FTM - Nhân đôi tài khoản dù có hay không có TPP

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinacafe, 24/04/2017.

2435 người đang online, trong đó có 40 thành viên. 03:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 38896 lượt đọc và 518 bài trả lời
  1. duy087976

    duy087976 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2017
    Đã được thích:
    1.319
    chi moi bat dau thoi
  2. maxmax

    maxmax Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2017
    Đã được thích:
    32
    TT đi 7đ và FTM xanh rì :drm1:drm1:drm1:drm1:drm1:drm1
  3. MrPretender

    MrPretender Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2014
    Đã được thích:
    783
    FTM hôm nay ngon quá nhỉ :)
  4. maxmax

    maxmax Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2017
    Đã được thích:
    32
    Yêu quá..................
    MrPretender thích bài này.
  5. maxmax

    maxmax Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2017
    Đã được thích:
    32
    Sáng sớm lại một màu xanh dịu êm rồi các bác nhể :D
    MrPretender thích bài này.
  6. MrPretender

    MrPretender Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2014
    Đã được thích:
    783
    IBC, FTM hôm nay xanh ngon!
    maxmax thích bài này.
  7. vinacafe

    vinacafe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2016
    Đã được thích:
    247
    SAu phiên hôm qua FTM chính thức thoát Trend đi ngang. Các bác chú ý ra vào nhịp nhàng nhé. Chắc chắn có ăn. Hàng cơ bản nên các bác cứ yên tâm nắm giữ, chưa lãi thì ko bán!
    maxmax thích bài này.
  8. vinacafe

    vinacafe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2016
    Đã được thích:
    247
    DỆT MAY VIỆT NAM VỚI NHỮNG TÍN HIỆU PHỤC HỒI XUẤT KHẨU
    Thứ 6, 16/06/2017 - 15:52
    Ngành Dệt may nước ta hiện có trên 6.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động, giải quyết việc làm cho khoảng 2,5 triệu lao động. Đây được đánh giá là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, khác với kết quả tăng cao liên tục về kim ngạch xuất khẩu của một số năm về trước, từ 2016 đến nay, thực sự là quãng thời gian đầy khó khăn đối với ngành Dệt may Việt Nam.

    Trước mục tiêu xuất khẩu 30 tỷ USD của năm 2017, đòi hỏi các DN trong nước cần có sự nỗ lực và cố gắng nhiều hơn nữa.

    Mặc dù 2016 là năm Việt Nam triển khai, thực hiện nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong năm lại thấp hơn so với kỳ vọng. Với trị giá 28,3 tỷ USD, bao gồm các mặt hàng may, vải và sợi, xuất khẩu dệt may nước ta năm qua tăng trưởng 5,6% và đây là mức tăng trưởng xuất khẩu thấp nhất trong mười năm qua. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do hàng dệt may Việt Nam phải chịu mức thuế suất cao so với các nước xuất khẩu khác. Cụ thể tại thị trường châu Âu, trong khi hàng may mặc của nước ta phải chịu mức thuế từ 9 – 12% thì thuế suất áp dụng cho hàng của các nước khác như Campuchia, Bangladesh, Lào là 0%.

    Tuy nhiên, nếu so với tổng nhu cầu của thế giới và các quốc gia cạnh tranh khác thì mức tăng trưởng 5,6% của Dệt may Việt Nam lại là mức tăng trưởng cao nhất trong top 5 quốc gia xuất khẩu dệt may trên thế giới. Theo ông Lê Tiến Trường – Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam thì: “Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đều có tốc độ tăng trưởng giảm so với những năm trước đó, riêng có Bangladesh tăng 4,9% và Việt Nam tăng 5,6%. Đây là hai quốc gia duy nhất có tăng trưởng dương. Điều này cho thấy, mức độ tăng trưởng của Dệt may Việt Nam hoàn toàn phù hợp với tình hình thị trường thế giới”.

    Bước sang năm 2017, áp lực cạnh tranh gay gắt từ thị phần hàng hóa dệt may trên thị trường thế giới vẫn tiếp tục đặt các DN trong ngành trước nguy cơ giảm sút năng lực xuất khẩu. Bên cạnh đó, những khó khăn nội tại trong nước đã khiến cho phần lớn DN buộc phải tính toán lại kế hoạch sản xuất và chiến lược thị trường của mình. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, đứng trước những thách thức mới, các DN cần phải tập trung nâng cao năng suất, cải thiện chi phí lao động trên một đơn vị sản phẩm, cải tiến mẫu mã, rút ngắn thời gian giao hàng cũng như củng cố mạng lưới logistic. Đặc biệt, DN cần phải liên tục sáng tạo, đầu tư, áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó mới có thể chinh phục được thị hiếu của các thị trường khó tính.

