IDI tàu siêu tốc - Lợi nhuận siêu khủng!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoankiem07, 05/01/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2969 người đang online, trong đó có 30 thành viên. 02:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 845036 lượt đọc và 6468 bài trả lời
  1. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.374
    Thị trường toàn cầu phập phồng theo diễn biến xung đột Nga - Ukraine
    THỨ 2, 21/02/2022, 17:59
    Nhà đầu tư ở các thị trường mới nổi bắt đầu tính chuyện săn lùng cổ phiếu khi Fed nâng lãi suất

    Nếu xảy ra tình huống Nga xâm lược Ukraina thì tác động sẽ thể hiện ngay lập tức ở một số thị trường, từ chứng khoán đến giá lúa mì đến năng lượng, tài sản trú ẩn an toàn, thậm chí cả trái phiếu chính phủ.
    [​IMG]
    Đăng ký bộ tài liệu cho nhà đầu tư mới tham gia thị trường
    dkcamvn.com Tài trợ

    [​IMG]

    Các quỹ giao dịch hoán đổi (ETF) đầu tư vào các tài sản Nga đã bị bán nhiều. Quỹ iShares MSCI Russia ETF đã giảm 7,7% trong một năm trở lại đây và giảm gần 22% trong vòng 3 tháng qua. Và các tài sản của Nga sẽ đứng đầu trong bất kỳ thị trường nào bị ảnh hưởng bởi các hành động quân sự nếu xảy ra. Tài sản của Ukraina cũng sẽ rơi vào tình cảnh tương tự.

    Trái phiếu chính phủ bằng đô la Mỹ của hai quốc gia này trong những tháng gần đây đã hoạt động kém hơn so với các đối tác của họ của họ khi bị các nhà đầu tư giảm tiếp cận trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Washington và các đồng minh của Mỹ và Moscow. Vị thế tổng thể của Nga trên thị trường vốn đã bị thu hẹp trong những năm gần đây trong bối cảnh các lệnh trừng phạt và căng thẳng địa chính trị, nên giảm bớt nguy cơ ảnh hưởng lây lan qua các kênh này.

    Không dừng lại ở đó, nội tệ của Nga và Ukraina cũng sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng. Từ đầu năm đến nay, rouble Nga và hryvnia Ukraina là những đồng tiền hoạt động kém nhất trong nhóm các trường mới nổi, với rouble giảm 2%, trong khi hryvnia giảm gần 4%.

    Ở một lĩnh vực khác, các doanh nhiệp phương Tâyniêm yết trên thị trường chứng khoán cũng có thể cảm nhận được hậu quả nếu Nga xâm lược Ukraina, mặc dù đối với các công ty năng lượng, bất kỳ tác động nào đối với doanh thu hoặc lợi nhuận đều có thể được bù đắp phần nào bởi giá dầu sẽ tăng vọt trong tình huống đó.

    Công ty BP của Anh sở hữu 19,75% cổ phần của Rosneft, chiếm 1/3 sản lượng và cũng có một số liên doanh với nhà sản xuất dầu lớn nhất của Nga.

    Công ty Shell nắm giữ 27,5% cổ phần trong nhà máy LNG đầu tiên của Nga, Sakhalin 2, chiếm 1/3 tổng lượng LNG xuất khẩu của cả nước, cũng như một số liên doanh với tập đoàn năng lượng quốc doanh khổng lồ Gazprom của Nga.

    Công ty năng lượng Mỹ Exxon hoạt động thông qua một công ty con, dự án dầu khí Sakhalin-1, trong đó công ty thám hiểm Oil and Natural Gas Corp của nhà nước Ấn Độ cũng nắm giữ cổ phần. Công ty Equinor của Na Uy cũng đang có hoạt động trên nước Nga.

    Đối với lĩnh vực tài chính, rủi ro tập trung cao nhất ở Châu Âu. Ngân hàng Raiffeisen International của Áo thu được 39% lợi nhuận ròng ước tính của năm 2021 từ công ty con ở Nga. Công ty OTP và UniCredit của Hungary khoảng 7% từ công ty con ở Nga, trong khi Societe Generale SOGN.PA có 6% lợi nhuận ròng thông qua các hoạt động bán lẻ của Rosbank. Theo tính toán của JPMorgan, công ty tài chính Hà Lan ING cũng có thu nhập từ Nga mặc dù chỉ chiếm chưa đến 1% lợi nhuận ròng.

    Nhìn vào mức độ cho vay đối với Nga, các ngân hàng Pháp và Áo có mức cho vay lớn nhất trong số các ngân hàng phương Tây với lần lượt là 24,2 tỷ USD và 17,2 tỷ USD. Theo sau đó là các nhà cho vay của Mỹ với 16 tỷ USD, Nhật Bản 9,6 tỷ USD và các ngân hàng Đức 8,8 tỷ USD, theo dữ liệu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS).

