1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

IDI - Tàu Siêu tốc - Lợi nhuận Siêu khủng (Phần 3)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoankiem07, 13/06/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4803 người đang online, trong đó có 398 thành viên. 21:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 685249 lượt đọc và 4066 bài trả lời
  1. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.428
  2. tangnhethoi

    tangnhethoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/08/2015
    Đã được thích:
    1.277
  3. dongvu1

    dongvu1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2021
    Đã được thích:
    677
    QCK, hoankiem07, master_share1 người khác thích bài này.
    QCK đã loan bài này
  4. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.428
    Không biết có phải trang web bị lỗi không mà tớ vào mãi không được. Cứ click vào là hiện ra cái Dự án Arena gì đó
    09xy852289 thích bài này.
  5. Vifusu

    Vifusu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2019
    Đã được thích:
    4.120
    Xuất khẩu cá tra tháng 6/2022 vẫn rất tốt.
    Mua bán tùy duyên.

    https://www.vietnamplus.vn/nganh-ca-tra-viet-nam-hua-hen-buoc-vao-chu-ky-phat-trien-moi/799763.vnp

    Ngành cá tra Việt Nam hứa hẹn bước vào chu kỳ phát triển mới

    Với đà tăng trưởng hiện nay, cộng với sự phục hồi của các quốc gia nhập khẩu cá tra, xuất khẩu cá tra Việt Nam được dự báo có nhiều cơ hội hồi phục và tăng trưởng trong năm 2022, ước đạt 2,6 tỷ USD.

    Sau khi phục hồi sản xuất trở về trạng thái bình thường mới, các nhà máy chế biến cá tra tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã hoạt động hết công suất để chạy các đơn hàng đã ký kết trước đó.

    Trong 6 tháng đầu năm 2022, ngành cá tra dự báo kết quả xuất khẩu tăng trưởng 90% so với cùng kỳ năm 2021.

    Các thị trường đều tăng hai con số

    Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong suốt gần 6 tháng qua, các nhà máy chế biến cá tra đã chạy hết công suất để phục vụ đơn hàng xuất khẩu.

    Tính đến cuối tháng 6/2022, kim ngạch xuất khẩu cá tra ước đạt 1,4 tỷ USD, tăng 90% so với cùng kỳ năm 2021.

    Lý giải cho sự tăng trưởng này, VASEP cho rằng, hiện có 117 thị trường nhập khẩu các sản phẩm cá tra Việt Nam, tăng 5 thị trường so với quý 1/2021.

    Trong tổng các sản phẩm xuất khẩu thì cá tra phi lê đông lạnh tiếp tục chiếm tỷ lệ cao nhất 88%, đạt doanh thu 576 triệu USD. Ngoài ra, các sản phẩm khác như cá tra tươi hoặc đông lạnh nguyên con chiếm 11%...

    Theo VASEP, sự tăng trưởng này đồng đều ở hầu hết tất cả các thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam như Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc).... Tính đến cuối tháng 6/2022, tổng trị giá xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt hơn 380 triệu USD, tăng 124% so với cùng kỳ năm 2021.

    Cuộc chạy đua ngăn COVID-19 tại một số điểm nóng; trong đó, có Thượng Hải khi mà các cảng hàng hóa lớn và nhà máy phải đóng cửa đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới chuỗi cung ứng toàn cầu, chuỗi hàng hóa của nội bộ của các quốc gia này.

    Vì vậy, quý 1/2022, nhập khẩu cá thịt trắng của Trung Quốc giảm mạnh; trong đó, khối lượng nhập khẩu cá minh thái từ Nga giảm 60%.

    Nhưng cho tới hết tháng 6/2022, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc) vẫn tăng trưởng dương liên tiếp ba con số.

    Đối với thị trường Mỹ, trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt khoảng 370 triệu USD, tăng 131%.

