1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Cuối tuần xin phép DD cho các đệ tử Phật được nghe các bài giảng và phim về Đạo Phật !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 01/01/1970.

2841 người đang online, trong đó có 45 thành viên. 03:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 159602 lượt đọc và 2008 bài trả lời
  1. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    KHÔNG ĐẾN, KHÔNG ĐI ...
    10 Tháng 4 2014 lúc 11:23
    [​IMG]
    Không đến không đi là bản thể chân thật của thực tại. Bạn không từ đâu tới, bạn cũng không đi về đâu. Bông hồng, đám mây, núi non, tinh tú, trái đất... mọi thứ đều như vậy. Bản chất đó là không đến không đi. Chết không có nghĩa là từ có trở thành không. Sinh ra không có nghĩa là từ không mà trở thành một con người nào đó. Chỉ có sự biểu hiện khi nhân duyên đầy đủ và sự biểu hiện ngừng lại khi không còn đầy đủ các điều kiện.
    Tờ giấy ghi những dòng này có một lịch sử. Trang giấy bạn đang cầm trong tay đây được thành hình trong một thời điểm nào đó. Nhưng đó không phải là lúc nó ra đời. Nó đã có mặt trong tia sáng mặt trời, trong thân cây, trong đám mây và trong mặt đất. Khi nó được sản xuất ra trong nhà máy chỉ là lúc nó biểu hiện ra mà thôi.
    Vậy chúng ta có thể hỏi: "Tờ giấy ơi, mi có đó trước khi mi được sinh ra không?" Tờ giấy sẽ trả lời: "Có chứ, trong hình hài của cái cây, ánh nắng, trong đám mây, trong mưa, trong các khoáng chất và trong đất.
    Giây phút trở thành tờ giấy chỉ là thời điểm tiếp tục hiện hữu. Tôi không phải từ không mà tới được, tôi từ vũ trụ mà tới. Tôi đã là cái cây, là đám mây, là ánh nắng, là đất đá v.v.."
    Nhìn sâu vào tờ giấy bạn vẫn có thể nhìn thấy cây cối, đám mây, và mặt trời. Bạn không cần trở lui quá khứ. Ðó là lợi điểm của thiền quán,bạn không cần phải đi du lịch. Chỉ cần ngồi đó và nhìn sâu, bạn có thể nhìn thấy và nhận ra mọi sự. Tờ giấy chứa đựng mọi tin tức về vũ trụ, kể cả những gì liên quan tới cây cối, đám mây và ánh nắng, mặt đất. Nếu bạn đem một trong mấy thứ đó trả về chỗ của nó, tờ giấy sẽ không còn đó nữa. Nếu bạn trả ánh nắng cho mặt trời, thì sẽ không còn rừng, không còn tờ giấy. Vì thế ánh nắng mặt trời là tờ giấy. Khi bạn sờ vào tờ giấy là bạn chạm tới ánh nắng, đám mây, mưa, đất,bạn chạm tới tất cả vũ trụ. Một sự biểu hiện chứa đựng tất cả mọi thứ.
    Khi bạn đưa ngón tay trên mặt giấy, bạn có thể cảm nhận đám mây trong đó. Không có mưa, do mây mà có, thì sẽ không có tờ giấy. Khi ngón tay tiếp xúc với tờ giấy, chúng cũng đang tiếp xúc với cây trong rừng. Ngón tay ta có thể tiếp xúc với mặt trời và tất cả các khoáng chất trong đất trên tờ giấy.
    Khi chúng ta tiếp xúc với tờ giấy bằng chánh niệm, chúng ta tiếp xúc được với tất cả các hiện hữu.

    Khi chúng ta thực tập nhìn sâu vào tờ giấy, chúng ta có thể nhìn thấy rừng cây. Không có rừng thì không có cây và không có cây thì không làm được giấy. Vậy tờ giấy này không phải tới từ số không, nó tới từ thứ gì đó,như cây cối chẳng hạn. Nhưng cây cối không đủ để tạo ra tờ giấy. Mặt trời nuôi dưỡng cây, nước tưới tẩm cây, đất đá và khoáng chất cùng vô số các hiện tượng khác giúp cho cây biểu hiện. Và còn cần người tiều phu đốn cây, người chủ quán bán bánh mì cho tiều phu ăn trưa, những người thành lập công ty trả lương cho người đốn cây nữa. Những thứ đó không hiện hữu bên ngoài mà là một với tờ giấy.

