“ Đổ bộ" làm nhà ở xã hội” với gói 120.000 tỷ, HQC ông trùm NOXH

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thien_y, 04/08/2023.

2725 người đang online, trong đó có 45 thành viên. 02:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 39206 lượt đọc và 241 bài trả lời
  1. thien_y

    thien_y Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    2.196
    HQC trên đường về mệnh :-bd
    ThanTuDodongcuongthinh thích bài này.
    thien_y đã loan bài này
  2. thien_y

    thien_y Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    2.196
    Cần đẩy mạnh gói tín dụng 120.000 tỷ dành cho nhà ở xã hội
    Đây là kết luận của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.

    [​IMG]
    Văn phòng Chính phủ vừa ban hành kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.

    Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách tiền tệ, ngân hàng, trong đó hoàn thiện dự thảo Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung đúng tiến độ, chất lượng theo tinh thần bám sát vào thực tiễn và lấy ý kiến tham gia đầy đủ của các đối tượng điều chỉnh để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh.

    Tăng cường phân cấp, phân quyền, quy định trách nhiệm rõ ràng và cá thể hóa trách nhiệm cá nhân, bổ sung các quy định, công cụ để kiểm soát. Nghiên cứu luật hóa mối quan hệ giữa ngân hàng và người đi vay, quyền đòi nợ để nâng cao trách nhiệm người đi vay.

    Tiếp tục rà soát toàn diện các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành để sửa đổi, bổ sung, không để sơ hở, trục lợi, khoảng trống pháp lý gây mất an ninh, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

    Tập trung điều hành tăng trưởng tín dụng với cơ cấu hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế, hướng nguồn vốn tín dụng vào sản xuất, kinh doanh có trọng tâm, trọng điểm, có kiểm soát, tuân thủ quy luật thị trường, cạnh tranh lành mạnh.

    Tiếp tục các giải pháp đẩy mạnh giải ngân gói tín dụng 40.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất, 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội và 15.000 tỷ đồng cho ngành sản xuất đồ gỗ, thủy sản.
    Thủ tướng cũng yêu cầu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng phấn đấu tiết giảm chi phí, giảm chi tiêu, cắt bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để có dư địa giảm lãi suất, tăng khả năng tiếp cận tín dụng, tạo thuận lợi cho khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh theo tinh thần lợi ích hài hòa, khó khăn chia sẻ.

    Tiếp tục điều hành ổn định thị trường ngoại hối, ổn định giá trị đồng Việt Nam; nghiên cứu thực tiễn điều hành trong thời gian vừa qua để rút ra các bài học kinh nghiệm, phát huy hiệu quả hơn nữa các kết quả đã đạt được.

    Khẩn trương thực hiện hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025 theo quyết định ngày 8/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ và công tác xử lý nợ xấu theo nghị quyết số ngày 21/6/2017 của Quốc hội, hạn chế nợ xấu phát sinh.

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán hiệu quả, lành mạnh, an toàn, bền vững.

    Tiếp tục hoàn thiện các khung khổ pháp lý, có công cụ kiểm soát rủi ro, nghiên cứu phân biệt giữa trái phiếu phát hành bởi các tổ chức kinh tế và các định chế để có cơ chế quản lý phù hợp.

    Tạo lập kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, giảm phụ thuộc vào vốn tín dụng ngân hàng; tăng cường công tác quản lý nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát liên thông giữa thị trường tiền tệ, tín dụng với thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

    Đồng thời, phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản theo đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tiễn để hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
    ThanTuDo thích bài này.
    thien_y đã loan bài này
  3. vitco76

    vitco76 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2020
    Đã được thích:
    1.846
    Mời cổ đông HQCer thưởng ngoan tranh .
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 07/08/2023, Bài cũ: 07/08/2023 ---
    Tranh thủ mà múc
    ThanTuDothien_y thích bài này.
    thien_y đã loan bài này
  4. thien_y

    thien_y Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    2.196
    Huy động mọi nguồn lực tham gia phát triển nhà ở xã hội

    (Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định quá trình triển khai thực hiện các chính sách về nhà ở xã hội (NƠXH) đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được khắc phục.
    [​IMG]
    Bộ trưởng Bộ Xây dựng phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Toàn Thắng
    Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị triển khai Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".

    Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định nhiều năm vừa qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Hàng trăm nghìn hộ gia đình thu nhập thấp và hàng trăm nghìn công nhân được cải thiện nhà ở, có chỗ ở ổn định, an toàn.

    Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện các chính sách về NƠXH cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được khắc phục như quy hoạch bố trí quỹ đất phát triển NƠXH; cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển NƠXH, nhà ở cho công nhân; trách nhiệm của Nhà nước trong việc bố trí nguồn vốn ưu đãi cho vay để phát triển NƠXH; sự quan tâm của chính quyền địa phương, của doanh nghiệp trong việc chăm lo nhà ở cho người dân, đặc biệt là đối tượng thu nhập thấp khu vực đô thị, công nhân khu công nghiệp...

    Từ những khó khăn vướng mắc nêu trên, Bộ Xây dựng đã trình và Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 3/4/2023 phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030", trong đó đặt ra quan điểm và mục tiêu cụ thể.

    Phấn đấu đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 1.062.200 căn. Trong đó, giai đoạn 2021-2025, hoàn thành khoảng 428.000 căn; giai đoạn 2025-2030, hoàn thành khoảng 634.200 căn; đồng thời giao chỉ tiêu hoàn thành NƠXH cụ thể cho các địa phương trong từng giai đoạn (2022-2025 và 2025-2030).

    Đề án cũng đã đề ra các giải pháp đồng bộ để các bộ, ngành Trung ương, địa phương, doanh nghiệp triển khai.

    [​IMG]
    Toàn cảnh hội nghị - Ảnh: VGP/Toàn Thắng

    Huy động mọi nguồn lực tham gia phát triển NƠXH
    Để bảo đảm việc triển khai, thực hiện Đề án đạt mục tiêu đề ra, hội nghị này nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc và có giải pháp thực hiện hiệu quả trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh.

    Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung đánh giá đúng thực trạng, kết quả đã triển khai trong thời gian qua; chỉ rõ tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất giải pháp thiết thực, hiệu quả nhất là giải pháp về huy động mọi nguồn lực từ xã hội cùng tham gia với sự hỗ trợ của Nhà nước để thúc đẩy việc phát triển NƠXH nhằm đạt mục tiêu của Đề án.

    Bên cạnh đó, cần tập trung vào các vấn đề liên quan đến thể chế chính sách, các thủ tục đất đai đầu tư-xây dựng, cải cách thủ tục hành chính...
    Cập nhật thông tin mới nhất, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, theo báo cáo của các địa phương, tính đến ngày 18/5/2023, trong giai đoạn 2021-2025, cả nước đã hoàn thành hoàn thành 41 dự án NƠXH khu vực đô thị, quy mô xây dựng khoảng 19.516 căn; đang tiếp tục triển khai 294 dự án với quy mô xây dựng khoảng 288.499 căn.

    Cụ thể, Chương trình phát triển NƠXH dành cho công nhân khu công nghiệp hoàn thành đầu tư xây dựng 7 dự án với quy mô
    xây dựng khoảng 5.314 căn hộ; đang tiếp tục triển khai 93 dự án với quy mô xây dựng khoảng 127.272 căn hộ.

    Chương trình phát triển NƠXH cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị: Hoàn thành việc đầu tư xây dựng 34 dự án, quy mô xây dựng khoảng 14.202 căn hộ; đang tiếp tục triển khai 201 dự án, quy mô xây dựng khoảng 161.227 căn hộ.

    Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, thời gian tới, Bộ Xây dựng tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong việc sửa đổi một số luật như Luật Đất đai, Luật Đấu thầu; tập trung sửa đổi chính sách, trình tự thủ tục dự án chính sách ưu đãi Nhà nước, chính sách cho lực lượng vũ trang; tiếp tục tháo gỡ vướng mắc nhà ở cho công nhân; báo cáo Thủ tướng Chính phủ phủ trình duyệt xem xét thực hiện chính sách NƠXH.
    ThanTuDo thích bài này.
    thien_y đã loan bài này
  5. thien_y

    thien_y Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    2.196
    45tr nay hàng T2,5 về tài khoản, giờ mới khớp hơn 13tr….HQC bị nhốt hết rồi, kéo thôi:-bd
    --- Gộp bài viết, 08/08/2023, Bài cũ: 08/08/2023 ---
    HQC kéo rồi:drm1:drm1:drm1
    ThanTuDo thích bài này.
    thien_y đã loan bài này
  6. thien_y

