IDI-Tàu siêu tốc-Lợi nhuận siêu khủng (Phần 2)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoankiem07, 25/04/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3587 người đang online, trong đó có 367 thành viên. 15:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 468516 lượt đọc và 3081 bài trả lời
  1. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.426

    Dưới màu hoa như lửa cháy khát khao @};-@};-@};-
    Bước lặng trên con đường vắng năm nao
    Chỉ có tiếng ve xuôi ồn ào
    Mà chẳng cho lòng người yên chút nào. <:-P<:-P<:-P

    Anh mải mê về một màu mây xa :-h:-h:-h
    Cánh buồm bay về một thời đã qua
    Em thầm hát một câu thơ cũ
    Về một thời thiếu nữ say mê
    Về một thời hoa đỏ diệu kỳ. @};-@};-@};-

    Mỗi mùa hoa đỏ về hoa như mưa rơi rơi @};-@};-@};-
    Cánh mỏng manh xao xác đỏ tươi
    Như nuối tiếc một thời trai trẻ. :-h:-h:-h

    Mỗi mùa hoa đỏ về hoa như mưa rơi rơi
    Như tháng ngày xưa ta dại khờ
    Ta nhìn sâu vào trong mắt nhau. @};-@};-@};-

    Trong câu thơ của em, anh không có mặt :-h:-h:-h
    Câu thơ hát về một thời yêu đương @};-@};-@};-

    Em đâu buồn mà chỉ tiếc <:-P<:-P<:-P
    Anh không đi hết những ngày đắm say :-h:-h:-h
    minh8484, Acute, nxtin19813 người khác thích bài này.
  2. Nguoimientay2020

    Nguoimientay2020 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/10/2020
    Đã được thích:
    78
    Buôn bán với TQ cũng mệt nhỉ?!
  3. I_Van_Ho

    I_Van_Ho Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2019
    Đã được thích:
    1.503
    Hôm nay idi gd thỏa thuận 200k giá 22 và 85k giá 24.2? Không biết các anh ấy làm trò gì nhỉ các bác?
    nxtin198109xy852289 thích bài này.
  4. tangnhethoi

    tangnhethoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/08/2015
    Đã được thích:
    1.277
    Có khi nào là mua trên sàn giá 24.x và thỏa thuận 24.2 để trả nợ giá 22 không nhỉ:-t
    minh8484, I_Van_Ho09xy852289 thích bài này.
  5. Kientrilatatca

    Kientrilatatca Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2022
    Đã được thích:
    1.132
    Xuất khẩu thủy sản bứt phá, nhiều mặt hàng tăng trưởng kỷ lục
    30-05-2022 14:02:00+07:00

    2 giờ trước

    Đến giữa quý II/2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt hơn 3.6 tỷ USD tăng 47.3% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy ngành thủy sản Việt Nam đang dần phục hồi và tăng trưởng xuất khẩu trở lại.

    https://image.*********.vn/2022/05/30/kim-ngach-xuat-khau-thuy-san.jpeg​
    Mặt hàng cá tra đang được các doanh nghiệp Việt mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới - Ảnh: Vasep
    Cá tra, tôm giữ đà tăng trưởng "tỷ đô"

    Tính đến giữa quý II/2022, trong các mặt hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam thì xuất khẩu cá tra đã có sự tăng trưởng vượt bật với kim ngạch đạt trên 1 tỷ USD, tăng 97% so với năm 2021.

    Theo nhận định của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cá tra đã có sự phục hồi xuất khẩu tốt từ những lợi thế do nguồn cung cá thịt trắng từ Nga bị gián đoạn. Nhóm thị trường tăng trưởng lớn nhất đạt hơn 100% của cá tra trong 4 tháng đầu năm là Trung Quốc và Mỹ lần lượt là 156% và 136%, tiếp theo là thị trường EU có mức tăng trưởng gần 85%.

    Ngoài ra, cá tra đang được mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới như Mexico, Ai Cập và Thái Lan. Cụ thể, Mexico là thị trường có giá trị xuất khẩu lớn nhất của cá tra Việt Nam trong khối thị trường Hiệp định CPTPP, với hơn 50 triệu USD, tăng gần 70% so với cùng kỳ. Thị trường Thái Lan cũng tăng 80% với giá trị xấp xỉ 50 triệu USD. Trong khi xuất khẩu sang Ai Cập dù chỉ đạt hơn 15 triệu USD nhưng đã tăng đến 85%.


