FTM - Nhân đôi tài khoản dù có hay không có TPP

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinacafe, 24/04/2017.

2596 người đang online, trong đó có 115 thành viên. 05:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 38904 lượt đọc và 518 bài trả lời
  1. MrPretender

    MrPretender Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2014
    Đã được thích:
    783
    chưa có margin nên chưa oánh được chứ sao
  2. vinacafe

    vinacafe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2016
    Đã được thích:
    247
    Khả năng lớn là như bác nói
    :-bd:-bd:-bd:-bd
  3. duy087976

    duy087976 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2017
    Đã được thích:
    1.319
    FTM, dài hạn mình không ngi ngờ
  4. duy087976

    duy087976 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2017
    Đã được thích:
    1.319

    FTM lợi nnuận ổn định, làm ăn tốt thế mà không ai thèm sao
    Jack_Sparrow19 thích bài này.
  5. MrPretender

    MrPretender Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2014
    Đã được thích:
    783
    Đằng sau ẻm có hậu thuẫn lớn lắm. Hàng sản xuất thật chất. Các bác cứ yên tâm mà múc
  6. maxmax

    maxmax Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2017
    Đã được thích:
    32
    Có một yếu tố bất di bất dịch trong hầu hết các hiệp định lớn mà dệt may VN đang theo đuổi, bao gồm cả RCEP, EVFTA hay TPP tái khởi động đó là đều có sự quy định bắt buộc về nguyên tắc xuất xứ sản phẩm dệt may - Quy tắc từ sợi trở đi. Nếu theo quy tắc này từ nội dung của hiệp định TPP cũ, hàng may mặc được sản xuất với nguyên liệu dệt đầu vào nhập khẩu từ các nước không nằm Hiệp định TPP sẽ không đủ điều kiện để miễn thuế.

    Vấn đề của Việt Nam nằm ở chỗ mặc dù phát triển dệt may thành ngành cạnh tranh mũi nhọn nhưng lại chưa phát triển quy mô các ngành phụ trợ tương ứng. Nguyên phụ liệu cho dệt may hầu hết nhập khẩu từ nước ngoài. Theo ước tính cho thấy khoảng 88% các loại sợi và vải sử dụng được nhập từ các nước khác trong đó chỉ có 8% tỷ trọng nhập khẩu sợi và vải của Việt Nam là từ các đối tác TPP trong năm 2014. Điều này một phần làm giảm thế chủ động của Việt Nam trong hoạt động sản xuất, vừa là cản trở lớn nhất khi Việt Nam khó có thể một sớm một chiều chủ động được nguyên phụ liệu cho các FTA sắp tới.

    Bảo phát triển công nghiệp phụ trợ mà mãi chưa đâu vào đâu nhỉ
    Lua_chin thích bài này.
  7. maxmax

    maxmax Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2017
    Đã được thích:
    32
    ỐN TRUNG QUỐC DỒN DẬP VÀO VIỆT NAM: QUAN NGẠI KHÔNG THỪA...
    Thứ 6, 16/06/2017 - 16:12
    Vốn đầu tư Trung Quốc rót vào Việt Nam, cả qua kênh đầu tư trực tiếp và gián tiếp, đang tăng mạnh từ đầu năm tới nay có thể mang tới nhiều quan ngại, trong bối cảnh các dự án đầu tư có liên quan tới các nhà thầu hoặc nhà đầu tư Trung Quốc trước đó đều cho thấy chất lượng kém.
    Báo cáo về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của Cục Đầu tư Nước ngoài cuối tháng Năm vừa qua cho thấy tổng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam trong năm tháng đầu năm là 12,13 tỷ USD. Con số trên bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký tăng thêm và cả vốn góp mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam. Các đối tác đầu tư lớn của Việt Nam dẫn đầu vẫn là Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore, nhưng điều đáng chú ý nhất là sự nổi lên của Trung Quốc.

    [​IMG]

    Nhà máy giấy Lee & Man của Công ty TNHH Lee & Man Việt Nam (Tập đoàn Lee & Man Paper Hong Kong - Trung Quốc) đầu tư tại Hậu Giang với số vốn 1,2 tỉ USD nhưng bị người dân trong vùng liên tục kiến nghị vì tình trạng ô nhiễm

    Nắm bắt cơ hội

    Tính từ đầu năm tới nay, Trung Quốc là quốc gia đầu tư lớn thứ tư vào Việt Nam, với hơn 1 tỷ USD. Nhưng nếu tính cả vốn đầu tư từ Đài Loan và đặc khu kinh tế Hồng Kông thì tổng vốn đầu tư của các nhà đầu tư Trung Quốc đổ vào Việt Nam trong cùng thời gian qua là 2,3 tỷ USD.

    Nếu như trước đây phần lớn vốn đầu tư Trung Quốc được thực hiện qua hình thức liên doanh, hoặc đầu tư trực tiếp mới, nhưng năm nay góp vốn mua cổ phần lại đang là một xu thế mới của nhà đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam.

    Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trung Quốc là đối tác góp vốn mua cổ phần lớn thứ hai tại Việt Nam, chỉ sau Hàn Quốc, trong năm tháng qua. Cụ thể, Hàn Quốc có hơn 580 lượt góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp Việt. Còn Trung Quốc đại lục có hơn 300 lượt góp vốn mua cổ phần. Nếu tính cả phần vốn góp mua cổ phần doanh nghiệp Việt của các nhà đầu tư đến từ vùng lãnh thổ Đài Loan, đặc khu Hồng Kông, số lượt góp vốn mua cổ phần Việt có yếu tố Trung Quốc là hơn 568 lượt.

