HTI - 3 năm tích lũy, đến lúc nở hoa?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi DavisDoublePLay, 12/02/2025.

2458 người đang online, trong đó có 79 thành viên. 01:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 45245 lượt đọc và 632 bài trả lời
  1. DavisDoublePLay

    DavisDoublePLay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2023
    Đã được thích:
    1.748
    Tại sao mình nói HTI là lựa chọn hợp lý.
    TIếp ý trước:
    "Thành phố có 2 lựa chọn.
    Một là làm với NĐT khác, xây thêm trạm thu phí nữa. Không nên.
    Hai là tiếp tục với HTI, sử dụng trạm thu phí hiện tại, chỉ cần điều chỉnh tăng giá vé là mọi chuyện được giải quyết."

    Vậy tăng giá có được không? Được.

    (1) Đầu năm 2024, hầu hết các trạm BOT do Bộ GTVT quản lý đều đã tăng giá vé. Hiện giá vé BOT An Lạc An Sương thấp hơn một nửa so với các trạm khác. Đây là giá vé qua trạm BOT 139 ở Đồng Nai (https://vetc.com.vn/upload_images/images/bot139.png)

    (2) trạm BOT An Lạc An Sương đã 10 năm không tăng giá vé. Trong khi hợp đồng BOT thường có thời gian tăng giá theo lộ trình.
    [​IMG]
    (trong ảnh là giá vé từ 1/1/2015 giữ nguyên đến nay)

    Cho nên TP.HCM tiếp tục giao cho HTI đầu tư các dự án BOT xung quanh đoạn An Lạc An Sương là hợp tình, hợp lý.

    Thấy mọi người thích đếm cua. Nên mình bàn cho vui thôi nhé. Bàn vui nhưng cũng có cơ sở và nêu luận điểm :)
    vnx2048 thích bài này.
  2. LakeHayes

    LakeHayes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2020
    Đã được thích:
    3.971
    Với một số trường hợp thế này, tôi có tư duy hơi nông dân như sau nhờ bác giải thích giúp:
    Như với trường hợp HTI, họ bỏ VCSH và vốn vay để đầu tư TSCĐ để khai thác và hết thời hạn thì bỏ (coi như salvage value = 0).
    Và ở thời điểm hiện tại, tổng nợ là 1.000 tỷ trong khi tài sản ngắn hạn là 340 tỷ. Nghĩa là nếu không có gì thay đổi với dòng tiền hàng năm trung bình khoảng 170 tỷ (do giảm dần chi phí lãi vay) thì họ sẽ phải mất khoảng 4 năm nữa để trả hết nợ. Coi như sau đó dòng tiền mới tích lũy thành tài sản cho cổ đông. Như vậy nên định giá thế nào cho khoản thời gian còn lại của vòng đời dự án?
    HTI có đặc thù khác một chút là TSCĐ không còn gì và khoản trích trước sửa chữa lớn 388 tỷ không biết bao nhiêu (nhưng còn lại cứ coi như bù đắp cho chiết khấu dòng tiền đi).
    Một số doanh nghiệp khác thì không phải bàn giao tài sản cho nhà nước như BOT nhưng về lý thuyết thì TSCĐ sau bằng hoặc nhiều hơn 10 năm thì cũng coi như hết giá trị sử dụng (tùy loại hình). Nhưng khi định giá thì tôi thấy thường mọi người thường bỏ qua khoản nợ rất lớn để tài trợ các TSCĐ đó.
    Nên tôi thường chấp nhận lỡ mất những cơ hội thị trường như vậy.
  3. Freshtrader

    Freshtrader Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2009
    Đã được thích:
    502
    Cái này hơi khác chút, dù là HTI làm thì chắc vẫn phải xây trạm thu phí mới:
    Ở cửa ngõ phía tây thành phố, dự án nâng cấp quốc lộ 1 có tổng chiều dài gần 10 km, điểm đầu ở nút giao với đường Kinh Dương Vương, điểm cuối giáp ranh Long An. Trên đoạn này, mặt đường được mở rộng lên 60 m, 10-12 làn xe, thay vì chỉ 6 làn như hiện nay. Công trình được thiết kế 6-8 làn chính giữa tuyến với vận tốc 80 km/h phục vụ xe chạy nhanh và đóng phí; đường song hành hai bên tốc độ 60 km/h không phải đóng phí.