    Bạn có thể nghĩ "Làm sao tôi có thể đồng hóa tờ giấy với rừng cây được? Rừng ở ngoài tờ giấy chứ?" Nếu bạn lấy yếu tố rừng hay đám mây ra khỏi tờ giấy, thì giấy sẽ biến mất. Nếu không có đám mây, không có mưa làm sao cây sống được? Làm sao ta làm được bột giấy để từ đó sản xuất ra giấy?
    Tờ giấy không có ngày sanh và bạn cũng không có sinh nhật.
    Bạn đã có đó trước khi bạn ra đời. Lần sau khi ăn mừng sinh nhật bạn có thể đổi bài hát thành "Mừng ngày tiếp nối". Nếu ngày sanh thực sự là một ngày tiếp nối thì ngày chết cũng vậy. Nếu bạn thực tập giỏi thì lúc lìa đời bạn cũng hát "Mừng ngày tiếp nối".

    ( Thích Nhất Hạnh )
    CatBuiTinhXa, Hoa_Sim, Surfing1 người khác thích bài này.
  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  4. ILikeYou70

    ILikeYou70 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/11/2013
    Đã được thích:
    450
    Nam mô a di đà Phật.
    phongthuyBDS, Hoa_SimSurfing thích bài này.
  5. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    NHÂN THỪA- THIÊN THỪA
    Sau khi thành Phật - đức Thích - ca đã nói (" Ta xem thấy chúng sanh luân hồi trong sáu đường ,như người mắt sáng đứng trên lầu cao nhìn xuống ngã tư đường ,thấy người qua lại của mỗi con đường một cánh rõ ràng ") trong sáu con đường ấy là, trời, người,a-tu-la,súc sanh,ngạ quỉ , địa ngục,ba đường trên là tốt , ba con đường dưới là xấu.
    Ba con đường trên chọn kỹ chỉ có cõi trời ,cõi người là tu được, a-tu-la nóng nảy khó tu. Vì thế người tu phải trọn hai con đường trên,gọi là Nhân thừa và Thiên thừa.

    NHÂN THỪA :tu nhân thừa,trước phát nguyện qui y Tam Bảo để vạch một lối đi cho hiện tại và mai sau.
    Kế giữ năm giới là nền tảng tạo thành tư cách con người,là con người cũng xem sanh mạng mình là tối thượng,tài sản huyết mạch,gia đình là tổ ấm an vui.
    Vì thế tuyệt đối không được giết người,không được trộm cướp của người,không phạm tà dâm. Không nói dối hại người để gây uy tín,sự cảm thông trong gia đình và xã hội,không uống rượu để mình bình tĩnh sáng suốt và khỏi làm phiền hà mọi người chung quanh. Hiện tại là một con người đúng với tư cách con người.
    Vị lai cũng sẽ làm người xứng đáng danh nghĩa con người. Đó là do thấy được nhân,thấy rõ quả và nhận được sự bất tận trong dòng mạng của con người,nên ứng dụng tu như thế.