    Tốc độ tăng vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam sẽ được thấy rõ hơn nếu so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, trong năm tháng vừa qua, tổng vốn của Trung Quốc đã tăng gấp 2 lần, trong đó, vốn mua cổ phần tăng hơn 10 lần so với năm tháng đầu năm 2016. “Việt Nam đang trong một giai đoạn rất giống với Trung Quốc 10 năm về trước, và bây giờ chính là thời điểm vàng, nhiều cơ hội đã qua ở Trung Quốc đang và sẽ lặp lại ở Việt Nam, và chúng tôi sẽ nắm bắt lấy chúng một lần nữa”, ông Chen Bin, nhà sáng lập quỹ đầu tư Đệ Nhất Hải Ngoại, Trung Quốc.

    Trong hai năm qua ông cùng một nhóm nhà đầu tư Trung Quốc đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Ông Chen cho biết cổ phiếu ở các ngành chứng khoán, ngân hàng, y tế, công nghệ thông tin và tiêu dùng sẽ là những “món hàng” hấp dẫn với các nhà đầu tư Trung Quốc như ông. “Đó là những ngành mà trong ba năm tới chúng tôi dự đoán là sẽ tăng trưởng rất mạnh. Thậm chí có ngành sẽ tăng trưởng gấp 5 gấp 10 lần hiện nay,” ông Chen nhận định.

    Những lo lắng từ thực tế

    Thực tế, vốn đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam tăng cũng phù hợp với xu hướng đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc. Năm 2016 các doanh nghiệp và nhà đầu tư Trung Quốc đã đầu tư ra nước ngoài 183 tỷ USD, tăng 44% so với năm 2015, và đưa Trung Quốc trở thành quốc gia có vốn đầu tư ra nước ngoài lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ.

    Với một quốc gia đang phát triển và cần vốn đầu tư như Việt Nam, đón nhận thêm làn sóng đầu tư từ bên ngoài vào là cần thiết. Nhưng đối với dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc, một số chuyên gia kinh tế cũng đã bày tỏ sự quan ngại nhất định.

    Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng Trung Quốc đang nâng tầm công nghệ của họ nên có một số ngành sử dụng công nghệ thấp hoặc lạc hậu thì Trung Quốc không ủng hộ để cho hoạt động trong nước và như vậy họ tìm cách chuyển ra nước ngoài. “Việt Nam là một nền kinh tế mà trình độ phát triển còn thấp, rất dễ bị tiếp nhận dòng sản phẩm như vậy," bà Lan nói.

    Sự lo lắng của bà Lan có thể xuất phát từ chính những dự án lớn không hiệu quả có liên quan tới các nhà thầu hoặc nhà đầu tư Trung Quốc. Trong đó, có thể kể đến dự án nhà máy đạm Ninh Bình. Với tổng vốn đầu tư lên tới 11.000 tỉ đồng, thế nhưng nhà máy này đã phải tạm dừng hoạt động do lỗ lũy kế hơn 2.000 tỷ đồng. Đại diện của nhà máy này thừa nhận, sự thiếu hiệu quả của dự án xuất phát từ việc chi phí sản xuất quá cao, dây chuyền máy móc thiết bị lạc hậu, thường xuyên gặp sự cố. Đáng chú ý là dây chuyền máy móc của nhà máy này chủ yếu được nhập bởi nhà thầu Trung Quốc. Dự án thứ hai có thể kể đến là dự án mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên. Khởi công từ năm 2007, song đến nay, nhà máy vẫn chưa thể đi vào hoạt động. Số lượng máy móc được nhập từ Trung Quốc của dự án này cũng đang có nguy cơ đắp chiếu do lạc hậu.

    Tất nhiên, trong một nền kinh tế hội nhập, Việt Nam không thể ngăn cản được dòng vốn đầu tư Trung Quốc. Nhưng theo nhiều chuyên gia kinh tế, quá trình chọn lọc và phê duyệt các dự án đầu tư cần phải được thực hiện chặt chẽ để đảm bảo các công nghệ lạc hậu từ Trung Quốc không “có chân” chạy sang Việt Nam.
  8. Lua_chin

    Lua_chin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/01/2017
    Đã được thích:
    35
    Nó lại muốn thâu tóm từ kinh tế trở đi luôn à???????????
    :">:">:">:">:">
    maxmax thích bài này.
  9. maxmax

    maxmax Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2017
    Đã được thích:
    32
    Thằng TQ chỉ có trong RCEP thôi, còn EVFTA với cả TPP nó không có nên kiểu gì cũng phải vào VN đầu tư sợi, dệt may để được ăn ké. Bọn Tàu bẩn bụng quen rồi
    --- Gộp bài viết, 19/06/2017, Bài cũ: 19/06/2017 ---
    Cái éo gì của VN mà chúng nó chẳng nhòm ngó bác :D
    Black_Money thích bài này.
  10. Lua_chin

    Lua_chin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/01/2017
    Đã được thích:
    35
    Công nhận. TCM cũng dệt may nó chạy rồi. Con này làm mình dệt ngon vậy mà chưa chạy chắc phải có uẩn khúc. EPS tạm ổn
    maxmax thích bài này.

Chia sẻ trang này