    thien_y Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    2.196
    Phát triển nhà ở xã hội
    Tháng 4/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030".
    Ngay từ đầu năm 2023, nhiều công trình nhà ở xã hội trên cả nước đã khởi công xây dựng. Báo cáo thị trường bất động sản quý II/2023 của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, tính đến ngày 18/5/2023, cả nước đã hoàn thành 41 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị, quy mô xây dựng khoảng 19.516 căn, đạt 4,6% so với mục tiêu đề ra; đang tiếp tục triển khai 294 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 288.499 căn.

    Về phía ngành Ngân hàng, ngoài các khoản cho vay mua, sửa chữa nhà ở thông thường, các TCTD đã triển khai gói tín dụng quy mô 120.000 tỷ đồng với lãi suất thấp hơn 1,5 - 2%/năm dành cho người mua nhà và chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây lại chung cư cũ. Thị trường kỳ vọng gói tín dụng với lãi suất ưu đãi này của ngân hàng sẽ tạo động lực thúc đẩy nhà ở xã hội phát triển.

    Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ liên quan tới gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú cho biết, đến nay có 9 UBND tỉnh gửi văn bản công bố danh mục dự án tham gia chương trình tới NHNN với 23 dự án và 1 UBND tỉnh công bố trên Cổng thông tin điện tử (Phú Thọ) với 3 dự án. Tổng nhu cầu vay vốn của 26 dự án này là khoảng 12,8 nghìn tỷ đồng. Ngày 16/6/2023, BIDV đã ký hợp đồng tín dụng tài trợ 1 dự án nhà ở xã hội tại tỉnh Phú Thọ với số tiền cấp tín dụng khoảng 95 tỷ đồng và đã giải ngân 20,5 tỷ đồng. Agribank cũng đã cấp tín dụng đối với 1 dự án với số tiền cam kết cấp tín dụng là 950 tỷ đồng, dự kiến giải ngân trong quý III/2023. Đồng thời hiện nay, các NHTM đang chủ động tiếp cận với khoảng 16 dự án thuộc danh mục được công bố.

    [​IMG]
    Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng sẽ tạo động lực thúc đẩy nhà ở xã hội phát triển trong thời gian tới
    Đại diện BIDV cũng cho biết, ngay từ khi bắt đầu triển khai chương trình, ngân hàng đã tích cực tiếp cận các dự án đủ điều kiện nhằm cung ứng kịp thời nguồn vốn hợp lý cho người thu nhập thấp, người lao động khó khăn sớm có nhà ở. Ngân hàng sẽ phối hợp giải ngân nguồn vốn tài trợ một cách hiệu quả, góp phần từng bước đáp ứng nhu cầu thiết yếu về nhà ở xã hội cho người dân.

    Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho rằng, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường nhà ở xã hội phát triển trong những năm tới. Tuy nhiên thời điểm hiện tại thì gói tín dụng này vẫn chưa phát huy tác dụng mạnh, do phần lớn các dự án thuộc đối tượng được vay vẫn đang trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư.

    Trong khi theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, nguyên nhân khiến việc giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng chậm một phần cũng bởi Bộ Xây dựng giao cho UBND các tỉnh phê duyệt các danh mục dự án đủ điều kiện để ngân hàng cho vay. Hiện một số địa phương cũng đã phê duyệt danh sách và gửi cho NHNN. Tuy nhiên, qua rà soát nhiều dự án trong danh sách này chưa đạt yêu cầu về pháp lý để có thể giải ngân.

    Có thể nói, việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, nhất là thị trường nhà ở xã hội đang được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Tổ công tác theo Quyết định số 1435/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật; Phối hợp với các bộ, ngành chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương doanh nghiệp triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021- 2030"; Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện rà soát, lập và công bố danh mục các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư...

