IDI-Tàu siêu tốc-Lợi nhuận siêu khủng (Phần 2)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoankiem07, 25/04/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3708 người đang online, trong đó có 375 thành viên. 12:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 466892 lượt đọc và 3081 bài trả lời
  1. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.393
    Ngành cá tra Việt Nam bước vào chu kỳ tăng?

    Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 4, xuất khẩu thủy sản đạt 1 tỷ USD tăng 41% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 4 tháng đầu năm, giá trị ước tính khoảng gần 3,6 tỷ USD, cao hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.

    Riêng với mặt hàng cá tra, theo bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO thuộc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, 4 tháng đầu năm giá trị xuất khẩu đạt 950 triệu USD, tăng 94%. Hai thị trường chính của sản phẩm cá tra - Trung Quốc và Mỹ, chiếm tỷ trọng lần lượt là 32% và 24,5%, đều tăng trưởng ba con số trong 4 tháng đầu năm. Trong đó, Trung Quốc tăng 161% đạt 306 triệu USD, Mỹ tăng 128% đạt hơn 232 triệu USD.

    [​IMG]
    Xuất khẩu cá tra sang Mỹ, Trung Quốc tăng trưởng tốt trong 4 tháng đầu năm. Ảnh: Báo Tin Tức

    Bà Hằng nhận định xuất khẩu cá tra tăng ở các thị trường nhờ nhu cầu cao và giá xuất khẩu tốt. Sau hai năm kiềm chế vì dịch Covid-19, nhu cầu tại các thị trường hồi phục, nguồn cung tại không đủ đáp ứng, lạm phát giá tăng. Xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine càng làm cho nguồn cung thuỷ sản toàn cầu thêm bất ổn, nhất là các sản phẩm cá thịt trắng. Các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đã chớp được những cơ hội vàng để gia tăng xuất khẩu và chốt được những hợp đồng giá cao hơn nhiều so với năm 2021.

    Thị trường Mỹ và Trung Quốc vẫn là điểm sáng đến hết năm

    Chia sẻ với Người Đồng Hành, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, nhận định từ nay đến cuối năm, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc, Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt. Lý do là hết tháng 6, tại Mỹ, việc tắc nghẽn cảng sẽ không còn. Việc vận chuyển dễ dàng hơn nên xuất khẩu sang thị trường này sẽ tích cực hơn trong bối cảnh nhu cầu thịt trắng tăng cao.

    Tại Trung Quốc, việc nới lỏng dần việc phong tỏa sẽ được thực hiện do việc kiểm soát dịch Covid-19 tốt hơn. Thêm vào đó, nhu cầu ở các thị trường khác có xu hướng tăng, đặc biệt tại châu Âu.

    Đồng quan điểm, báo cáo Chứng khoán BSC nhận định nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường xuất khẩu khả quan trong năm 2022 nhờ tỷ lệ tiêm vaccine cao. Các thị trường xuất khẩu chính của cá tra (Mỹ, Trung Quốc, EU) đều đã có tỷ lệ người dân được tiêm vaccine cao. Thậm chí, một số nước đã tiêm thêm mũi tăng cường. Việc tiêm vaccine kỳ vọng duy trì mở cửa kinh tế, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thủy sản khi hơn 60% sản lượng thủy sản được tiêu thụ qua kênh dịch vụ (nhà hàng, khách sạn).

    Tại thị trường Mỹ, khi số ca nhiễm duy trì ở mức nền thấp và tỷ lệ tiêm phòng cao, cuộc sống của người dân đã quen với việc sống chung với Covid-19. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng trở lại trong khi mức tồn kho cá tra đã ở mức rất thấp sau hai năm dịch bệnh đã khiến cho các nhà nhập khẩu Mỹ tăng cường việc nhập khẩu cá tra.

    Bên cạnh đó, các lệnh trừng phạt cấm nhập khẩu thủy sản từ Nga do chiến tranh tại Ukraine kỳ vọng sẽ làm tăng nhu cầu các sản phẩm thủy sản thay thế từ các quốc gia khác (trong đó có Việt Nam) tại các thị trường Mỹ và châu Âu. Trung bình hàng năm, Nga xuất khẩu 4,5-5,8 tỷ USD kim ngạch thủy sản, trong đó, chiếm tỷ trọng lớn là sản phẩm cua alaska, cá minh thái.

