đi, đi cho đúng, cho vững, đừng đi quờ quạng mà uổng phí một đời . Thời khóa Tu hành sắp sẵn không có chỗ hở, nhưng con cũng đã tự phát nguyện niệm Phật thêm để cầu cho Thế Giới Hòa Bình, Chúng sanh An lạc và khỏi nạn kiếp… Hằng ngày, con đều hồi hướng Công đức cho cha mẹ, nguyện cầu cho cha mẹ sớm thức tỉnh đường Đạo, dũng mãnh tinh tấn niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Con thành tâm động viên cha mẹ hãy vững lòng tin tưởng Pháp môn niệm Phật. Cha mẹ tin lời Phật, vững lòng phát nguyện cầu Vãng Sanh Tây Phương Cực Lạc , một hướng chuyên tâm niệm Phật, và chỉ có niệm Phật thôi, thì con tin chắc cha mẹ sẽ được Vãng sanh. Tất cả anh chị em, bà con xa gần, ai phát được lòng Tin vững chắc, cứ y theo lời con Tu hành thì ai cũng đắc được Thiện lợi, một cái Thiện lợi có giá trị bằng triệu Kiếp tu hành, bằng vạn đời cực khổ lao nhọc, vĩnh viễn khỏi bị đọa lạc, vô tận thời gian an vui cực lạc chứ không phải nhỏ, xin chớ xem thường.

    Cho nên, muốn giải thoát được chỉ có niệm Phật, niệm Phật phải chí tâm, chí tâm là nhứt tâm, nhứt tâm là không được xen tạp, xen tạp là vừa niệm Phật mà còn ôm đốm những cách tu hành khác, xen tạp là đi sai Pháp môn, đi sai Pháp môn thì trở thành pháp tu tự lực, tự lực là tự mình bỏ rơi sự Gia trì của 48 đại nguyện của Phật A Di Đà. Không có sự Gia trì của 48 đại nguyện, thì trong thời đại Mạt pháp này khó có thể thoát nạn.

    Kính thưa cha thưa mẹ, Phật pháp quá sức Thậm thâm, Cao siêu Vô thượng. Còn rất nhiều, rất nhiều điều con muốn nói thêm với cha mẹ. Nhưng không cách nào con có thể nói cho hết được, vì pháp Phật nhiều như lá trong rừng còn thư của con viết về cho cha mẹ chỉ là từng chiếc lá đơn lẻ, thì biết bao giờ mới viết cho hết đây. Cho nên hễ có thời gian thì con cố gắng khuyên được tới đâu hay tới đó. Còn tu hành thì nếu cha mẹ có tâm chí thành muốn Vãng sanh về Tây phương trong một báo thân này thì thật ra chỉ xem một lá thôi là cũng có thể hiểu được vạn lá trong rừng vậy. Đi được hay không đều do cái phát tâm của cha mẹ vậy .

    Thưa cha mẹ, nay con đã đem con đường một đời đắc đạo Vãng sanh đến cho cha mẹ, thì xin cha mẹ hãy nhanh chóng đến trước bàn Phật phát nguyện quyết tâm thực hành và bắt đầu Tu hành ngay, không nên hẹn nay hẹn mai nữa. Con nhờ được may mắn mới thấy được đường đi, con chỉ đường cha mẹ , đừng lỡ đời sau lại rơi vào trong chốn Lục đạo này nữa . Mong cha mẹ hiểu được điều này ...

    Nam Mô A Di Đà Phật
    CatBuiTinhXaHoa_Sim thích bài này.
  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    10 lời khuyên của Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa
    Người đứng đầu Truyền thừa Phật giáo Kim cương thừa Drukpa luôn quan niệm đưa triết lý Phật giáo vào hành động, tìm con đường giải thoát cho những vấn đề mà con người gặp phải ngày nay.
    [​IMG]
    Rất nhiều người có suy nghĩ tiêu cực về tương lai, dự đoán rằng tương lai của mỗi người sẽ ngày càng tệ hơn. Cuộc sống đương nhiên đầy rẫy những khổ nạn, nhưng tôi nguyện tin tưởng một cách lạc quan rằng điều đó sẽ được cải thiện. Chỉ cần chúng ta truyền bá tình yêu và lòng từ bi, thế giới sẽ trở nên tốt hơn.

