“ Đổ bộ" làm nhà ở xã hội” với gói 120.000 tỷ, HQC ông trùm NOXH

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thien_y, 04/08/2023.

2664 người đang online, trong đó có 49 thành viên. 02:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 39206 lượt đọc và 241 bài trả lời
  1. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.939
    Công bố dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân có nhu cầu vay vốn tại Bình Thuận
    26/09/2023 09:35 (GMT+7)

    (PLVN) - UBND tỉnh Bình Thuận mới có Thông báo số 286/TB-UBND về việc công bố danh mục dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân có nhu cầu vay vốn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa
    Theo UBND tỉnh Bình Thuận, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Xây dựng (tại Văn bản số 1551/BXD-QLN ngày 20/4/2023) về xác định danh mục dự án, đối tượng, điều kiện, tiêu chí vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư. Đồng thời theo đề nghị của Sở Xây dựng, UBND tỉnh Bình Thuận đã công bố 01 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân có nhu cầu vay vốn theo Chương trình tín dụng 120 nghìn tỷ đồng, cụ thể:

    Dự án Khu nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hàm Kiệm I do Công ty Cổ phần Tư vấn thương mại - Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân Bình Thuận làm chủ đầu tư; có địa điểm xây dựng tại xã Hàm Mỹ, huyện Hàm, Thuận Nam.

    Quy mô dự án với diện tích đất xây dựng là 135.400m2, gồm 955 căn nhà liền kề có tổng diện tích sàn 76.486m2; tổng mức đầu tư dự án là 699,32 tỷ đồng. Dự án được khởi công vào tháng 6/2019, dự kiến hoàn thành trong quý III/2023.

    Tại báo cáo của Sở Xây dựng, tiến độ dự án được chia thành 2 giai đoạn, cụ thể: Giai đoạn 1, đã hoàn thành xây dựng các lô nhà từ O13÷O22 (399 căn) và hạ tầng kỹ thuật xung quanh các lô nhà. Giai đoạn 2, đang xây dựng các lô nhà liền kề (556 căn), công trình hạ tầng và chợ Trung tâm. Dự án có nhu cầu vốn vay 300 tỷ đồng.

    Theo Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Xây dựng ủy quyền cho UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm xem xét, kiểm tra thủ tục pháp lý, lập danh mục các dự án trên để công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh. Với thông tin được công bố, các ngân hàng sẽ cho vay theo chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng.

    Trần Sơn
    --- Gộp bài viết, 15/11/2023, Bài cũ: 15/11/2023 ---
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 15/11/2023 ---
    Tay to đang nhập cuộc =D>=D>=D>
    ThanTuDo thích bài này.
    TuanTVN đã loan bài này
  2. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.939
    Sóng penny đang tới
    TuanTVN đã loan bài này
  3. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.939
    Ai sợ bán thì mình cứ nhặt
  4. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.939
    HoREA đề xuất thêm gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội
    20-11-2023 - 08:53 AM | Bất động sản

    Chia sẻ0
    Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có kiến nghị Bộ Xây dựng đề xuất lại gói 110.000 tỷ đồng, lãi suất 4,8-5% một năm để phát triển nhà ở xã hội do lãi suất của gói 120.000 tỷ đồng hiện hành là "thực chất chưa ưu đãi".


    [​IMG]
    Theo HoREA, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hiện tại vẫn "chưa phát huy tác dụng" với nhà ở xã hội. Ảnh minh họa, nguồn - Int

    Chia sẻ với MarketTimes, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh cho biết đơn vị này vừa có văn bản kiến nghị Bộ Xây dựng đề xuất lại gói 110.000 tỷ đồng, lãi suất 4,8-5% một năm phát triển nhà ở xã hội. Theo ông Châu, căn cứ của đề xuất trên xuất phát từ việc lãi suất của gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng hiện tại là chưa thực sự ưu đãi.

    “Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, lấy nguồn từ các ngân hàng thương mại, đang triển khai cho vay chủ đầu tư nhà ở xã hội và người dân. Gói này lãi suất ưu đãi khoảng 7,7% một năm (với người mua, thuê mua nhà) và 8,2% một năm với chủ đầu tư nhà ở xã hội”, ông Châu nhận định.