    Hồi giữa tháng 5/2022, Cơ quan Thanh tra và An toàn Thực phẩm Hoa Kỳ (FSIS) - Bộ Nông nghiệp Mỹ đã ra thông báo công nhận thêm 6 nhà máy chế biến cá tra Việt Nam được phép chế biến, xuất khẩu sản phẩm cá tra sang thị trường Mỹ nâng tổng số nhà máy được công nhận lên con số 19 nhà máy.

    [​IMG]Thu hoạch cá tra tại huyện Thanh Bình (Đồng Tháp). (Ảnh: Văn Trí/TTXVN)
    Cho tới nay, xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ vẫn đang ổn định. VASEP cho biết theo số liệu thống kê mới nhất của ITC (Trung tâm thương mại quốc tế), tới cuối tháng 4/2022, giá cá tra đông lạnh nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam đã lập thêm đỉnh mới đạt gần 5 USD/kg, cao hơn so với cùng kỳ năm trước gần 2 USD/kg. Đây là mức giá tăng mạnh chưa từng có trong 3 năm trở lại đây.

    Riêng các thị trường Hiệp đinh Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), xuất khẩu cá tra đông lạnh sang Mexico, Canada, Australia và Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm nay tiếp tục tăng trưởng khả quan.

    Tính đến hết tháng 6/2022, CPTPP là khối thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của các doanh nghiệp cá tra Việt Nam sau Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc) và Mỹ.

    Nhu cầu nhập khẩu cá tra từ các nước trong khối liên tục tăng trưởng trong 6 tháng liên tiếp với giá trị đạt 170 triệu USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu sang Mexico đạt 62 triệu USD, tăng 71%; Canada đạt 33 triệu USD, tăng 86%; Australia đạt 19 triệu USD, tăng 29%; Nhật Bản đạt 17 triệu USD, tăng 64%.

    Dự báo trong quý 2/2022, xuất khẩu cá tra đông lạnh sang khối thị trường này tăng hơn 35% so với quý trước, đạt hơn 110 triệu USD.

    Dự báo xuất khẩu 2,6 tỷ USD trong năm 2022


    Với đà tăng trưởng hiện nay, cộng với sự phục hồi của các quốc gia nhập khẩu cá tra Việt Nam, xuất khẩu cá tra Việt Nam được dự báo có nhiều cơ hội hồi phục và tăng trưởng trong năm 2022.

    Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu cá tra đến cuối năm 2022 ước đạt 2,6 tỷ USD. Để đạt được con số này, toàn ngành cá tra Việt Nam cần sự đồng lòng và nỗ lực rất lớn ở từng khâu của chuỗi sản xuất, chế biến và xuất khẩu.

    Theo bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, với nhu cầu tiêu thụ cá tra tại Mỹ, châu Âu, Trung Quốc bật tăng như hiện nay, do kiểm soát được đại dịch COVID-19, thêm việc nguồn cung thiếu hụt nên năm 2022 sẽ "rất vi diệu," giúp toàn ngành cá tra đều có lời.

    [Tôm, cá tra tận dụng cơ hội thị trường đẩy mạnh xuất khẩu]

    Hiện nay, giá cá tra đã tăng và còn tiếp tục tăng lên từ nay đến cuối năm 2022, giúp các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra thu lãi cao, mặc dù chi phí nuôi (thức ăn cho cá, giá bao bì,...) cũng sẽ leo thang do biến động giá xăng, dầu trong nước và chi phí logistics trong xuất nhập khẩu cũng tăng trong gần 2 năm qua.

    Dù phải đối diện với nhiều thách thức, biến động mới, nhưng ngành cá tra Việt Nam vẫn có tín hiệu khả quan cho đến cuối năm 2022.

    Bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn chia sẻ, sản lượng cá tra của Vĩnh Hoàn xuất khẩu sang các thị trường trong năm 2022 sẽ tăng 25% trở lên, con số này chưa bao gồm thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại.