    Tổng mức đầu tư dự án hiện khái toán sơ bộ khoảng 16.285 tỷ đồng, gồm cả lãi vay trong quá trình thi công. Trong đó, ngân sách tham gia hơn 9.600 tỷ đồng, phần còn lại do nhà đầu tư huy động. Khi hoàn thành, nhà đầu tư dự kiến thu phí trong 21 năm 11 tháng.
    DavisDoublePLayvnx2048 thích bài này.
  4. DavisDoublePLay

    DavisDoublePLay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2023
    Đã được thích:
    1.748
    Không ngại sự thấy biết nông cạn, xin được làm rõ với anh như sau:

    "Như với trường hợp HTI, họ bỏ VCSH và vốn vay để đầu tư TSCĐ để khai thác và hết thời hạn thì bỏ (coi như salvage value = 0)" : cái này chưa chắc = 0. Nhưng để đơn giản, giả sử mọi thứ ăn khớp hết thì cho là 0 đi.

    "Và ở thời điểm hiện tại, tổng nợ là 1.000 tỷ trong khi tài sản ngắn hạn là 340 tỷ. Nghĩa là nếu không có gì thay đổi với dòng tiền hàng năm trung bình khoảng 170 tỷ (do giảm dần chi phí lãi vay) thì họ sẽ phải mất khoảng 4 năm nữa để trả hết nợ. Coi như sau đó dòng tiền mới tích lũy thành tài sản cho cổ đông. Như vậy nên định giá thế nào cho khoản thời gian còn lại của vòng đời dự án?"
    Trả lời:

    Đầu tiên, nợ 1000 tỷ nhưng chỉ có non 600 tỷ là nợ vay phải trả ngân hàng. Còn lại 400 tỷ là khoản trích lập dự phòng sữa chữa vừa và lớn sau này. Hai cái này bản chất khác nhau hoàn toàn. Một cái là nghĩa vụ. Một cái là nguồn dự phòng.

    Thứ hai, dòng tiền tự do FCFF của công ty là 200 tỷ/năm. Có nghĩa là sau khi đã trừ các chi phí trang trải HĐKD hằng năm bằng tiền. Trừ tất cả rồi, kể cả tiền thuế và tiền lãi vay đều đã được trừ rồi. Công ty còn dư 200 tỷ/năm.
    Với 200 tỷ/năm thì trong vòng 3 năm là trả sạch nợ ngân hàng 600 tỷ.

    Thứ ba, định giá rất đơn giản. Người chưa hiểu rõ mới phức tạp nó lên. Ví von thế này:
    Trong cái BOT đang chứa 310 tỷ tiền gửi tiết kiệm. Nhưng đồng thời cũng nợ ngân hàng 600 tỷ.
    Mỗi năm BOT này đem về 200 tỷ tiền ròng. Tức là tiền đã chi đi toàn bộ các chi phí thực tế phát sinh như vừa giải thích. Sau 6 năm (2030) tổng tiền thu về 1200 tỷ, không tính dòng tiền từ lãi phát sinh do gửi ngân hàng luôn, cho fair.
    Năm nay hoặc năm sau, anh nhận được 90 tỷ tiền đền bù từ việc UBND TP.HCM thay đổi hợp đồng.
    Vậy tổng tiền BOT ở hiện tại và nhận được từ tương lai là: 310 + 1200 + 90 = 1600 tỷ.
    Số tiền BOT nợ là 600 tỷ.
    Vậy số tiền còn lại của cổ đông sở hữu BOT này là: 1600 - 600 = 1000 tỷ đồng.
    --- Gộp bài viết, 21/02/2025, Bài cũ: 21/02/2025 ---
    Cái mình thực sự chưa rõ là tại sao Ngài Thị Trường vẫn còn rao bán HTI với giá 17.x ?
    Trong khi mọi thứ mình đã phơi bày ra rõ thế rồi. Mà Ngài Thị Trường vẫn còn rao bán HTI với giá 17.x?