    Hoan nghênh NHNN đã chỉ đạo các TCTD hạ lãi suất cho vay thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ người dân doanh nghiệp thông qua việc ban hành nhiều chủ trương chính sách mới như Thông tư 02/2023/TT-NHNN, Thông tư 03/2023/TT-NHNN... Thủ tướng yêu cầu NHNN tiếp tục rà soát việc cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp bất động sản; có giải pháp phù hợp, hiệu quả để doanh nghiệp, dự án bất động sản và người mua nhà tiếp cận được nguồn vốn tín dụng thuận lợi hơn, vừa tạo thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp, vừa kiểm soát được rủi ro, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, hiệu quả. Thủ tướng giao NHNN chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng; Các NHTM tiếp tục chia sẻ với doanh nghiệp, người dân, tạo điều kiện hạ lãi suất cho vay, đơn giản hoá các thủ tục hành chính cho vay; phát huy cơ sở dữ liệu dân cư trong quản lý, cho vay tín dụng. Doanh nghiệp phải hỗ trợ người mua nhà về thủ tục. Ngân hàng, doanh nghiệp và người mua nhà cần phát huy tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".

    Về phía ngành Ngân hàng, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo TCTD ưu tiên cấp tín dụng cho các dự án có hiệu quả, các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư; hướng tín dụng vào đáp ứng các nhu cầu thiết thực về nhà ở của người dân...https://thoibaonganhang.vn/phat-trien-nha-o-xa-hoi-142645.html …HQCer~o)
    ThanTuDo thích bài này.
    thien_y đã loan bài này
  7. thien_y

    thien_y Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    2.196
    Trao quyền phát triển nhà ở xã hội cho địa phương
    Suốt một thời gian dài, chính sách phát triển nhà ở được xây dựng theo hướng bố trí các quỹ đất nhà ở xã hội xen lẫn trong các dự án nhà ở thương mại để người nghèo được thụ hưởng hạ tầng, tiện ích chung với người giàu...
    Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) mà Chính phủ trình ra Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 đã xác định hướng đi mới về phát triển nhà ở xã hội: Vai trò, trách nhiệm chủ trì thực hiện chính sách nhà ở xã hội phải là của Nhà nước, thay vì giao trách nhiệm đó cho chủ đầu tư dự án bất động sản.

    Bên cạnh đó, Dự thảo bổ sung thêm quy định theo hướng giao trách nhiệm bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội cho chính quyền địa phương. Cụ thể, Điều 80 quy định khi lập, phê duyệt các loại quy hoạch, bao gồm quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị thì UBND cấp tỉnh phải bố trí đủ quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội theo Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở.

    Từ nhà ở xã hội xen kẹt tới nhà ở xã hội bố trí tập trung

    Các địa phương sẽ căn cứ nhu cầu nhà ở xã hội của người dân để chủ động bố trí quỹ đất. Việc trao quyền gắn liền với trách nhiệm (phải bố trí đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội) sẽ tạo cơ chế linh hoạt cho địa phương triển khai thực hiện.

    Quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội cũng không chỉ “nằm trên giấy”, trong các đồ án quy hoạch mà UBND cấp tỉnh phải có trách nhiệm bố trí theo đúng nhu cầu của người dân, phải kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực, phù hợp với nhu cầu sinh sống, làm việc của đối tượng thụ hưởng.

    UBND cấp tỉnh phải đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài phạm vi dự án và phải báo cáo HĐND bố trí ngân sách để bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các dự án nhà ở xã hội.

    Ngoài ra, dự thảo cũng khẳng định rõ: Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị không phải dành diện tích đất ở trong phạm vi dự án để xây dựng nhà ở xã hội.

    Với phương án đề xuất này, dường như cơ quan quản lý đã quyết “tách người nghèo ra khỏi người giàu” thay vì “trộn” người người nghèo với người giàu như phương án bố trí quỹ đất 20% nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị tại Luật Nhà ở hiện hành.

    [​IMG]
    Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) mà Chính phủ trình ra Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 đã xác định hướng đi mới về phát triển nhà ở xã hội
    Tôi cho rằng đây là “điểm trừ” của chính sách nhà ở xã hội trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đã trình Quốc hội cho ý kiến tháng 6 vừa qua bởi dự thảo đã kiên quyết: Chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, khu đô thị không phải bố trí quỹ đất nhà ở xã hội.

    Quy định này có phần cứng nhắc và đi ngược lại với nguyên tắc phân cấp, phân quyền gắn liền với trách nhiệm của địa phương trong xu hướng lập pháp hiện nay.