    Cũng theo vị Chủ tịch HoREA, việc lãi suất của gói này thấp hơn 1,5-2% vay thương mại thông thường đã hỗ trợ một phần cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội và chủ đầu tư nhưng "thực chất vẫn chưa phải là tín dụng ưu đãi", do vẫn hơn mức vay nhà ở xã hội trước đó. Thời hạn ưu đãi cũng ngắn (5 năm) và lãi suất được điều chỉnh 6 tháng một lần, gây bất an cho người vay.

    [​IMG]
    Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA

    Do đó, để đạt mục tiêu xây tối thiểu một triệu căn nhà xã hội giai đoạn 2021-2030, HoREA đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính để xây dựng gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội 110.000 tỷ đồng.

    Trong thực tế, gói 110.000 tỷ này từng được Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ, Quốc hội hồi tháng 2. Trong đó, lãi suất vay ưu đãi nhà ở xã hội là 4,8-5% một năm áp dụng cho năm 2023 và thời hạn vay tối đa 25 năm (tương tự gói 30.000 tỷ trước đây). Đồng thời, gói này sẽ dành khoảng 50% cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay ưu đãi; còn lại là người mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Ý tưởng ban đầu là, gói này sẽ lấy từ nguồn tái cấp vốn, cấp cho các ngân hàng thương mại cho vay nhưng sau đó, Bộ Xây dựng cho biết thôi không đề xuất phương án này.



    Còn nhiều vướng mắc

    Liên quan đến các chính sách hỗ trợ tín dụng cho người mua cũng như chủ đầu tư nhà ở xã hội, theo ông Lê Hoàng Châu, hiện vẫn còn tồn tại hàng loạt vướng mắc khiến chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và người mua, thuê mua nhà ở xã hội trong nhiều năm qua, chưa được hưởng các chính sách vay ưu đãi theo chủ trương phát triển nhà ở xã hội vốn áp dụng từ năm 2015.

    Với khách hàng cá nhân là người mua, thuê mua nhà ở xã hội, HoREA cho biết hầu hết phải vay thương mại với lãi suất khoảng 9-10% một năm.

    Với doanh nghiệp, hiệp hội này cũng khẳng định các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chưa được vay ưu đãi tín dụng do Luật Nhà ở 2014 quy định, ngân hàng thương mại được cho vay ưu đãi với cá nhân, hộ gia đình xây, sửa nhà chứ không được phép cho vay chủ đầu tư; cá nhân mua, thuê mua nhà ở xã hội cũng không được vay ưu đãi. Đồng thời, Ngân hàng chính sách xã hội cũng không được cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội vay ưu đãi, theo quy định của Nghị định 100 năm 2015. Do đó, giai đoạn 2015-2020, theo HoREA, tất cả chủ đầu tư dự án nhà ở xã phải vay với lãi suất thương mại từ 9-14% một năm.

    Ngoài ra, các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội cho thuê chưa được hưởng chính sách ưu đãi tín dụng dài hơi, chưa được ưu đãi thuế VAT, thuế Thu nhập doanh nghiệp. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP HCM viện dẫn Luật Nhà ở 2014 cho biết, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội để cho thuê được giảm VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều hơn so với trường hợp xây nhà ở xã hội để cho thuê mua, bán.

    Nghị định 100 năm 2015 cũng quy định đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê được giảm 70% thuế suất VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn ưu đãi đầu tư tối thiểu 15 năm và tối đa không quá 20 năm. Nhưng trên thực tế, các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội để cho thuê chưa được hưởng các chính sách này.

    Theo Lê Sáng

    Nhịp sống thị trường

    --- Gộp bài viết, 20/11/2023, Bài cũ: 20/11/2023 ---
    Đề xuất này quá hợp lý . Tốt cho người mua cũng như doanh nghiệp xây NOXH
    --- Gộp bài viết, 20/11/2023 ---
    Mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
    [​IMG]
    TuanTVN đã loan bài này
  5. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.939
    Tăng lợi nhuận làm nhà ở xã hội để người nghèo có cơ hội tiếp cận nhà ở
    ANH HUY - Thứ năm, 16/11/2023 14:31 (GMT+7)
    [​IMG]
    Việc đề xuất tăng lợi nhuận lên 15% hoặc thưởng theo thực tế thành tích phát triển nhà ở xã hội hay hình thức tương đương để bù đắp chi phí, tạo động lực cho các nhà đầu tư phát triển để người nghèo có cơ hội tiếp cận phân khúc này.

