IDI tàu siêu tốc - Lợi nhuận siêu khủng!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoankiem07, 05/01/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
8141 người đang online, trong đó có 1050 thành viên. 10:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 15 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 15)
Chủ đề này đã có 844804 lượt đọc và 6468 bài trả lời
  1. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.374
    Tớ tiếp tục cập nhật danh sách cổ đông IDI cho đến thời điểm này:
    1. @hoankiem07: tham gia F319 từ 2007
    2. @SuSuCaRot: cổ đông rất Sweet, được thích 160.000 lần
    3. @tangnhethoi: cổ đông dài hạn và quyết định dồn tất cả vào rổ IDI
    4. @chandat_changiay: đã lên tàu là ngồi đến ga cuối
    5. @Zilean: cổ đông nhiệt tình
    6 @Bingo2015 : đang đứng ở cửa tàu
    7. @l3huy3n91: cổ đông 9x bản lĩnh và an yên
    8. @Minhlehong: cổ đông cả cặp ASM - IDI
    9. @chienbinhphowall: cổ đông dũng cảm
    10 @luckiemnam; nick lâu năm, cổ đông bản lĩnh
    11 @tichcocphongco: nick lâu năm, đã lên tàu là ngồi đến ga cuối, cổ đông rất bản lĩnh
    12. @PhododochamdoiTLC: nick lâu năm
    13. @acay3000: cổ đông dịu dàng
    14. @4bLTT87: cổ đông phân tích kỹ thuật giỏi
    15. @KimGiaLong: nhà đầu tư có duyên với IDI
    16. @newbyby: nick rất lâu năm
    17. @anchacmacben: cổ đông cả cặp ASM - IDI
    18. @sunteccons: cổ đông xây dựng
    19. @traique70: cổ đông mới
    20. @Thanhcong68: cổ đông định giá IDI 68k
    21. @Kinhtedatviet: cổ đông am hiểu về kinh tế VN
    22. @zigzak: nick lâu năm, cổ đông định giá IDI là bluechips
    23. @honghasong: nick lâu năm, cổ đông dài hạn
    24. @daovuhongson: cổ đông trầm lặng
    25. @cakiem060512: cổ đông kinh nghiệm
    26. @dinhqh: cổ đông IDI và ROS đến từ Đồng Tháp
    27. @tornado1: nick lâu năm, cổ đông vượt gió bão
    28. @alibaba1719: cổ đông thần bài
    29. @shinshashinko : nick rất lâu năm từ 2006, cổ đông lâu năm cả cặp ASM - IDI
    30. @blacksea-hai: nick lâu năm
    31. @namgainemmat: cổ đông kiên trì
    32. @NDChi: cổ đông ASM lâu năm
    33. @Tienti: cổ đông cá mập
    34. @comateq70: cổ đông lên tàu ATO phiên đầu năm
    35. @MRushMore : cổ đông có ít, nay đã có nhiều
    36. @dungsichungkhoan: cổ đông dũng cảm
    37. @Bonmua : nick rất cũ từ 2002, chuyên gia rất giỏi về đầu tư đến từ phố cổ Hà nội, được thích gần 18.000 lần
    38. @Ongeo: cổ đông được thích hơn 10000 lần
    39. @beconbibi: nick lâu năm 2008, đã lên tàu là ngồi đến ga cuối
    40. @tuanpvit : cổ đông cũ quay lại tàu IDI
    41. @Meditation : cổ đông phân tích kỹ thuật giỏi
    42. @xeom_ansuong : cổ đông đường phố, được thích hơn 18000 lần
    43. @ntnhn : cổ đông xem quẻ giỏi
    44. @kenkenanxacthoi : cổ đông kền kền
    45. @anhsanglen: nick rất lâu năm 2007, cổ đông chuyên gia Bất động sản và Tài chính Kế toán
    46. @ncb152: nick lâu năm 2007, cổ đông cũ quay lại
    47. @hantran72: cổ đông gom hàng giỏi
    48. @Gaemck: cổ đông fan phân tích kỹ thuật
    49. @thevannd: cổ đông bất động sản
    50. @Thorent: cổ đông mới
    51. @Tuilatathan: cổ đông mới
    52. @beanf1: cổ đông F1
    53. @xanhbatngat39: cổ đông yêu màu xanh
    54. @cuongdailoi: nick lâu năm từ 2012, hơn 10.000 lượt thích
    55. @Khoa_F319: cổ đông phân tích kỹ thuật giỏi và tuyên bố giờ là điểm đẹp để mua IDI
    56. @Dungtran118: cổ đông đi theo xu hướng dòng tiền
    57. @bkluv170: nick mới đăng ký, cổ đông mới
    58. @Khoaikhet: cổ đông cũ quay lại
    59. @Se7enPm: cổ đông mới lên tàu, rất phong độ