    Không chỉ tăng về lượng, giá cá tra xuất khẩu đang có xu hướng tăng, xuất khẩu sang Mỹ đang ở mức 4.5 USD/kg, mức giá cao nhất trong 3 năm qua.

    Trước cơ hội thị trường như vậy, các doanh nghiệp thủy sản trong nước đang đẩy mạnh năng lục sản xuất, đáp ứng đơn hàng.

    Tổng công ty Nam Việt cho biết sẽ tuyển dụng thêm khoảng 3,000 công nhân để tập trung sản xuất cho các đơn hàng cá tra đi Mỹ. Theo ông Đỗ Lập Nghiệp, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Nam Việt, các đơn hàng đi Mỹ bắt đầu xuất từ tháng 8 năm nay. Do vậy doanh nghiệp tập trung nguyên liệu và nhân công để tăng công suất lên khoảng 30% và tăng thêm 7-8 tấn nguyên liệu/ngày.

    Sau cá tra, tôm cũng nằm trong nhóm sản phẩm thủy sản có giá trị xuất khẩu "tỷ đô", đạt gần 1.4 tỷ USD tăng hơn 45%, đạt kỷ lục so với cùng kỳ các năm trước đó.

    Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước cho biết mặt hàng tôm của doanh nghiệp này đã tăng 25% tổng giá trị đơn hàng đến giữa quý II/2022, chủ yếu xuất qua châu Âu.

    Ghi nhận từ VASEP cho thấy, nhóm thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong những tháng đầu năm là các nước trong khối CPTPP, với kim ngạch đạt 405 triệu USD, tăng 36.2%. Trung Quốc là thị trường tăng trưởng lớn nhất của tôm Việt Nam trong những tháng đầu năm nay. Trong tháng 4, xuất khẩu tôm của các doanh nghiệp vào thị trường Trung Quốc tăng 148%, đưa giá trị cả 4 tháng đạt 187 triệu USD, tăng gần 91%.

    Mặt hàng thứ 3 có mức tăng trưởng tốt là sản phẩm cá ngừ. Theo VASEP, đà tăng trưởng nối tiếp từ những tháng cuối năm 2021, đến giữa quý II năm nay, xuất khẩu cá ngừ đã đạt 380 triệu USD, tăng 63% so với cùng kỳ. Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất của cá ngừ Việt Nam, chiếm tỉ trọng gần 55%. Đây cũng là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong nhóm các thị trường quan trọng của cá ngừ, với mức tăng trưởng tăng gần 113%.

    VASEP đánh giá thực tế thị trường thấy rõ xu hướng các sản phẩm đông lạnh có tỉ trọng xuất khẩu cao hơn, chiếm gần 80% và có mức tăng trưởng tới 60% so với cùng kỳ năm trước.

    "Liên tục ghi nhận doanh số xuất khẩu kỷ lục hơn 1 tỷ USD trong tháng 3 và tháng 4, đây là kết quả nỗ lực của nhiều doanh nghiệp. Trong đó có sự kết nối trở lại của các chương trình xúc tiến thương mại như Hội chợ Thủy sản quốc tế tại Boston Mỹ hồi tháng 3, Hội chợ Thủy sản toàn cầu tại Barcelona (Tây Ban Nha) tháng 4. Qua các hội chợ cho thấy sự quan tâm của các nhà nhập khẩu với thuỷ sản Việt Nam rất lớn", ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP cho biết.

    Cơ hội đan xen thách thức

    Theo nhận định của VASEP, có 3 thách thức cho xuất khẩu thủy sản trong những quý cuối năm. Đó là sự khan hiếm nguồn nguyên liệu đảm bảo cho sản xuất xuất khẩu, tăng giá cước tàu cùng với các chi phí đầu vào tăng.

    Ví dụ như mặt hàng tôm, ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước cho biết các đơn hàng xuất khẩu thời điểm này là đơn hàng đã ký trước và trong giai đoạn dịch COVID-19, giá xuất chưa bù đắp được sự tăng chi phí sản xuất. Do vậy, doanh nghiệp đã và đang phải đàm phán điều chỉnh giá theo tỉ lệ đơn hàng để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp.