    Linh hoạt bố trí nhà ở xã hội

    Tôi cho rằng cần áp dụng phân quyền triệt để cho địa phương, để địa phương có toàn quyền lựa chọn bố trí quỹ đất nhà ở xã hội.

    Ví dụ, với địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, giá trị quỹ đất tại đô thị rất cao thì có thể quyết định không bố trí nhà ở xã hội trong các dự án “đất vàng” mà dành 100% cho phát triển nhà ở thương mại; tiền sử dụng đất thu được sẽ trích một phần để bồi thường, tạo lập quỹ đất nhà ở xã hội tại vùng ven đô thị, nơi có giá đất không quá cao nhưng vẫn gắn với cơ hội việc làm cho người dân.
    Ngược lại, với địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển chưa cao, nhu cầu nhà ở chưa quá lớn, giá trị quỹ đất tại đô thị ở mức vừa phải thì địa phương có thể quyết định bố trí một phần quỹ đất nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại (có thể với tỷ lệ linh hoạt, thay vì tối thiểu 20% so với quy định hiện hành).

    Trường hợp này thì quy định tại dự thảo (Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị không phải dành diện tích đất ở trong phạm vi dự án để xây dựng nhà ở xã hội) lại trở nên cứng nhắc, khiến địa phương không thể bố trí quỹ đất nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại. Nếu yêu cầu phải bố trí thì có thể gặp phải sự phản ứng của chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại do Luật quy định rõ không phải thực hiện.

    Sau khi các đại biểu Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đã phối hợp với cơ quan thẩm tra tiếp thu, hoàn chỉnh.

    Bản dự thảo lấy ý kiến các chuyên gia vào cuối tháng 7 đã gần như khôi phục lại quy định của Luật Nhà ở năm 2014: Tại các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III, chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại phải dành một phần diện tích đất ở đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội hoặc bố trí quỹ đất nhà ở xã hội ở vị trí khác ngoài phạm vi dự án tại cùng đô thị đó hoặc đóng tiền tương đương giá trị quỹ đất nhà ở xã hội.

    Phương án này cơ bản giống Luật Nhà ở hiện hành vốn đã phát sinh rất nhiều bất cập trong triển khai, khiến việc thực hiện chính sách nhà ở xã hội mới chỉ đạt được khoảng trên dưới 40% so với mục tiêu.

    Để chính sách nhà ở xã hội phát huy hiệu quả, tôi cho rằng Luật Nhà ở sửa đổi cần quán triệt nguyên tắc: giao toàn bộ quyền, trách nhiệm bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội cho chính quyền địa phương.

    Cụ thể, dự thảo cần giữ nguyên quy định khi lập, phê duyệt các loại quy hoạch (gồm quy hoạch tỉnh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị) thì UBND cấp tỉnh phải bố trí đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội.

    Các địa phương sẽ căn cứ nhu cầu của người dân để chủ động bố trí (được tùy chọn bố trí quỹ đất nhà ở xã hội độc lập hay trong đồ án quy hoạch khu đô thị). Việc trao quyền gắn liền với trách nhiệm cho địa phương sẽ tạo cơ chế linh hoạt, sáng tạo trong triển khai thực hiện.

    Tuy nhiên cần bãi bỏ quy định: Chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, khu đô thị không phải bố trí quỹ đất nhà ở xã hội. Theo đó, nếu địa phương căn cứ nhu cầu về nhà ở xã hội và quyết định bố trí một phần quỹ đất nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại (với tỷ lệ linh hoạt, có thể thấp hơn hay cao hơn 20%) thì cần cho phép địa phương, thay vì bắt buộc phải tách quỹ đất nhà ở xã hội khỏi dự án nhà ở thương mại.

    Lưu ý rằng với hình thức dự án nhà ở thương mại, khu đô thị thực hiện theo hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thì cơ quan nhà nước sẽ lập, phê duyệt quy hoạch để tổ chức đấu thầu.

    Nếu trong quy hoạch có bố trí một phần quỹ đất nhà ở xã hội thì đồ án quy hoạch này là một phần hồ sơ mời thầu, nhà đầu tư được lựa chọn phải triển khai theo đúng quy hoạch và chấp thuận chủ trương đầu tư. Nhà đầu tư không được phản đối việc bố trí quỹ đất nhà ở xã hội trong dự án do đã quy định rõ trong hồ sơ mời thầu.