    [​IMG]
    Dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn (Hà Nội). Ảnh: Cao Nguyên.
    Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, cải thiện nguồn cung cho phân khúc này.

    Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến các chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

    Ông Nguyễn Hoàng Nam - Thành viên Tổ công tác Nghiên cứu thị trường Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam - cho biết, cơ chế pháp luật liên quan đến nhà ở xã hội rất phức tạp.

    Việc xin cấp phép xây dựng mất thời gian hơn dự án nhà ở thương mại. Để có được giấy phép xây dựng, chủ đầu tư phát triển nhà ở xã hội phải mất ít nhất 2 năm hoàn thành thủ tục.

    Theo ông Nam, mặc dù nội dung quy định hiện hành ưu đãi cho dự án nhà ở hội được miễn tiền sử dụng đất nhưng trước đó, dự án nhà ở xã hội vẫn phải “kinh” qua định giá đất - hiện vẫn đang còn nhiều vướng mắc, tranh cãi liên quan đến phương pháp định giá.

    Chưa kể, sau 2 năm làm thủ tục đầu tư, dự án nhà ở xã hội mất khoảng 2 năm tiếp theo để xây dựng và bàn giao nhà cho khách hàng. Sau đó, chủ đầu tư vẫn phải dành tỷ lệ tối thiểu 20% diện tích nhà ở xã hội để cho thuê trong các dự án nhà ở xã hội và chỉ được bán sau 5 năm đưa vào sử dụng.

    Quá trình này kéo dài lên đến 9 năm, sau đó dự án mới được kiểm toán. Chỉ khi được kiểm toán xong, doanh nghiệp mới được nhận về khoản lợi nhuận cố định 10%.

    Trong khi đó, xuyên suốt cả quá trình thực hiện dự án, bản thân doanh nghiệp cũng không chắc chắn, khoản chi phí nào sẽ được ghi nhận là hợp lý, hợp lệ, khoản phí nào sẽ không được quyết toán, bị gạt đi. Chính vì vậy, doanh nghiệp làm nhà ở xã hội luôn trong trạng thái “hên xui”.

    Mới đây, lãnh đạo Sở Xây dựng TP Hà Nội đề xuất nâng lợi nhuận cho chủ đầu tư xây nhà xã hội lên 15-20%, thay vì mức cũ 10% vốn không thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia. Mức tăng này cũng là mong muốn của nhiều chủ đầu tư trên thị trường.

    Về điều kiện phát triển nhà xã hội, lãnh đạo Sở Xây dựng kiến nghị vẫn giữ quy định doanh nghiệp làm nhà xã hội được dành 20% đất ở xây nhà thương mại, thay vì cắt đi như trong dự thảo Luật Nhà ở Chính phủ trình Quốc hội.

    “Đây là cơ chế ưu đãi quan trọng để thu hút nhiều chủ đầu tư tham gia. Đây cũng là cơ sở hạ giá bán sản phẩm, hỗ trợ trực tiếp cho người mua nhà”, Sở Xây dựng đánh giá.

    Cũng theo Sở Xây dựng, việc lựa chọn doanh nghiệp làm nhà ở xã hội theo quy trình trong Luật Đấu thầu 2023 vẫn lâu, trong khi dự án cần chọn chủ đầu tư và triển khai sớm mới hiệu quả.

    Do đó, Sở Xây dựng đề xuất Luật Đấu thầu có quy định riêng về việc chọn chủ đầu tư qua hình thức bốc thăm giống nhiều nước trên thế giới đang triển khai, giúp rút ngắn thời gian.

    Chia sẻ về vấn đề này, chuyên gia kinh tế, TS Lê Xuân Nghĩa cũng nêu rõ, việc quy định chủ đầu tư hưởng tối đa 10% lợi nhuận khiến họ không mặn mà xây dựng nhà ở xã hội.

    Trong khi một dự án nhà ở xã hội phải mất 3 - 5 năm mới hoàn tất thủ tục hành chính cho đến lúc nhận quyết định cấp giấy phép xây dựng, số lượng thủ tục, giấy tờ có khi gấp đôi so với dự án nhà ở thương mại… gây tốn kém rất nhiều đối với doanh nghiệp.

    Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan đến tỷ lệ đất, quy hoạch đất, bố trí đất cho dự án nhà ở xã hội cũng chưa đáp ứng.