    Giá cá tra xuất khẩu tăng do chi phí đầu vào và nguồn cung hạn chế

    Đề cập đến giá, ông Trương Đình Hòe nhận định giá xuất khẩu cá tra sẽ cao hơn năm trước vì nguồn cung, chi phí đầu vào tăng.

    Đơn vị phân tích BSC cho rằng nguồn cung cá tra từ người dân cần có thời gian để mở rộng. Mức tồn kho thấp sẽ tạo áp lực làm tăng giá bán trong khi nhu cầu xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng. Tồn kho của cá tra đã có cải thiện so với mức đáy tồn kho của tháng 9/2021 nhưng vẫn đang ở mức thấp nhất trong hai năm trở lại đây, ở mức 138.000 tấn cá nguyên liệu, tương đương 110.000 tấn cá thành phẩm, bằng một tháng sản lượng xuất khẩu. Mức tồn kho thấp kỳ vọng tiếp tục giữ đà tăng cho giá bán khi nhu cầu tiêu thụ vẫn rất khả quan trong khi nguồn cung chưa thể điều chỉnh kịp thời.

    [​IMG]
    Tồng kho cá tra và sản lượng xuất khẩu tại Việt Nam: Nguồn: BSC

    Theo BSC, giá cá nguyên liệu và giá cá giống trong quý I năm nay tăng mạnh. Giá cá giống tháng 3 quanh mức 47.000 đồng/kg, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá cá nguyên liệu tháng 3 ở mức 32.000 đồng/kg, tăng 52% so với cùng kỳ. BSC cho rằng giá cá đầu vào đang phản ánh lại nhu cầu thu mua từ nhà máy khả quan khi đơn hàng xuất khẩu tốt trong khi nguồn cung chưa khôi phục kịp sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Việc giá cá nguyên liệu ở mức cao sẽ thúc đẩy việc người dân tăng thả cá làm tăng nguồn cung. BSC cho rằng nguồn cung cá tra sẽ tăng mạnh từ cuối quý II năm nay.

    Ngành cá tra tại Việt Nam thường vận động theo chu kỳ (chu kỳ gần nhất 2017-2019). Sau khi chịu tác động bởi giai đoạn ngành đi xuống (2019) và hai năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và chuỗi cung ứng đứt gãy (2020-2021), BSC cho rằng ngành cá tra bước vào chu kỳ tăng trong năm 2022.
    --- Gộp bài viết, 13/05/2022, Bài cũ: 13/05/2022 ---
    https://ndh.vn/nong-san/nganh-ca-tra-viet-nam-buoc-vao-chu-ky-tang-1315369.html
    QCK đã loan bài này
  2. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.393
    Các bác chú ý IDI là Doanh nghiệp Thủy sản DUY NHẤT chủ động 100% nguồn nguyên liệu cá tra đầu vào và lượng hàng tồn kho cá tra giá rẻ lên tới 1400 tỷ mua với giá 17.000 đ - 18.000đ. Lượng hàng tồn kho cá tra giá rẻ vẫn còn đến 1200 tỷ đồng vào ngày 31/3/2022. Như vậy trong quý 2 và quý 3 khi lượng cá tra trên thị trường thiếu hụt dẫn đến giá cá tra nguyên liệu tăng có thể lên tới 43.000đ cùng với giá cá tra xuất khẩu tăng thì lượng hàng tồn kho giá rẻ này sẽ cho IDI lợi nhuận ĐỘT PHÁ và vượt mọi dự đoán của các nhà đầu tư. <:-P<:-P<:-P
    QCK đã loan bài này
  3. master_share

    master_share Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/08/2020
    Đã được thích:
    2.814
    “Đánh bạc mà có kiến thức sẽ là đầu tư, đầu tư mà không có kiến thức sẽ là đánh bạc”.

    Khi thị trường phản ứng thái quá, lựa chọn khôn ngoan là mua doanh nghiệp tốt, bảo đảm bạn sẽ có giấc ngủ ngon. Không có lo lắng gì. :drm4:drm4:drm4
    QCK đã loan bài này
  4. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.393
    Tại sao các ông lớn ngành cá tra bị hấp dẫn bởi mảng collagen và gelatin?
    08:17 12/05/2022


    Việc tận dụng các phế phụ phẩm trong chế biến cá tra để sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng cao, đặc biệt là dùng da cá để làm collagen và gelatin, giúp doanh nghiệp tối ưu hoá lợi nhuận. Điều này đã thu hút các doanh nghiệp trong ngành.
    Mới đây, Công ty Cổ phần Nam Việt (Navico, Mã: ANV) cho biết, dự kiến tháng 7, nhà máy Amicogen sản xuất collagen và gelatin công suất 780 tấn/năm với tổng mức đầu tư 48,4 tỷ đồng sẽ lắp đặt xong.