    THIÊN THỪA : Chúng sanh ở cõi trời do phước đức đầy đủ nên dục lạc sung mãn. Chúng ta muốn hưởng sự an vui ấy,ngay hiện tại cần phải tu mười điều lành,nhân lành đầy đủ sẽ được kết quả sanh cõi trời.
    Mười điều lành có chia hai phần tiêu cực và tích cực. Mười điều lành tiêu cực : không giết người không trộm cướp,không tà dâm, không nói dối,không nói ly gián,không nói thêu dệt,không nói ác khẩu,bớt tham,bớt nóng giận,không tà kiến.
    Mười điều lành tích cực : cứu mạng chúng sanh,bố thí,trinh bạch,nói chân thật,nói hòa hợp,nói nhã nhặn,tập từ bi,tập nhẫn nhục,chánh kiến. Mười điều này nhân thù thắng nên được quả thù thắng nhất trong sáu đường. Vì thế người phật tử tu hành nếu biết còn luân hồi này là tốt đẹp hơn cả.
    Đó là ứng dụng tu thiên thừa qua sự giác ngộ lý nhân quả luân hồi.
    [​IMG]
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    BÀI HỌC QUÉT LÁ
    [​IMG]Vâng lời Thầy con đi quét lá
    Lá vàng rơi lả tả khắp nơi.
    Lá khô rơi như kiếp một con người
    Giờ phút cuối là về cùng cát bụi...
    Con vừa quét sạch một gốc cây
    Quay trở lại đã thấy đầy lá rụng.
    Con hỏi: Nếu như gió đừng rung động
    Thì lá kia hẳn còn ở trên cành.
    Một kiếp người cũng thế: Quá mong manh
    Một hơi thở nếu đi rồi không đến nữa!
    Tạ ơn Thầy đã cho con bài học nhỏ
    Mà thâm sâu như một triết lý không cùng.
    Con ra về lòng luống những bâng khuâng
    Lá và con cũng trong vòng sanh diệt.
    Lá vừa sinh đã có mầm hủy diệt
    Con vừa sinh đã hẹn có ngày đi.
    Một làn gió đâu có sức mạnh gì
    Mà lá rơi không thể nào cưỡng lại.
    Hơi thở con như làn gió ấy
    Nếu không về thì con sẽ đi đâu?
    Đã lâu rồi con... lặn hụp chìm sâu
    Trong mê mãi con đi tìm sự nghiệp
    Con vẫn ước có căn nhà rộng đẹp
    Con vẫn mơ con cái học thành tài
    Và con cháu trở nên người thành đạt...
    Con vẫn chưa có gì cho con hết
    Làm hành trang khi cất bước lên đường.
    Tạ ơn Thầy đã cho con chút tư lương
    Là bài học quét lá vàng rơi rụng.
    Lá và con cũng có cùng số phận
    Đi về đâu là do con chọn lấy con đường.
    ST
    CatBuiTinhXa, tulacoiphucHoa_Sim thích bài này.
  7. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Thay đổi quan niệm, thói quen, suy nghĩ và vận mệnh[​IMG][​IMG][​IMG]
    Đăng bởi Tuệ Minh
    [​IMG]
    Một con người biết thay đổi vận mệnh là biết ngay lập tức ra sức thay đổi quan niệm, thói quen, suy nghĩ, chí thành làm thiện, nhất tâm niệm Phật là trợ duyên lớn bổ sung cho việc làm này, cuối cùng có thể phá được trói buộc nghiệp cảm của kiếp trước và mở đầu một cuộc sống mới nhất cho tương lai, thành một người xây dựng vận mệnh đúng đắn nhất. Khiến cho vận mệnh vốn có được thay đổi, dần dần phước đức trí huệ tăng trưởng và đạt đến quả vị thánh hiền, cảnh giới hoàn hảo đạo đức chí thiện.

    Thích Tùng Từ

    Người xưa nói rằng:“con người không phải thánh hiền làm sao không lỗi? Biết lỗi mà sửa là điều thiện lớn nhất”. Đó là khích lệ những người có ý chí sửa lỗi hướng thiện và thay đổi vận mệnh, đối với những sai lầm đã qua không nên nản lòng lùi bước.

    Trong cuộc sống gặp phải những điều không tốt cũng đừng oán trời trách người, điều quan trọng là phải kịp thời thay đổi quan niệm, thói quen, suy nghĩ, cố gắng làm thiện mà không hẹn hò dây dưa, đó không những là điều thiện rất lớn mà còn có khả năng thay đổi vận mệnh. Nếu chúng ta biết được ý nghĩa chói lọi của sanh mạng ở nơi tìm cầu chân lý hoàn hảo chí thiện, tất cả những phẩm đức tu dưỡng tốt và các việc làm lợi ích cho người khác. Tu tập những phẩm chất tốt chẳng qua chỉ là khơi dậy bản tính thanh tịnh bất sanh bất diệt vốn có, cố gắng đoạn trừ và phòng ngừa những tập tánh không tốt ở đời này và đời trước.

    Một con người biết thay đổi vận mệnh là biết ngay lập tức ra sức thay đổi quan niệm, thói quen, suy nghĩ, chí thành làm thiện, nhất tâm niệm Phật là trợ duyên lớn bổ sung cho việc làm này, cuối cùng có thể phá được trói buộc nghiệp cảm của kiếp trước và mở đầu một cuộc sống mới nhất cho tương lai, thành một người xây dựng vận mệnh đúng đắn nhất. Khiến cho vận mệnh vốn có được thay đổi, dần dần phước đức trí huệ tăng trưởng và đạt đến quả vị thánh hiền, cảnh giới hoàn hảo đạo đức chí thiện.