    [​IMG]Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty TNHH Hùng Cá (Thanh Bình, Đồng Tháp). (Ảnh: Văn Trí/TTXVN)
    Hiện nay, xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc vẫn chưa nóng như thời điểm trước dịch bệnh COVID-19, một phần vì thị trường nay đang chở giá xuống trở lại, nhưng điều này phải chở một thời gian khá dài, bởi nguồn nguyên liệu cung ứng cho chế biến, xuất khẩu đang khan hiếm.

    Thêm vào đó, nguồn hàng cá tra tồn kho của Trung Quốc cũng sắp cạn nên thị trường Trung Quốc cũng sẽ chấp nhận nhập khẩu cá tra Việt Nam với giá hiện tại.

    Chỉ với thị trường này, xuất khẩu cá tra Việt Nam còn nhiều triển vọng tăng trưởng cho đến cuối năm 2022.

    Đồng quan điểm với Vĩnh Hoàn, báo cáo mới nhất của Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) chia sẻ ngành cá tra tại Việt Nam thường vận động theo chu kỳ (chu kỳ gần nhất 2017-2019).

    Sau khi chịu tác động bởi giai đoạn đi xuống của ngành vào năm 2019 và hai năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và đứt gãy chuỗi cung ứng vào năm 2020-2021, BSC cho rằng ngành cá tra sẽ bước vào chu kỳ tăng trong năm 2022.

    Theo BSC, nhu cầu nhập khẩu cá tra sẽ tăng trưởng mạnh cho đến cuối năm 2022, sau thời gian dài bị dồn nén bởi COVID-19; trong đó thị trường Mỹ đang tăng mạnh, khi mà diện tích nuôi trồng cá da trơn tại Mỹ vẫn đang giảm trong ba năm liên tiếp, ảnh hưởng đến nguồn cung cấp cá da trơn nội địa tại Mỹ.

    Đây cũng chính là nhân tố chính cho đà tăng mạnh của ngành cá tra từ quý 4/2021 đến thời điểm hiện tại.

    Còn thị trường Trung Quốc, BSC cho rằng Trung Quốc sẽ dần tiến tới việc mở cửa trở lại và khi đó, với một thị trường có mức tiêu thụ cá tra ngang ngửa Mỹ và nhu cầu bị dồn nén trong hai năm dịch, sẽ là nhân tố quyết định đà tăng trưởng của ngành cá tra trong nửa cuối năm nay.


    Với tất cả những yếu tố trên, ngành cá tra Việt Nam hứa hẹn một chu kỳ phát triển đầy triển vọng trong thời gian đến cuối năm 2022 và cả năm tiếp theo./.
    master_shareQCK đã loan bài này
  6. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.428
    Cổ phiếu DAT tăng trần 5 phiên, lãnh đạo nói không tác động đến giá
    23-06-2022 - 07:33 AM | Thị trường chứng khoán
    [​IMG]
    Giá cổ phiếu DAT tăng trần 5 phiên liên tiếp tính đến ngày 21/6 là do cung cầu của thị trường.


    DAT: Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch và Phát triển Thủy sản
    Giá hiện tại
    20.6

    Thay đổi
    1.1 (5.6%)
    Cập nhật lúc 15:15 Thứ 4, 22/06/2022
    [​IMG]

    Trái ngược với diễn biến giảm của thị trường khi VN-Index từ ngày 15/6 đến 21/6 đã giảm từ 1.213,93 điểm xuống còn 1.172,47, cổ phiếu DAT của Đầu tư Du lịch và Phát Triển Thủy Sản (Trisedco, HoSE: DAT )) đã tăng trần liên tiếp 5 phiên giao dịch trong cùng khoảng thời gian.

    Trước diễn biến trên, trong công văn giải trình, Trisedco cho biết giá cổ phiếu DAT tăng trần 5 phiên liên tiếp tính đến ngày 21/6 là do cung cầu của thị trường, quyết định mua bán cổ phiếu do các nhà đầu tư quyết định nằm ngoài kiểm soát của công ty. Các lãnh đạo của Trisedco khẳng định không có tác động đến giá giao dịch trên thị trường.

