FTM - Nhân đôi tài khoản dù có hay không có TPP

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinacafe, 24/04/2017.

3762 người đang online, trong đó có 395 thành viên. 23:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 38887 lượt đọc và 518 bài trả lời
  1. vinacafe

    vinacafe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2016
    Đã được thích:
    247
    Thị trường đỏ lòm mà ổng xanh là biết rồi đấy!
  2. duy087976

    duy087976 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2017
    Đã được thích:
    1.319
    Dự là hết tuần chắc được giá 14x, nếu tèo thì cũng loanh quoanh 13.0
  3. maxmax

    maxmax Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2017
    Đã được thích:
    32
    Dự là lên 14 chốt xong làm vòng nữa được bác à
  4. maxmax

    maxmax Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2017
    Đã được thích:
    32
    Chuận nuôn. lên 14 em thoát hàng xong vào nhịp nữa bác ạ
  5. vinacafe

    vinacafe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2016
    Đã được thích:
    247
    FTM
    Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân (HOSE)


    Giá hiện tại: FTM[​IMG]12.80(0)Hồ sơ công ty[​IMG] GDCĐ lớn & CĐ nội bộ
    Fortex (FTM) dự kiến phát hành 220 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi
    [​IMG]

    Trái phiếu được phát hành có kỳ hạn 05 năm, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu.
    CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (mã chứng khoán FTM) -FORTEX vừa thông qua quyết định của HĐQT về việc phát hành riêng lẻ tối đa 220 trái phiếu không chuyển đổi, được đảm bảo bằng tài sản.

    Cụ thể, trái phiếu được phát hành có kỳ hạn 05 năm với mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu. Giá trị phát hành theo mệnh giá 220 tỷ đồng. Thời gian dự kiến phát hành trong quý 2, 3/2017.

    Trái phiếu được phát hành riêng lẻ cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Số tiền thu được dự tính sẽ sử dụng để tăng quy mô vốn hoạt động của công ty.

    Lãi suất của trái phiếu cố định hoặc thả nổi. Trường hợp áp dụng lãi suất thả nổi, lãi suất trái phiếu sẽ bằng lãi suất cơ sở cộng (+) thêm biên độ tại ngày xác định lãi suất.

    Năm 2017 FTM đặt mục tiêu doanh thu hơn 1200 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 64 tỷ đồng, dự kiến tăng vốn lên 610 tỷ đồng. Trong đó riêng quý 1, doanh thu của công ty đạt 240 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 12,5 tỷ đồng tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2016.

    HAGL đã chuyển quyền sở hữu 23,3 triệu cổ phiếu HNG cho Quản lý quỹ Sài Gòn để hoán đổi trái phiếu
    --- Gộp bài viết, 28/06/2017, Bài cũ: 28/06/2017 ---
    Tin nóng hổi, vừa thổi vừa xơi nhé các bác. Múc nhanh còn kịp
  6. maxmax

    maxmax Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2017
    Đã được thích:
    32
    Bác ơi tin nhanh quá. Vay 220T trái phiếu quả này chắc có phi vụ gì mới rồi. Tiến tới chỉ có chạy tít thôi
    Éo bán 14 nữa bác VND ạ :drm1:drm1:drm1:drm1:drm1:drm1
  7. vinacafe

    vinacafe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2016
    Đã được thích:
    247
    Đúng theo tinh thần cũ nhé. Tận dụng các hiệp định sắp tới của VN thôi.
    Có hàng thì giữ
  8. maxmax

    maxmax Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2017
    Đã được thích:
    32
    Nhà máy mới à bác?
    Sợi VN vẫn thiếu nhiều mà!
  9. vinacafe

    vinacafe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2016
    Đã được thích:
    247
    NHU CẦU TĂNG, NHIỀU DOANH NGHIỆP DỆT MAY, DA GIÀY... CÓ ĐƠN HÀNG ỔN ĐỊNH
    Thứ 6, 23/06/2017 - 16:50
    Theo Bộ Công Thương, hiện các nhóm hàng dệt may, da giày… đã có đơn hàng ổn định đến tháng 9, một số doanh nghiệp lớn đã có đơn hàng đến cuối năm. Nhu cầu khách hàng vẫn tăng là nguyên nhân chính góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.

    Sản xuất của nhóm công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục tăng trưởng



    Bộ Công Thương cho biết, tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm 2017 đang được cải thiện dần, tháng sau cao hơn tháng trước, tuy nhiên mức tăng thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này có được là do tốc độ tăng trưởng của ngành khai khoáng trong 5 tháng đầu năm giảm 9,1% so với cùng kỳ năm 2016 (5 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ 2015 giảm 1,2%). Như vậy, mức giảm này đã thấp hơn 0,8 điểm phần trăm so với mức giảm của 4 tháng năm 2017.



    Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng mức suy giảm của ngành khai khoáng đã tiếp tục tác động đến tăng trưởng toàn ngành công nghiệp tăng chậm lại.



    Về sản xuất của nhóm công nghiệp chế biến chế tạo, tiếp tục tăng trưởng gần bằng so với mức tăng cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP của nhóm ngành này trong 5 tháng đầu năm tăng 9,7%, gần bằng mức tăng 10% của cùng kỳ năm 2016 so với năm 2015. Đây là nhóm đóng vai trò quan trọng, duy trì tốc độ tăng trưởng toàn ngành, đặc biệt là trong bối cảnh nhóm khai khoáng giảm mạnh.



    Bên cạnh đó, sản xuất và phân phối điện 5 tháng đầu năm tiếp tục duy trì tăng trưởng khá (tăng 10,4%). Tuy nhiên, mức tăng trưởng còn thấp hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm 2016 (cùng kỳ 5 tháng 2016 tăng 12%).



    Cũng theo Bộ Công Thương, việc ngành điện điều tiết giảm sản lượng sản xuất phù hợp với tình hình tiêu thụ cũng cho thấy những dấu hiệu khó khăn trong sản xuất...



    Bên cạnh những yếu tố trên, Bộ Công Thương cũng cho hay, chỉ số tồn kho của một số ngành trong những tháng đầu năm đã giảm so với cùng kỳ như: Sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 43,1%; sản xuất sản phẩm thuốc lá giảm 16,3%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 5,6%...



    Môi trường kinh doanh ngày càng minh bạch tạo thuận lợi cho doanh nghiệp



    Đưa ra đánh giá về tình hình sản xuất công nghiệp trong thời gian tới, Bộ Công Thương cho biết, sản xuất công nghiệp sẽ duy trì xu hướng dần đi vào ổn định, tốc độ tăng trưởng đã có dấu hiệu cải thiện (IIP 5T/2017 tăng cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với 4 tháng 2017; cao hơn 1,6% so với 3 tháng năm 2017).



    Cũng theo Bộ Công Thương, nhập khẩu của nhóm các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu là đầu vào cho sản xuất công nghiệp trong nước tăng cao, tăng trên 25,7% là cơ sở để gia tăng sản xuất trong những tháng tới. Đầu tư nhà nước trong lĩnh vực chế biến chế tạo tăng trưởng cao nhất.



    Đáng chú ý, các nhóm hàng dệt may, da giày…có đơn hàng ổn định đến tháng 9, một số doanh nghiệp lớn đã có đơn hàng đến cuối năm, nhu cầu khách hàng vẫn tăng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.



    “Năm nay dự báo mùa hè nắng nóng và gay gắt hơn các năm trước khiến cho nhu cầu tiêu thụ nhiều sản phẩm như điện, sản xuất hàng thiết bị điện, điện lạnh, sản xuất đồ uống... tăng dẫn đến sản xuất sẽ tăng”, Bộ Công Thương thông tin.



    Đặc biệt, việc tham gia các Hiệp định Thương mại tự do sẽ mở ra nhiều cơ hội thương mại và đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam.



    Theo Bộ Công Thương, hiện môi trường kinh doanh ngày càng minh bạch và thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia vào thị trường, tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Việc tham gia và rút lui khỏi thị trường của doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn.



    Bên cạnh đó, doanh nghiệp được tự do kinh doanh những ngành mà pháp luật không cấm, được bảo hộ quyền sở hữu về tài sản và thu nhập hợp pháp. Những ngành kinh doanh có điều kiện được quy định cụ thể hơn giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.



    “Sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đà tăng trưởng và là yếu tố chính đóng góp cho tăng trưởng chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp do kinh tế thế giới hồi phục, nhu cầu tiêu dùng năng lượng, hàng hóa gia tăng, giá dầu thô dự báo tăng hơn sẽ kéo theo giá các hàng hóa khác tăng... Các dự án đầu tư nước ngoài đi vào hoạt động có sản phẩm mới như Samsung và một số nhà máy điện, nhà máy hóa chất... sẽ khuyến khích, thúc đẩy sản xuất phát triển”, Bộ Công Thương cho hay.