    Cách nhìn của Phật giáo đối quan niệm vận mệnh là ăn sâu và bao khắp“nhân quả báo ứng như bóng theo hình”, “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, “muốn biết nhân đời trước, thì xem quả đời này, muốn biết quả đời sau thì nhìn vào hành động tạo tác của hiện tại”.Nguyên tắc và ý nghĩa của bài kệ là suy đoán nhân quả vận mệnh của Phật giáo. Lý nhân duyên quả trình bày nhân quả vận mệnh của con người, nhưng từ lý và nguyên tắc của nhân duyên quả đi sâu vào quan sát và tìm hiểu, Phật giáo không phải là“định mệnh luận”. Phật giáo chủ trương vận mệnh có thể cải đổi. Phương pháp cải thiện là lợi dụng những trợ duyên đang có mà cố gắng làm thiện, nếu biết rõ phương pháp tu trì, như lý như pháp mà làm, tinh cần ở việc làm lớn“chuyển duyên, thiện duyên”thì tất cả vận mệnh của con người đều nằm trong tầm tay của chúng ta. Phàm người lập chí sang tạo vận mệnh thì ngay trong đời này có thể thay đổi nghiệp quả dần dần, nhưng cái nhân tu trì sẽ mở đầu cuộc sống mới cho tương lai. Thậm chí“chuyển phàm thành thánh”, “chuyển biến nghiệp quả”(chuyển nghèo thành giàu, chuyển tiện thành sang, chuyển yểu thành thọ)“phá mê khai ngộ”(chuyển ngu thành trí, chuyển độn căn thành lợi căn) tất cả những mong cầu của người học Phật dần dần sẽ thành tựu.

    Tất cả những quả báo gặp phải trong cuộc sống chúng ta dựa theo lý nhân quả của Phật pháp mà nhìn, tất cả quả báo là do“nghiệp nhân quá khứ”cộng thêm“nghiệp duyên hiện tại”sẽ thành“quả báo hiện tại”. Thông thường mà nói, nhân vốn có ở quá khứ (đã tạo thành sự thật rồi) thì khó mà thay đổi nhưng quả báo của vị lai chúng ta có thể như lý như pháp mà cải đổi, mấu chốt của chuyển biến này là chuyển biến“duyên hiện tại”mà chuyển biến duyên hiện tại tức là thay đổi hai duyên nội ngoại, cái gọi là hai duyên nội ngoại tức“nội Ý nghiệp”, ”ngoại Thân Khẩu nghiệp”, nếu ba nghiệp nội ngoại thân khẩu ý đã được thay đổi thì quả báo hiện tại sẽ dần dần được thay đổi. Chúng ta đã hiểu rõ lý này, nếu có thể như lý như pháp mà thực hành thì tất cả quả báo vận mệnh nằm ở trong tay ta. Tiến bộ của người học Phật là xem xét phiền não, tập khí của mình có giảm bớt hay không? Trí huệ có tăng trưởng hay không? Xử lý sự việc có đúng đắn hay không? Có cái nhìn xa trông rộng cho tương lai hay không? Đó tức là trí huệ và cũng là chổ quay về y theo đó tu hành sửa đổi cho chính mình về sau.