    Các lĩnh vực khác cũng có tỷ suất lợi nhuận cao thu được liên quan tới Nga: Renault tạo ra 8% thu nhập từ cơ sở EBIT của mình ở Nga. Các cửa hàng của Metro AG (Đức) ở Nga tạo ra gần 10% doanh thu cho hãng, trong khi nhà sản xuất bia Đan Mạch Carlsberg sở hữu Baltika, nhà sản xuất bia lớn nhất của Nga với thị phần gần 40%, tạo ra 17% lợi nhuận ròng.


    [​IMG]
    Nếu khủng hoảng ở Ukraina xảy ra, các ngân hàng phương Tây bị tổn thất nhiều nhất

    Đối với hàng hóa, thị trường năng lượng đã nóng lên trong thời gian qua dù chưa xảy ra một cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraina.

    Mặt hàng sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất là khí đốt, bởi Châu Âu phụ thuộc khoảng 35% vào khí đốt tự nhiên của Nga, chủ yếu được dẫn qua các đường ống xuyên Belarus và Ba Lan đến Đức, đường ống Nord Stream 1 đi thẳng đến Đức và các đường ống khác qua Ukraine.

    Khối lượng khí đốt từ Nga sang châu Âu năm 2021 đã giảm sau khi các đợt phong tỏa làm giảm nhu cầu, và cho đến năm ngoái dòng chảy khí từ Nga sang châu Âu vẫn chưa hồi phục hoàn toàn trong khi nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh, đẩy giá khí lên mức cao kỷ lục.

    Các nhà phân tích dự báo xuất khẩu khí đốt tự nhiên từ Nga sang Tây Âu qua cả Ukraine và Belarus đều sẽ giảm đáng kể trong trường hợp Nga bị trừng phạt, cho rằng giá khí đốt có thể quay trở lại mức như quý 4/2021.

    Thị trường dầu mỏ cũng có thể bị ảnh hưởng do nguồn cung hạn chế hoặc gián đoạn. Ukraine là nơi trung chuyển dầu của Nga sang Slovakia, Hungary và Cộng hòa Séc. S&P Global Platts cho biết quá trình vận chuyển dầu thô xuất khẩu của Nga sang khối này trong năm 2021 là 11,9 triệu tấn, giảm so với 12,3 triệu tấn vào năm 2020. JPMorgan dự báo căng thẳng giữa 2 nước có nguy cơ làm giá dầu tăng lên 150 USD/thùng, từ đó sẽ khiến lạm phát toàn cầu tăng gấp đôi lên 7,2% và GDP giảm một nửa xuống còn chưa đầy 1%.
    --- Gộp bài viết, 21/02/2022, Bài cũ: 21/02/2022 ---
    https://m.cafef.vn/thi-truong-toan-...en-xung-dot-nga-ukraine-20220221003408744.chn
    --- Gộp bài viết, 21/02/2022 ---
    Đầu tư vào Siêu cổ phiếu IDI thì không cần quan tâm nhiều đến diễn biến Nga - Ukraine. Thậm chí nếu có chiến tranh giá thực phẩm tăng IDI càng hưởng lợi. <:-P<:-P<:-P
    tichcocphongco thích bài này.
  2. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.374
    Chọn ngành, doanh nghiệp để “gửi tiền”

    (ĐTCK) Gần 70% doanh nghiệp trên HOSE (đại diện hơn 80% giá trị vốn hóa toàn sàn) đã công bố kết quả kinh doanh quý IV/2021 cho thấy mức tăng trưởng lợi nhuận không cao, nhà đầu tư cần sàng lọc kỹ lưỡng để “chọn mặt gửi tiền”.
    Cần phân tích kỹ báo cáo tài chính

    Dữ liệu của Công ty Chứng khoán SSI cập nhật đến phiên giao dịch đầu Xuân 2022 cho thấy, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế quý IV/2022 của các doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính ở mức 10,7%. Trong đó, 24 công ty thuộc rổ chỉ số VN30 có mức tăng trưởng lợi nhuận bình quân là 4,5%.

    Mức tăng trưởng chung không cao, nhưng có những doanh nghiệp nổi bật khi ghi nhận lợi nhuận đột biến, chẳng hạn Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia I.D.I (mã chứng khoán IDI). Tất nhiên, các doanh nghiệp này cần phải được phân tích kỹ trước khi đầu tư, chứ không thể vội vàng đặt lệnh mua ngay cổ phiếu, nhằm hạn chế rủi ro.