    Chính vì vậy, ông Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh nên bỏ quy định về lợi nhuận tối đa đối với các doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội. Thay vào đó, ban hành khung giá cho nhà ở xã hội phù hợp từng địa phương.

    https://laodong.vn/bat-dong-san/tan...oi-ngheo-co-co-hoi-tiep-can-nha-o-1268035.ldo
  6. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.939
  7. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.939
    Việc gỡ khó cho nhà ở xã hội nên cởi mở hơn với doanh nghiệp

    Thứ Ba, 21/11/2023, 08:22
    Hải Phòng mời đầu tư dự án nhà ở xã hội hơn 1.900 tỷ đồng
    Rất nhiều cuộc họp bàn tìm cách gỡ khó đã được diễn ra, trong đó các vướng mắc liên quan đến chính sách, nguồn vốn, quỹ đất được cho là những rào cản lớn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bên cạnh những rào cản lớn đó, một trong những nguyên nhân gây khó không kém khiến nhà ở xã hội vẫn đang gặp khó là chính sách thu hút doanh nghiệp tham gia.

    Quá ít so với nhu cầu

    Nhiều chính sách để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội đã được ban hành. Đến nay, Chính phủ đã ban hành 3 Nghị định, 3 Nghị quyết liên quan đến chính sách nhà ở cho công nhân, 3 Chỉ thị giao các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai, thực hiện chính sách về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và đã tổ chức 2 hội nghị toàn quốc liên quan đến chủ đề này. Nổi bật trong đó là Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

    [​IMG]
    Chính sách phát triển nhà ở xã hội hiện vẫn đang còn nhiều vướng mắc cần tháo gỡ.
    Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 3/4/2023 phê duyệt đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030". Theo đề án, cả nước phấn đấu đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 1.062.200 căn. Trong đó, giai đoạn 2021-2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn. Như vậy, nếu các dự án đã được cấp phép và chấp thuận chủ trương đầu tư hoàn thành đúng thời hạn sẽ cơ bản hoàn thành mục tiêu đến năm 2025. Đồng thời gói tín dụng 120 nghìn tỷ cũng đã được triển khai làm xung lực phát triển phân khúc nhà ở này.

    Thế nhưng theo con số của Bộ Xây dựng, từ đầu năm đến hết tháng 10/2023 chỉ có 10 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân được khởi công xây dựng trên cả nước. Khi hoàn thành sẽ cung ứng ra thị trường 19.853 căn hộ. Trong đó có 7 dự án nhà ở xã hội đã được khởi công xây dựng gồm: 4 dự án nhà ở xã hội được khởi công tại Hải Phòng (6.707 căn hộ), 1 dự án khởi công tại Hà Nội (720 căn hộ), 1 dự án tại Lâm Đồng (303 căn hộ), 1 dự án tại Thừa Thiên Huế (1.085 căn hộ).

    Bên cạnh đó có 3 dự án nhà ở công nhân được khởi công xây dựng trong 10 tháng vừa qua, gồm: 1 dự án tại Hải Phòng (2.538 căn hộ), 1 dự án tại Bình Định (1.500 căn hộ), 1 dự án tại Bắc Giang (7.000 căn hộ). Như vậy dù Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã quyết liệt thúc đẩy việc đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân từ đầu năm đến nay nhưng số dự án được khởi công xây dựng mới 10 tháng qua vẫn đếm trên đầu ngón tay.

    Trong khi đó, gói tín dụng 120 nghìn tỉ đồng gần như chưa giải ngân được vốn. Đối với việc giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỉ đồng từ 4 ngân hàng thương mại nhà nước, tính đến hết tháng 10 đã có 20 tỉnh, thành phố phê duyệt danh mục 52 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đủ điều kiện vay vốn ưu đãi, nhu cầu vay khoảng 25,8 nghìn tỉ đồng. Tuy nhiên, con số giải ngân từ gói tín dụng ưu đãi 120 nghìn tỉ đồng đến nay rất thấp, chỉ đạt khoảng 83 tỉ đồng. Nguyên nhân là do chưa có sản phẩm để giải ngân.