    60. @Sunset07 : cổ đông yêu hoàng hôn, mục tiêu kiếm 500 tỷ
    61. @Meomeo2710: nick mới đăng ký, cổ đông mới
    62. @bapcai_xanh: cổ đông cũ quay lại tàu IDI
    63. @vicaren: cổ đông đã xuống tàu
    64. @Khach2021: cổ đông thích đẹp trai
    65. @Songdep20: cổ đông phong cách sống đẹp, thích làm từ thiện
    66. @whitetiger12: cổ đông Bạch Hổ
    67. @Acute: cổ đông nhạy bén
    68. @BKntd: nick lâu năm 2012, cổ đông mới lên tàu
    69. @Happytogether: nick lâu năm 2012, cổ đông hạnh phúc
    70. @Shapphire5: nick lâu năm 2012, gác kiếm đã lâu giờ quay trở lại
    71. @09xy852289: cổ đông mới
    72. @Minde: cổ đông mới lên tàu
    73. @vovantu: cổ đông CII, LDG, VHM, mới lên tàu IDI
    74. @HHH0: cổ đông GEX, mới lên tàu IDI
    75. @master_share: cổ đông kiên nhẫn, rất thích đồng hồ
    76. @phuongson2018: cổ đông HBC, mới lên tàu IDI
    77. @drjspnew: cổ đông mới lên tàu
    78. @Hoangdungecohome: cổ đông nhà sinh thái
    79. @Laptop98: cổ đông CII, đang đứng ở cửa tàu, chuyên gia laptop
    80. @hainthcm: nick lâu năm 2010, cổ đông mới lên tàu
    81. @dongcuongthinh: cổ đông cường thịnh
    82. @sodoku: Nick từ 2012, cổ đông thích chơi cờ
    83. @Saomai 6789: cổ đông ASM mới lên tàu IDI
    84. @neu: nick rất lâu năm 2002
    85. @minhlongcntt: cổ đông thích đồ gốm sứ
    86. @LINHPLC: nick lâu năm 2010
    87. @KimQuy2018: cổ đông mới lên tàu
    88. @Hungckvn65: nick gần 15.000 lượt thích
    89. @Baohan0701: cổ đông mới lên tàu
    90. @dautudichthuc: Cổ đông đầu tư đích thực
    91. @agemouse: Nick rất lâu năm 2007
    92. @Hoasentim79: cổ đông yêu hoa sen và màu tím
    93. @chaomayban: nick mới đăng ký, cổ đông mới
    94. @Gnart_gum: cổ đông mới lên tàu
    95. @hangkhuyenmai2012: cổ đông thích săn hàng sale
    96. @tranthaibinh: cổ đông thích xem thời sự VTV
    97. @BeaSky: cổ đông đón sóng thủy sản 2022
    98. @chicken_man: cổ đông chicken
    99. @hainguen226: cổ đông thích lướt sóng
    100. @duyks1990: cổ đông 9x
    101. @leonine: cổ đông mới lên tàu
    102. @lucbinh68: cổ đông yêu hoa lục bình
    103. @nguyenvanly: cổ đông mới
    104. @phucthang2022: cổ đông mới lên tàu
    105. @Hangnong89: cổ đông thích hàng hot
    106. @bbshark: cổ đông vô minh - vô ngã - vô thường
    107. @Bulma1990: cổ đông 9x
    108. @nvminhsdv: cổ đông mới
    109. @Nhd2: cổ đông lớn tuổi
    110. @tungzino: cổ đông mới lên tàu
    111. @br2kvn: nick rất lâu năm 2006
    112. @Nguyenkhanh1985: cổ đông cả cặp ASM - IDI
    113. @cophieu88: cổ đông định giá IDI 88k
    114. @Rongvang: cổ đông yêu hoa hướng dương
    115. @chithanhn: cổ đông mới
    116. @kiemtien1356: mục tiêu kiếm nhiều tiền
    117. @phongniceguy83: nick lâu năm 2013
    118. @thanhnhut177: cổ đông mới
    119. @songngam2015: cổ đông ẩn dật
    120. @tlad2016: cổ đông mới
    121. @Nhi_mini: cổ đông thích lướt sóng
    122. @QCK: cổ đông xây dựng
    123. @PHADINH2018: cổ đông thích leo núi
    124. @fpts.com: chuyên gia chứng khoán FPT
    125. Các bác cập nhật tiếp nhá
    <:-P<:-P<:-P
    --- Gộp bài viết, 02/03/2022, Bài cũ: 02/03/2022 ---
    Tớ vừa cập nhật danh sách hành khách mới nhất trên đoàn tàu Siêu tốc IDI. Có di biến động gì hoặc có chỗ nào đánh máy nhầm trong danh sách thì các bác báo để tớ cập nhật. <:-P<:-P<:-P
    --- Gộp bài viết, 02/03/2022 ---
    Có bác nào vào đây chơi mà là cổ đông IDI thì báo 1 câu để tớ mời cafe trên khoang VIP ~o)~o)~o)
    Belovedy, fpts.com, beconbibi1 người khác thích bài này.
    QCK đã loan bài này
  2. fpts.com

