Đầu tư giá trị :Những doanh nghiệp đầu ngành Việt Nam đầu tư rồi ôm lâu dài chỉ có lãi to.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi lephamvuchinhndc, 29/10/2015.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5120 người đang online, trong đó có 512 thành viên. 18:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 1437070 lượt đọc và 4688 bài trả lời
  1. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    DPG khi xưa chỉ xây cầu, thêm vừa xây thủy điện và kinh doanh thủy điện thì cũng chấp nhận được. Bây giờ mở rộng thêm đầu tư bđs ở quy mô lớn, cái này thì quá tầm phân tích em rồi. Em chỉ mua cổ phiếu làm 1 ngành chính là chủ yếu thôi. Thêm vụ mua phát hành thêm nữa thì sai quy tắc đầu tư quá.

    Kế hoạch lãi 171 tỉ sau thuế nếu đạt được thì sẽ lấy lại niềm tin nhà đầu tư, còn vẫn lãi như 2016 thì giá cổ phiếu lại đi ngang. Nhưng theo em giá này là chấp nhận được vì chỉ ngang sổ sách, khi mà vẫn ước tính cty có ROE > 20%.
    --- Gộp bài viết, 05/10/2017, Bài cũ: 05/10/2017 ---
    Phân tích PTB ở trang 116 nhé bác.
    http://f319.com/threads/dau-tu-gia-...i-chi-co-lai-to.682041/page-116#post-21816391
    nhpu1qhi thích bài này.
  2. qhi

    qhi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2014
    Đã được thích:
    2.130
    DPG ở upcom nên khó tìm tin tức quá. Thanks e.
    nhpu1lephamvuchinhndc thích bài này.
  3. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.107
    Một nguyên tắc nữa của em:
    1) Tránh xa các cty khi mà đang leo dốc mà ESOP triền miên khói lửa.
    2) Tránh xa các cty khi mà đang leo dốc mà Phát hành riêng lẻ chuyển đổi nợ.

    Vụ ESOP, mang tiếng là "giữ chân người tài", nếu lâu lâu (>4 năm/lần; mỗi lần <3% cp đang lưu hành) thì may ra còn chấp nhận được. Bằng không, thì lấy cớ "giữ chân người tài" để chia chác cho giàn chóp bu. Em cho rằng, cách làm này là ngu xuẩn nhất! Bất cứ lãnh đạo DN nào cũng cần cân nhắc một cách thấu đáo. Em cũng cho rằng, một lãnh đạo DN chỉ biết dùng "quyền lợi kinh tế" để "giữ chân người tài" thì thực chất lãnh đạo đó của DN không có tài quản trị. Một khi ăn xong rồi, "người tài" vẫn bỏ đi như thường.

    Vụ Phát hành riêng lẻ chuyển đổi nợ vay: Nếu là DN bình thường, thì NĐT không mấy khó khăn. Nhưng là DN đang tăng trưởng, thì vụ này đặc biệt hút sự chú ý của NĐT, bởi vì, thực chất đa số các cp tốt (hoặc bắt đầu tốt, có tương lai sáng), lãnh đạo thường trục lợi bằng hình thức này. Tùy theo gói vay, nhưng thường là rất lớn. Đến khi cp leo lưng chừng dốc, quả bom phát hành riêng lẻ chuyển đổi nợ vay nổ bùng, cướp hết LN của NĐT tại thời điểm đó trở đi.

    Những cổ phiếu kiểu này, nhanh chóng lên đỉnh, vượt đỉnh và cũng nhanh chóng lao dốc.
    Các cp trên sàn dạng này đầy rẫy, rất dễ nhận diện. Ngoại trừ việc tạo game, đánh xuống/ đánh lên thì ko kể, chứ còn để tự nhiên thì giá nó khó có thể tăng, ngay cả khi DN làm ăn tốt. Bời vì NĐT rất sợ hãi quả bom ESOP và Riêng lẻ nổ ra bât cứ lúc nào - niềm tin bị hoen ố!
    Last edited: 05/10/2017
    Bogiaa, nhpu1, Cuonghandy1 người khác thích bài này.
  4. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    Nguyên tắc số 1 của bác thì em hiểu được vì có nhiều trường hợp như vậy.