    Doanh nghiệp chưa thực sự mặn mà

    Nguyên nhân khiến nhà ở xã hội vẫn đang gặp khó đã được mổ xẻ, đề cập rất nhiều như: chính sách, nguồn vốn, quỹ đất. Đây đang là các lý do chính được đề cập đến rất nhiều nhưng một lý do quan trọng không kém đó chính là việc thu hút các doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà ở xã hội. Không ít chuyên gia cho rằng, cơ chế ưu đãi doanh nghiệp hiện nay không đủ hấp dẫn. Theo Viện trưởng Viện nghiên cứu Bất động sản Việt Nam Bùi Văn Doanh, việc thực hiện chính sách nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp được Đảng và Nhà nước rất quan tâm nhiều năm qua nhưng kết quả vẫn chưa được như mong muốn, thậm chí còn tồn tại nhiều bất cập, nghịch lý. Trong đó, nổi lên vấn đề là nguồn cung chưa đáp ứng đủ nhu cầu, nguồn cung rất hạn chế, nhỏ giọt trong khi cầu thì lại tăng lũy tiến hằng năm.

    "Một dự án nhà ở xã hội để hoàn thành thủ tục đầu tư doanh nghiệp phải mất vài năm. Trong khi đó, lợi nhuận lại bị khống chế không vượt quá 10%. Đây là mức trần rất khó thu hút chủ đầu tư. Cùng với đó, sau khi khởi công dự án, chủ đầu tư phải cung cấp thông tin cho Sở Xây dựng và công bố công khai việc mở bán để người dân trong diện đối tượng được mua biết và đăng ký. Đặc biệt, sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, duyệt hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật về đối tượng được mua chủ đầu tư dự án phải lập và gửi danh sách về Sở Xây dựng để kiểm tra… Như vậy, việc bán nhà phải tuân theo quy định rất khắt khe và có kiểm soát chặt chẽ. Vì vậy, về thực chất là Nhà nước đóng vai trò là người bán nhà chứ không phải là doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án. Nhà ở xã hội là mặt hàng đặc biệt do Nhà nước bao cấp qua giá và được thực hiện gần như theo nguyên tắc phân phối bằng hiện vật. Thế nhưng nếu như phát sinh các tình huống ví dụ như không bán được hàng thì doanh nghiệp vẫn phải chịu theo quy luật thị trường, tức là lời ăn lỗ chịu. Lợi nhuận kém hấp dẫn, trong khi thủ tục thì rất khó khăn khiến doanh nghiệp không mặn mà", ông Doanh nhận định.

    Đồng quan điểm, TS Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng cho rằng, về mặt chính sách cần có những ưu đãi thiết thực hơn để thu hút doanh nghiệp tham gia. Đầu tiên là việc gói tín dụng 120 nghìn tỷ hiện nay mới giải ngân được 83 tỷ đồng trên tổng số 1.095 tỷ đồng giá trị ký kết. Mức lãi suất 8,7%/năm đối với doanh nghiệp và mức 8,2%/năm đối với người mua nhà chưa đủ hấp dẫn để nhà đầu tư và người mua quyết định vay.

    Tại hội nghị trực tuyến triển khai công điện của Thủ tướng để gỡ khó cho thị trường bất động sản vừa diễn ra, một nội dung quan trọng cũng được Sở Xây dựng TP Hà Nội đề xuất để thu hút doanh nghiệp tham gia đó là nâng lợi nhuận cho chủ đầu tư xây nhà xã hội lên 15 - 20%, thay vì mức cũ 10%. Đây cũng là mong muốn của nhiều chủ đầu tư trên thị trường. Đồng thời, Sở Xây dựng TP Hà Nội cũng kiến nghị giữ nguyên quy định doanh nghiệp làm nhà xã hội được dành 20% đất ở xây nhà thương mại, thay vì cắt đi như trong dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi.

    Đây là cơ chế ưu đãi quan trọng để thu hút nhiều chủ đầu tư tham gia. Đây cũng là cơ sở hạ giá bán sản phẩm, hỗ trợ trực tiếp cho người mua nhà. Qua đó có thể thấy, chính sách ưu đãi để thu thút doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội là rất quan trọng nếu muốn sớm đạt mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội "sáng đèn" thời gian tới.

    https://cand.com.vn/dia-oc/viec-go-kho-cho-nha-o-xa-hoi-nen-coi-mo-hon-voi-doanh-nghiep-i714459/
  8. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.939
    Sắp có biến. Lâu rồi không thấy ce
    TuanTVN đã loan bài này
  9. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.939
    TuanTVN đã loan bài này
  10. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.939

Chia sẻ trang này