    Theo báo cáo tài chính, lợi nhuận sau thuế quý IV/2021 của IDI đạt 85 tỷ đồng, tăng 176,2% so với cùng kỳ năm 2020 và bằng 9,5 lần so với quý III/2021; lợi nhuận sau thuế lũy kế cả năm 2021 đạt 143 tỷ đồng, tăng 42,6%, dù doanh thu ghi nhận 5.722 tỷ đồng, giảm 11% và chi phí vận chuyển tăng 50 tỷ đồng (chủ yếu do chi phí thuê container ở mức cao) so với năm 2020; biên lợi nhuận gộp năm 2021 được cải thiện do giá bán tăng và doanh nghiệp kiểm soát được nguồn nguyên liệu, nên lợi nhuận gộp đạt 510 tỷ đồng, cao hơn 11,6% so với năm 2020.

    Tính đến cuối năm 2021, vay và nợ tài chính ngắn hạn của IDI giảm 200 tỷ đồng so với cuối năm 2021, còn nợ dài hạn giảm hơn 100 tỷ đồng, giúp chi phí lãi vay giảm 50 tỷ đồng. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chính năm 2021 dương 242 tỷ đồng so với mức âm 33 tỷ đồng năm 2020.

    Dòng tiền hoạt động đầu tư năm 2021 dương 90 tỷ đồng so với mức âm 300 tỷ đồng năm 2020. Dòng tiền hoạt động tài chính năm 2021 âm 356 tỷ đồng so với mức dương 291 tỷ đồng năm 2020, do trả nợ khoản vay, thay vì vay nợ thêm.

    Hàng tồn kho năm 2021 giảm 300 tỷ đồng so với năm 2020, cho thấy hoạt động quản trị hàng tồn kho hiệu quả hơn, giảm ứ đọng vốn.

    Cuối năm 2021, IDI có 520 tỷ đồng tiền mặt, không thay đổi nhiều so với 1 năm trước. Tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn ở ngân hàng đạt 1.600 tỷ đồng, ổn định so với năm 2020 và chiếm trên 20% tổng tài sản.

    Lợi nhuận chưa phân phối đạt 560 tỷ đồng, nếu chia cho 227 triệu cổ phiếu, EPS là 2.500 đồng. Dựa trên EPS dự kiến năm 2022 ở mức gần 3.000 đồng theo dự phóng lợi nhuận thì định giá P/E của cổ phiếu IDI hiện là 4 lần.

    Yếu tố thị trường chung

    Theo SSI, định giá P/E của VN-Index với giả định tăng trưởng lợi nhuận năm 2022 của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE xấp xỉ 15% là 14,2 lần. Đây là mức định giá hấp dẫn hơn so với các thị trường trong khu vực, có thể sẽ kích hoạt xu hướng giải ngân đầu năm của các quỹ ngoại, qua đó nâng đỡ thị trường.

    Chọn doanh nghiệp tăng trưởng và thời điểm mua cổ phiếu phù hợp sẽ là yếu tố quyết định sự thành công của các nhà đầu tư trong năm 2022.

    Việc định giá, chọn doanh nghiệp tăng trưởng và thời điểm mua cổ phiếu phù hợp sẽ là yếu tố quyết định sự thành công của các nhà đầu tư trong năm 2022, dù trong tháng 2, thị trường có thể bị ảnh hưởng bởi những thông tin liên quan đến kế hoạch tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), dự kiến bắt đầu từ tháng 3. Tuy nhiên, ảnh hưởng này nhiều khả năng mang tính chất tâm lý tác động ngắn hạn khi VND được coi là đồng tiền nổi bật trong khu vực với mức tăng giá năm 2022 dự kiến là 0,7%, trái ngược với xu hướng mất giá của các đồng tiền mới nổi khác trong bối cảnh USD mạnh lên.

    Trao đổi với các nhà đầu tư sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các chuyên gia của FIDT nhìn nhận, thị trường đang lo ngại Fed có thể nâng lãi suất 4 lần, mỗi lần 0,5%, chứ không phải 0,25%/lần, khiến chứng khoán Mỹ biến động và ảnh hưởng tâm lý đến chứng khoán Việt Nam.

    Fed nâng lãi suất có tác động đến kinh tế Việt Nam hay không? Câu trả lời của FIDT là có, nhưng ở mức thấp. Nếu chúng ta giữ ổn định được tỷ giá, đồng tiền mạnh lên thì sức mua tăng, giá cả nhập về rẻ hơn, là điểm sáng tích cực để chống lạm phát. Vì vậy, tỷ giá là điểm đáng lưu ý trong năm nay. Năm 2021, Việt Nam chỉ nhập siêu 2 tháng, còn tính cả năm xuất siêu gần 5 tỷ USD.

    Năm 2022, kinh tế có khả năng phục hồi rõ nét, xuất siêu gia tăng, dòng vốn nước ngoài vào mạnh, VND sẽ lên giá. Trong khi đó, Chính phủ chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút FDI. Nếu lạm phát ở mức 4%, VND lên giá 1%, thì lạm phát thực chỉ là 3%.