    Nguyên tắc số 2 thì em ít gặp trường hợp này đối với các cty làm ăn tốt, đúng là kiến thức mới mẻ thật vì xưa giờ chỉ thấy đang lao dốc hoán đổi nợ nần lấy cổ phiếu như trường hợp HT1 hay Buffett cho vay nợ hoán đổi cổ phiếu ở 1 số ngân hàng lớn ở Mỹ trong thời kì khủng hoảng kinh tế. Nếu gặp nguyên tắc số 2 của bác thì chắc chắn em cũng phải thận trọng hơn, vay ngân hàng hay phát hành mua thêm lấy vốn như HPG chứ việc gì phải làm như thế.

    Còn với các cty tăng vốn ảo, bán giấy lấy tiền có thể nhìn ra được thì chiêu "Phát hành riêng lẻ chuyển đổi nợ" là phải tránh xa rồi. :D
    --- Gộp bài viết, 05/10/2017, Bài cũ: 05/10/2017 ---
    Có thể chia sẻ vài ví dụ nguyên tắc số 2 không bác @vinasdaq ?
    nhpu1 thích bài này.
  5. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.107
    Em giải thích thêm nguyên tắc số 2 là như này:
    Khi DN đang leo dốc, chủ yếu rơi vào các CTCP có nguồn gốc NN (hoặc dàn lãnh đạo không sở hữu DN), trong trường hợp này, lợi ích của lãnh đạo DN chiếm tỷ trọng rất thấp so với lợi ích của các NĐT khác. Nếu có "chiếm đoạt một chút" thì thực chất lãnh đạo DN chiếm đoạt của "các cổ đông khác" vào túi mình. Khác với trường hợp Lãnh đạo DN là chủ (có tỷ lệ sở hữu áp đảo), thì họ không mấy khi chọn cách này.

    Chiêu bài của họ thường là:
    1) Tạo ra một DN sân sau (thường là DN đầu tư.../ hoặc DN tài chính) >>> thường được ngụy trang bằng "đối tác chiến lược...." hay những cái tên mỹ miều cho sự hợp tác này.

    2) Khi mà hoạt động của DN đang có chiều hướng tích cực, và chắc chắn KQSXKD sẽ tốt trong các chu kỳ sau (đồng nghĩa với việc thị giá sẽ tăng cao) thì:
    - Họ phát hành gói vay (cho DN đầu tư sân sau) với điều kiện lãi vay thấp hơn lãi NH (để bịt mắt NĐT), đi kèm là điều kiện chuyển đổi, thời hạn chuyển đổi, tỷ lệ khống chế, giá chuyển đổi (thường rất bèo - quanh mệnh giá).
    - Gói vay này có thể là gói vay để trả lại số tiền vay NH trước đó; Gói vay này cũng có thể là gói vay mới "đáp ứng nhu cầu về vốn cho SXKD các dự án mới" - thậm chí, dự án được vẽ ra để hợp pháp hóa việc bơm vốn!
    3) Khi thị giá cp tăng cao do KQSXKD tốt lên, thì cũng là lúc khoản vay này được chuyển đổi thành cổ phiếu với giá chuyển đổi đã dược định sẵn tại thời điểm phát hành gói vay, mà thông thường là rất bèo so với thị giá tại thời điểm chuyển đổi >>> Người ta thường gọi là Phát hành riêng lẻ chuyển đổi nợ vay.

    Điển hình của trường hợp này là con SCS mà em đã sở hữu. Sở dĩ em chốt lời 50% số cp nắm giữ chính là vì lý do này, bất chấp Media đang ra sức PR cho SCS... nào là "gà đẻ trứng vàng của ACV, nào là tỷ suất LN (ROA; ROE tăng liên tục), nhưng việc tăng đó cũng không khiến EPS tăng nhanh trong ngắn hạn. Ít nhất trong vài năm, sự định giá của nó là "quá đắt" khiến đà tăng trưởng của nó bị kìm hãm rất mạnh. Một trường hợp khác cũng điển hình, đó là con hàng ALSC cũng tương tự như vậy. Trên sàn còn nhiều con hàng khác như vậy.

    Hình thức Phát hành riêng lẻ chuyển đổi nợ vay làm thay đổi tỳ lệ sở hữu khi chuyển đổi, đồng nghĩa với việc, thay đổi miếng bánh lợi ích, nghiêng về Lãnh đạo DN (đại diện bằng DN sân sau - so với miếng bánh của họ trước đó).

    Cách "chiếm đoạt" này, chính là giao dịch nội gián - qua đó, chỉ có lãnh đạo DN mới biết được chiều hướng SXKD của DN mà mình đang là chóp bu.