    fpts.com Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    4.292
    Thank Bác, e k phải chiên gia đâu..kkkk
    QCKhoankiem07 thích bài này.
  3. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.374
  4. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.374
    Nga đối diện với tổn thất lớn: Hàng loạt công ty, bao gồm cả những gã khổng lồ năng lượng, đang tìm cách "cắt đứt" hoạt động kinh doanh
    02-03-2022 - 06:43 AM | Tài chính quốc tế


    [​IMG]
    Việc Nga ở chiến dịch quân sự ở Ukraine đang khiến các công ty nước ngoài ồ ạt rời khỏi Nga. Động thái này hoàn toàn trái ngược với 3 thập kỷ đầu tư lớn vào quốc gia này của các doanh nghiệp phương Tây và nước ngoài khác sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991.

    Danh sách những công ty "cắt đứt" mối quan hệ hoặc xem xét lại hoạt động của họ đang tăng lên không ngừng, khi các chính phủ nước ngoài áp dụng những biện pháp trừng phạt Nga. Một số công ty cho biết rằng rủi ro cả về danh tiếng và tài chính với họ là quá lớn nếu tiếp tục kinh doanh ở Nga. Việc hoạt động ở Nga đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại.

    Ngày hôm qua, đồng Rúp giảm tới 30% sau khi Mỹ các hình thức giao dịch với NHTW, cản trở khả năng bán số tài sản dự trữ trị giá 630 tỷ USD.

    Đối với một số doanh nghiệp, quyết định rời khỏi Nga là sự kết thúc của nhiều thập kỷ đầu tư sinh lời, dù đôi khi có gặp khó khăn. Các hãng năng lượng nước ngoài lớn đã đổ tiền vào Nga kể từ những năm 1990. Nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Nga là BP Plc cho biết họ sẽ thoái vốn 20% cổ phần trong Rosneft. Đây là động thái có thể xoá bỏ 25 tỷ USD và cắt giảm 1/3lượng dầu khí trên toàn cầu của công ty sản xuất.

    Những gã khổng lồ năng lượng tìm lối thoát

    Tiếp theo đó liên doanh TNK-BP - sự hợp tác của gã khổng lồ ngành dầu mỏ và một nhóm tỷ phú của Nga sau cuộc chiến kéo dài năm 2012. Theo nguồn tin thân cận, họ cũng đang cân nhắc xem có nên bán cổ phần cho Rosneft hay không.

    Sau đó, Shell Plc hôm 28/2 cũng thông báo họ đang trong quá trình chấm dứt mối quan hệ đối tác với Gazprom do nhà nước kiểm soát, bao gồm cả cơ sở khí đốt tự nhiên hoá lỏng Sakhalin-II và sự tham gia trong dự án Nord Stream 2 với trị giá khoảng 3 tỷ USD.

