IDI tàu siêu tốc - Lợi nhuận siêu khủng!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoankiem07, 05/01/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5901 người đang online, trong đó có 815 thành viên. 16:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 8 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 8)
Chủ đề này đã có 847149 lượt đọc và 6468 bài trả lời
  1. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.426
    Phần thưởng xứng đáng của IDI sẽ dành cho những người bạn lĩnh và kiên nhẫn. <:-P<:-P<:-P
    QCK thích bài này.
    QCK đã loan bài này
  2. Masterroshi

    Masterroshi Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    15/08/2021
    Đã được thích:
    1.171
    IDI mạnh mà ASM lại yếu nhỉ các bác.
    hoankiem07 thích bài này.
  3. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.426
    Bác đã lên tàu siêu tốc IDI chưa để tớ mời cafe
    QCK thích bài này.
  4. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.426
    Xuất khẩu cá tra thêm lợi thế bất ngờ từ cá minh thái và giá xăng dầu


    (ĐTCK) Cá tra là mặt hàng thịt trắng cạnh tranh trực tiếp với cá minh thái với cường quốc xuất khẩu chủ lực trên thế giới là Nga. Xung đột vũ trang Nga - Ukraine với các lệnh trừng phạt kinh tế nhắm vào Nga có thể tạo ra lợi thế với cá tra Việt Nam.
    [​IMG]
    Theo VASEP, cá minh thái là đối thủ cạnh tranh chính của cá tra. Cá minh thái được ưa thích do được khai thác tự nhiên, giá rẻ tương đương cá tra nuôi. Họ cá này phân bố ở Bắc Băng Dương, bắc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, trong các vùng nước ven Bắc cực và ôn đới. Chúng đứng thứ hai về sản lượng cá biển được đánh bắt trên toàn thế giới, chủ yếu tập trung ở Nga và Mỹ. Đây là nhóm cá thịt trắng và được tiêu thụ nhiều nơi trên thế giới.

    Năm 2007 – 2008, nhiều nước giảm tối đa việc khai thác cá minh thái để duy trì tự nhiên, làm cho nguồn cung sản phẩm cá minh thái giảm mạnh. Theo đó, giá cá tra đột ngột tăng vọt do được nhiều nhà nhập khẩu Âu, Mỹ chọn là sản phẩm thay thế cho cá minh thái. Sau thời gian giảm khai thác, sản lượng cá minh thái tự nhiên phục hồi, trở thành đối thủ đáng gờm với cá tra.

    Cá minh thái của Nga xuất đi toàn cầu. Vì vậy, nếu cá minh thái bị hạn chế nhập khẩu bởi các lệnh trừng phạt với Nga thì nguồn cung cá sẽ thiếu hụt trầm trọng và cá tra của Việt Nam sẽ là sản phẩm thay thế hàng đầu. Trước đó, Nga đặt mục tiêu bắt kịp sản lượng cá minh thái với Mỹ năm 2022. Trong năm 2022, sản lượng cá minh thái của Mỹ thấp hơn do việc nước này cắt giảm đánh bắt tại vùng biển Alaska.

    Tại Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển ngành cá tra năm 2022 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại Cần Thơ ngày 25/2, các doanh nghiệp cho biết, hiện nay, giá xăng dầu tăng cao, giá cá biển thế giới tăng cao, đánh bắt biển đã và sẽ tiếp tục bị giới hạn, do vậy cá nuôi nước ngọt (cá tra) của Việt Nam sẽ có chỗ đứng hơn trên thị trường thế giới.

    Năm 2022, ngành cá tra dự kiến sản xuất khoảng từ 1,6 - 1,7 triệu tấn cá tra thương phẩm; kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt trên 1,6 tỷ USD.

    VASEP dự báo, giá xuất khẩu cá tra ở tất cả thị trường đều tăng ít nhất 5%, xuất khẩu cá tra trong năm 2022 tăng từ 20 - 25% so với năm 2021, các thị trường lớn nhất như Mỹ và Trung Quốc đều neo mức giá cao.

    Hiện giá cá tra nguyên liệu đã lên tới 30.000 đồng/kg, là mức kỷ lục đã từng đạt được vào năm 2018. Nguyên nhân khiến giá cá tra nguyên liệu được đẩy lên cao, theo ông Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Đa quốc gia (IDI) là do sau hai năm bị tác động bởi dịch Covid-19 khiến khu vực nuôi thua lỗ rất nhiều, dẫn đến một số đã nghỉ, trong khi số còn lại cũng khó phát triển. Thậm chí ông Thuấn cho rằng đến tháng 4, các doanh nghiệp không có vùng nuôi và chủ động về nguồn nguyên liệu, còn không có đủ cá để chế biến.