    FIDT nhận định, trong năm 2022, kỳ vọng dòng tiền rẻ không còn nhiều, kỳ vọng nhóm nhà đầu tư mới (F0) giảm khi có một dòng tiền rút ra đổ vào kinh doanh. Do đó, nhà đầu tư sẽ phải đầu tư bằng chất xám nhiều hơn bằng xu hướng. Thanh khoản thị trường dự kiến quanh mức 1,5 tỷ USD, khó có thể đạt 3 tỷ USD như năm ngoái.

    Một số nhóm ngành và doanh nghiệp đáng lưu ý

    Kinh tế phục hồi thì ngành ngân hàng sẽ hưởng lợi. Nhà đầu tư nên ưu tiên lựa chọn ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao, tiền gửi không kỳ hạn cao, số hóa được đẩy mạnh, khả năng được nới tỷ lệ sở hữu tối đa nước ngoài... Hệ số định giá P/B của cổ phiếu ngân hàng hiện phổ biến từ 1,8 - 1,9 lần, rẻ hơn so với mức bình quân 2,6 lần của tháng 7/2021.

    Với ngành bất động sản, nhiều doanh nghiệp nhỏ thời gian qua có lãi chủ yếu nhờ đầu tư tài chính, không đến từ hoạt động cốt lõi. Hiện các doanh nghiệp mới công bố báo cáo tài chính tự lập, khi có báo cáo kiểm toán thì tình trạng này sẽ rõ hơn.

    Hiện tượng “sụp đổ đầu cơ” cổ phiếu địa ốc cuối năm 2021 là bài học lớn, dự báo nhóm cổ phiếu này sẽ hình thành vùng tích lũy và phân hóa.

    Trong đó, những doanh nghiệp đem tiền đi đầu tư tài chính có nguy cơ phải “trả giá”. Riêng mảng bất động sản công nghiệp, năm nay bước sang năm thứ tư có xu hướng tăng. FDI năm 2022 được dự báo tăng mạnh nên mảng này có thể duy trì sức hấp dẫn.

    Về đầu tư công, đầu năm 2022, Thủ tướng đã đi thị sát một số công trình và có thông điệp phải thúc đẩy hoạt động đầu tư công, cho thấy nhà đầu tư có thể chọn lọc các doanh nghiệp được hưởng lợi để bỏ vốn.

    Báo cáo tài chính năm 2021 của các doanh nghiệp nhóm này chưa có điểm gì nổi bật và giá cổ phiếu hiện thấp hơn 15 - 20% so với đỉnh, nhưng có triển vọng tích cực trong thời gian tới. Lĩnh vực xây dựng hạ tầng liên đới tới xây dựng dân dụng dự kiến sẽ có diễn biến khả quan hơn.

    Ngành du lịch sẽ phục hồi sau đại dịch, thị trường du lịch gần đây sôi động nhưng cần quan sát thêm vì có thể là do hiệu ứng Tết. Tương tự, các hãng hàng không cũng sẽ hồi phục, nhưng nhiều khả năng cần 3 - 5 năm mới phục hồi hoàn toàn.

    Đặc biệt, Vietnam Airlines đang có lỗ lũy kế gần bằng vốn chủ sở hữu, nhưng giá cổ phiếu không giảm nhiều nên phù hợp với mục tiêu đầu cơ nhiều hơn. Mảng dịch vụ hàng không thích hợp để đầu tư dài hạn bởi doanh nghiệp nhìn chung tích lũy được nội lực, khả năng phòng thủ tốt, có cơ hội bật dậy.

    Nhóm ngành xuất khẩu có động lực tăng trưởng trong năm 2022, tập trung vào lĩnh vực đồ gỗ, dệt may, thủy sản, nhờ các thị trường lớn của Việt Nam như Mỹ, châu Âu có đà tăng trưởng tốt.

    Với ngành vận tải biển và thép, “sóng” cổ phiếu xuất hiện trong tuần giao dịch đầu Xuân, nhưng nhà đầu tư có thể nắm giữ dài hạn hay chỉ thích hợp với mục tiêu đầu cơ là điểm cần xem xét khi giá cước vận tải biển giảm mạnh so với đỉnh năm 2021, còn ngành thép có biên lợi nhuận thấp, giá đã tạo đỉnh trong năm qua.

    Với các doanh nghiệp ngành dầu khí, giá dầu thô hiện tăng lên trên 90 USD/thùng, hưởng lợi trực tiếp là BSR, PLX, OIL, GAS, PLC..., hưởng lợi gián tiếp có PVS, PVD, PVB, NSH... Dù vậy, biến động của nhóm này được nhìn nhận là rất lớn, vì những yếu tố khó đoán định theo địa chính trị trên thế giới, đặc biệt các doanh nghiệp dầu khí trong nước thiếu vắng các dự án mới.

    Thực tế, ít có nhà đầu tư và công ty chứng khoán đưa cổ phiếu dầu khí vào mục tiêu đầu tư trung - dài hạn, mà chủ yếu đầu tư nhằm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn.