    [​IMG]
    Equinor ASA - công ty năng lượng lớn nhất của Na Uy phần lớn do nhà nước sở hữu, cũng thông báo sẽ dần rút khỏi các liên doanh ở Nga, với tổng giá trị của các khoản đầu tư là 1,2 tỷ USD. Theo đó, hiện tại, Exxon Mobil và TotalEnergies là những tập đoàn năng lượng duy nhất còn duy trì hoạt động khoan quy mô lớn ở Nga. Exxon chịu trách nhiệm giám sát Sakhalin-1 cùng Rosneft và các công ty từ Nhật Bản, Ấn Độ, trong khi TotalEnergies có cổ phần đa số trong Novatek - nhà sản xuất khí đốt độc lập lớn nhất của Nga.

    Allen Good - chiến lược gia lĩnh vực dầu mỏ tại Morningstar, cho hay: "Tôi không ngạc nhiên nếu có thêm nhiều công ty thông báo rời khỏi Nga. BP đã chịu thêm áp lực từ phía chính phủ Anh, tôi không chắc TotalEnergies sẽ đối mặt với vấn đề tương tự vì mối quan hệ giữa Pháp và Nga lại khác."

    Khi Liên Xô tan rã, các công ty nước ngoài đã nhận thấy những cơ hội to lớn. Nga là thị trường mới với hàng triệu người tiêu dùng và nguồn khoáng sản, dầu mỏ dồi dào. Do đó, họ đổ tiền vào để mua, bán và hợp tác với những công ty của Nga.

    Trong bối cảnh căng thẳng Nga - Ukraine leo thang, xu hướng này đã chững lại. Quỹ quản lý tài sản quốc gia của Na Uy cho biết họ đang đóng băng số tài sản khoảng 2,8 tỷ USD của Nga và sẽ loại khỏi quỹ trước ngày 15/3.

    "Muốn rời đi cũng khó khăn"

    Trong khi đó, các công ty luật và kế toán lớn cũng có khả năng chịu ảnh hưởng đáng kể. Baler McKenzie cho đến nay là một trong số ít công ty luật công khai cho biết sẽ chấm dứt mối quan hệ với một số khách hàng Nga để tuân thủ các lệnh trừng phạt. Khách hàng của công ty này, gồm Bộ Tài chính Nga và VTB - ngân hàng lớn thứ 2 của Nga, đều bị đóng băng tài sản và hứng chịu tác động từ các lệnh trừng phạt của phương Tây. Công ty này cho biết họ đang cân nhắc về các hoạt động ở Nga.

    Áp lực với những doanh nghiệp khác có doanh thu cao và liên doanh ở Nga cũng gia tăng. Daimler Truck Holding AG - một trong những nhà sản xuất xe thương mại, lớn nhất thế giới, cho biết họ sẽ ngừng các hoạt động kinh doanh ở Nga cho đến khi có thông báo mới và cân nhắc mối quan hệ với liên doanh ở nước này là Kamaz PJSC.

    Hãng sản xuất xe tải Volvo Car AB và Volvo AB cũng thông báo họ đang ngừng bán và sản xuất tại Nga. Harley-Davidson cho biết họ đã tạm dừng kinh doanh ở Nga - nơi cùng phần còn lại của châu Âu và Trung Đông chiếm 31% doanh số bán xe máy trong năm ngoái.

    [​IMG]
    General Motors Co. cũng nói rằng họ đang tạm dừng chuyển hàng đến Nga do một số yếu tố bên ngoài, bao gồm chuỗi cung ứng và những vấn đề khác ngoài tầm kiểm soát của họ. Mỗi năm, GM xuất khẩu khoảng 3.000 xe từ Mỹ sang Nga.

    Trong khi đó, một số doanh nghiệp khác chưa có thông báo mới và đang chứng kiến cổ phiếu sụt giảm mạnh. Cổ phiếu nhà sản xuất ô tô Pháp Renault giảm tới 12% ở phiên 28/2 do các biện pháp trừng phạt có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ở Nga - thị trường lớn thứ 2 của công ty. Còn Ford cho biết họ không có kế hoạch rút khỏi liên doanh ở Nga với Sollers, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.

    Coca-Cola mới đây thông báo, đối tác đóng chai ở châu Âu của họ là Coca-Cola Hellenic Bottling Company đã ngay lập tức đóng cửa hoạt động tại Ukraine do lo ngại về căng thẳng với Nga.

