Đôi lúc ta nên sống chậm lại....hay tự nhìn lại bản thân mình.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi dungnanlamlai, 23/05/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3039 người đang online, trong đó có 75 thành viên. 05:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 14452 lượt đọc và 72 bài trả lời
  1. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    [};-
  2. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Bàn về văn hóa "Cảm Ơn" và "Xin Lỗi" của người Việt
    Có lẽ khỏi phải nói, ai cũng đều biết rằng khi người khác làm giúp mình 1 điều gì đó, cần phải có lời "cảm ơn" và khi mình sai, hãy nói lời "xin lỗi". Đó đơn giản là văn hóa! Tuy nhiên, văn hóa "cảm ơn" và "xin lỗi" phổ biến của người Việt Nam chúng ta quả là có nhiều điều đáng phải ngẫm nghĩ.

    [​IMG]

    Hai tuần trước là ngày kỉ niệm ngày 22 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Trường Sa của Việt Nam. Theo truyền thống đạo lí của người Việt chúng ta phải ghi ơn những người đã nằm xuống trong nỗ lực bảo vệ chủ quyền đất nước. Nhưng rất tiếc hình như trong giới quan chức ít ai nhớ đến ngày này, đến nổi báo chí không thấy nhắc đến cụ thể.

    Cám ơn và xin lỗi đôi khi trở thành một đề tài xã hội. Khoảng 2 năm trước đây, viết trên báo Tuổi Trẻ, một người Hàn Quốc đang làm việc tại Việt Nam “phàn nàn” rằng người Việt Nam ít nói xin lỗi. Tiếp theo đó là một thư khác của bạn đọc người Việt chỉ ra rằng chẳng những ít nói xin lỗi, mà người Việt còn ít nói cám ơn. Điều này có vẻ mâu thuẫn với truyền thống đạo lí của người Việt, vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo,ghi ơn tiền nhân. Nhưng có lẽ trong cuộc sống bề bộn của thời thực dụng kinh tế, không ít người Việt, trong đó có cả những quan chức, quên nói lời cám ơn. Và, sự thiếu sót này có thể ảnh hưởng đến quốc thể và gây ấn tượng không đẹp ở người nước ngoài về người Việt.

    Câu chuyện mà tôi sắp kể sau đây còn cho thấy hình như trong một số quan chức, thể hiện sự tri ân vẫn còn khá khó khăn. Anh là một kĩ sư người Đức, do cơ duyên nào đó, lấy vợ Việt Nam và quê vợ ở một làng nghèo thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Có lẽ để làm một nghĩa cử đẹp cho quê vợ, anh về Đức quyên tiền, và đem số tiền đó về quê vợ xây một bệnh xá cho người dân nghèo. Người dân trong làng ai cũng nhớ anh ta trực tiếp chỉ huy việc xây dựng, rất quan tâm đến chất lượng đến nổi cẩn thận gõ từng viên gạch để đánh giá xem thật hay dỏm. Kết quả là một bệnh xá khang trang và có chất lượng cao. Đến ngày khai mạc, các quan chức trong làng đua nhau cám ơn Đảng và Nhà nước, nhưng không có đến một lời cám ơn chàng rể người Đức dù anh có mặt trong buổi lễ khánh thành bệnh xá.

    Một câu chuyện “quên” cám ơn khác có liên quan đến Giáo sư Bùi Trọng Liễu, người vừa mới qua đời khoảng 10 ngày trước ở Paris. Gs Liễu là một người rất tâm huyết với nền giáo dục nước nhà, đóng góp hàng trăm bài viết để cải tiến giáo dục và chuẩn mực giáo sư. Gs Liễu cũng là một trong những người sáng lập ra Đại học dân lập Thăng Long, nay là Đại học Thăng Long. Sau 1 tuần Gs Liễu qua đời, tôi tò mò vào trang web của Đại học Thăng Long xem ban giám hiệu có lời nào về sự ra đi của Gs Liễu. Hoàn toàn không. Tôi rất ngạc nhiên. Nhưng nay thì tôi không còn ngạc nhiên nữa.