    Nhà máy này được khởi công hồi đầu tháng 12/2021 tại Khu công nghiệp Thốt Nốt - TP Cần Thơ.

    Đây là dự án liên doanh giữa Navico với Amicogen, được biết đến như nhà sản xuất C&G hàng đầu của Hàn Quốc với hơn 21 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất và chế biến các sản phẩm làm đẹp.

    Liên doanh Amicogen & Navico đặt tham vọng cung cấp các sản phẩm giá trị gia tăng C&G đầu tiên cho thị trường Việt Nam vào năm 2022.

    Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại đã có hai ông lớn ngành cá tra là Nam Việt và Vĩnh Hoàn tham gia sản xuất mảng collagen và gelatin. Vậy ngành này có gì thu hút đến vậy?

    1. Biên lợi nhuận cao và ít đối thủ cạnh tranh

    Quay trở về thời điểm 2015, Vĩnh Hoàn chính thức khánh thành nhà máy sản xuất collagen và gelatin từ da cá đầu tiên tại Việt Nam với công suất 2.000 tấn/năm.

    Thời điểm ấy, dự án của Vĩnh Hoàn được đánh giá là có lợi thế lớn bởi chưa có doanh nghiệp nào có thể chiết xuất được collagen, hầu hết nguyên liệu đều phải nhập khẩu. Bên cạnh đó, Vĩnh Hoàn cũng đã xin được đầy đủ giấy phép để xuất khẩu, kể cả các thị trường khó tính và các nước theo đạo Hồi.

    Một số công ty chế biến thuỷ sản cũng đã “nhòm ngó” mảng này nhưng tất cả chỉ dừng ở động thái theo dõi.

    Đến nay, tính cả sự tham gia của Nam Việt thì cả nước mới có 2 doanh nghiệp sản xuất collagen và gelatin từ da cá.

    Một trong những yếu tố cốt lõi khiến nhiều doanh nghiệp chưa thể làm mảng này vì nguồn nguyên liệu đầu vào còn thiếu. Hiện tại tỷ lệ tự chủ cá nguyên liệu của Vĩnh Hoàn và Nam Việt khá cao, lần lượt 70% và 100%.

    Ít đối thủ cạnh tranh, trong khi biên lợi nhuận gộp của mảng này khá cao càng khiến mảng này hấp dẫn. Vĩnh Hoàn cho biết biên lợi nhuận gộp của nhà máy sản xuất collagen và gelatin lên tới 30%. Năm 2021, doanh thu mảng này đạt 642 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2020, chiếm tỷ trọng khoảng 7% tổng doanh thu của Vĩnh Hoàn.

    [​IMG]
    Cơ cấu doanh thu các sản phẩm của Vĩnh Hoàn trong năm 2021. (H.Mĩ tổng hợp)
    Nếu so với năm 2015 - 2016, giai đoạn đầu tiên nhà máy vận hành, doanh thu mảng này trong năm 2021 đã tăng gấp 23 lần.

    [​IMG]
    Doanh thu mảng collagen và gelatin của Vĩnh Hoàn kể từ khi chính thức đi vào hoạt động đến năm 2021. (Đơn vị: tỷ đồng, H.Mĩ tổng hợp)
    Còn với Nam Việt, công ty kỳ vọng lợi nhuận giai đoạn 1 của nhà máy collagen và gelatin là 1,5 triệu USD (tương đương khoảng 34 tỷ đồng), đóng góp vào 10% lợi nhuận của tập đoàn.

    2. Tận dụng được phụ phẩm, tối đa hóa lợi nhuận

    Việc sản xuất collagen và gelatin từ da cá giúp các công tối ưu hoá được chi phí và lợi nhuận khi tận dụng phụ phẩm trong quá trình sản xuất sản phẩm cốt lõi là cá tra phi lê.