    Một số quan điểm cho rằng, dòng tiền nhà đầu tư mới sẽ tiếp tục giữ vai trò chính trên thị trường năm 2022 và thị trường khó tránh khỏi những đợt tăng, giảm điểm mạnh. Bởi vậy, nhiều nhà đầu tư thay đổi biện pháp quản lý rủi ro theo dạng thị trường “có biến” thì bán mạnh, bởi cổ phiếu cơ bản cũng có nguy cơ bị bán như cổ phiếu đầu cơ, dẫn đến tâm lý dòng tiền chịu tác động lớn. Với biến động như vậy, việc định giá theo P/E và P/B cần được chiết khấu, dự phóng quanh mức 19 - 20 lần, thay vì 24 - 25 lần như các thị trường trong khu vực.

    https://tinnhanhchungkhoan.vn/chon-nganh-doanh-nghiep-de-gui-tien-post291143.html
    --- Gộp bài viết, 21/02/2022, Bài cũ: 21/02/2022 ---
    Có các hành khách mới lên tàu siêu tốc IDI nên tớ gửỉ lại bài phân tích trên từ báo chính thống để các bác đọc cho khách quan. Tớ đánh giá bài phân tích rất sâu sắc. <:-P<:-P<:-P
    chandat_changiay thích bài này.
    chandat_changiay đã loan bài này
  3. tichcocphongco

    tichcocphongco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2010
    Đã được thích:
    4.150
    Ssi là chuẩn rồi
    hoankiem07 thích bài này.
  4. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.374
    Báo cáo phân tích của SSI nêu rất rõ P/E của IDI chỉ có 4 rẻ nhất thị trường. <:-P<:-P<:-P
    tichcocphongco thích bài này.
  5. tuilatui369

    tuilatui369 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/12/2021
    Đã được thích:
    10
    Liệu đoàn tàu tình yêu còn cho hàng khuyến mãi ko ạ, thuyết phục quá em phải nhập ngay em I.D.I cất vào tủ 2022 thôi :x:x
    hoankiem07 thích bài này.
  6. beconbibi

    beconbibi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2008
    Đã được thích:
    6.090
    https://thoibaotaichinhvietnam.vn/x...-hieu-kha-quan-hon-trong-nam-2022-100537.html



    Thứ hai 21/02/2022 21:31
    Kinh doanh
    Xuất khẩu cá tra nhiều dấu hiệu khả quan hơn trong năm 2022

    11:20 | 21/02/2022KINH DOANH
    (TBTCO) - “Giá cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long đang bật tăng mạnh sau thời gian dài ở mức thấp. Tuy nhiên, những người bán chưa được hưởng lợi từ đợt tăng giá này. Mặc dù vậy, Xuất khẩu cá tra có nhiều dấu hiệu khả quan hơn trong năm 2022.”- ông Dương Nghĩa Quốc - Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam nhận định với phóng viên TBTCVN về thị trường giá cá tra thời điểm này.
    [​IMG]
    PV: Từ Tết Nguyên đán Nhâm Dần đến nay, giá cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng liên tục. Theo ông, điều gì khiến giá cá tra tăng vọt như vậy và đợt tăng này có phải là “tăng nóng”?

    Ông Dương Nghĩa Quốc: Giá ca tra tăng do nhu cầu thị trường nhập khẩu cá tra của Việt Nam đang có nhu cầu lớn, trong khi nguồn nguyên liệu bị đứt gãy do dịch Covid-19. Như vậy, thị trường xuất khẩu cần trong khi nguyên liệu thiếu đã thúc đẩy giá cá tra tăng cao.

    [​IMG]
    Ông Dương Nghĩa Quốc
    Thực tế, dịch Covid-19 đang từng bước được kiểm soát, xuất khẩu cá tra hoạt động ổn định nên lượng hàng hóa tại các doanh nghiệp (DN) chế biến cá tra tiêu thụ mạnh trở lại. Theo dự báo đợt tăng này sẽ kéo dài. Hiện giá cá tra của DN xuất khẩu sang Mỹ với cá loại 800g - 1kg là 30.000 đồng/kg, tăng 5.000 - 6.000 đồng/kg, khoảng 20% so với tháng trước. Khi thị trường Mỹ tăng kéo theo các thị trường khác cũng tăng.

    PV: Nhiều hộ chăn nuôi cho rằng họ chưa thực sự được hưởng lợi từ đợt tăng này, ông có bình luận gì?

    Ông Dương Nghĩa Quốc: Đúng vậy, đợt tăng giá này, những DN vừa có vùng nuôi riêng và vùng nuôi liên kết tốt và đặc biệt là những DN xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ được tăng nhiều về giá trị và sản lượng. Nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm cá thịt trắng, trong đó có cá tra Việt Nam vào Mỹ trong năm nay tăng trưởng tốt khi thị trường Mỹ hồi phục nhanh chóng ngay sau khi chính quyền mở cửa, người dân quay lại cuộc sống và trở lại thói quen trước dịch như ăn ở nhà hàng, du lịch... Nhờ vậy, giá xuất khẩu trung bình sản phẩm cá tra phile đông lạnh Việt Nam sang Mỹ tăng liên tục kể từ quý II/2021 tới nay.