    [​IMG]
    Nếu muốn có sự kiên nhẫn và tấm lòng bao dung, trước hết phải trải qua quá trình tư duy và thấu hiểu sâu sắc. Điều tôi muốn nói không phải là từ bỏ một cách dễ dàng, hoặc là không có phản ứng gì khi người khác đối xử tệ bạc với bạn. Tôi muốn nói rằng khi bạn có sự kiên nhẫn, tâm trí bạn sẽ trưởng thành hơn, không dễ dàng từ bỏ hoặc mất đi dũng khí. Sự vật bên ngoài sẽ không còn khống chế, làm chủ bạn được nữa.

    Trong ảnh là cảnh Đức Pháp vương trị mắt cho người nghèo.

    [​IMG]
    Sự kiên nhẫn có thể giúp ta trong những lúc khốn khó. Chỉ cần có sự kiên nhẫn, chúng ta sẽ không bao giờ từ bỏ hay cảm thấy chán nản. Chúng ta có thể kiên trì suy nghĩ theo cách tích cực, làm những việc có ích cho người khác. Chúng ta sẽ nghĩ đến những người đồng cảnh ngộ, gửi đến họ tâm niệm từ bi, hy vọng sẽ không bao giờ chịu nỗi đau khổ này nữa.

    Trong ảnh là Đức Pháp vương vận Pháp bảo sáu sức trang hoàng của Naropa, Ladakh, năm 2004.

    [​IMG]
    Có những lúc con người sẽ trách ông trời tạo ra điều bất hạnh. Nhưng kỳ thực chúng ta phải hiểu rằng điều bất hạnh xuất phát từ cái nhân mà ta tự trồng. Chỉ khi thấu hiểu được đạo lý này, chúng ta mới không trách người hoặc sự việc khác gây ra vận hạn cho mình, ngược lại sẽ đốc thúc bản thân cố gắng hơn nữa, chú ý đến suy nghĩ và hành động, nhằm tránh sự bất hạnh diễn ra một lần nữa.

    Trong ảnh là Đức Pháp vương trong một chuyến hành hương thánh địa.

    [​IMG]
    Tôi biết rằng mỗi khi chứng kiến cảnh người tốt chịu điều bất hạnh, chúng ta sẽ nghĩ quan niệm nhân quả không còn đúng nữa. Nhưng cũng giống như vạn vật trên thế giới này đều có liên quan đến nhau, những nghiệp mà chúng ta tạo ra sẽ ảnh hưởng đến người khác. Chúng ta trồng nhân nào, tất sẽ gắn kết với nhau tạo ra quả báo chung.

    Trong ảnh là Đức Pháp vương trong một chuyến hoằng pháp tại Trung Quốc.

    [​IMG]
    Một bản ngã mạnh kỳ thực sẽ khiến ta mềm yếu. Bởi khi chấp ngã (cái tôi) không muốn thay đổi, cứ giữ lấy những cách tư duy và cách nhìn cuộc sống cứng nhắc, thì sẽ rất dễ bị tổn thương. Ngay cả khi tín niệm của ta đối diện với những công kích và thách thức nhỏ nhất, bản ngã cũng sẽ vì thế mà bị tổn thương.

    [​IMG]
    Biểu hiện bên ngoài của ngạo mạn là sự tự tin, nhưng thực ra đó là cảm giác không an toàn trốn sau lớp mặt nạ. Ngạo mạn chưa bao giờ mang tính thiện. Nếu như một người không thể đối đãi tốt với người khác, thì sao có thể đối tốt với bản thân.

    Trong ảnh là Đức Pháp vương dẫn đầu tăng đoàn trong cuộc hành hương vì môi trường năm 2009.

    [​IMG]
    Nếu như bạn rơi vào vòng tự so sánh mình với người khác, chấp ngã có lúc khiến bạn nghĩ mình không bằng người khác, có lúc làm bạn cho rằng mình ưu việt hơn, từ đó tạo ra tâm lý tự quan trọng bản thân.

    Trong ảnh là Đức Pháp vương nhận giải thưởng "Vì mục tiêu Thiên niên kỷ" của Liên Hợp Quốc năm 2010.

    [​IMG]
    Rất nhiều người sợ cảm giác tự yêu bản thân, bởi cho rằng đây là ích kỷ và buông lỏng bản ngã. Nhưng trước khi tu từ bi, phải hiểu rằng cần yêu bản thân trước. Tôi không phải đang nói bạn cần thổi phồng bản ngã, mà khuyên bạn nên suy nghĩ về cuộc sống, chú ý từng giờ từng phút đến động cơ của bản thân và biết ơn giá trị cuộc sống. Trong ảnh là Đức Pháp vương trong chuyến thăm Việt Nam năm 2010.