    Với những yếu tố trên, Bộ Công Thương dự báo, khả năng chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp năm 2017 sẽ tăng khoảng 8%.
    --- Gộp bài viết, 28/06/2017, Bài cũ: 28/06/2017 ---
    Cung cứ ra đi, cầu không bao giờ phải lo thiếu!
  10. vinacafe

    vinacafe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2016
    Đã được thích:
    247
    Trang chủ ›› Tin tức sự kiện ›› Tin kinh tế
    HẬU TPP: VIỆT NAM CÓ TỚI 6 KẾ HOẠCH PHÒNG XA
    Thứ 6, 23/06/2017 - 16:11
    Theo các nhà quan sát nước ngoài, “Việt Nam đã khôn khoan không bỏ hết trứng vào giỏ TPP” và Việt Nam không chỉ có “kế hoạch B” mà còn có cả kế hoạch C, D, E, F và G sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định này.

    Các chính sách toàn cầu tác động tới việc thu hút đầu tư tư nhân tại Việt Nam như thế nào, đây là một vấn đề được đề cập tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) ngày 16/6 tại Hà Nội.

    Diễn đàn do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Thế giới tổ chức, với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ.

    Không bỏ trứng vào một giỏ

    Theo báo cáo của nhóm công tác đầu tư và thương mại của Diễn đàn, thì “Việt Nam đã khôn ngoan khi không bỏ hết trứng vào cái giỏ TPP”.

    Ông Fred Burke, Trưởng nhóm công tác, cho rằng “trên thực tế, chúng ta có thể nói rằng Việt Nam không chỉ có kế hoạch B, mà còn có cả kế hoạch C, D, E, F và G” khi chính quyền mới của Hoa Kỳ ngay lập tức rút khỏi TPP.

    Việt Nam là một ví dụ điển hình về các lợi ích tiềm năng trong thương mại toàn cầu, khi phát triển nhanh chóng từ một quốc gia gần như không có bất kỳ hoạt động thương mại nào vào năm 1990 để trở thành một quốc gia xuất khẩu hàng đầu đáng kể nhất của thế giới, ông Fred Burke nói thêm.

    Các lĩnh vực xuất khẩu cụ thể mà nhóm công tác nhắc tới là may mặc, giày dép, hải sản, các sản phẩm nông nghiệp như gạo, cà phê, đồ nội thất và gần đây còn có các sản phẩm điện tử và phần mềm.

    Sau khi TPP bị dừng, Việt Nam có hàng loạt lựa chọn. Trong đó, ông Fred Burke cho rằng kế hoạch B là Hiệp định Thuận lợi hóa Thương mại - hiệp định đa phương duy nhất trong vòng đàm phán Doha trong khuôn khổ WTO được ký kết, thông qua thành công và có hiệu lực từ 22/2/2017.

    Tuy nhiên, Việt Nam phải chuẩn bị rất nhiều để thực thi hiệp định này bao gồm cả việc khởi động Ủy ban Quốc gia về Tạo thuận lợi thương mại và việc ký Hiệp định song phương về Hợp tác Hải quan với các đối tác thương mại chính. WTO ước tính rằng chỉ riêng hiệp định này cũng có thể làm giảm đến 20% các chi phí cho chuỗi cung ứng toàn cầu, giúp cho các quốc gia thực hiện hiệp định trở nên cạnh tranh hơn trên các thị trường toàn cầu.

    [​IMG]

    Kế hoạch C

    Tiếp theo, “Kế hoạch C” là tiếp tục thực hiện các cam kết của Việt Nam và các thỏa thuận khi gia nhập WTO năm 2007. Điều này sẽ bao gồm việc hoàn tất một số việc chưa hoàn thành như loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết và gây phiền hà đối với việc kinh doanh và phân phối các sản phẩm nước ngoài.

    Theo nhóm công tác, việc thực hiện các cam kết WTO khác đã mang lại những thay đổi đáng kể đối với nền kinh tế và xã hội Việt Nam, cải thiện đời sống người tiêu dùng nói riêng cũng như các doanh nghiệp phụ thuộc vào việc tiếp cận chuỗi cung ứng hàng hóa và dịch vụ toàn cầu để duy trì tính cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu.

    Còn Kế hoạch D là theo đuổi lộ trình của Cộng đồng Kinh tế ASEAN đối với hội nhập khu vực. Theo ông Fred Burke, Việt Nam đã trở thành quốc gia ASEAN xuất khẩu hàng đầu vào Hoa Kỳ cũng như dẫn đầu trong công cuộc cải cách và phát triển. Chính ASEAN được kỳ vọng sẽ trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ ba trên thế giới vào năm 2018.

    Điều này tạo các cơ hội thực sự cho các doanh nghiệp Việt Nam thử sức mình tại các thị trường dễ tiếp cận và thân thiện “gần sân nhà”. Việc tiếp tục hài hòa hoá các quy định thủ tục, miễn thị thực cho các thể nhân, và các động thái khác để giúp việc lưu chuyển vốn, hàng hoá và dịch vụ tự do hơn trong khu vực ASEAN để góp phần thắt chặt mối liên kết đặc biệt của ASEAN với tư cách là một hiệp hội kinh tế.