    Vì Mark Twain đã từng nói: “Những điều bạn không biết chưa chắc đẩy bạn vào rắc rối, mà chính những điều bạn tin chắc đúng sẽ đẩy bạn vào rắc rối”
    Hay Lão Tử cũng có nói: "Người có trí tuệ thực sự là người biết những điều anh ta không biết".
    Nên xin được cao nhân chỉ giáo!
    --- Gộp bài viết, 21/02/2025 ---
    "Có đi đến. Có người đi. Và có người ở lại....
    ...Ai muốn bán cứ bán không thể nào mà sạch banh"
    _ Trích và chế lại lời bài hát Mười Năm của Đen Vâu :)
    Freshtradervnx2048 thích bài này.
  5. Freshtrader

    Freshtrader Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2009
    Đã được thích:
    502
    HTI nửa năm nay mới có 1 phiên bùng nổ giá và khối lượng như này các bác ạ. Chắc do hiệu ứng của mấy dự án BOT khủng được phê duyệt chủ trương đầu tư.
    DavisDoublePLaycuibap13 thích bài này.
  6. LakeHayes

    LakeHayes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2020
    Đã được thích:
    3.971
    Tôi lười nên thường xem mấy số lớn trước. Còn mấy chi tiết nhỏ và chưa chắc chắn như vụ đền bù thì thường tạm gác qua một bên, hoặc để dự phòng cho những yếu tố chưa chắc chắn khác.
    Nên chỉ còn 2 số lớn muốn hỏi thêm bác:
    1. Khoản dự phòng sữa chữa lớn sao có thể không coi là khoản sẽ phải thực chi khi đường phải sửa chữa liên tục mới đảm bảo điều kiện được thu phí? Và liệu trong hợp đồng BOT có điều khoản sau giai đoạn BO thì có phải sửa chữa để đảm bảo điều kiện giao thông bình thường rồi mới T không? Nên cẩn trọng thì vẫn nên tính nợ như bình thường. Sau này may ra không dùng hết bao nhiêu thì được hưởng bấy nhiêu.
    Hoặc bác hay cổ đông khác có biết trường hợp nào tương tự về BOT để tham khảo?
    2. Hình như bác tính trùng: Nếu đã xác định dùng 3 năm FCFF để trả khoản nợ 600 tỷ cho ngân hàng rồi thì chỉ còn 3 năm (đến 2030) để tính cho cổ đông thôi. Còn nếu tính phải chi sửa chữa lớn thì còn 1-2 năm thôi chứ? Xin lỗi trước nếu tôi đếm nhầm gì đó với bài tính đơn giản này!
  7. cuibap13

    cuibap13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2015
    Đã được thích:
    3.586
    Vậy tổng tiền BOT ở hiện tại và nhận được từ tương lai 6năm là: 310 + 1200 + 90 = 1600 tỷ.
    Số tiền BOT nợ là 600 tỷ.
    Vậy số tiền còn lại của cổ đông sở hữu BOT này là: 1600 - 600 = 1000 tỷ đồng...
    Tui cũng ước cỡ cỡ này, bỏ bớt 300tỷ nữa còn 700tỷ thế là lên tàu
  8. LakeHayes

    LakeHayes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2020
    Đã được thích:
    3.971
    Tôi lại tính dòng tiền hàng năm bằng LNST + KH chứ không bằng FCFF nên khác một chút.
    Hocdautuck12vnx2048 thích bài này.
  9. DavisDoublePLay

    DavisDoublePLay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2023
    Đã được thích:
    1.748
    "mấy chi tiết nhỏ và chưa chắc chắn như vụ đền bù thì thường tạm gác qua một bên" --> Cái này là chắc chắn nhất như anh freshtrader nói: chỉ chờ ting tinh thôi. Và cũng không nhỏ đâu.
    90 tỷ tương đương EPS cộng thêm +3500 đ/cp. Upside +20% so với mức giá 17.x của hiện tại.