    [​IMG]
    Chúng ta thường tạo ra nghiệp ác một cách vô ý thức, chỉ để hưởng điều lạc thú trong cuộc đời ngắn ngủi này. Để được sở hữu nhà cửa rộng lớn, tiền tài và nhiều điều lạc thú khác, để thỏa mãn ham muốn cá nhân, chúng ta sẵn sàng đẩy ngã bất kỳ ai chắn đường một cách ích kỷ. Nếu như chúng ta hiểu về nguyên tác nhân quả nghiệp báo, sẽ suy nghĩ kỹ trước khi hành động mà dừng tạo nghiệp ác.Trong ảnh là Đức Pháp vương tham dự chương trình Talk Vietnam tại Hà Nội năm 2011.

    Đức Dương(ảnh:Drukpa VN)
    CatBuiTinhXaHoa_Sim thích bài này.
  10. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    TU : AN LẠC VÀ KHÔNG ĐƯỢC AN LẠC ?

    Hỏi: Có nhiều người không tu mà vẫn có an lạc, và có nhiều người tu mà không được an lạc.

    Ðáp: Ở đây cần phải phân biệt giữa an lạc và khoái lạc. An lạc là sự bình an của tâm hồn. Nhờ tâm hồn bình an nên cảm thấy sung sướng (lạc).

    Khoái lạc là sự sung sướng khi những đòi hỏi, khao khát của giác quan hay thể xác được thỏa mãn. Thí dụ người nghiện rượu, được uống rượu thì họ sung sướng, đó là khoái lạc. Họ nói tôi đâu cần tu để có hạnh phúc, chỉ cần một bầu rượu là tôi sung sướng rồi.

    Người nghiện thuốc lá, không có thuốc hút, họ cảm thấy khổ sở khó chịu. Ðược một điếu thuốc, họ cảm thấy sung sướng. Sự sung sướng này gọi là khoái lạc, không phải an lạc.

    Một ngày nào đó người nghiện rượu hay nghiện thuốc ý thức được sự nô lệ của mình, hiểu được nghiện ngập làm mình đau khổ nên quyết tâm từ bỏ rượu, thuốc. Ðương nhiên trong thời gian đầu anh sẽ bị bức rức khó chịu khi cơn nghiền nổi lên. Nhưng đến khi thành công, gặp lại những người uống rượu, hút thuốc, tâm anh bình thản, không còn đau khổ vì rượu và thuốc nữa, đó là an lạc.

    Những người có nhà lầu xe hơi, vợ đẹp con ngoan, tiền của dư giả, bảo họ đi tu là điều vô lý. Vì có khổ mới có tâm niệm đi tu để hết khổ. Nhưng họ đâu có khổ mà bảo họ đi tu?

    Bình thường đi tu phát xuất từ hai động lực:

    1) Chính mình đã nếm mùi đau khổ nên tìm đường giải thoát.

    2) Bản thân mình tuy chưa rơi vào cảnh khổ đó nhưng nhờ trí huệ quán sát, hiểu được cảnh khổ nên đi tu. Ðó là trường hợp của thái tử Siddharta.

    Muốn hết khổ, thoát khổ thì phải biết, phải hiểu thế nào là khổ chứ! Bởi vậy trong Tứ Diệu Ðế đức Phật đã dạy về khổ đế trước hết.

    Bây giờ nói đến người tu mà không được an lạc. Ở đây có rất nhiều lý do, tôi chỉ nêu ra vài lý do thông thường mà tôi được biết:

    * chọn pháp môn không hợp với căn cơ, sở thích của mình.

    * chọn đúng pháp môn nhưng không tự liệu sức mình, muốn tu gấp quá, muốn giác ngộ liền, như đàn lên dây quá căng. Hoặc tu lè phè không thấy kết quả như dây quá chùn...

    * môi trường tu tập không thuận lợi, thầy bạn ích kỷ, ganh tỵ. Người mới tu rất cần thầy lành bạn tốt, tăng đoàn hòa hợp, huynh đệ thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Khi nào căn cơ vững rồi thì lúc đó nghịch cảnh hay thuận cảnh không thành vấn đề.

    * chưa hiểu rõ pháp môn mình theo, thấy người khác làm thì mình bắt chước làm.

    Tóm lại tu là để hết khổ. Tu đúng thì có an lạc. Nếu sau một thời gian tu mà chưa thấy an lạc thì phải xét lại pháp môn tu của mình, phải tham vấn học hỏi với thiện tri thức.

    ( Thích Trí Siêu )
    CatBuiTinhXa thích bài này.

Chia sẻ trang này