    Theo đó, thay vì bị bỏ đi, da cá được dùng làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất collagen và gelatin. Đây cũng là chiến lược “zero waste” mà Vĩnh Hoàn và nhiều công ty chế biến thực phẩm khác đang theo đuổi.

    [​IMG]
    Chuỗi sản xuất của Vĩnh Hoàn (Nguồn: Vĩnh Hoàn)
    Với Nam Việt, dự án nhà máy collagen và gelatin nằm trong chiến lược trung và dài hạn nhằm đưa công ty về vị trí dẫn đầu trong ngành bằng việc tận dụng các lợi thế có sẵn từ chuỗi giá trị khép kín và phát triển mở rộng thị trường. Bên cạnh collagen và gelatin, Nam Việt đầu tư thêm vào mảng sản xuất phân bón hữu cơ từ phân cá và cá, công suất 70.000 tấn/năm.

    [​IMG]

    Tại đại hội đồng cổ đông diễn ra hôm 20/4 vừa qua, bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch HĐQT Vĩnh Hoàn - người được mệnh danh là “Nữ hoàng cá tra” cho biết: “Đối với người trong ngành chế biến thuỷ sản nói riêng, việc tối ưu hoá được sản xuất, khép kín hết, không để tồn cặn là điều quý giá nhất bởi nó giúp doanh nghiệp tối ưu hoá được lợi nhuận. Khi đó, các chi phí khác như lao động, điện nước… có thể tăng nhưng tổng hoà chi phí không tăng. Như vậy mới có thể cạnh tranh được”.

    Bà Khanh chia sẻ trước đây công ty chỉ cá tra size tiêu chuẩn (size cá từ 0,8 - 1kg (người viết)) để phục vụ cho xuất khẩu. Còn với size nhỏ hoặc cỡ lớn thì giá rất rẻ. Thế nhưng với hệ sinh thái các nhà máy chế biến các sản phẩm phụ, giá trị gia tăng cao, cá ở tất cả loại size đều có thể dùng, từ đó giúp công ty tối ưu được lợi nhuận.

    [​IMG]

    “Vĩnh Hoàn không chỉ bán sản phẩm thị trường cần mà còn bán sản phẩm phù hợp với thực trạng của công ty, giúp nhà máy khép kín hơn, công suất cũng cao hơn nữa. Tôi tin chắc rằng với chiến lược này, năm 2022- 2023 chúng ta sẽ tối ưu sẽ tối ưu sản phẩm đầu ra. Nếu tăng năng suất được thì giá thành collagen và gelatin sẽ thấp, chất lượng cũng được nâng lên”, bà Khanh nói.

    Trong năm 2022, Vĩnh Hoàn cho biết sẽ tìm kiếm cơ hội để phát triển theo hướng các sản phẩm ứng dụng collagen và gelatin, đồng thời nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới trong mảng protein bổ sung và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác.

    Bên cạnh đó, công ty dự định đầu tư thêm 1 dây chuyền sản xuất Collagen, 1 line cho hoạt động R&D và cải tạo nhà máy tại Công ty Vĩnh Hoàn Collagen 150 tỷ đồng. Số tiền này nằm trong gói đầu tư trị giá 1.530 tỷ đồng mà Vĩnh Hoàn dự định chi trong năm 2022.

    Trước đó, năm 2020, Vĩnh Hoàn nâng sức sản xuất của nhà máy lên 3.500 tấn thành phẩm/năm và hiện đã “full công suất
    --- Gộp bài viết, 13/05/2022, Bài cũ: 13/05/2022 ---
    https://vasep.com.vn/san-pham-xuat-...p-dan-boi-mang-collagen-va-gelatin-24508.html
    --- Gộp bài viết, 13/05/2022 ---
    Với IDI thì có mảng sản xuất DẦU ĂN từ Cá Tra và sẽ là 1 câu chuyện RẤT HAY đem lại ĐỘT PHÁ các bác nhá. <:-P<:-P<:-P
  5. master_share

    master_share Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/08/2020
    Đã được thích:
    2.814
    Giá IDI vậy chiết khấu quá lớn rồi, giờ là cơ hội để gom giá rẽ, đến khi cháy hàng lại ko có cơ hội. :)):))
    nxtin1981, 09xy852289, QCK1 người khác thích bài này.
    QCK đã loan bài này
  6. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.393
    Phần thưởng của IDI sẽ dành cho những nhà đầu tư Kiên Nhẫn, Bản Lĩnh và Dũng Cảm <:-P<:-P<:-P
    QCK đã loan bài này
  7. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.393
    Thủ tướng: 'Thương mại Việt - Mỹ còn nhiều dư địa'
    Tổng vốn đầu tư hơn 10 tỷ USD của Mỹ vào Việt Nam, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chưa tương xứng với tiềm năng và còn nhiều dư địa phát triển.