    Song, các công ty hàng tiêu dùng có hoạt động quy mô lớn và cơ sở sản xuất ở Nga không thể dễ dàng rời đi, nhưng phải đang đối mặt với trở ngại về tài chính. Trước khi Nga thông báo mở chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tuần trước, Danone - điều hành doanh nghiệp sản xuất sữa lớn nhất Nga và hoạt động ở Ukraine hơn 20 năm, cho biết họ đang cân nhắc một số kế hoạch để ứng phó.

    Carlsberg A/S là nhà sản xuất bia lớn nhất ở Nga nhờ sở hữu Baltika Breweries. Người phát ngôn của công ty cho hay, phần lớn chuỗi cung ứng, hoạt động sản xuất và khách hàng của Baltika đến từ Nga. Điều này giúp họ phần nào tránh được tác động từ các lệnh trừng phạt, nhưng cho đến nay vẫn chưa thể ước tính toàn bộ hậu quả trực tiếp hay gián tiếp từ những động thái đó.
    --- Gộp bài viết, 02/03/2022, Bài cũ: 02/03/2022 ---
    https://cafef.vn/nga-doi-dien-voi-t...ut-hoat-dong-kinh-doanh-20220301172531955.chn
    QCK thích bài này.
  5. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.374
    Công ty điều hành đường ống dẫn khí Nord Stream 2 tuyên bố phá sản
    02-03-2022 - 10:43 AM | Tài chính quốc tế



    [​IMG]
    Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã khiến Nord Stream 2 AG, công ty điều hành đường ống dẫn khí vượt biển nối Nga với Đức, chính thức tuyên bố phá sản.

    Bà Sylvia Talman-Gut, quan chức phụ trách kinh tế bang Zug của Thụy Sĩ, cho biết Nord Stream 2 AG đã bị vỡ nợ và không đảm bảo kế hoạch xã hội do mất khả năng thanh toán vì nằm trong diện bị Mỹ trừng phạt. Chính vì thế, công ty không thể tiếp tục hoạt động và phải "nộp đơn xin phá sản" với toàn bộ hơn 100 nhân viên bị cho thôi việc.

    Trước đó, Reuters cho biết công ty có trụ sở ở Thụy Sĩ này đang xem xét nộp đơn xin phá sản. Mỹ trừng phạt Nord Stream 2 AG hồi tuần trước sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine vài ngày sau khi công nhận 2 nước cộng hòa vùng Donbass. Các biện pháp trừng phạt khiến Nord Stream 2 AG không thể tiếp tục hoạt động.

    Đăng ký hoạt động tại Thụy Sĩ, Nord Stream 2 AG là công ty thuộc sở hữu tập đoàn dầu khí quốc doanh Gazprom của Nga. Năm ngoái, nó đã hoàn thành dự án 11 tỷ USD nối Nga với Đức, được thiết kế để tăng gấp đôi công suất bơm khí tự nhiên cho quốc gia châu Âu này.

    Nord Stream 2, hay còn gọi là Dòng chảy Phương Bắc 2, dài 1.230 km, nối liền Nga với Đức thông qua biển Baltic. Nó đang chờ sự chấp thuận của giới chức Đức để có thể đi vào hoạt động. Tuy nhiên, khủng hoảng ở Ukraine đã khiến Đức đình chỉ việc phê duyệt dự án này.

    Gazprom trả một nửa chi phí xây dựng Nord Stream 2. Phần còn lại được tài trợ bởi Shell của Anh, OMV của Áo, Engie của Pháp cùng Uniper và Wintershall DEA của Đức. Shell, Engie và Wintershall DEA không trả lời yêu cầu bình luận còn OMV từ chối nói về điều này.

    Trong khi đó, Guy Parmelin, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Thụy Sĩ, cho biết tất cả 140 nhân viên làm việc cho công ty này ở Thụy Sĩ đều đã bị sa thải.

    Đức, quốc gia nhận một nửa khí đốt từ Nga, đã ủng hộ Nord Stream 2 nhằm đa dạng hóa nguồn cung năng lượng cho châu Âu. Tuy nhiên, dự án này gặp phải sự phản đối trong Liên minh châu Âu và Mỹ vì làm tăng sự phụ thuộc của khu vực vào khí đốt Nga đồng thời giúp Nga giảm lượng khí quá cảnh qua Ukraine.
    --- Gộp bài viết, 02/03/2022, Bài cũ: 02/03/2022 ---
    https://cafef.vn/cong-ty-dieu-hanh-...ream-2-tuyen-bo-pha-san-20220302104331311.chn
  6. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.374
    Đòn trừng phạt 1.000 tỷ USD của phương Tây
    Tổng các lệnh trừng phạt phương Tây khởi xướng đã phong tỏa gần 1.000 tỷ USD tài sản của Nga, một quy mô được đánh giá là "chưa từng có tiền lệ".