    Trong khi đó, Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa ASEAN và Trung Quốc cũng tiếp tục cho phép Việt Nam nhập khẩu các nguyên liệu thô, linh kiện và các thiết bị từ Trung Quốc để lắp ráp các sản phẩm tại Việt Nam cho các thị trường quốc tế ở mức giá cạnh tranh.

    Kế hoạch E: TPP 11

    Trong khi đó, Kế hoạch E bao gồm việc theo đuổi các thoả thuận song phương và đa phương đang chờ ký kết, như FTA Việt Nam - EU, “TPP-11”, RCEP và các hiệp định đang chờ ký kết khác

    Đứng đầu trong danh sách hiện nay là TPP 11 (tức là TPP không có Hoa Kỳ). Các cuộc họp giữa các quốc gia TPP 11 đều có triển vọng và một nghiên cứu đáng tin cậy bậc nhất từ Canada cho rằng hiệp định đó sẽ đem lại các lợi ích đáng kể.

    Các hiệp định thương mại quốc tế khác đang chờ ký kết và có thể chẳng bao lâu nữa sẽ được hiện thực hoá bao gồm Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU ("EVFTA") đã được ký và đang chờ 27 Nghị viện châu Âu phê chuẩn và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực ("RCEP"), là khối thương mại khổng lồ bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ cũng như hầu hết các nước Đông Nam Á và Australia nhưng không có Hoa Kỳ.

    “Không có hiệp định nào trên đây loại trừ lẫn nhau. Trên thực tế, các hiệp định này bổ sung cho nhau để “lập nên một khối vững mạnh hơn toàn bộ các phần hợp thành”. Nhiều cơ hội thương mại hơn dẫn đến việc tập hợp các nguồn lực mang tính cạnh tranh hơn và Việt Nam cần tiếp tục chiến lược đa phương của mình để nắm bắt càng nhiều cơ hội như vậy càng tốt”, nhóm công tác nhận định.

    Kế hoạch F - Tiếp tục cải cách trong nước

    “Kế hoạch F” bao gồm việc tiếp tục các cải cách kinh tế và hành chính trong nước mà Việt Nam cần để duy trì tính cạnh tranh và xây dựng nhằm giảm nghèo và tiến lên một tầm cao mới trong việc phát triển kinh tế.

    Cụ thể, tiếp tục các cải cách thủ tục hành chính để nâng cao vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ các ngành công nghiệp để cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu, đầu tư hiệu quả hơn vào các cơ sở hạ tầng và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để cắt giảm nguồn vốn mà các doanh nghiệp này rút ra khỏi nền kinh tế.

    Nghị quyết 35 đã hỗ trợ rất nhiều đối với vấn đề này và tinh thần của văn bản quan trọng này cần được thực hiện một cách kiên quyết hơn nữa.

    Kế hoạch G - FTA song phương với Hoa Kỳ

    Mặc dù đã rút khỏi TPP, Hoa Kỳ vẫn tuyên bố quan tâm đến việc theo đuổi Hiệp định Thương mại tự do song phương với Việt Nam.

    Theo ông Fred Burke, cũng là điều dễ hiểu khi các nhóm lợi ích kinh doanh Mỹ sẽ đòi hỏi việc gia tăng tiếp cận thị trường như một phần của thỏa thuận FTA và chính quyền Trump mong muốn thể hiện được lợi ích từ hoạt động xuất khẩu ngay lập tức cho Hoa Kỳ.

    Việt Nam có thể biến điều này thành cơ hội để tăng tốc lộ trình để tiếp cận thị trường lẫn nhau tại thị trường Mỹ. Trong khi thỏa thuận song phương có thể không phải là phương án hiệu quả và hữu hiệu nhất, miễn là hai bên có sẵn nguồn nhân lực (các chuyên gia đàm phán có kinh nghiệm) thì thỏa thuận song phương đó có thể phù hợp và bổ sung cho các sáng kiến thương mại khác đã được đề cập ở trên.

    “Nhìn chung, Việt Nam đang ở một vị trí thuận lợi để gặt hái các thành quả bằng cách thực hiện chiến lược hội nhập toàn cầu của mình bất kể việc Hoa Kỳ rút khỏi TPP, dựa trên số lượng các sáng kiến song phương, đa phương và nội địa mà Việt Nam đang theo đuổi”, nhóm công tác nhận định.
    ;
    Không có kế hoạch xyz luôn =))=))=))=))=))

Chia sẻ trang này