    Sáng 12/5 (giờ địa phương), nhân dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Mỹ, thăm, làm việc tại Mỹ và Liên Hợp Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính có buổi gặp cộng đồng doanh nghiệp Mỹ do Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN (USABC) và Phòng Thương mại Mỹ (USCC) tổ chức.

    Lãnh đạo Chính phủ cho biết, suốt 27 năm bình thường hóa quan hệ, tăng trưởng thương mại Việt - Mỹ đạt 17-20% mỗi năm. Năm 1995, quan hệ thương mại hai nước chỉ 400 triệu USD, nhưng đến năm 2021 con số này đã lên tới 112 tỷ USD, tăng gần 280 lần dù trải qua đại dịch. Việc này đưa Việt Nam thành đối tác thương mại lớn thứ 9 của Mỹ, đối tác lớn nhất của Mỹ tại ASEAN.

    "Mỹ luôn là một trong những đối tác lớn nhất về đầu tư của Việt Nam, với tổng vốn đầu tư hơn 10 tỷ USD, nhưng điều này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Chúng ta còn nhiều dư địa phát triển, nhiều việc phải làm để mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước", Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định.

    Ông cho biết rất vui mừng khi kết quả khảo sát của AmCham cho thấy 80% doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam đánh giá tích cực về triển vọng trong trung và dài hạn của Việt Nam. Trong khi Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ linh kiện, máy móc, hàng dệt may..., thì Mỹ cung cấp ngược lại sản phẩm kỹ thuật số, vật tư y tế, công nghệ cao.

    [​IMG]
    Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu trong cuộc gặp với cộng đồng doanh nghiệp Mỹ, sáng 12/5. Ảnh: Nguyễn Khánh

    Theo Thủ tướng, sau khi kiểm soát được dịch bệnh, Việt Nam đã chuyển từ chính sách zero Covid sang thích ứng an toàn. Tăng trưởng kinh tế đã chuyển từ âm sang dương, quý I năm 2022 là trên 5%. Việt Nam đang tập trung nâng cao năng lực y tế, bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp về lãi suất, phí và lệ phí cùng các ưu đãi khác, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển.

    Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tập trung cho phát triển hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng chiến lược liên quan giao thông, chống biến đổi khí hậu, ưu tiên cải cách hành chính... Chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo cũng đạt nhiều bước tiến vượt bậc. Năm 2022, Việt Nam thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như mở cửa nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ, hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

    Vì vậy, Thủ tướng mong các đối tác, doanh nghiệp tiếp tục đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội. "Tôi sẵn sàng đối thoại bất cứ ai trên thế giới về kinh tế Việt Nam. Chúng ta phải dựa trên tinh thần chân thành, tin cậy và trách nhiệm để làm việc. Khi hợp tác với nhau, lợi ích phải hài hoà, rủi ro phải chia sẻ", ông nói.

    Ngay sau phần phát biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được rất nhiều câu hỏi từ đại diện các doanh nghiệp Mỹ. Đơn cử như công ty Mỹ có thể làm được gì cho chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số ở Việt Nam; lời khuyên của Thủ tướng về lĩnh vực đầu tư mới để thúc đẩy quan hệ đối tác, tận dụng sự tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam; các dự án giảm thiểu khí thải carbon ở Việt Nam...

    [​IMG]
    Đại diện cộng đồng doanh nghiệp Mỹ đặt câu hỏi cho Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Nhật Bắc

    Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, các vấn đề y tế, dịch bệnh... mang tính toàn cầu nên phải có đoàn kết toàn cầu. Việt Nam đã thành lập Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số do Thủ tướng làm chủ tịch; học hỏi kinh nghiệm từ các nước đi trước và tập trung xây dựng các cơ sở dữ liệu lớn phục vụ chuyển đổi số.