    Người học Phật muốn thay đổi vận mệnh thì quan trọng nhất là lấy Tam huệ văn tư tu lại thay đổi quan niệm mà đi vào trung đạo thanh tịnh của tri kiến Phật, cho nênphẩm Phương Tiệnthứ hai củakinh Pháp Hoanói rằng“chư Phật Thế Tôn chỉ vì muốn chúng sanh khai ngộ tri kiến thanh tịnh của Phật mà hiện ra thế gian”. Thứ đến người học Phật lấy Tam vô lậu học Giới định huệ lại thay đổi thói quen, quyển thứ 9Thành Duy Thức Luậnnói:“nhị chướng chủng tử, lập thô trọng danh”ý nói: phiền não và hai sở tri chướng từ vô thỉ đến nay là chủng tử huân tập đeo đuổi con người, nấp trong tám thức làm cho tâm ta cứng cỏi khó điều phục nên gọi là“thô trọng”. Lúc hai chủng tử này hiện hành sẽ sanh ra các phiền não tham,… che mờ tâm vương, chướng ngại trí tuệ bát nhã làm cho không sanh khởi cho nên gọi là”nhị chướng”. Cái gọi là tập khí phiền não tức là hai chủng tử chướng này. Vì thế chúng ta học Phật muốn thay đổi vận mệnh nên lấy tu trì của Tam học lại đoạn trừ phiền não tập khí. Phật nghĩa là giác, giác tức là lấy nội quán làm chủ“trở về lắng nghe tự tánh của chính mình, tự tánh là đạo vô thượng” cũng là “trở về quán sát tâm mình”vậy. Do vậy người học Phật muốn cải đổi nhân quả vận mệnh cũng cần nội quán tịnh niệm thay đổi tâm niệm bất thiện, trở về với tâm thanh tịnh vốn có.

    Ở trên đã nói“lấy Tam huệ thay đổi quan niệm”, “lấy Tam học thay đổi thói quen”, “lấy Nội quán tịnh niệm thay đổi suy nghĩ”, ba điều này cũng là công phu của“sửa lỗi tu đức”, “nhất tâm sám hối”. Lấy tâm thành khẩn hành các thiện nghiệp làm trợ duyên. Thiện nghiệp tức là tâm niệm thanh tịnh làm tất cả những việc lợi ích chúng sanh. Đó không chỉ làm cho tâm Từ phát khởi (tức bồ đề tâm) mà còn tích lũy công đức vô lượng vô biên là nhu cầu tất yếu để thành Phật và tạo thành tinh thần đại nguyện“phấn đấu không ngừng”là yếu tố để thành Phật quả vậy. Cuối cùng lấy nhất tâm niệm phật làm thanh tịnh các tạp nhiễm, tiêu trừ tất cả những ác nghiệp chướng ngại của vô lượng kiếp trong tương lai, làm cho quả lành sớm được thành thục, nhân quả nghiệp báo sẽ được thay đổi.

    Nói chung, cố ý phá trừ ràng buộc nghiệp cảm của kiếp trước bắt đầu cuộc sống mới cho tương lai là người xây dựng đời sống chánh đáng.. Sau khi hiểu được lý nhân duyên quả, có thể“lấy Tam huệ thay đổi quan niệm”, “lấy Tam học thay đổi tập khí”, “lấy nội quán tịnh niệm thay đổi suy nghĩ”, “chí thành làm thiện“, “nhất tâm niệm Phật”… thay đổi nhân quả vận mệnh. Người học Phật nếu đúng như vậy mà làm dần dần sẽ tạo thành vận mệnh tốt.

    Như Nguyện dịch
    Thích Tùng Từ biên soạn (Theo PTVN)
    CatBuiTinhXa, tulacoiphucHoa_Sim thích bài này.
  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Chánh tín và mê tín
    ****************
    [​IMG]Hỏi: Người Phật tử đã quy y thọ ngũ giới rồi, tại sao còn tin vào bói toán và coi ngày giờ tốt xấu, xin xăm, cúng sao hạn v.v… Như thế có trái với luật nhân quả hay không?

    Đáp: Xin thưa ngay là hoàn toàn chống trái với luật nhân quả. Đây là điều mà phần lớn người Phật tử chúng ta vướng mắc phải. Có những người, tuy đã quy y Tam Bảo, nhưng hạt giống tà ngoại của họ còn quá sâu dầy, nên việc mê tín dị đoan, thật họ khó lòng bỏ hẳn. Đối với Phật pháp, tín tâm của họ rất mỏng. Hơn nữa, sự nghiên cứu học hỏi Phật pháp của họ cũng không được sâu rộng lắm. Do đó, mà lòng tin ở nơi chánh lý nhân quả của họ không được vững chắc. Điều nầy, là một hiện tượng chung thật quá đau lòng !