    Trao quyền chủ động cho địa phương theo nguyên tắc phân cấp, phân quyền gắn liền với kiểm tra, giám sát luôn là cách thức hiệu quả để đưa các chính sách vào đời sống, giúp chính sách phảng phất hơi thở cuộc sống.https://vietnamnet.vn/trao-quyen-phat-trien-nha-o-xa-hoi-cho-dia-phuong-2175209.htmlNƠXH nóng quá, NƠXH là cứu cánh của các DN BĐS trong giai đoạn khó khăn
    ThanTuDo thích bài này.
    thien_y đã loan bài này
  8. thien_y

    thien_y Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    2.196
    Giải mã điểm nghẽn bất động sản, nhà ở xã hội
    08/08/2023 | 20:23
    TPO - Theo Trưởng đoàn giám sát Trần Thanh Mẫn, quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra mạnh mẽ, với tốc độ nhanh, kéo theo nhiều hệ lụy, ảnh hưởng trực tiếp đến người có thu nhập thấp, đối tượng chính sách.

    Ngày 8/8, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023" chủ trì phiên họp thứ nhất của đoàn giám sát.

    [​IMG]
    Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Ảnh: QH.

    Đoàn giám sát chuyên đề này được thành lập theo Nghị quyết số 95 của Quốc hội, do ông Trần Thanh Mẫn làm Trưởng Đoàn; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh làm Phó Trưởng Đoàn Thường trực. Các Phó Trưởng Đoàn gồm: Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh.

    Đoàn giám sát nhằm đánh giá một cách toàn diện, khách quan, trung thực các kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.

    Phạm vi giám sát là việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ ngày 1/7/2015 đến hết ngày 31/12/023 trên phạm vi cả nước.
    Về nội dung, Đoàn giám sát tập trung làm rõ các khó khăn, vướng mắc của các dự án bất động sản; tình hình xử lý các sai phạm trong lĩnh vực bất động sản; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế xuất phát từ thể chế, quy định pháp luật và việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai, quy hoạch, đầu tư, nhà ở, đô thị, xây dựng, nguồn vốn tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp…

    Cùng với đó là các chương trình, kế hoạch, các hình thức phát triển nhà ở xã hội; đối tượng và điều kiện được thụ hưởng chính sách về nhà ở xã hội; quỹ đất, nguồn vốn để xây dựng nhà ở xã hội; việc thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội; loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội; việc xác định giá thuê, giá thuê mua, giá bán nhà ở xã hội…

    [​IMG]
    Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Phương - Ủy viên Đoàn giám sát. Ảnh: QH.
    Phát biểu chỉ đạo, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, đây là một trong 4 chuyên đề sẽ thực hiện giám sát trong năm 2024 và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8. Ông nhấn mạnh thị trường bất động sản hiện có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế, tác động trực tiếp và rộng lớn đến người dân, doanh nghiệp, tăng trưởng và phát triển kinh tế.

    Theo Trưởng đoàn giám sát, hiện nay thị trường bất động sản đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, mà yêu cầu cơ bản, xuyên suốt đó chính là việc hoàn thiện cơ chế pháp lý đồng bộ và thực thi minh bạch thông tin thị trường.

    Cùng với đó, quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra mạnh mẽ, với tốc độ nhanh, kéo theo nhiều hệ lụy, ảnh hưởng trực tiếp đến người có thu nhập thấp, đối tượng chính sách… Những đối tượng này khó tiếp cận được các chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, tình trạng mất cân đối trong cơ cấu nhà ở đô thị ngày càng cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bất ổn xã hội.

    Nêu vấn đề này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho rằng, giải pháp về cơ chế, chính sách và tổ chức thực thi đối với nhà ở xã hội sẽ góp phần bảo đảm an sinh và công bằng xã hội.

    Yêu cầu cơ bản đặt ra đối với đoàn giám sát là phải đề cao trách nhiệm, góp phần “giải mã” được thực chất những vấn đề thực tiễn đang đặt ra để quá trình tiếp tục hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực thi pháp luật tốt hơn.