    [​IMG]
    Click vào đây để xem thêm đồ họa 27 năm quan hệ Việt Mỹ. Đồ họa: Tiến Thành

    Ngay sau Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia thực hiện cam kết tại Hội nghị do Thủ tướng đứng đầu. Tuy nhiên, chuyển đổi năng lượng là vấn đề khó nên lãnh đạo Chính phủ cho rằng cần có cách tiếp cận công bằng, công lý. Các nước phát triển phải có trách nhiệm hỗ trợ các nước đang phát triển về thể chế, công nghệ, tài chính, nhân lực, quản trị, vì "muốn người 15-16 phải làm việc như người ở tuổi 30 thì phải có sự hỗ trợ".

    "Sự chân thành, lòng tin và trách nhiệm là chìa khóa để các quốc gia giải quyết các vấn đề còn bất đồng, khác biệt trong một thế giới đầy biến động như hiện nay", ông nói.

    Ông Ted Osius, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) cảm ơn Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Mỹ làm ăn thuận lợi tại Việt Nam.

    Ông cho biết, cộng đồng doanh nghiệp Mỹ coi Việt Nam là thị trường chiến lược ưu tiên, mong muốn được đóng góp vào tăng trưởng và thịnh vượng cho Việt Nam. Cộng đồng doanh nghiệp Mỹ đang ở vị trí tối ưu để có thể giúp Việt Nam chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chống biến đổi khí hậu, phát triển y tế.... "Đại diện doanh nghiệp Mỹ tham gia sự kiện đông đảo là minh chứng rõ ràng mà USABC đặt niềm tin vào Việt Nam", ông Ted Osius nói.

    Theo vị cựu Đại sứ, Mỹ hiểu rõ hai nước quan trọng với nhau, nhưng phải dựa trên cơ sở lòng tin và sự hiểu biết. "Nhiều người ở đây dành cả sự nghiệp để xây dựng lòng tin giữa Mỹ với Việt Nam", ông nói.

    Đại diện Thương mại Mỹ, bà Katherine Tai cho biết tầm nhìn của văn phòng đại diện Thương mại Mỹ là tạo ra hệ thống nông nghiệp bền vững dựa trên khoa học, cách quản lý hiệu quả, các chính sách thương mại tự do bình đẳng. Văn phòng cũng tập trung vào kinh tế số nhằm thay đổi nhanh chóng thị trường toàn cầu. "Nền kinh tế số sẽ bảo vệ quyền của người lao động, hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Chúng tôi mong muốn được hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này", bà nói.
    --- Gộp bài viết, 13/05/2022, Bài cũ: 13/05/2022 ---
    https://vnexpress.net/thu-tuong-thuong-mai-viet-my-con-nhieu-du-dia-4462785.html
    nxtin1981, 09xy852289QCK thích bài này.
    QCK đã loan bài này
  8. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.393
    Việt Nam chờ tin vui từ 'mỏ vàng' kurash, rowing, kickboxing
    Việt Nam cạnh tranh huy chương SEA Games 31 ở nhiều nội dung thi đấu trong ngày tranh tài chính thức đầu tiên 13/5.

    Kurash Việt Nam đã chiến thắng sáu trong 10 nội dung tại SEA Games 31. Thành tích này vượt một HC vàng so với chỉ tiêu mà đội được giao trong kỳ đại hội trên sân nhà năm nay. Kurash Việt Nam thậm chí có thể vượt xa chỉ tiêu, khi các VĐV tranh nốt ba bộ huy chương ở các hạng -73kg nam, -57kg và -70kg nữ hôm nay. Từ 14h tại Nhà thi đấu Hoài Đức, các võ sỹ Nguyễn Thị Ngọc Nhung và Đồng Thị Thu Hiền sẽ thi đấu ở hạng -57kg nữ, Nguyễn Thị Thanh Trâm và Nguyễn Thị Lan góp mặt ở hạng -70kg trong khi Vũ Ngọc Sơn và Phan Vũ Nam tranh tài ở hạng -73kg nam.

    [​IMG]

    Hoàng Hải (giữa) giành HC vàng -60kg nam kurash. Ảnh: Phạm Chiểu

    Vào cuối buổi chiều, lúc 18h, Việt Nam có các đại diện góp mặt ở chung kết năm nội dung kickboxing tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh Bắc Ninh. Nguyễn Thị Hằng Nga (full contact dưới 48kg nữ), Nguyễn Thế Hưởng (full contact 67kg nam), Huỳnh Văn Tuấn (full contact dưới 51kg nam), Nguyễn Quang Huy (low kick dưới 60kg nam) và Huỳnh Thị Kim Vàng (full contact dưới 65kg nữ) sẽ là những niềm hy vọng vàng của kickboxing Việt Nam.