    Phương Tây đã đáp trả chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine bằng hàng loạt lệnh trừng phạt. Mới đây nhất là nỗ lực nhằm gây ra khủng hoảng ngân hàng, phá vỡ thế phòng thủ tài chính và đẩy kinh tế Nga vào suy thoái. Giới phân tích đánh giá chưa bao giờ một nền kinh tế có tầm quan trọng toàn cầu như Nga trở thành mục tiêu của các lệnh trừng phạt ở mức độ này.

    Quan chức phương Tây mô tả chiến dịch của họ là một cuộc chiến kinh tế nhằm trừng phạt Tổng thống Nga Vladimir Putin và cô lập Nga, bất chấp việc các lệnh trừng phạt có thể phải mất nhiều năm để phá vỡ các lớp phòng thủ của "pháo đài kinh tế" mà Nga tạo ra. Tổng cộng, các lệnh trừng phạt đang phong tỏa gần 1.000 tỷ USD tài sản của Nga, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire hôm 1/3 cho biết.

    Tuy nhiên, vị thế của Nga trong vai trò nhà cung cấp năng lượng cho toàn cầu sẽ khiến mục tiêu của phương Tây khó khăn hơn. Châu Âu hiện mua 40% khí tự nhiên và 25% dầu từ Nga. Bất kỳ sự gián đoạn nào với các sản phẩm xuất khẩu này đều sẽ khiến giá nhiên liệu toàn cầu (vốn đã ở mức cao) lại càng tăng mạnh.

    [​IMG]
    Người Nga xếp hàng rút tiền trước một ATM ở Moskva cuối tuần trước. Ảnh: AP

    Châu Âu đang sử dụng những đòn trừng phạt nào?

    Động thái của Nga với Ukraine đã vấp phải phản ứng chưa từng có từ Mỹ, Anh, Liên minh châu Âu (EU), Canada, Nhật Bản, Australia và nhiều nước khác. Kể cả Thụy Sĩ – vốn nổi tiếng trung lập, cũng cho biết sẽ áp trừng phạt lên Nga.

    Phương Tây đã cấm hai ngân hàng lớn nhất Nga – Sberbank và VTB – tiếp cận trực tiếp đôla Mỹ. Họ cũng loại một số ngân hàng Nga khỏi SWIFT – hệ thống hỗ trợ thanh toán và kết nối các tổ chức tài chính toàn cầu. Liên minh này đang nỗ lực ngăn Ngân hàng trung ương Nga bán đôla và các ngoại tệ khác để hỗ trợ đồng ruble và nền kinh tế.

    "Phương Tây khiến nhiều người ngạc nhiên khi theo đuổi chiến lược gây sức ép kinh tế lớn lên Nga, thông qua việc cô lập Nga khỏi các thị trường tài chính toàn cầu", Oliver Allen – kinh tế trưởng tại Capital Economics cho biết, "Nếu Nga vẫn duy trì hướng đi hiện tại, các lệnh trừng phạt có thể chỉ là khởi đầu cho quá trình cắt đứt sợi dây liên kết về tài chính và kinh tế của Nga với thế giới".

    Các nước phương Tây đã loại trừ việc gửi quân đội đến Ukraine. Vì vậy, trừng phạt là sẽ thách thức chính với Nga. Theo Oxford Economics, các biện pháp trên có thể khiến GDP Nga giảm 6%.

    "Nói đơn giản, chiến lược của chúng tôi là đảm bảo kinh tế Nga bị kéo tụt nếu Tổng thống Putin vẫn tiếp tục các động thái hiện tại ở Ukraine", một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết.

    Nền kinh tế pháo đài của Nga

    Kể từ năm 2014, khi Mỹ và các đồng minh phương Tây áp lệnh cấm vận lên Moskva sau việc Nga sáp nhập Crimea và máy bay MH 17 của Malaysia Airlines bị rơi ở Ukraine, ông đã làm mọi cách để giúp nền kinh tế chống chịu được những lệnh trừng phạt khắc nghiệt hơn.