    Tuy nhiên, người nuôi cá chưa được hưởng lợi bởi tính từ cuối năm 2019, khi dịch Covid-19 xảy ra, đa phần các hộ nuôi thương mại hoặc các DN chuyên làm thương mại mà không có vùng nuôi thì vẫn bị thua lỗ và chưa thể hồi phục được.

    PV: Ông nhận định như thế nào về thị trường xuất khẩu cá tra năm 2022?

    Ông Dương Nghĩa Quốc: Năm 2022, nhu cầu cá tra tại các thị trường sẽ tiếp tục tăng. Đồng thời, các hiệp định thương mại tự do tiếp tục là đòn bẩy xúc tiến thương mại sang nhiều thị trường. Giá trung bình xuất khẩu cá tra có thể sẽ tăng nữa.

    “Năm 2022, tôi tin các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam sẽ mang về kim ngạch xuất khẩu 1,7 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2021. Thậm chí, nếu ngành cá tra nâng cao chất lượng hơn nữa, áp dụng công nghệ mới, sản xuất nhiều sản phẩm gia tăng (collagen, dầu ăn từ mỡ cá, đa dạng các sản phẩm chế biến...) thì không chỉ dừng ở con số 1,7 tỷ USD mà còn cao hơn nữa”. Ông Dương Nghĩa Quốc
    Với thị trường Mỹ, dự báo xuất khẩu cá tra năm 2022 sẽ tăng; thị trường châu Âu và Anh cũng được dự báo tương tự; nước Mexico, Brazil, Colombia, Nga và Ai Cập là các thị trường có thể được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022.

    Với thị trường Trung Quốc, trong năm 2022 sẽ ổn định trở lại bởi sự sụt giảm mạnh về nhập khẩu cá tra vào Trung Quốc trong năm 2021 chủ yếu do Trung Quốc tăng cường kiểm soát dịch Covid-19 với thủy sản đông lạnh nhập , gây ra tình trạng đình trệ kéo dài ở các cảng nhập khẩu. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ cá tra ở thị trường Trung Quốc vẫn cao. Nếu thị trường Trung Quốc được ổn định hơn trong năm 2022, thì xuất khẩu cá tra nói chung sẽ có thêm cơ hội để tăng trưởng so với năm 2021.

    PV: Như vậy, thị trường cá tra trong năm 2022 có rất nhiều lợi thế cho Việt Nam, tuy nhiên, ngành hàng cá tra vẫn đang còn rất nhiều khó khăn phải đối mặt. Để đạt mục tiêu xuất khẩu năm 2022 là 1,7 tỷ USD và hướng tới phát triển bền vững, thì cần có chính sách gì để hỗ trợ DN, hộ chăn nuôi nói riêng và ngành cá tra nói chung?

    Ông Dương Nghĩa Quốc: Để ngành cá tra phát triển bền vững thì trước tiên cần xây dựng các chuỗi liên kết để cùng chia sẻ lợi nhuận, khi có biến động về thị trường, các hộ nuôi, các DN sẽ vượt qua được khó khăn. Thời gian vừa qua đã cho thấy rõ điều đó, khi nơi nào tổ chức liên kết chuỗi tốt thì nơi đó người nuôi và DN giảm thiểu thiệt hại hơn.

    Để đạt điều này, các DN ngoài vùng nuôi của mình cần có sự liên kết với các hộ nuôi một cách chặt chẽ bởi khi có sự liên kết như vậy thì DN sẽ có kế hoạch sản xuất và chế biến từng quý, năm.. và hạn chế được sản lượng dư thừa, đồng thời giữ giá ổn định. Ngoài ra, khi liên kết thì bắt buộc hộ nuôi phải nuôi theo đúng quy chuẩn, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của từng thị trường thì mới phát triển bền vững. Ngoài ra, phải liên kết giữa DN với người nuôi, liên kết giữa DN với DN, giữa các tỉnh có sản xuất cá tra với nhau.

    Tuy nhiên, tâm lý hộ nuôi ai cũng muốn liên kết nhưng DN chưa chắc đã muốn liên kết. Do đó, nhà nước nên có chính sách khuyến khích, hỗ trợ để gia tăng sự liên kết. Ví dụ, DN nào liên kết với hộ nuôi tốt thì sẽ được hưởng điều kiện tăng tín dụng (định mức cho vay tăng) hoặc hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại, miễn, giảm các chi phí, lãi suất… để giúp cho DN thuận lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

    Đặc biệt, cần đầu tư xây dựng hệ thống phân phối tiêu thụ thị trường nội địa 100 triệu dân để dự phòng khi bất trắc xảy ra. Thông thường, khi xuất khẩu thành công thì bỏ quên thị trường nội địa, nhưng khi xuất khẩu có vấn đề, ùn ứ, tắc nghẽn thì quay về yêu cầu thị trường nội địa “giải cứu”. Vì thế, để phát triển ngành cá tra bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ Công thương cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại để tập trung xây dựng hệ thống phân phối cho thị trương nội địa.