    Trên cơ sở đó, ông Trần Thanh Mẫn yêu cầu rà soát, điều chỉnh về tiến độ làm việc với bộ, ngành, địa phương, không dồn lịch làm việc vào giai đoạn cuối, tránh bị động.

    Lãnh đạo Quốc hội cũng lưu ý, đoàn giám sát chuyên đề cần tiếp tục tinh thần đổi mới, cải tiến trong cách làm, góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ cả về nhận thức, hành động, đáp ứng được yêu cầu của cử tri và Nhân dân cả nước….https://tienphong.vn/giai-ma-diem-nghen-bat-dong-san-nha-o-xa-hoi-post1558618.amp
    ThanTuDo thích bài này.
    thien_y đã loan bài này
  9. thien_y

    thien_y Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    2.196
    Chính phủ và các Bộ, Nghành đang tích cực tháo gỡ khó khăn cho NƠXH…HQC lên 1x
    ThanTuDo thích bài này.
    thien_y đã loan bài này
  10. thien_y

    thien_y Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    2.196
    Nghị quyết 98 giúp TP.HCM gỡ nút thắt đầu tư nhà ở xã hội
    Hàng loạt bất cập trong việc phê duyệt dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM sẽ được tháo gỡ khi nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố được triển khai.
    Mục tiêu 70.000 căn nhà ở xã hội

    Tại chương trình “Dân hỏi – Chính quyền trả lời” tháng 8/2023, đại diện Sở Xây dựng TP.HCM đã thông tin về những điểm mới về chương trình phát triển nhà ở xã hội khi TP.HCM triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố (Nghị quyết 98).

    Theo ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, cùng với chỉ tiêu trong đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội (NƠXH) của Chính phủ, TP.HCM còn phải hoàn thành mục tiêu phát triển NƠXH do HĐND TP.HCM giao.

    Cụ thể, đến năm 20230, TP.HCM phải hoàn tất xây dựng tối thiểu 70.000 căn. Trước mắt, giai đoạn đến năm 2025, mục tiêu phải có tối thiểu 3.500 căn, tương ứng 2 triệu m2 sàn. Trong đó, 500.000 m2 sàn là NƠXH cho thuê.

    Ông Khiết cho rằng, đối với dự án NƠXH hiện nay, việc kêu gọi đầu tư vốn ngoài xã hội rất khó, bởi chủ đầu tư bị kiểm soát giá bán, lợi nhuận và đối tượng mua. Điều này dẫn đến thời gian hoàn thành một dự án NƠXH dài hơn dự án nhà ở thương mại bình thường.

    [​IMG]
    TP.HCM được giao chỉ tiêu đến năm 2030 phải hoàn tất xây dựng ít nhất 70.000 căn NƠXH. (Ảnh: Hoàng Hà)
    Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng, Nghị quyết 98 cho TP.HCM thực hiện cơ chế đặc thù đối với NƠXH, trước tiên là về quy hoạch.

    Cụ thể, nhiệm vụ quy hoạch chi tiết được lập đồng thời với đồ án quy hoạch chi tiết. Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết được thực hiện cùng một thời điểm.

    Trước đây, việc lập nhiệm vụ quy hoạch chi tiết và đồ án quy hoạch chi tiết được tách làm hai giai đoạn, mất từ 6 tháng đến 1 năm. Hiện, hai thủ tục này được thực hiện cùng lúc, giúp rút ngắn được thời gian.

    Cơ chế đặc thù thứ hai là chỉ tiêu quy hoạch. Nếu như trước đây, chỉ tiêu quy hoạch dự án NƠXH phải hoàn toàn căn cứ theo quy hoạch cấp trên, tức từ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/5.000 xuống quy hoạch chi tiết 1/2.000 rồi đến quy hoạch chi tiết 1/500.

    Nay, Nghị quyết 98 đã cho phép TP.HCM khi phê duyệt chỉ tiêu quy hoạch dự án NƠXH được áp dụng các chỉ tiêu sao cho phù hợp với quy chuẩn và tuân thủ pháp luật về NƠXH. Tức là hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc được tăng lên nhưng vẫn đảm bảo số lượng nhà ở, số lượng cư dân và phù hợp quy chuẩn.