    Hiện cổ phiếu DAT đang giao dịch ở mức 20.600 đồng/cp khi kết thúc phiên giao dịch ngày 22/6. Đây cũng là phiên thứ 6 liên tiếp cổ phiếu này tăng điểm. Khớp lệnh trung bình của mã này trong 10 phiên gần đây là khoảng 9.200 đơn vị.


    [​IMG]
    Thị giá cổ phiếu DAT.


    Trisedco là doanh nghiệp liên kết với tập đoàn Sao Mai, được thành lập vào năm 2008. Hiện công ty có nhà máy diện tích là 5.000 m2 chuyên sản xuất bột cá và mỡ cá được chế biến từ phụ phẩm cá (như đầu, xương, thịt vụn, nội tạng của cá ...). Hiện Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia I.D.I ( HoSE: IDI ) - công ty con thuộc tập đoàn Sao Mai đang là cổ đông lớn nhất nắm gần 80% cổ phần của Trisedco.

    HĐQT Trisedco đã thông qua việc phát hành 7,7 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 14%. Sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận, Trisedco sẽ tiến hành thông báo thời gian trả cụ thể. Tổng giá trị theo mệnh giá là 77 tỷ đồng, qua đó nâng vốn điều lệ của công ty lên gần 630 tỷ đồng.

    Về kế hoạch kinh doanh 2022, Trisedco dự kiến tổng doanh thu thuần 2.300 tỷ đồng, lợi nhuận sau thế 150 tỷ đồng, gấp 3,3 lần so với thực hiện 2021 nhờ những tín hiệu khả quan của ngành thủy sản.
    --- Gộp bài viết, 23/06/2022, Bài cũ: 23/06/2022 ---
    https://cafef.vn/co-phieu-dat-tang-...-khong-tac-dong-den-gia-20220623002322931.chn
    09xy852289, QCKtangnhethoi thích bài này.
    QCK đã loan bài này
  7. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.428
    Mỹ công nhận thêm 6 nhà máy chế biến cá tra, Trung Quốc tăng mua, nhà máy làm không hết việc
    23/06/2022 06:08 GMT+7
    Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 5 tháng đầu năm nay, các nhà máy chế biến cá tra Việt Nam đều đã nỗ lực chạy hết công suất chế biến, tổng giá trị xuất khẩu đạt 1,21 tỷ USD. Điều này đã giúp giá cá tra trong nước duy trì mức cao trong thời gian qua.

    Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, sự tăng trưởng tốt ở hầu hết các thị trường xuất khẩu (XK) lớn bù đắp cho hơn 3 năm ngành cá tra bị tổn thương nặng nề do Covid-19. Dự báo, XK cá tra có thể đạt 2,6 tỷ USD trong năm nay.

    Trung Quốc, Mỹ đẩy mạnh thu mua cá tra từ Việt Nam
    Tính đến hết tháng 5/2022, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt hơn 317 triệu USD, tăng 124% so với cùng kỳ năm trước. Cuộc chạy đua ngăn Covid-19 tại một số điểm nóng, trong đó có Thượng Hải, các cảng hàng hóa lớn, nhà máy phải đóng cửa đã ảnh hưởng chuỗi cung ứng toàn cầu, chuỗi hàng hóa của nội bộ quốc gia nước này.

    [​IMG]
    Thu hoạch cá tra ở An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ

    Chính vì vậy mà trong quý 1/2022, nhập khẩu (NK) cá thịt trắng của Trung Quốc giảm mạnh, trong đó khối lượng NK cá minh thái từ Nga giảm 60%. Nhưng cho tới hết tháng 5/2022, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc - Hồng Kông vẫn tăng trưởng dương liên tiếp ba con số.