    Moskva tích cực giảm phụ thuộc vào đồng đôla, hạn chế chi tiêu công và tăng tích trữ ngoại hối. Các nhà hoạch định chính sách kinh tế Nga thúc đẩy sản xuất nội địa một số hàng hóa bằng cách cấm sản phẩm tương tự của nước ngoài. Dự trữ ngoại hối cũng được nâng lên 630 tỷ USD hiện tại. Đây là con số khổng lồ so với hầu hết các nước khác.

    Kinh tế Nga hiện lớn thứ 11 thế giới, với GDP 1.500 tỷ USD, chỉ sau Hàn Quốc, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB).

    Những vòng phòng thủ này giờ đang chịu thử thách rất lớn. Theo Capital Economics, các lệnh trừng phạt đã khiến 50% dự trữ ngoại hối của Nga trở nên vô dụng,

    "Điều kiện bên ngoài với kinh tế Nga đã thay đổi rất mạnh", Ngân hàng Trung ương Nga cho biết hôm 28/2. Cơ quan này đã nâng lãi suất lên gấp đôi, chạm 20%. "Việc này là cần thiết để hỗ trợ tài chính, ổn định giá cả và bảo vệ tiền tiết kiệm của người dân", thông báo cho biết.

    Nga cũng đang áp các lệnh kiểm soát vốn ngặt nghèo. Ngân hàng Trung ương Nga đã yêu cầu các công ty bán ngoại tệ hôm 28/2 để kéo ruble lên khi đồng tiền này xuống thấp kỷ lục so với đôla Mỹ. Ông Putin cũng đang soạn thảo sắc lệnh tạm cấm các công ty và nhà đầu tư ngoại bán tài sản ở Nga.

    "Bộ đệm hơn 600 tỷ USD của Nga chỉ mạnh nếu Putin có thể sử dụng mà thôi", một quan chức chính quyền Mỹ cho biết.

    Điều gì sẽ xảy đến tiếp theo?

    Mọi con mắt đều đang đổ dồn vào hệ thống tài chính Nga. Nhiều tờ báo đã đưa tin về tình trạng người Nga xếp hàng dài trước các ATM để rút tiền mặt. Các ngân hàng Nga cũng sẽ chịu sức ép lớn hơn nếu người vay không thể trả tiền khi các gia đình và doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng.

    Liam Peach – kinh tế trưởng các thị trường mới nổi tại Capital Economics cho biết các ngân hàng Nga có thể phải bán tài sản với giá rẻ. Tín dụng sẽ khan hiếm, khiến thiệt hại kinh tế từ lệnh trừng phạt càng trầm trọng. "Các lệnh trừng phạt của phương Tây cuối tuần trước đã đẩy các ngân hàng Nga đến bờ vực khủng hoảng", Peach cho biết.

    Một trong các nạn nhân đầu tiên là chi nhánh tại châu Âu của Sberbank – nhà băng lớn nhất Nga đang bị phương Tây trừng phạt. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hôm 28/2 cho biết Sberbank Europe đang hoặc sẽ sụp đổ vì "lượng tiền gửi bị rút ra lớn" do cuộc khủng hoảng hiện tại.

    Một vấn đề khác là các ngân hàng Nga chỉ có đủ tiền mặt cho 15% số tiền gửi ngoại tệ hiện tại. Ngân hàng trung ương thường sẽ cung cấp ngoại tệ cho các ngân hàng. Nhưng việc này đang gặp thách thức khi nửa số dự trữ ngoại hối của họ có thể không sử dụng được, và họ cũng đang phải bảo vệ đồng ruble. Sức ép này có thể kéo dài hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm.

    Nhờ dầu mỏ và khí đốt, kim ngạch xuất khẩu của Nga hiện vượt xa nhập khẩu. Các khoản thanh toán với hai mặt hàng này đang là nguồn thu ngoại tệ lớn của Nga. Tuy nhiên, các nhà đầu tư và doanh nghiệp có thể chuyển lượng tiền lớn ra khỏi đây khi đồng ruble mất giá, buộc Ngân hàng Trung ương Nga sử dụng khoảng 100 tỷ USD dự trữ ngoại hối năm nay, Capital Economics cho biết.