    Trong khi đó, nhu cầu của thị trường, nhất là ở thị trường Mỹ, Mỹ Latin, cá loại dưới 1 kg/con hiện có giá rất cao. Đã có những hợp đồng lên tới 6 USD/kg. Đây là mức giá cao lịch sử mà ngành hàng này chưa từng đạt được trong quá khứ.
    QCK thích bài này.
  5. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.426
    https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/x...-ca-minh-thai-va-gia-xang-dau-post291995.html

    Có một số hành khách mới lên tàu nên tớ gửi lại Bài phân tích rất sâu sắc trên báo chính thống. Các bác đọc kỹ những đoạn tô đậm trong bài viết trên và câu trả lời đầy tự tin của Chủ tịch IDI Lê Thanh Thuấn. Hiện tại trong ngành xuất khẩu cá tra ở VN thì IDI là doanh nghiệp DUY NHẤT chủ động 100% vùng nuôi và chủ động 100% nguồn nguyên liệu bao gồm cả nhà máy chế biến thức ăn cho cá hiện đại nhất Đông Nam Á các bác nhá. <:-P<:-P<:-P
    QCK thích bài này.
  6. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.426
    Phân tích ngành Thuỷ sản:

    Chiến tranh Nga – Ukraina ngày càng leo thang gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nga đều đang tăng giá mạnh; và trong đó có một ngành cũng được hưởng lợi mà ít được chú ý là ngành Thủy sản. Ngành thủy sản cũng là ngành được kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022 nhờ hội tụ đủ các yếu tố “thiên thời – địa lợi – nhân hòa”.

    - Thiên thời:
    Căng thẳng leo thang Nga – Ukraina kỳ vọng sẽ làm nhu cầu cá tra tăng vọt do là sản phẩm thay thế của cá Minh thái – sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Nga. Cá tra là mặt hàng thịt trắng cạnh tranh trực tiếp với cá Minh Thái. Mặt hàng cá Minh Thái thì Nga và Mỹ là 2 nước có sản lượng khai thác chiếm đa số trên thế giới. Cá Minh Thái của Nga xuất đi toàn cầu. Thế nên khi Nga bị cấm vận thì nguồn cung cá Minh Thái sẽ thiếu hụt trầm trọng và cá tra của Việt Nam sẽ là sản phẩm thay thế hàng đầu.

    - Địa lợi:
    Nền kinh tế thế giới hồi phục hậu Covid đặc biệt là ở các thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam (Mỹ, EU) cùng với chi phí logistics có xu hướng giảm;
    Hiệp định thương mại EVFTA giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh cho các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, một số mặt hàng tôm Việt Nam xuất khẩu sang EU có mức thuế suất 12-20% sẽ về 0% như tôm sú đông lạnh... Với Cá tra: thuế cơ bản của cá tra phile tươi, ướp lạnh giảm từ 9% xuống 0%; cá tra phile đông lạnh giảm từ 5,5% xuống còn 0%; các sản phẩm cá tra chế biến giảm từ 14% xuống còn 0% trong vòng 3 năm.

    - Nhân hòa:
    Các công ty thủy sản trong nước đã tận dụng giai đoạn 2020 – 2021 đẩy mạnh đầu tư tạo bàn đạp cho lợi nhuận trong năm 2022

    + IDI: Là doanh nghiệp Thuỷ sản DUY NHẤT chủ động 100% nguồn nuôi đầu vào, nguyên liệu đầu vào với hệ thống nhà máy sản xuất thức ăn cho cá hiện đại nhất Đông Nam Á. Lợi thế vượt trội của IDI là có 3 Kho lạnh lớn và hệ thống nhà máy sản xuất hiện đại và khép kín. IDI đã mua được nguồn nguyên liệu cá giá thấp khoảng 1.400 tỷ do vậy Lợi nhuận của IDI được dự báo sẽ tăng đột biến trong năm 2022.