    Ngoài ra, giống cá tra vẫn là vấn đề nóng do thời gian qua, các cơ sở sản xuất giống thua lỗ. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho cơ sở ươm nuôi giống, nuôi giống bố mẹ tập trung để phục vụ cho nhu cầu năm 2022 về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu. Cùng với đó, cần có chính sách để ổn định giá thức ăn, vật tư đầu vào; tiếp tục hỗ trợ cho DN, các tổ hợp tác các chính sách xây dựng kênh thương mại điện tử, thích ứng với tình hình sản xuất khi dịch Covid-19 vẫn được dự báo ảnh hưởng trong thời gian tới.

    PV: Xin cảm ơn ông!





    Có thể xảy ra tình trạng thiếu cá nguyên liệu trong quý I/2022
    Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) một số địa phương đồng bằng sông Cửu Long, trong quý I/2022, dự báo nhu cầu nhập khẩu cá tra tại nhiều thị trường lớn trên thế giới tăng so với cùng kỳ. Do đó, có thể xảy ra tình trạng thiếu cá nguyên liệu trong quý đầu năm nay.

    Trước đó, trong năm 2021, đại dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới sản xuất cá tra nguyên liệu của Việt Nam. Hơn nữa, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến nuôi trồng cá tra; giá thức ăn, cước phí vận chuyển quốc tế, giá nhiên liệu tăng cao kỷ lục trong vài năm gần đây (trong đó giá dầu tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2020) ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu. Trong khi đó, giá cá tra xuất khẩu trung bình tăng không đáng kể.

    Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), năm 2021, diện tích thả nuôi cá tra Việt Nam tương đương với năm 2020 với 5.700 ha. Sản lượng nuôi cá đạt 1,48 triệu tấn, giảm 4,5% so với năm trước. Các địa phương có diện tích thả nuôi và thu hoạch cá tra lớn nhất Việt Nam vẫn là: Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Tiền Giang…

    Trong năm qua, diện tích treo ao vẫn chủ yếu tập trung vào các cơ sở nuôi không còn vốn để tái sản xuất do thua lỗ từ các vụ nuôi trước; ao bị sạt lở nặng không thể tiếp tục sản xuất. Bên cạnh đó, giá thức ăn liên lục tăng cao, thời tiết thay đổi thất thường, nguồn con giống đạt chất lượng ngày càng khan hiếm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất…

    Nam Khánh (thực hiện)
    --- Gộp bài viết, 21/02/2022, Bài cũ: 21/02/2022 ---
    Đợt tăng giá này các doanh nghiệp vừa có vùng nuôi riêng và vùng nuôi liên kết, đặc biệt các doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ được tăng nhiều giá trị và sản lượng. :-bd:-bd:-bd
    hoankiem07 thích bài này.
  7. tangnhethoi

    tangnhethoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/08/2015
    Đã được thích:
    1.277
    Lúc này tớ đi công tác tối về đã xem hết các bài của các bác rồi nhé! Ngủ ngon và mơ đẹp nhé!
    hoankiem07 thích bài này.
  8. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.374
    IDI chủ động nguồn nuôi nên hiện đang sản xuất hết công suất cho đơn hàng đã ký FULL cả năm 2022. Do vậy tớ dự lợi nhuận của IDI trong năm 2022 sẽ SIÊU KHỦNG. <:-P<:-P<:-P
    --- Gộp bài viết, 21/02/2022 ---
    Khi nào bác lên tàu thì báo để tớ cập nhật danh sách hành khách trên đoàn tàu siêu tốc IDI <:-P<:-P<:-P
    --- Gộp bài viết, 21/02/2022 ---
    Chúc cổ đông trung thành của IDI đi công tác tốt đẹp nhé @};-@};-@};-
    tuilatui369tangnhethoi thích bài này.
  9. alibaba1719

    alibaba1719 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2019
    Đã được thích:
    4.055
    về xuất khẩu sang Mỹ thì phải nói đến Vĩnh Hoàn, IDI mới chỉ đang tìm đường sang thôi
    nhưng hi vọng sẽ tìm thấy :D
    hoankiem07 thích bài này.
  10. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.374
    Cảm xúc của cái xiết chặt tay giữa Doanh nghiệp - Nông dân
    Thứ Hai, 31/01/2022 15:18 | PV

    |

    (CATP) "IDI đã đi trước xây dựng thành công chuỗi sản xuất cá tra khép kín, phù hợp với quy luật thị trường bởi sự hài hòa lợi ích đôi bên”, Chủ tịch HĐQT Công ty IDI chia sẻ.