    Câu chuyện bên Úc mà tôi thuật ở đây cho thấy người phương Tây có cách thể hiện sự tri ân một cách thiết thực. Viện nghiên cứu y khoa Garvan của chúng tôi có nhu cầu thành lập một phòng thí nghiệm mới chuyên về phân tích di truyền, và may mắn thay, chúng tôi được một “đại gia” trong ngành bảo hiểm tài trợ để trang bị phòng óc và các thiết bị quan trọng. Hội động quản lí của Viện quyết định lấy tên của nhà tài trợ đặt tên cho phòng thí nghiệm. Ngày khai mạc, chúng tôi mời nhà tài trợ, phu nhân và con của ông đến tham dự, phát biểu ý kiến, và cắt băng khánh thành. Tôi để ý thấy chẳng những phòng thí nghiệm mang tên ông, mà ngay cả trước phòng thí nghiệm còn có một bảng đồng khắc một đoạn văn ghi ơn ông đã hỗ trợ tài chính cho việc thành lập phòng thí nghiệm. Đó là một cách ghi ơn của người phương Tây.

    Thật ra, trong xã hội Âu Mĩ, việc ghi nhận đóng góp của các nhà từ thiện được xem là một đặc điểm của văn minh. Ở các đại học, thỉnh thoảng các thương gia tài trợ cho một ghế giáo sư hay ghế chủ nhiệm một bộ môn khoa học, trường đại học thường lấy tên nhà tài trợ đặt cho chức danh giáo sư. Do đó, thỉnh thoảng chúng ta thấy một số giáo sư Âu Mĩ, chẳng hạn như ông bạn tôi kí tên là “Rebecca Cooper Professor of Medicine” để cho thấy người giữ chức danh giáo sư y khoa đó là do bà Rebecca Cooper tài trợ.

    Ngay cả trong các hội nghị khoa học có sự tài trợ của các công ty dược, ban tổ chức còn gửi thư nhắc nhở các nghiên cứu sinh hay các nhà nghiên cứu trẻ đến quầy của các công ty dược để nói một tiếng cám ơn. Nếu không có tài trợ của các công ty đó, chắc gì các nghiên cứu sinh được đi dự hội nghị. Lời cám ơn ở đây rất quan trọng, vì đó không chỉ là một cách tri ân người hỗ trợ, mà còn là một cử chỉ bày tỏ rằng ở trên đời mọi người đều phải tùy thuộc nhau mà sống.

    Có thời người Việt chúng ta có cảm nhận không đúng với người phương Tây. Hồi còn nhỏ, tôi thỉnh thoảng nghe người ta nói người phương Tây tuy bề ngoài tỏ ra lịch sự nhưng tâm thì họ vô đạo đức lắm, vô ơn lắm. Nhưng khi có dịp sống và làm việc chung với người Mĩ, Anh, Úc và Âu châu nói chung, tôi thấy quan điểm đó quá sai. Tôi thấy cám ơn và xin lỗi gần như là một nét văn hóa của người phương Tây. Ngày tôi mới sang Úc, tôi thấy hai chữ “thank you” (cám ơn) và “sorry” (xin lỗi) giống như là những chữ nằm lòng. Thật ra, ngay từ ngày mới vào học tiếng Anh, người ta dạy khi được hỏi “How are you today” (Hôm nay anh khỏe không), thì câu trả lời lúc nào cũng kèm theo hai chữ cám ơn –thank you. Phải có chữ cám ơn đằng sau. Đi chợ mua hàng, sau khi trả tiền, người bán hàng cũng “cám ơn”, và mình (người mua hàng) cũng “cám ơn” lại. Bên Mĩ, họ còn lịch sự hơn nữa: cám ơn, và chúc ông/bà một ngày tốt đẹp.

    Ở xã hội Âu Mĩ, trẻ em ngay từ lúc còn rất nhỏ đã được dạy phải có trách nhiệm xã hội, phải biết nói “cám ơn” và “xin lỗi”, và nói thật lòng chứ không nói qua quít. Khi lớn lên, họ chẳng những trở thành những người rất lịch sự mà còn rất có đạo đức, có trách nhiệm với cộng đồng. Họ không bao giờ quay mặt với một tai nạn để cho nạn nhân nằm chết trên đường lộ như ở Việt Nam ta.