    + ANV:
    Cuối tháng 7/2020, thành lập Công ty phân bón hữu cơ Nam việt để triển khai dự án sản xuất phân hữu cơ, nhằm tận dụng từ nguồn phân cá dưới đáy cao và cá chết từ vùng nuôi với công suất khoảng 70.000 tấn/năm

    + FMC:
    Đầu năm 2020, kho lạnh 6.000 tấn của FMC đã đi vào hoạt động, kỳ vọng giúp công ty chủ động hơn trong công tác quản lý hàng tồn kho và tiết giảm chi phí lưu trữ.
    FMC đồng thời mở rộng vùng nuôi tôm với diện tích khoảng 81 ha vào đầu năm 2020, bên cạnh vùng nuôi tôm cũ tại thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng), nâng tổng diện tích nuôi tôm của Sao Ta lên 270 ha
    Dự kiến nhà máy Sao Ta mở rộng công suất 15.000 tấn thành phẩm/năm sẽ hoạt động trong năm 2022.

    + VHC:
    Năm 2021 VHC đầu tư xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi, trại giống, sở hữu đất cho khu liên hợp nông nghiệp-thủy sản công nghệ cao (khoảng 700 tỷ đồng), và cải tạo nhà máy tại Thanh Bình và Thực phẩm Vĩnh Phước (200 tỷ đồng)

    - Tăng trưởng thể hiện qua con số: kết quả kinh doanh tháng 1.2022 đầy khả quan của các công ty xuất khẩu cá tra


    <:-P<:-P<:-P
    --- Gộp bài viết, 02/03/2022, Bài cũ: 02/03/2022 ---
    Mâm cỗ Ngành xuất khẩu cá tra mang ngoại tệ về cho đất nước đã được bày ra cho các bác lựa chọn. <:-P<:-P<:-P

    VHC đang có giá 81.000 đ

    FMC đang có giá 62.000 đ

    ANV đang có giá gần 40.000 đ

    IDI đang chỉ có giá hơn 17.000 đ mà lại còn có quĩ đất Siêu khủng ở Cần Thơ, An Giang chưa tính vào phân tích ngành Thủy sản trên.

    Xin mời các bác lựa chọn. @};-@};-@};-
    FeelEnoughQCK thích bài này.
    QCK đã loan bài này
  7. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.426
    AcuteQCK thích bài này.
    QCK đã loan bài này
  8. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.426
    Chào buổi sáng cổ đông IDI, tớ mời các bác ly cafe sáng ~o)~o)~o)
    --- Gộp bài viết, 03/03/2022 ---
    Có bác nào vào đây chơi mà là cổ đông IDI thì báo 1 tiếng để tớ mời cafe trên khoang VIP ~o)~o)~o)
    QCK, thevannd, master_share1 người khác thích bài này.
  9. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.426
    Đại hội đồng LHQ yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine
    Đa số thành viên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 2/3 bỏ phiếu lên án chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine và yêu cầu rút quân.

    Phiên họp khẩn ngày 2/3 được triệu tập bởi Hội đồng Bảo an LHQ diễn ra tại New York, Mỹ. Lần gần nhất Hội đồng Bảo an triệu tập phiên họp khẩn tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc là vào năm 1982.

    141 trong số 193 thành viên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết lên án chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine. Có 5 thành viên bỏ phiếu chống và 35 thành viên bỏ phiếu trắng, trong đó có Trung Quốc là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Nga, Syria và Belarus nằm trong nhóm 5 nước bỏ phiếu chống.

    Ngoài lên án chiến dịch quân sự Nga tại Ukraine, nghị quyết còn "yêu cầu Nga lập tức rút tất cả lực lượng quân sự khỏi lãnh thổ Ukraine, trong đường biên giới được quốc tế công nhận, toàn diện và vô điều kiện".

    Nghị quyết của Đại hội đồng không mang tính ràng buộc đối với thành viên Liên Hợp Quốc nhưng có khả năng tác động chính trị.
    --- Gộp bài viết, 03/03/2022, Bài cũ: 03/03/2022 ---
    https://vnexpress.net/dai-hoi-dong-lhq-yeu-cau-nga-rut-quan-khoi-ukraine-4434044.html
    QCK thích bài này.
  10. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.426
    Nhiều tàu cá nằm bờ vì giá dầu tăng
    Sau Tết, thay vì ra khơi đánh bắt như thông lệ những năm trước, nhiều tàu của ngư dân Bình Thuận, Quảng Ngãi phải nằm bờ vì giá xăng dầu tăng cao.