    Giá xuất khẩu tôm dự báo sẽ tiếp tục tăng, thậm chí có thể tăng vọt, nhất là đến cuối quý III. Tuy nhiên, theo ông Lĩnh, thời điểm cuối năm là lúc đã qua vụ thu hoạch của các vùng tôm nguyên liệu trong nước. Do vậy, người nuôi và các doanh nghiệp chế biến trong nước không tận dụng được cơ hội này.

    Cùng với sự khan hiếm nguồn cung thì các thị trường chắc chắn sẽ lại chú trọng kiểm soát các yếu tố an toàn thực phẩm, truy suất nguồn gốc. Đặc biệt, "thẻ vàng IUU" mà châu Âu đang gắn cho sản phẩm thủy sản từ Việt Nam về khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định là quy định về chống đánh bắt hải sản.

    Song, xuất khẩu thủy sản đang rộng mở cơ hội tăng trưởng. Ngoài tôm thì các mặt hàng chủ lực khác như cá tra, cá ngừ, VASEP dự báo nhu cầu thị trường vẫn lớn. Đặc biệt, các doanh nghiệp thuỷ sản đang có sự chuẩn bị để kết nối trở lại với các hoạt động và tổ chức xúc tiến thương mại, trong đó có Hội chợ Thuỷ sản quốc tế Vietfish của VASEP vào tháng 8/2022. Sự kiện được kỳ vọng sẽ tiếp tục thu hút thêm nhiều nhà nhập khẩu thế giới đến với thuỷ sản Việt Nam, là đòn bẩy để thúc đẩy xuất khẩu tăng mạnh hơn trong những tháng cuối năm nay.

    Ngoài ra, cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, nhất là EVFTA, đang trở thành yếu tố thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam có được giá cả cạnh tranh để đẩy mạnh xuất khẩu.

    "Với tốc độ tăng trưởng và bối cảnh cung - cầu hiện nay, dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ đạt 9.5 - 10 tỷ USD trong năm 2022. Trong đó, dự báo xuất khẩu tôm sẽ đạt khoảng 4.1 - 4.2 tỷ USD, cá tra sẽ bội thu 2.4 - 2.5 tỷ USD, còn lại là hải sản với khoảng 3.2 - 3.3 tỷ USD", ông Hòe nhận định.
  6. Vifusu

    Vifusu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2019
    Đã được thích:
    4.120
    RCEP mới có hiệu lực từ 1/1/2022, mấy a đang đẩy mạnh bán cá…

    Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 4,5 tỷ USD, tăng hơn 44,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng cá tra và tôm đạt khoảng 2,8 tỷ USD.

    0:00/1:39

    Nam miền Bắc
    Nhằm hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã cung ứng các sản phẩm thủy sản của Việt Nam tận dụng các ưu đãi của Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) để tăng cường tìm kiếm đối tác, kết nối các cơ hội kinh doanh và xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên RCEP, trong hai ngày 30-31/5, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với các Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại các nước thành viên RCEP tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến thủy sản Việt Nam với các thị trường RCEP 2022.

    [​IMG]
    5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 4,5 tỷ USD

    Tại phiên toàn thể hội nghị, các chuyên gia, nhà nhập khẩu, đại diện Thương vụ Việt Nam tại một số nước thành viên RCEP (Trung Quốc, Nhật Bản, Australia) sẽ giới thiệu về tiềm năng, nhu cầu và cơ hội đối với các mặt hàng thủy sản của Việt Nam tại các thị trường RCEP….
    09xy852289, hoankiem07, Acute2 người khác thích bài này.
  7. ditruocmotbuoc

    ditruocmotbuoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/01/2010
    Đã được thích:
    18.989
    Tích lũy mấy phiên rồi, quá đẹp, chuẩn bị bứt phá
    09xy852289, Acute, nxtin19811 người khác thích bài này.
  8. ketoan31

    ketoan31 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/06/2018
    Đã được thích:
    175
    IDI tích lũy quanh MA50 mấy phiên rồi, cbị phọt hjhj
    09xy852289nxtin1981 thích bài này.
  9. duydu

    duydu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Đã được thích:
    6.838
    Đợi xem đến gần 1300 TT phản ứng thế nào
  10. Kientrilatatca

    Kientrilatatca Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2022
    Đã được thích:
    1.132
    Kháng kiện thành công nhiều vụ việc phòng vệ thương mại cho hàng Việt
    Tác giả Thế Hải / baodautu.vn

    4 giờ trước
    Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
    Việt Nam đã thành công khi chứng minh doanh nghiệp không bán phá giá hay Chính phủ không trợ cấp, không can thiệp vào thị trường để tạo lợi thế bất bình đẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu.