    Người Phật tử quy y Tam Bảo thì nhiều, nhưng tin sâu vào Tam Bảo và hiểu được Phật pháp, thì chẳng có bao nhiêu. Thế nên, tình trạng mê tín vẫn còn kéo dài mãi. Sự mê tín nầy không những chỉ ở nhơn gian thôi, mà ngay cả ở trong chùa cũng vẫn có. Nghĩa là, Tăng, Ni vẫn còn coi ngày, coi sao, đoán quẻ v.v… Như thế, thì trách gì Phật tử! Tệ trạng nầy, không phải mới đây, mà nó đã có từ lâu đời.

    Việc mê tín ở Việt Nam hiện nay, phải nói xảy ra rất nhiều và tai hại rất trầm trọng. Dù đã được những bậc Tôn đức tu hành chơn chánh thuyết giảng kêu gọi Phật tử không nên mê tín mù quáng. Đặt niềm tin không đúng chỗ, nó sẽ gây ra tai hại lớn lao. Chẳng những hại mình trong đời nầy mà nó còn kéo dài nhiều đời sau nữa. Thế nên, người Phật tử cần phải xây dựng cho mình một lòng tin đặt trên nền tảng trí tuệ. Nói cách khác, người Phật tử phải dùng ngọn đuốc trí tuệ soi sáng và chỉ đạo cho niềm tin. Có thế, thì mới mong thoát khỏi vòng khổ đau lẩn quẩn.

    Trong Kinh Di Giáo, trước khi vào Niết Bàn, đức Phật đã ân cần dặn dò khuyến nhắc các thầy Tỳ kheo, các thầy nên ghi nhớ, sau khi tôi diệt độ, các thầy không được: … “Xem tướng lành dữ, trông xem sao hạn, xem xét thạnh suy, coi ngày đoán số, đều không nên làm…” Dù đã có lời răn nhắc của Phật, nhưng tệ trạng tập tục nầy từ xưa tới nay cũng vẫn còn tiếp diễn và chưa biết đến bao giờ mới thật sự chấm dứt!

    Xin nhắc lại: “Tin như thế, thì hoàn toàn chống trái với luật nhân quả”. Chánh tín và mê tín là hai phạm trù dị biệt, như sáng với tối. Hễ có sáng thời không có tối. Hễ có tà kiến, thì không có chánh kiến. Hễ có mê tín, thì không có chánh tín. Ngược lại cũng thế. Đạo Phật là đạo giác ngộ, là đạo chủ trương chánh kiến, chánh tín. Đạo Phật không bao giờ chấp nhận tà kiến, mê tín. Là người Phật tử dù xuất gia hay tại gia, chúng ta phải có bổn phận nêu cao chánh lý nhân quả và hướng dẫn mọi người đi đúng trên lộ trình giác ngộ. Đúng theo lời Phật dạy. Lệch quỹ đạo giác ngộ là chính ta đã đánh mất vai trò xiển dương chánh pháp và như thế, thật là đắc tội với Tam Bảo.

    Trong quyển Bước Đầu Học Phật, do Hòa Thượng Thích Thanh Từ biên soạn, có bài viết nói về:”Mê Tín Và Chánh Tín” ở đoạn kết luận, ( trang 122 ) có đoạn Hòa Thượng viết: “Đạo Phật chủ trương chánh tín, không bao giờ chấp nhận mê tín. Do vì người truyền đạo không thông lý đạo, nên ghép những tập tục thế gian vào trong đạo, khiến người ta hiểu lầm đạo Phật mê tín. Bản chất của đạo Phật là trí tuệ, là giác ngộ, làm sao dung nạp được mê tín. Nếu người ta thấy trong chùa chiền hiện nay còn những hiện tượng mê tín, vội phê bình đạo Phật mê tín. Đây là những oan tình của đạo Phật. Tất cả những Kinh Phật không có nói những việc mê tín ấy chẳng qua một số người vì tùy tục, vì thiếu hiểu Phật pháp vẽ bày ấy thôi. Người học Phật chân chánh phải gan dạ loại bỏ những tập tục sai lầm ấy, can đảm dứt khoát đập tan mọi tệ đoan làm suy giảm giá trị Phật pháp. Có khi dẹp bỏ những điều đó, có thể thiệt thòi chút ít quyền lợi của mình. Song chúng ta cương quyết vì chánh pháp, chớ không vì lợi dưỡng, vì đưa người ra khỏi đường mê, không vì sợ mất mát bổn đạo. Được thế, chúng ta mới xứng đáng là người lãnh đạo tín đồ, mới không hổ thẹn là hàng Tăng Bảo.”