    "Nắm tay nhau thật chặt"


    Tháng 1-2020, Cty cổ phần Đầu tư & Phát triển đa quốc gia (IDI) tổ chức tổng kết 12 năm ứng dụng mô hình vùng nuôi liên kết do doanh nghiệp này đề xướng và thực hiện thành công trong hơn 1 thập niên.

    Tại thời điểm đó, tuy giá cá tra nguyên liệu trên thị trường đã rớt xuống mức thấp (dao động từ 17.000 - 18.000 đồng/kg), khiến cho hàng loạt hộ nuôi ĐBSCL đôn đáo tìm doanh nghiệp tiêu thụ, riêng các thành viên liên kết với IDI vẫn “sống khỏe”, khi được mua theo hợp đồng với giá 25.000 đồng/kg.

    [​IMG]
    Chăm chút bữa ăn cho cá.

    Lãnh đạo Cty IDI chia sẻ: “Chúng tôi đã chi từ 600 - 700 tỷ đồng để bù lỗ vào sự chênh lệch.Cty chấp nhận chịu thiệt để giữ chữ tín trong kinh doanh một khi cam kết bao tiêu cá thương phẩm cho hộ nuôi”.

    Việc làm này đã giải cứu cho các hộ nuôi cá tra ở khu vực ĐBSCL khỏi bờ vực phá sản và duy trì cho đến ngày nay; đồng thời thể hiện được sự qúy trọng “những cộng sự đắc lực” của Cty trong câu chuyện hợp tác.


    Qua cách ứng xử đó, mối "lương duyên" giữa doanh nghiệp và hộ nuôi như được tiếp thêm sức mạnh từ niềm tin để họ cùng đồng hành trên chuyến đi rất dài còn đang ở phía trước.

    Tiến sĩ Lê Anh Tuấn - Giám đốc Hoạch định chiến lược đầu tư của Dragon Capital cho rằng, trong đầu tư, có lúc cần sự cô đơn, sự can đảm, dám đối đầu, có thể là đi ngược thị trường hiện tại. Có rất nhiều nguyên lý - nguyên tắc trong sản xuất kinh doanh nhưng không gì vượt qua chân lý 2 chữ “thủy - chung” trong mối quan hệ tương quan về lợi ích.

    Chiến lược tăng lợi thế cạnh ranh

    Hiện nay, Cty IDI có vùng nguyên liệu trên 400ha, trong đó mô hình liên kết khoảng 350ha, cung cấp trên 10.000 tấn cá/tháng, đảm bảo nguyên liệu ổn định cho 3 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu hoạt động liên tục.

    Cho đến nay đã qua 13 năm và ngày càng khẳng định hướng đi phù hợp; mô hình liên kết với nông dân đã giúp IDI chủ động được nguồn nguyên liệu. Cty tự tin và linh động thực hiện nhiều mục tiêu quan trọng; nâng cao năng lực sản xuất, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ ra toàn cầu.

    Nhiều năm liên tục, IDI giữ vững vị trí Top đầu trong các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản lớn nhất Việt Nam. “Nguồn hàng của IDI dồi dào nhờ vào việc chủ động vùng nguyên liệu. IDI tự tin trong kinh doanh vì điều đó”, ông Lê Văn Chung - TGĐ Cty cho biết.

    [​IMG]
    Sẵn sàng cho những hải trình xa.
    Nhìn lại công tác phát triển vùng nguyên liệu thủy sản để nhận diện sự khởi sắc mới ở nông thôn, nơi IDI đầu tư, để thấy được sự tiếp sức của Cty này dành cho nông dân vùng đất Chín Rồng ở những thời điểm khó khăn hay hoàng kim của nghề nuôi cá tra.

    Những kết quả “biết nói” ở diện tích, sản lượng xuất khẩu có thể cân đong đo đếm được, còn sự ổn định đời sống của nhiều hộ nuôi cá tra thông qua những hợp đồng bán cá cho IDI thì không thể nói bằng con số cụ thể.

    Những cảm xúc của cái xiết chặt tay giữa Doanh nghiệp - Nông dân, sự tác hợp bền lâu cần được nhắc nhớ về văn hóa ứng xử ở Cty thủy sản biết thấu hiểu và sẻ chia.
    --- Gộp bài viết, 21/02/2022, Bài cũ: 21/02/2022 ---
    Lâu mới lại thấy bác vào đây. Hiện tại giá cá tra của IDI xuất khẩu sang Brazil, Mexico tăng mạnh và đã gần bằng giá cá tra xuất sang Mỹ. Nhưng chi phí xuất lại rê hơn so với xuất sang thị trường Mỹ nên lợi nhuận 2022 của IDI sẽ rất khủng <:-P<:-P<:-P
    thevanndalibaba1719 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này