    Ngược lại với hình thái trên, em đánh giá cao PC1 (PCC1) khi họ phát hành riêng lẻ: NĐT là tổ chức tài chính, nếu đặt niềm tin ở PCC1, chấp nhận mua cp phát hành riêng với giá tương đối phù hợp...ie có lãi chút chút, nhưng chắc chắn sẽ lãi khi đồng hành cùng DN. Cả 2 vụ PC1 phát hành thêm, thực chất họ đều làm cho NĐT nhỏ lẻ tâm phục khẩu phục. Đối với PCC1, lợi ích của ông Trần Văn Tuấn - CTHĐQT - tuy không sở hữu áp đảo đối với PCC1, nhưng ông Tuấn có lợi ích lớn nhất, vượt qua tất cả các tổ chức tham gia đầu tư vào PCC1. Trong trường hợp này, ông Tuấn không thể "ngơ" để bán rẻ lợi ích của mình.
    Và thực tế, ai cũng biết Dragon Capital đã phải mua cp PCC1 thậm chí đắt hơn cả cái giá mà bọn em mua ở OTC rất nhiều - việc này làm cho NĐT nhỏ lẻ tụi em vui mừng khôn xiết, đẩy nhanh việc gia tăng sở hữu thêm PCC1 khiến nó tăng vù, tiệm cận giá lúc lên sàn. Cũng cần lưu ý: PCC1 trước đó không được OTC đánh giá cao, giá trên OTC rất ... chi là ...bèo... và nó chỉ tăng mạnh khi lọt thông tin chuẩn bị lên sàn, đặc biệt tăng mạnh khi Dragon Capital xuống tiền....

    Vụ PCC1, em cũng kiếm rất đậm khi đầu tư vào em nó từ OTC cho đến lúc lên sàn. Giờ trong TK em cũng vẫn còn mấy cp lẻ (do thưởng cp phát sinh ra lẻ). Em vẫn đánh giá tốt con hàng này. Và em sẽ quay lại nó ở thời điểm thích hợp.

    Trong 2 trường hợp em viện dẫn ra đây, vẫn khác với HAG, HNG, FLC... dạng DN đó, NĐT đều đặt cho cái tên "phát hành giấy"...

    Sao? Cách giải thích này, phần nào đáp ứng được nhu cầu của bác @lephamvuchinhndc ?
    Last edited: 06/10/2017
    ltl98, Superboy1202, devilck1 người khác thích bài này.
    ltl98 đã loan bài này
  6. boyngheo1975

    boyngheo1975 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2010
    Đã được thích:
    289
    Phát hành trả nợ con AAA ko khủng à
  7. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.107
    Cũng phải xét từng trường hợp, từng hoàn cảnh. AAA của bác em chưa coi thông tin cụ thể.
    nhpu1, devilcklephamvuchinhndc thích bài này.
  8. lephamvuchinhndc

    lephamvuchinhndc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2015
    Đã được thích:
    6.500
    Giải thích hay và đầy đủ rồi bác, kiến thức bác truyền tải rất dễ hiểu và em cũng "mở mang tầm mắt" thêm về kiến thức đầu tư ( phát hành, sở hữu, âm mưu của lãnh đạo ), cty đang trên đà tăng trưởng, kinh doanh tốt, hoặc giá cổ phiếu tăng nên lãi quá thì mờ con mắt => nhà đầu tư dễ sinh ra chủ quan không để ý hoặc bỏ qua nguyên tắc này. Đúng là cao thủ có nhiều kinh nghiệm thực tế trên TTCK viết có khác. :)

    --------------------------------------------
    Cập nhập lại trang 226 thành 1 bài cho mọi người.

    Bác Vinasdaq đã viết:

    Hai nguyên tắc nữa của em:
    1) Tránh xa các cty khi mà đang leo dốc mà ESOP triền miên khói lửa.
    2) Tránh xa các cty khi mà đang leo dốc mà Phát hành riêng lẻ chuyển đổi nợ.

    Vụ ESOP, mang tiếng là "giữ chân người tài", nếu lâu lâu (>4 năm/lần; mỗi lần >> thường được ngụy trang bằng "đối tác chiến lược...." hay những cái tên mỹ miều cho sự hợp tác này.