    (TK. Thích Phước Thái)
    CatBuiTinhXatulacoiphuc thích bài này.
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  10. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    SỐNG TRỌN VẸN TỪNG NGÀY
    [​IMG]Trong một buổi diễn thuyết vào đầu năm học, Brian Dison - tổng giám đốc của Tập đoàn Coca Cola – đã nói chuyện với sinh viên về mối tương quan giữa nghề nghiệp với những trách nhiệm khác của con người.
    “Bạn hãy tưởng tượng cuộc đời như một trò chơi tung hứng. Trong tay bạn có năm quả bóng mang tên là:công việc, gia đình, sức khoẻ, bạn bè, và tinh thần. Bạn sẽ hiểu ngay rằng công việc là quả bóng cao su.
    Vì khi bạn làm rơi nó xuống đất, nó sẽnảy lên lại. Nhưng bốn quả bóng còn lại – gia đình, sức khoẻ, bạn bè và tinh thần - đều là những quả bóng bằng thủy tinh. Nếu bạn lỡ tay đánh rơi một quả, nó sẽ bị trầy sướt, có tì vết, bị nứt, bị hư hỏng hoặc thậm chí bị vỡ nát mà không thể sửa chữa được. Chúng không bao giờ trở lại như cũ. Bạn phải hiểu điều đó và cố gắng phấn đấu giữ cho được sự quân bình trong cuộc sống của bạn.
    Bạn làm thế nào đây ?
    Bạn đừng hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với những người khác. Đó là vì mỗi chúng ta là những con người hoàn toàn khác nhau, chúng ta là những cá nhân đặc biệt. Bạn chớ đặt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết rõ điều gì là tốt nhất cho chính mình.
    Bạn chớ nên thờ ơ với những gì gần gũi với trái tim của bạn. Bạn hãy nắm chắc lấy như thể chúng là những phần trong cuộc sống của bạn. Bởi vì nếu không có chúng, cuộc sống của bạn sẽ mất đi ý nghĩa.
    Bạn chới để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảng khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình.
    Bạn chớ bỏ cuộc khi bạn vẫn còn điều gì đó cho đi. Không có gì là
    hoàn toàn bế tắc mà nó chỉ thật sự trở nên bế tắc khi bạn thôi không cố gắng nữa.
    Bạn chớ ngại nhận rằng mình vẫn chưa hoàn thiện. Đó chính là sợi chỉ mỏng manh ràng buộc mỗi người chúng ta lại với nhau.
    Bạn chớ ngại mạo hiểm. Nhớ mạo hiểm với những vận hội của đời
    mình mà bạn học biết cách sống dũng cảm.
    Bạn chớ khóa kín lòng mình với tình yêu bằng cách nói bạn không có thời gian yêu ai. Cách nhanh nhất để nhận được tình yêu là hãy cho đi.
    Cách chóng nhất để đánh mất tình yêu là níu giữ thật chặt. Còn
    phương thế tốt nhất để giữ được tình yêu là bạn hãy chắp cho nó đôi cánh.
    Bạn chớ băng qua cuộc đời nhanh cho đến nỗi không những bạn quên mất nơi mình sống mà còn có khi quên cả bạn định đi về đâu.
    Bạn chớ quên nhu cầu tình cảm lớn nhất của con người là cảm thấy
    mình được đánh giá đúng.
    Bạn chớ ngại học. Kiến thức không có trọng lượng. Nó là kho báu mà bạn có thể luôn mang theo bên mình một cách dễ dàng.
    Bạn chớ phí phạm thời giờ hoặc lời nói một cách vô trách nhiệm. Cả hai điều đó một khi mất đi sẽ không khi nào bắt lại được. Cuộc đời không phải là một đường chạy mà nó là một lộ trình bạn hãy thưởng thức từng chặng đường mình đi qua.
    Quá khứ đã là lịch sử. Tương lai là một màu nhiệm. Còn hiện tại là một món quà của cuộc sống, chính vì thế mà chúng ta gọi đó là tặng phẩm hãy đọc kỹ bạn nhé!
    (sưu tầm)
    CatBuiTinhXatulacoiphuc thích bài này.

Chia sẻ trang này