    Là một trong những DN luôn coi khoa học công nghệ là yếu tố hàng đầu tạo ra sự đột phá của chất lượng sản phẩm. Năm 2016 là năm thứ hai Công ty CP Dệt may 29-3 Đà Nẵng đưa vào vận hành dây chuyền may veston cao cấp. Nhờ đầu tư dây chuyền thiết bị này, kim ngạch xuất khẩu của Công ty đã tăng lên từ 40 triệu USD năm 2015 lên 55 triệu USD trong năm 2016. Đến thời điểm hiện tại của năm 2017, Công ty đã có hơn 50 đơn hàng ký đến hết tháng 9/2017. Ông Trần Xuân Hòe – Phó Tổng giám đốc Công ty CP Dệt may 29-3 Đà Nẵng cho biết: Nhờ áp dụng, đổi mới công nghệ dây chuyền sản xuất hiện đại, Công ty đã cho ra đời nhiều sản phẩm mới với chất lượng cao, qua đó, tạo được niềm tin với đối tác và khách hàng. Mục tiêu tăng trưởng của Công ty trong năm 2017 dự kiến đạt 15% so với năm 2016 và chắc chắn rằng với tình hình hiện nay kế hoạch này sẽ thành công.

    Kết thúc quý I/2017, xuất khẩu dệt may nước ta đạt 6,75 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng đạt 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này có được, là do ngoài thị trường truyền thống như Mỹ, Australia, Nhật Bản, DN trong nước đã có những bước tiến vào các thị trường mới. Trong đó, Hiệp định Liên minh Kinh tế Á – Âu, qua thị trường Nga có tốc độ tăng trưởng 115%. Brazil và Ấn Độ cũng là những thị trường có tăng trưởng tốt, lến đến 34%. Bên cạnh đó, việc tham gia cộng đồng kinh tế chung AEC cũng có tác động tích cực đến sự tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Tại thị trường trong khối các quốc gia ASEAN, 6 quốc gia mà Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thị phần tốt là Thái Lan 17%, Indonesia 11%, Singapore 38%, Lào 24,5%, Campuchia 36% và Myanmar 5%. Ở thị trường Phillippines và Malaysia tuy có sự suy giảm nhẹ, nhưng nhìn tổng thể đối với khu vực này, dệt may Việt Nam đã có sự cải thiện tốt và bước đầu tận dụng được hiệu quả của Hiệp định AEC.

    Theo nhận định của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, với kết quả xuất khẩu của quý I/2017 cho thấy, tín hiệu thị trường xuất khẩu may mặc năm nay sẽ có những khởi sắc. Đặc biệt khi kinh tế thế giới có chiều hướng tăng trưởng tốt lên, mức độ tiêu dùng của các thị trường có sự cải thiện. Năm 2017, ngành Dệt may Việt Nam đặt mục tiêu phát triển từ 6,5% - 7%, với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 30 tỷ USD là khả quan.

    Hiện nay, Việt Nam có trên 10 hiệp định thương mại tự do đã, đang và sẽ ký kết. Nếu tận dụng hết những lợi thế mà các hiệp định này mang lại thì dư địa của thị trường xuất khẩu Việt Nam là rất lớn. Vì vậy, đây là thời điểm các DN dệt may cần tích cực chuẩn bị cho chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, tăng năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng cho hàng hóa dệt may của Việt Nam. Qua đó, chuẩn bị tư thế sẵn sàng hội nhập bất cứ lúc nào cho các FTA thế hệ mới.

    Nguồn: Báo Công nghiệp tiêu dùng
    maxmax thích bài này.
  9. vinacafe

    vinacafe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2016
    Đã được thích:
    247
    DELI VIỆT NAM SẢN XUẤT HÀNG DỆT MAY HỢP NHẤT THEO CHIỀU DỌC
    Thứ 3, 13/06/2017 - 11:01
    Deli nhìn thấy tiềm năng phát triển của thị trường Việt nam, ngành dệt của Việt nam đã hình thành, thêm vào đó dây chuyền cung ứng nhà máy thương hiệu trên toàn cầu đã đầy đủ, 2 năm trước liên tục đầu tư vào Việt nam hơn 1 tỷ Đài tệ, dự định tổng số vốn đầu tư sẽ đạt 2 tỷ Đài tệ, thiết lập dây chuyền sản xuất hợp nhất theo chiều dọc từ nguyên liệu vải, đến nhuộm, áo thành phẩm.