    Bên cạnh đó, phương Tây cũng có thể mạnh tay hơn. Mỹ và các đồng minh có thể loại thêm nhiều ngân hàng Nga khỏi SWIFT và cấm vận khắt khe hơn với khả năng tiếp cận đồng euro, đôla của họ. Các nước này cũng có thể chặn đường xuất khẩu năng lượng của Nga, dù cách này sẽ khiến giá tăng vọt.
    --- Gộp bài viết, 02/03/2022, Bài cũ: 02/03/2022 ---
    https://vnexpress.net/don-trung-phat-1-000-ty-usd-cua-phuong-tay-4433657.html
    QCK thích bài này.
  7. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.374
    EU nhất trí cấm vận Belarus
    Các nhà ngoại giao EU thông qua hàng loạt biện pháp cấm vận Belarus với lý do nước này hỗ trợ Nga trong chiến dịch quân sự tại Ukraine.

    Pháp, nước chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU), hôm nay thông báo các nhà ngoại giao trong khối đã phê duyệt các biện pháp cấm vận nhằm vào "quan chức chính phủ và quân đội liên quan tới hoạt động quân sự của Nga", cũng như một số lĩnh vực kinh tế của Minsk, đặc biệt là gỗ, thép và kali.

    Trước thông báo mới hôm nay, EU đã áp cấm vận với Belarus kể từ sau các cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko hồi tháng 8/2020. EU đã cấm nhập kali của Belarus nhưng các nhà ngoại giao cho biết Belarus vẫn xuất khẩu kali sang EU thông qua Ukraine và cũng đã tăng cường xuất khẩu sang EU các sản phẩm dầu thu được từ than đá.

    Hồi đầu tuần, quan chức EU nói mục đích của lệnh trừng phạt mới là ngăn xuất khẩu thêm hàng hóa từ Belarus vào khối.

    [​IMG]
    Cờ của EU bên ngoài trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels, Bỉ, hồi năm 2020. Ảnh: Reuters.

    Hãng thông tấn nhà nước Belarus Belta hôm qua đưa tin Tổng thống Lukashenko tuyên bố nước này không có kế hoạch tham gia chiến dịch quân sự của Nga. Ông Lukashenko cũng bác bỏ cáo buộc từ Kiev rằng quân đội Nga đang tiến công vào Ukraine từ lãnh thổ Belarus, nhưng thêm rằng Minsk đang điều thêm quân tới biên giới với nước láng giềng để "ngăn chặn bất kỳ hành động quân sự nào chống lại Belarus".

    Belarus hôm 27/2 mở trưng cầu dân ý, với 65,16% công dân đồng ý từ bỏ quy chế phi hạt nhân hóa và trung lập của đất nước. EU bày tỏ lo ngại động thái có thể giúp Belarus cho phép Nga đặt vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình.

    Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ngày 24/2 với mục tiêu "phi vũ trang và phi phát xít hóa Ukraine". Sau 6 ngày triển khai chiến dịch, lực lượng Nga đã kiểm soát được Berdyansk, thành phố duyên hải ở đông nam Ukraine và tuyên bố kiểm soát thành phố Kherson ở miền nam nước này. Các đơn vị Nga cũng đang tăng cường bao vây nhiều thành phố lớn khác của Ukraine.
    --- Gộp bài viết, 02/03/2022, Bài cũ: 02/03/2022 ---
    https://vnexpress.net/eu-nhat-tri-cam-van-belarus-4433938.html
    thevanndQCK thích bài này.
  8. tangnhethoi

    tangnhethoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/08/2015
    Đã được thích:
    1.277
    Tớ có hàng 11.3 giờ vẫn còn nè
    --- Gộp bài viết, 02/03/2022, Bài cũ: 02/03/2022 ---
    Chào bác nhé!
    chandat_changiay đã loan bài này
  9. fpts.com

    fpts.com Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    4.292
    Em chào a Thuấn...Nể bác có con IDI khép kín đó, em mua nó tư thời giá 4
    tangnhethoi thích bài này.
  10. phuongson2018

    phuongson2018 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2018
    Đã được thích:
    529
    À, cái thời 2007 ...đánh chứng nhảy cầu mấy lần...ko tèo ấy mà..hehe...ngày xưa cũng chơi idi, giờ vào lại nó ngon hơn nhiều...
    --- Gộp bài viết, 02/03/2022 ---
    A em quyết tâm đồng hành, Idi lần này xác định vào trend
    QCK, hoankiem07, fpts.com1 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này