    "Hình như bác tính trùng: Nếu đã xác định dùng 3 năm FCFF để trả khoản nợ 600 tỷ cho ngân hàng rồi thì chỉ còn 3 năm (đến 2030) để tính cho cổ đông thôi. Còn nếu tính phải chi sửa chữa lớn thì còn 1-2 năm thôi chứ? Xin lỗi trước nếu tôi đếm nhầm gì đó với bài tính đơn giản này!"
    Trả lời:

    Anh không cần phải xin lỗi đâu. "The best way to learn is to teach." Cách học tốt nhất là dạy lại cho người khác. Giống Mr. Richard Feynman, mình cũng tin rằng nếu mình không thể giải thích một khái niệm một cách đơn giản, nghĩa là mình chưa thực sự hiểu nó.
    Trong trường hợp này, mình thấy huynh hiểu vấn đề rồi mà. Chắc phiền anh đọc lại một lần nữa nhé :) Mình không đếm nhầm đâu.

    Còn về con số dự phòng, mình có hẳn một luận điểm về nó. Xin được trao đổi với anh và mọi người.

    Dự phòng duy tu, sữa chữa gần 389 tỷ là nhiều hay ít?

    Trên BCTC 31/12/2024 của HTI, mục dự phòng phải trả dài hạn ghi nhận con số 389 tỷ. Dự phòng phải trả thể hiện các khoản dự phòng phải trả liên quan đến các chi phí sửa chữa vừa và sửa chữa lớn căn cứ vào ước tính của Công ty dựa trên các phụ lục Hợp đồng B.O.T thuộc các hạng mục trên tuyến Quốc lộ 1A đoạn An Sương – An Lạc.
    So sánh với CTI (CTCP Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO),
    Nguyên giá tài sản các dự án BOT của CTI là gần 4000 tỷ. Giá trị còn lại 2800 tỷ. Tổng doanh thu phí BOT non 500 tỷ. Và con số dự phòng duy tu, bảo dưỡng là… chỉ vỏn vẹn 2.5 tỷ đồng.
    [​IMG]
    Tỷ lệ này là quá thấp so với HTI.

    HTI có nguyên giá tài sản BOT là 2500 tỷ. Giá trị còn lại 1000 tỷ. Tổng thu phí BOT cũng gần 500 tỷ. Và con số trích lập dự phòng tại thời điểm 31/12/2024 là 389 tỷ.

    --> HTI đã trích lập dự phòng hơi quá tay?

    Bây giờ trích nhiều thì sau này hoàn nhập hoặc tương lai trích ít lại. Đều sẽ push lợi nhuận.
    Việc BLĐ tăng giảm trích lập dự phòng không hề làm thay đổi dòng tiền thực của công ty.
    Tuy nhiên, việc trích lập sẽ làm thay đổi lợi nhuận. BLĐ dùng công cụ trích lập dự phòng để điều tiết lợi nhuận hiện tại ở mức tăng trưởng hợp lý. Không cho tăng nóng :)

    Vậy là tốt hay xấu?
    Tốt: những khoản dự phòng này là của để dành cho tương lai.
    Xấu: có chăng là về mặt lợi nhuận không tăng nóng được.

    Chắc thỉnh kinh xong thì vòng kim cô của Tôn Ngộ Không sẽ được cởi trói :)
    HTI và UBND TP.HCM vẫn đang chốt lại tổng thời gian thu phí, giá vé của dự án.
    fkat, f319hocdtck, duoctran4 người khác thích bài này.
  10. verypopular

    verypopular Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Đã được thích:
    39
    Tks bác chủ top đã sharing rất tận tình.
    V/v trích lập chi phí duy tu BD, tôi nghĩ đây là khoản dự phòng và giấu lãi của BLD.
    Cty làm BOT mà lãi cao quá thì chỉ có cổ đông vui chứ dư luận sẽ có ý kiến không hay...
    Điều quan trọng đối với cty và cổ đông dài hạn giờ là có DA mới, để cty có nguồn thu sau 2033
    DavisDoublePLay, vnx2048cuibap13 thích bài này.

Chia sẻ trang này

Mudim v0.8 Tắt bộ gõ tiếng Việt của F319 VNI Telex VIQR Mix mode Tự động Use speller featureUse new accent rule [ Toggle (F9) Toggle Panel (F8) ]