    Khi dự án NƠXH được chấp thuận chủ trương đầu tư thì những chỉ tiêu này sẽ được cập nhật ngược trở lại vào trong các đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 và quy hoạch chi tiết 1/500 chứ không điều chỉnh tuần tự quy hoạch rồi mới chấp thuận chủ trương đầu tư như trước đây.

    Cơ chế đặc thù thứ ba là về đất đai. Theo quy định pháp luật hiện nay, nhà đầu tư phải có đất ở hợp pháp hoặc đất ở hợp pháp và các loại đất khác mới được đầu tư dự án nhà ở.

    Tuy nhiên, với Nghị quyết 98, nhà đầu tư có các loại đất khác không phải đất ở, miễn phù hợp quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất, thì được phát triển NƠXH.

    “Nghị quyết 98 gỡ vướng rất nhiều các vấn đề về pháp lý đất đai, quy hoạch và chỉ tiêu quy hoạch đối với dự án NƠXH, góp phần thu hút các nhà đầu tư tham gia phát triển NƠXH. Hiện nay, vốn ngân sách trung hạn từ nay đến năm 2025, TP.HCM chỉ bố trí được 3.800 tỷ đồng để phát triển loại hình nhà ở này”, ông Khiết đánh giá.
    Chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại được chọn vị trí xây nhà ở xã hội

    Để triển khai những nội dung của Nghị quyết 98 như nói trên, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, UBND TP.HCM sẽ có chỉ đạo UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức rà soát lại các quy hoạch chi tiết. Từ đó, tiến hành song song điều chỉnh nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 để các dự án NƠXH có thể thực hiện được ngay.

    Tiếp đến, TP.HCM sẽ phê duyệt các nhiệm vụ, chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc của các dự án để cho phép nhà đầu tư cập nhật những chỉ tiêu này vào đồ án quy hoạch chi tiết 1/2.000 mà không phải điều chỉnh quy hoạch trước.

    Về vấn đề đất đai, Nghị quyết 98 cho TP.HCM áp dụng căn cứ quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà ở để quyết định cho chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại được lựa chọn dành 20% quỹ đất tại dự án để xây NƠXH hoặc xây NƠXH tại vị trí khác phù hợp quy hoạch.

    “Việc xây dựng tập trung tại một khu vực sẽ giúp các dự án NƠXH đồng bộ không gian kiến trúc, hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội. Còn như hiện nay, tại một dự án nhà ở thương mại lại có một phần nhỏ NƠXH, như vậy sẽ không đồng bộ về quy hoạch lẫn kiến trúc”, ông Khiết nói.
    [​IMG]
    Ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM. (Ảnh: Anh Phương)
    Theo ông Khiết, một vấn đề quan trọng nữa là nguồn vốn vay dành cho người mua NƠXH. Hiện TP.HCM có hai định chế tài chính để hỗ trợ người mua NƠXH, đó là Ngân hàng Chính sách xã hội và Quỹ Phát triển nhà ở thành phố.

    Quỹ Phát triển nhà ở TP.HCM chủ yếu tập trung cho những người hưởng lương ngân sách vay mua NƠXH. Mức vay tối đa khoảng 900 triệu đồng/trường hợp và lãi suất chỉ 4,7%/năm.

    Trong khi đó, Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay tối đa 700 triệu đồng/trường hợp và lãi suất 4,8%/năm. Tuy nhiên, điều kiện để vay được cũng không dễ.

    “Muốn phát triển NƠXH thì trước tiên phải giải quyết được nguồn vốn cho người mua tiếp cận. Sở Xây dựng sẽ kiến nghị UBND TP.HCM theo hướng tăng nguồn vốn vay của Quỹ Phát triển nhà ở thành phố và mở rộng đối tượng được vay”, ông Khiết nói.

    Đối với chủ đầu tư dự án NƠXH, Phó Giám đốc Sở Xây dựng thông tin, liên quan đến gói vay 120.000 tỷ đồng, trên địa bàn TP.HCM hiện có 6 chủ đầu tư dự án đủ điều kiện tham gia và 1 chủ đầu tư đã tiếp cận được vốn vay của chương trình này. https://vietnamnet.vn/nghi-quyet-98...-dau-tu-nha-o-xa-hoi-nhu-the-nao-2174871.html HQC ông trùm NƠXH ngon rồi
    ThanTuDo thích bài này.
    thien_y đã loan bài này

Chia sẻ trang này