    Ngày 1/3, giá dầu diesel tăng lên 20.800 đồng một lít, mức giá cao nhất từ trước đến nay. Giá dầu tăng hơn 10% so với giá 18.000 đồng một lít cuối năm 2021 và tăng 70% so với giá 12.420 đồng một lít vào cuối năm 2020.

    Nhận tin giá dầu tăng trước giờ ra khơi, anh Hoàng Văn Thành, chủ tàu đang neo đậu ở bến sông Cà Ty, TP Phan Thiết (Bình Thuận) vừa mừng vừa lo. Mừng vì anh đã kịp mua dầu trước khi tăng giá, nhưng lo giá dầu tiếp tục tăng ảnh hưởng tới công việc đánh bắt của gia đình.

    [​IMG]
    Thuyền nằm bờ kín sông Cà Ty, TP Phan Thiết. Ảnh: Việt Quốc

    Tàu anh Thành thường đánh bắt ở vùng biển đảo Phú Quý, mỗi chuyến kéo dài 10 ngày. Năm ngoái, tàu thường đổ 90 triệu đồng tiền dầu, nhưng chi phí nhiên liệu cho chuyến đi này đội lên 110-120 triệu đồng.

    "Mới đầu năm mà giá mấy lượt tăng, tui cũng nản nhưng vì mưu sinh đành liều chuyến nữa", anh nói và lo nếu chuyến đánh bắt này không trúng, thua lỗ, gia đình dự tính cho thuyền nằm bờ kéo dài.

    Bến sông Cà Ty những ngày này trầm lắng hơn mọi năm. Tàu thuyền nằm xếp lớp không động đậy, thi thoảng mới có tiếng máy nổ từ những tàu cập bến. Không chỉ dầu mà đồ đạc, thực phẩm cũng tăng giá nên tàu ra khơi khó kiếm lời.

    Ở gần đó, anh Trần Thanh, chủ tàu làm nghề giã cào, cho biết mỗi chuyến tàu bơm 5.000 lít dầu. Với giá mới 20.800 đồng một lít thay cho 19.800 đồng một lít, anh phải tốn thêm 5 triệu đồng. "Nghe nói tới đây giá xăng dầu lại tăng, tui nghe mà ngộp thở luôn", anh Thanh nói. Thấy tình hình làm ăn của tàu cá khó khăn, chủ các cây xăng không cho thiếu nợ mà chuyến nào tính chuyến đó.

    [​IMG]
    Chủ tàu Võ Tấn Minh không tìm được bạn đi biển do thu nhập thấp, giá dầu tăng cao. Ảnh: Việt Quốc

    Chi phí tăng cao, không chỉ chủ tàu gặp khó mà ngư dân đi bạn (làm thuê theo tàu) cũng bị giảm thu nhập. Ông Võ Tấn Minh, chủ tàu cá ở phường Đức Thắng, nói từ Tết đến nay chỉ mới đi được một chuyến. Hiện, bạn thuyền thấy giá dầu tăng không muốn đi nữa, vì thu nhập không đủ sống. "Những năm gần đây nghề biển bấp bênh, gọi bạn thuyền đã khó, nay còn khó hơn", ông Minh nói.

    Anh Hồ Văn Định, 44 tuổi, đi bạn cho ghe cá địa phương, nói bình thường mỗi chuyến 10 ngày anh kiếm được khoảng 3 triệu, một tháng hai chuyến được 6 triệu. Sắp tới, thu nhập của anh giảm khoảng 30%, còn khoảng 4 triệu đồng, sẽ rất khó khăn để nuôi 4 con đang tuổi ăn học.

    Bình Thuận là một trong ba ngư trường lớn nhất cả nước, cùng Kiên Giang và Bà Rịa – Vũng Tàu. Toàn tỉnh có hơn 7.500 tàu cá lớn nhỏ, trong đó tàu lớn, dài hơn 15 m có khoảng 2.000 chiếc. Ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, kiêm Chủ tịch Hội nghề cá tỉnh, cho biết giá dầu tăng liên tục làm chi phí cho mỗi chuyến đánh bắt đội lên 20-30%, ảnh hưởng lớn đến khai thác thủy sản của ngư dân.
    --- Gộp bài viết, 03/03/2022, Bài cũ: 03/03/2022 ---
    https://vnexpress.net/nhieu-tau-ca-nam-bo-vi-gia-dau-tang-4433627.html
    QCK, tichcocphongcothevannd thích bài này.
    QCK đã loan bài này
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này