    Công ty HH Cổ phần Thực nghiệp Deli thành lập tại Đài Loan năm 1982, nghiêng về nghiên cứu phát triển, do đội ngũ nghiên cứu phát triển tổng hợp nguyên liệu, kỹ thuật đến khai thác sản phẩm và sản xuất, chủ yếu sản xuất vải dệt thoi sợi dài ngắn, là nhà máy dệt vải kiêm nhuộm vải có quy mô và kinh nghiệm phong phú của Đài Loan. Deli với triết lý kinh doanh “chăm chỉ, nghiên cứu, thân thiện, trung thực”, kết hợp khai thác thị trường chung của khách hàng lâu dài ổn định, nghiên cứu phát triển ra những sản phẩm số lượng ít nhưng đa dạng, tinh tế bán chạy khắp toàn cầu.

    [​IMG]

    Thương hiệu vải của Deli là Delinno, với quan điểm chức năng công nghệ kết hợp thẩm mỹ thời trang , đã mang đến tư duy sáng tạo cho sản phẩm của Deli, chuyển tải một cách hoàn hảo xu hướng mới nhất của các loại vải, sản phẩm có thể phân chia là sản phẩm chức năng thể thao, thời trang giải trí và trang trí nội thất, doanh thu của sản phẩm chức năng thể thao chiếm khoảng 65%, thời trang giải trí 10%, vải dùng cho trang trí nội thất 25%; Về phía khách hàng chủ yếu bao gồm thương hiệu của Âu Mỹ Nhật như UA, Adidas, Uniqlo, Puma, năm ngoái tỷ lệ doanh thu của UA chiếm 20%, Adidas chiếm 12%~13%,Uniqlo chiếm 7%~8%,Puma chiếm 3%~5%.

    [​IMG]

    Bắt đầu từ cuối năm 2015, Deli lên kế hoạch xây dựng nhà máy 3 năm tại tỉnh Bình Dương Việt Nam. Ngoài dệt vải, nhuộm vải hiện có, còn kế hoạch từ đầu ra sản xuất lấn sang sản xuất hàng may mặc. Diện tích của cơ sở sản xuất đó là 23ha, kế hoạch chia làm 3 giai đoạn. Sản xuất giai đoạn 1 là hoàn thành xây dựng nhà xưởng nửa đầu năm nay, đưa nhân viên và thiết bị vào khởi động sản xuất, sản lượng tháng dự tính là 150 vạn thước vải. Giai đoạn 2, 3 nâng cao sản lượng của xưởng vải ở Việt nam, đồng thời bố trí sản xuất hàng may mặc, dự tính năm 2018 bắt đầu sản xuất hàng loạt hàng may mặc.

    [​IMG]

    Kế hoạch hợp nhất theo chiều dọc đầu tư vào Việt nam của Deli sẽ lấy Việt nam làm trọng tâm sản xuất chủ yếu, để sản phẩm chủ lực hiện nay của Deli- vải sợi ngắn dài mang tính chức năng mở rộng phát triển sang đầu vào , đầu ra sản xuất, cung cấp cho khách hàng một môi trường phát triển từ nguyên liệu vải đến sản xuất sản phẩm may mặc, đồng thời kiến tạo nơi cung ứng kiểu một trạm hoàn chỉnh nhất.

    - See more at: http://www.vcosa.org.vn/vi/gioi-thi...nhat-theo-chieu-doc.html#sthash.VkXlXL59.dpuf
    --- Gộp bài viết, 22/06/2017, Bài cũ: 22/06/2017 ---
    Mẹ thị trường dệt ngon quá. bọn nước ngoài nó ngập mồm rồi đây.
    maxmax thích bài này.
  10. maxmax

    maxmax Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2017
    Đã được thích:
    32
    Các doanh nghiệp dệt trong nước hiện nay hầu hết là bọn vốn nước ngoài. Vốn nhà mình ít lắm, chỉ có 4-5 thằng thôi.
    FTM là một trong những thằng lớn đấy!
    vinacafe thích bài này.

Chia sẻ trang này