    Ngược lại với Âu Mĩ, ở Việt Nam, tôi thấy hình như tần số của hai chữ “cám ơn” còn khá thấp. Dự nhiều hội nghị trong nước tôi ít thấy khi nào diễn giả cám ơn cộng sự hay nghiên cứu sinh, làm như tất cả slides và dữ liệu là tự họ sáng tạo ra vậy (một điều không thể)! Vào quán ăn, ăn uống xong và được nhân viên phục vụ, khách hàng chỉ việc tính tiền (hay cho thêm tiền “tip”), nhưng không hay ít nói lời cám ơn. Viết đến đây, tôi nhớ đến câu chuyện của Mahatma Gandhi rằng khi ông ăn trưa trong một quán ăn bình dân, sau khi trả tiền ông nói với người phục vụ lời nói cám ơn, và người phục vụ tâm sự: "Thưa ông, tôi sẽ nhớ ông mãi vì hơn 25 năm phục vụ ở đây, tôi chưa bao giờ nghe ai nói cám ơn".

    [​IMG]
    Trong thời buổi hội nhập quốc tế, tôi thiết nghĩ chúng ta nên thực hành văn hóa cám ơn. Thật ra, văn hóa này chẳng xa lạ gì với người Việt Nam. Như nói trên, người Việt có câu “Ăn trái nhớ kẻ trồng cây” để ghi ơn những người đi trước đã tạo nên nền móng cho ngày nay. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lúc sinh thời có nói một câu đơn giản mà nổi tiếng: sống trên đời cần phải có một tấm lòng, phải sống tử tế với nhau. Sống tử tế với nhau cũng có nghĩa là ghi nhận sự đóng góp và giúp đỡ của người khác. Cám ơn chẳng những tỏ lòng tri ân người mình thọ ơn mà còn là một cách tôn trọng nhân phẩm của người đó.

    Cảm ơn bài bình luận sâu sắc của Gs. Nguyễn Văn Tuấn
    Nguồn Yume.vn
  3. modep4

    modep4 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2007
    Đã được thích:
    14
    dân đô thị khó có TY đích thực -> cuối cùng 0 mang tiền ,xe ,vàng .... qua cõi bên kia dc thì kiếm cho ng 0 ở bên mình lúc nghèo 1 làm gì ? Gái miền TÂY thì bỏ đi sau 1 tg ngắn ,còn gái thủ đô sợ dư luận cười nên cố chịu (chì chiết ,chửi xéo ,so hàng xóm,.....) thêm 1,2 năm rồi cũng phắn -> thế thì thà bỏ liền khỏe hơn
    Dân nông thôn thì tốt hon
  4. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  5. dungnanlamlai

    dungnanlamlai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Đã được thích:
    11.127
    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-

    Biển khổ mênh mông sóng lụt trời,
    Khách trần chèo một lá thuyền chơi,
    Thuyền ai xuôi gió ai ngược gió,
    Xem lại cùng trong biển khổ thôi.
  6. Khavienthanh

    Khavienthanh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    69.377
    Tôi kể bạn nghe 1 câu chuyện:

    Đêm đó, cũng góc khuất đó+bóng tối đó, cũng tâm trạng đó nó cũng chỉ 1 mình ngồi đó, và nó cũng không nhìn thấy là đã bao nhiêu chai... = đôi mắt vô hồn sâu thẩm đó nhưng cũng chẳng muốn nhìn thấy ai.
    Một Bà cụ khẽ chạm vào nó và nói với nó... rồi nó nói: Con không có chơi vé số Bà ơi.
    Bất chợt nó xót lòng lấy ra và nói: Thật lòng con không có chơi vé số, con cho Bà nè.
    Và rồi Bà ấy nói: Bà bán vé số chứ không có đi xin tiền.

    Chợt ngay lúc đó vẻ như nó thất tỉnh, nó nhìn Bà, nhìn lại tâm hồn nó, nhìn lại cuộc đời...
    Thật lòng nó thấy chua cay, thấy đắng và nó khinh, nó khinh chính nó và nó khinh cả sự dơ bẩn của cuộc đời...
    Thói đời này loài người luôn tỏ ra Bồ Tát, luôn tỏ ra nguy hiểm để van xin được nể phục, van xin được nể trọng và khen ngợi ca tụng...
    Nhưng họ vẫn biết họ là kẻ giả tạo dối trá và thích khoe khoan sống ảo rồi hoang tưởng, vì thiếu nó họ biết họ rất tầm thường.

    Và rồi Bà ngồi xuống vì mệt: Cho tiền Bà không lấy, rót nước cho Bà Bà uống, lúc sau đói quá Bà chịu ăn.
    Nó hỏi: Khuya rồi bán không hết rồi Bà phải làm sao?
    Bà nói: bán không hết thì mai dậy sớm đi bán tiếp.
    Chạnh lòng nó mua hết sấp giấy số đó cho Bà:
    Nhưng Bà không bán và nói:
    Con nói không thích chơi vé số mà.