    2) Khi mà hoạt động của DN đang có chiều hướng tích cực, và chắc chắn KQSXKD sẽ tốt trong các chu kỳ sau (đồng nghĩa với việc thị giá sẽ tăng cao) thì:
    - Họ phát hành gói vay (cho DN đầu tư sân sau) với điều kiện lãi vay thấp hơn lãi NH (để bịt mắt NĐT), đi kèm là điều kiện chuyển đổi, thời hạn chuyển đổi, tỷ lệ khống chế, giá chuyển đổi (thường rất bèo - quanh mệnh giá).
    - Gói vay này có thể là gói vay để trả lại số tiền vay NH trước đó; Gói vay này cũng có thể là gói vay mới "đáp ứng nhu cầu về vốn cho SXKD các dự án mới" - thậm chí, dự án được vẽ ra để hợp pháp hóa việc bơm vốn!
    3) Khi thị giá cp tăng cao do KQSXKD tốt lên, thì cũng là lúc khoản vay này được chuyển đổi thành cổ phiếu với giá chuyển đổi đã dược định sẵn tại thời điểm phát hành gói vay, mà thông thường là rất bèo so với thị giá tại thời điểm chuyển đổi >>> Người ta thường gọi là Phát hành riêng lẻ chuyển đổi nợ vay.

    Điển hình của trường hợp này là con SCS mà em đã sở hữu. Sở dĩ em chốt lời 50% số cp nắm giữ chính là vì lý do này, bất chấp Media đang ra sức PR cho SCS... nào là "gà đẻ trứng vàng của ACV, nào là tỷ suất LN (ROA; ROE tăng liên tục), nhưng việc tăng đó cũng không khiến EPS tăng nhanh trong ngắn hạn. Ít nhất trong vài năm, sự định giá của nó là "quá đắt" khiến đà tăng trưởng của nó bị kìm hãm rất mạnh. Một trường hợp khác cũng điển hình, đó là con hàng ALSC cũng tương tự như vậy. Trên sàn còn nhiều con hàng khác như vậy.

    Hình thức Phát hành riêng lẻ chuyển đổi nợ vay làm thay đổi tỳ lệ sở hữu khi chuyển đổi, đồng nghĩa với việc, thay đổi miếng bánh lợi ích, nghiêng về Lãnh đạo DN (đại diện bằng DN sân sau - so với miếng bánh của họ trước đó).

    Cách "chiếm đoạt" này, chính là giao dịch nội gián - qua đó, chỉ có lãnh đạo DN mới biết được chiều hướng SXKD của DN mà mình đang là chóp bu.

    Ngược lại với hình thái trên, em đánh giá cao PC1 (PCC1) khi họ phát hành riêng lẻ: NĐT là tổ chức tài chính, nếu tin họ, chấp nhận mua cp phát hành riêng với giá tương đối phù hợp...ie có lãi chút chút, nhưng chắc chắn sẽ lãi khi đồng hành cùng DN. Cả 2 vụ PC1 phát hành thêm, thực chất họ đều làm cho NĐT nhỏ lẻ tâm phục khẩu phục. Đối với PCC1, lợi ích của ông Trần Văn Tuấn - CTHĐQT - tuy không sở hữu áp đảo đối với PCC1, nhưng ông Tuấn có lợi ích lớn nhất, vượt qua tất cả các tổ chức tham gia đầu tư vào PCC1. Trong trường hợp này, ông Tuấn không thể "ngơ" để bán rẻ lợi ích của mình.

    Trong 2 trường hợp em viện dẫn ra đây, vẫn khác với HAG, HNG, FLC... dạng DN đó, NĐT đều đặt cho cái tên "phát hành giấy"...
    Last edited: 06/10/2017
    ltl98, sttsg, phuhao3 người khác thích bài này.
  9. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.107
    Tuy nhiên, nếu như trường hợp của HBC thì lại hoàn toàn khác biệt.

    HBC cũng phát hành thêm, nhưng thời điểm mà nó phát hành thêm thực sự là "ngàn cân treo sợi tóc" đối với vận mệnh của HBC. Nhờ những cú phát hành riêng lẻ thành công như vậy mới có HBC ngày nay, mà ở đấy, CTHĐQT rất tâm đắc và yêu DN của mình như yêu đứa con đứt ruột đẻ ra vậy.

    Em cũng đánh giá cao HBC ở điểm này.
    ltl98, sttsg, nhpu12 người khác thích bài này.
  10. xiclohoavien

    xiclohoavien Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    14/09/2007
    Đã được thích:
    6.300
    vào HBC giá 6x này có ăn gì được không cụ (^_^).....cho tôi 1 con có PE < 5 đê thì mới có nhân đôi TK được
    sttsgnhpu1 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này