    Tới nay, giá cá tra phile xuất khẩu trung bình sang Trung Quốc dao động từ 3,15 - 3,25 USD/kg, cao hơn 0,5 USD/kg so với cùng kỳ năm trước.

    Bà Tạ Hà, chuyên gia thị trường cá tra của VASEP cho hiết, hiện nay, có gần 100 doanh nghiệp cá tra Việt Nam tham gia xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc - Hồng Kông.

    Đáng chú ý, giữa tháng 5/2022, Cơ quan Thanh tra và An toàn Thực phẩm Hoa Kỳ (FSIS) - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã ra thông báo công nhận thêm 6 nhà máy chế biến cá tra Việt Nam được phép chế biến, XK sản phẩm cá tra sang thị trường Mỹ, nâng tổng số nhà máy được công nhận lên con số 19.

    Trong 5 tháng đầu năm nay, tổng giá trị XK cá tra sang Mỹ đạt 310 triệu USD, tăng 131%. Trong đó, riêng tháng 5/2022, giá trị XK cá tra sang thị trường này đạt 69 triệu USD, tăng 114%.

    Cho tới nay, XK cá tra sang thị trường Mỹ vẫn đang ổn định tốt. Theo số liệu thống kê mới nhất của ITC, tới cuối tháng 4/2022, giá cá tra đông lạnh NK của Mỹ từ Việt Nam đã lập thêm đỉnh mới đạt gần 5 USD/kg, cao hơn so với cùng kỳ năm trước gần 2 USD/kg. Đây là mức giá tăng mạnh chưa từng có trong 3 năm trở lại đây.

    Giá cá tra duy trì mức cao nhất 3 năm qua
    Cũng theo VASEP, tình hình xuất khẩu cá tra đông lạnh sang Mexico, Canada, Australia và Nhật Bản trong 5 tháng đầu năm nay tiếp tục tăng trưởng khả quan. Tính đến hết tháng 5/2022, CPTPP là khối thị trường XK lớn thứ 2 của các DN XK cá tra Việt Nam (sau Trung Quốc - Hồng Kông và Mỹ).

    Nhu cầu nhập khẩu cá tra từ các nước trong khối liên tục tăng trưởng trong 5 tháng liên tiếp với giá trị đạt 146,5 triệu USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm trước.

    Trong đó, XK sang Mexico đạt 51,8 triệu USD, tăng 71%; Canada đạt 27,5 triệu USD - tăng 86%; Australia đạt 16,5 triệu USD - tăng 29%; Nhật Bản đạt 14,6 triệu USD - tăng 64%. Dự báo trong quý II/2022, XK cá tra đông lạnh sang khối thị trường này tăng hơn 35% so với quý trước - đạt khoảng 110 triệu USD.

    Ngoài ba thị trường XK lớn trên, 5 tháng đầu năm 2022, XK cá tra sang EU, Thái Lan, Brazil, Anh, Colombia, Ai Cập vẫn tăng trưởng tốt. Tổng giá trị XK sang EU đạt 88,6 triệu USD, tăng 89%; sang Thái Lan tăng 85%; Brazil tăng 51%...
    --- Gộp bài viết, 23/06/2022, Bài cũ: 23/06/2022 ---
    https://trangtraiviet.danviet.vn/my...rung-quoc-cung-tang-mua-20220622172458782.htm
    --- Gộp bài viết, 23/06/2022 ---
    Tớ gửi lại bài của bác @tangnhethoi

    Với IDI thì CUỘC CHƠI LỚN chỉ vừa mới bắt đầu

    THE SHOW MUST GO ON... **==**==**==

    Good lucks and good trade @};-@};-@};-
    HHH0, 09xy852289QCK thích bài này.
    QCK đã loan bài này
  8. QCK