    [​IMG]













    • Covers content
    • Seen to often
    • Inappropriate
    • Not interested








    Nhiều doanh nghiệp Việt đã được hưởng thuế 0% khi xuát khẩu cá tra sang Mỹ.

    Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương), năm 2021, ghi nhận nhiều vụ việc Việt Nam đã thành công trong việc chứng minh doanh nghiệp không bán phá giá hay Chính phủ không trợ cấp, không can thiệp vào thị trường để tạo lợi thế bất bình đẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ, Canada, Australia, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia.

    Cụ thể, trong một số vụ việc Mỹ điều tra chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu lớn đều không bị áp thuế chống bán phá giá (như cá tra-basa, tôm, lốp xe).

    Chẳng hạn, đối với mặt hàng cá tra, cá ba sa, tháng 3/2021, Mỹ đã ra kết luận cuối cùng của kỳ rà soát lần thứ 16, trong đó đã có tổng cộng 8 doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam được Mỹ kết luận là không bán phá giá. Đến tháng 3/2022, kết luận cuối cùng của kỳ rà soát hành chính lần thứ 17, Mỹ công bố thêm 01 doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam không bán phá giá.


    Đối với mặt hàng lốp xe, phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu (chiếm 95,5% tổng kim ngạch xuất khẩu lốp xe của Việt Nam sang Mỹ) được kết luận là không bán phá giá. Hay trong hầu hết các vụ việc Canada điều tra chống trợ cấp đối với doanh nghiệp Việt Nam, cơ quan điều tra của Canada đều có kết luận chung là doanh nghiệp của Việt Nam không nhận trợ cấp hoặc nhận được trợ cấp với mức độ không đáng kể.

    Riêng Australia đã chấm dứt nhiều vụ việc như vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp ống thép chính xác, chống bán phá giá dây đai thép phủ màu, ống đồng...

    Ấn Độ, Malaysia, Indonesia cũng lần lượt chấm dứt các vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với ván gỗ MDF, nhựa PET, tôn lạnh... Nhờ đó, các doanh nghiệp xuất khẩu không bị áp thuế phòng vệ thương mại hoặc bị áp thuế ở mức thấp, góp phần giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu.

    Bên cạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp tham gia, xử lý trong giai đoạn điều tra ban đầu, Bộ Công thương cũng phối hợp với các hiệp hội tổ chức các buổi hội thảo tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp về thủ tục rà soát thuế chống bán phá giá hàng năm của nước ngoài để giúp các doanh nghiệp thay đổi, giảm thiểu được mức thuế trong các giai đoạn tiếp theo của vụ việc.

    Không chỉ giải quyết ở cấp độ song phương, Việt Nam cũng đã tiến hành khiếu nại 5 biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài ra cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, trong đó có 4 vụ việc đã có phán quyết với kết quả tích cực cho Việt Nam.

    Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại chia sẻ: "Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, kim ngạch xuất khẩu gia tăng nhanh chóng, xu thế sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng gia tăng thì công tác hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó với các biện pháp này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, phát triển các thị trường xuất khẩu".

    Những năm gần đây, xuất khẩu đã trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng bình quân 11,7% trong giai đoạn 2016-2020, đạt 281,5 tỷ USD năm 2020 và đạt 336 tỷ USD vào năm 2021. Với kết quả này, Việt Nam đã trở thành 1 trong số 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới.

    Còn 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước ước đạt 152,81 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước

    Khi quy mô xuất khẩu của nền kinh tế gia tăng, với vài chục mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với các vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài.

    Tính đến hết tháng 4 năm 2022, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã là đối tượng của 212 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài.

    Phòng vệ thương mại là công cụ chính sách được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho phép các nước thành viên sử dụng với mục đích bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước các hành vi cạnh tranh được coi là không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu như bán phá giá hay trợ cấp từ chính phủ; hoặc trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh gây ảnh hưởng tới ngành sản xuất nội địa.

    Chính vì vậy, cùng với sự phát triển của thương mại toàn cầu, các biện pháp phòng vệ thương mại cũng thường xuyên được các quốc gia trên thế giới sử dụng. Các nền kinh tế có xuất khẩu càng lớn càng dễ trở thành đối tượng của các biện pháp phòng vệ thương mại.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này