    Ở SEA Games 30 tại Philippines, kickboxing Việt Nam về nhất toàn đoàn với 4 HC vàng. Nhưng khi kickboxing có cơ hội trở thành môn thể thao Olympic, các đại diện Đông Nam Á bắt đầu tập trung xây dựng đội tuyển để thi quốc tế, và SEA Games 31 tại Việt Nam chính là bàn đạp đầu tiên. Thực tế cho thấy, cuộc đua số một ở bộ môn này đang là cuộc cạnh tranh gắt gao. Trong ngày thi đấu cuối, Thái Lan, Philippines cùng góp mặt ở sáu trận chung kết, nhiều hơn một trận so với chủ nhà Việt Nam.

    Trong buổi sáng, rowing cũng được kỳ vọng là "mỏ vàng" của thể thao Việt Nam ngày 13/5. Sau khi các tay chèo chủ nhà đoạt hai HC vàng ngày 11/5, Việt Nam sẽ thi đấu bốn nội dung chung kết hôm nay.

    Ở nội dung thuyền bốn nam hạng nhẹ, Võ Như Sang, Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Văn Đạt, Phạm Chung đấu với đội thuyền của Thái Lan, Philippines, Indonesia, Myanmar. Còn ở nội dung thuyền bốn nữ hai mái chèo, Hồ Thị Lý, Lường Thị Thảo, Nguyễn Thị Giang, Phạm Thị Thảo đấu với đội Philippines, Indonesia, Thái Lan. Nội dung thuyền đôi nữ, Đinh Thị Hảo, Phạm Thị Huệ đấu với các đối thủ Philippines, Indonesia, Myanmar, Singapore. Và ở nội dụng thuyền nam hạng nhẹ hai mái chèo, Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Văn Hà, Nhữ Đình Nam, Bùi Văn Hoàn gặp các đội Campuchia, Philippines, Indonesia, Thái Lan. Các lượt thi chung kết bắt đầu từ 10h, tại Khu huấn luyện đua thuyền Quốc gia, huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng.

    [​IMG]
    Từ trái sang, Phạm Thị Thảo, Hồ Thị Lý, Phạm Thị Huệ và Đinh Thị Hảo trên bục nhận HC vàng thuyền bốn nữ hạng nặng hai mái chèo. Ảnh: Thế Quỳnh
    --- Gộp bài viết, 13/05/2022, Bài cũ: 13/05/2022 ---
    https://vnexpress.net/viet-nam-cho-tin-vui-tu-mo-vang-kurash-rowing-kickboxing-4462784.html

    Thể thao VN hôm nay chờ tin vui từ các mỏ vàng tại Seagames. @};-@};-@};-

    Thị trường chứng khoán chờ TIN VUI từ các Mỏ Vàng của ngành xuất khẩu cá tra đem ngoại tê về cho đất nước IDI, VHC và ANV @};-@};-@};-
    nxtin1981, 09xy852289QCK thích bài này.
    QCK đã loan bài này
  9. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.393
    Hẹn gặp 488 hành khách với 1 phân tích rất ĐẶC BIỆT và mang tính ĐỘT PHÁ về IDI trong TIN NHẮN SỐ 5. ~o)~o)~o)

    Đủ nắng, hoa sẽ nở @};-@};-@};-
    Đủ gió, chong chóng sẽ quay <:-P<:-P<:-P
    Đủ yêu thương, hạnh phúc sẽ đong đầy :x:x:x
    Đủ KIÊN NHẪN, thành quả IDI sẽ đến :-*:-*:-*

    THE SHOW MUST GO ON... @};-@};-@};-

    Good luck and good trade **==**==**==

    Chúc tất cả các hành khách THÀNH CÔNG và THỊNH VƯỢNG với Siêu cổ phiếu IDI trong năm 2022 này. @};-@};-@};-
    QCK đã loan bài này
  10. Gil

    Gil Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Đã được thích:
    3.409
    Tin sea games cũng đăng vào rác diễn đàn vãi :))
    antran3891 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này