    QCK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2018
    Đã được thích:
    2.967
    Thông tin mới nhất 22-06-2022 từ Báo Nhân Dân

    https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/...thuy-san-dat-10-ty-usd-trong-nam-2022-702283/
    VASEP phấn đấu xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD trong năm 2022
    Thứ Tư, 22-06-2022, 14:45
    [​IMG]
    Hội nghị của VASEP.
    Ngày 22/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức hội nghị toàn thể hội viên năm 2022.
    Năm 2021, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt gần 9 tỷ USD. Đây là kết quả đáng ghi nhận cho các doanh nghiệp thủy sản khi mà các doanh nghiệp đã trải qua một năm đầy biến động và khó khăn.
    Năm 2022, VASEP đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tôm đạt 4,2 tỷ USD, xuất khẩu cá tra đạt 2 tỷ USD và xuất khẩu hải sản đạt 3,8 tỷ USD. Tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự phấn đấu của toàn ngành, 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 4,7 tỷ USD, tăng 44% so cùng kỳ năm 2021.
    Theo VASEP, 5 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang 160 thị trường, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang tất cả các thị trường chính đều bứt phá với tăng trưởng 2 con số.
    Riêng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nga giảm 37% so với cùng kỳ năm 2021, vì xung đột quân sự khiến cho giao thương với thị trường này gần như đình trệ trong tháng 3 và tháng 4 vừa qua. 3 thị trường chi phối tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản trong 5 tháng qua gồm: Hoa Kỳ chiếm 23%, Liên minh châu Âu (EU) chiếm 12%, Trung Quốc chiếm 16%.
    Cũng theo VASEP, bên cạnh những điều kiện thuận lợi như nhu cầu tiêu thụ thủy sản của các thị trường chính đều tăng mạnh sau dịch Covid-19; doanh nghiệp tận dụng lợi thế thuế quan ưu đãi từ các Hiệp định Thương mại tự do để đẩy mạnh xuất khẩu sang nhiều thị trường như EU, Australia, Canada, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Anh…, ngành thủy sản cũng đối diện với nhiều khó khăn.
    Cụ thể, các doanh nghiệp có thể thiếu nguyên liệu chế biến xuất khẩu; dịch Covid-19 và xung đột Nga-Ukraine khiến chi phí đầu vào tăng mạnh làm xói mòn lợi nhuận của người nuôi và doanh nghiệp, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam.
    Cùng với đó là cước vận tải biển tăng gấp 6-10 lần so với trước dịch, thiếu container để vận chuyển. Chính sách zero Covid-19 nghiêm ngặt tại Trung Quốc gây ách tắc xuất khẩu thủy sản sang thị trường này.
    Nông ngư dân và doanh nghiệp chế biến thủy sản khó tiếp cận vay vốn để phục hồi sản xuất. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các nước khác như Ấn Độ, Ecuador về nguồn cung, giá thành và giá xuất khẩu thủy sản. Một số quy định, chính sách trong nước gây bất lợi cho doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản như: kiểm dịch thủy sản nhập khẩu, quy định ngưỡng phốt pho trong nước thải chế biến thủy sản…
    Qua đó, VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2022 sẽ chạm ngưỡng 10 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu tôm đạt 4,2 tỷ USD, xuất khẩu cá tra đạt 2 tỷ USD và xuất khẩu hải sản đạt 3,8 tỷ USD. Nếu đạt được con số này, đây là con số xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cao nhất từ trước đến nay.
    CAO TÂN
    09xy852289, tangnhethoi, Vifusu1 người khác thích bài này.
    QCK đã loan bài này
  9. qhi

    qhi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2014
    Đã được thích:
    2.130
    Link đây bạn:
    https://www.customs.gov.vn/index.jsp?pageId=442&tkId=5303&group=undefined&category=Phân tích định kỳ

    Xk thủy sản giảm so với tháng 5/2022.
    QCK thích bài này.
  10. mike333

    mike333 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2020
    Đã được thích:
    843
    kỳ vọng thôi bro bức tranh tươi sáng nghành cá vẫn tiếp diễn quan trọng là chọn giá tốt để vào thôi
    QCKqhi thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này