    Đến đây nó chợt hiểu và ấn lệ khóe mắt:
    Đáng nể, đáng kính và đáng trân trọng gấp trăm ngàn lần cái sự dối trá của cuộc đời này.
    Bà làm tôi kính trọng và thất tỉnh cái thói đời bản năng và thói quen thấp hèn đê tiện của loài người trong đó có tôi, nhưng cứ tỏ ra Bồ Tát, tỏ ra quan trọng và dối trá để được người đời a dua xua nịnh và ca tụng và tôn vinh mình.

    Nói đến đây ý là gì:
    Tình người:
    Bà là đại diện gần gũi nhưng không lợi dụng ai, không xin ai.
    Không nhờ ai và tự đi bằng đôi chân của chính mình, cũng chẳng mong chính quyền xạo xạo hay người đời cứu giúp để thêm lần nữa nợ lại đời, nợ lại người.... này nhiều thứ lắm.
    Last edited: 03/10/2023
  7. Songdep20

    Songdep20 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2021
    Đã được thích:
    148
  8. Khavienthanh

    Khavienthanh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    69.377
    Đêm nay ta say, say thật sự.
    Ta muốn nói là:................. " Cảm giác không có thì cảm xúc cũng không thể thăng hoa", tìm đâu giờ? @Songdep20

    ................. mà ai hiểu ta đâu mà để ta nói chứ?

    Songdep20, Trovecatbui88W_Melanie thích bài này.
  9. Trovecatbui88

    Trovecatbui88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2014
    Đã được thích:
    15.192
    Em hỏi thật, lúc anh xỉn có quên được người muốn quên không hay là càng nhớ hơn ạ? @};-:))
    Khavienthanh thích bài này.
  10. Khavienthanh

    Khavienthanh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/04/2014
    Đã được thích:
    69.377
    Trời đất em ơi.
    Ngay từ đầu anh đã không nhớ rồi có đâu mà quên.
    Vứt, vứt hết 1 con người không xứng và không đáng.
    Sự vô ơn tham lam tệ bạc đến mức anh không dám còn ký ức, xóa hết luôn, đúng hơn là tẩy não toàn tập để còn lại như tờ giấy trắng không còn gì trong anh.
    Từ khi anh quyết định buông bỏ chỉ 1 câu nói mà 10 năm nay anh luôn thực hiện: "Đây là lần cuối cùng anh nói chuyện với em", 1 cuộc chia tay không gây gỗ, không 1 lời nói ra để oán trách, 1 tòa án yên lặng, rất yên lặng xử đẹp đến nỗi không tranh giành phân chia tài sản chỉ vì 1 câu nói của anh: Anh không chấp còn tham gì cứ lấy theo đúng pháp luật, anh chìu hết.
    Tòa án còn có cảm giác rùng mình nhìn anh, sợ sự lạnh lùng hào phóng này, còn người ta có lẽ chưa biết sợ là gì, cả 1 đám bên đó hùng hổ đi theo ra tòa để trấn áp tinh thần hay muốn gì? rồi ngớ người ra đi về.
    Từ khi anh buông xuống thì xem như đoạn tuyệt kể cả tinh thần và xóa cả ký ức hết rồi em.

    Tuy nhiên em cũng là phụ nữ em biết, phụ nữ khi tuổi xế chiều dần già đi thì không chịu nỗi cô đơn và cô độc, theo thời gian em cũng hối hận và lương tâm cắn rứt, cũng như tự bị đày đọa hành hạ mình trong những cơn ác mộng, sự sám hối muộn màng do đã làm điều xấu, điều tàn nhẫn và điều bội bạc.....v.v.
    Có lúc anh cũng muốn nói và trả lời tin nhắn ( Anh không chặn tin nhắn.) rằng: Chết là hết, khi anh còn sống anh không thể tha thứ cho em được, anh không làm được.
    Như thế mà anh cũng lười, cũng chẳng trả lời luôn.
    Lại thêm cái trò mượn qua người bạn thân anh để chuyển lời: Khỏi mày miễn bàn, trừ khi nó tự nguyện trả hết tiền đã tham đã lấy của tao thì tao nhận, tao nhận cái của tao đã vô lý mất để tao đi cho lại anh em, cho lại đời, còn chuyện khác thì xin lỗi đoạn tuyệt.
    Last edited: 21/10/2023
    2TDNTrovecatbui88 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này