IDI tàu siêu tốc - Lợi nhuận siêu khủng!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoankiem07, 05/01/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4989 người đang online, trong đó có 413 thành viên. 19:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 844929 lượt đọc và 6468 bài trả lời
  1. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.374
    Chào buổi sáng cổ đông IDI, tớ mời các bác ly cafe sáng ~o)~o)~o)
    QCK thích bài này.
    QCK đã loan bài này
  2. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.374
    Lần đầu tiên Việt Nam có 3 tỷ phú trong Top 1000 người giàu nhất thế giới
    THỨ 7, 05/03/2022, 01:30
    Tài sản gần như đứng yên, nhờ đâu “vua thép” Trần Đình Long vươn lên top 1.000 người giàu nhất thế giới?

    Theo cập nhật mới nhất từ Forbes, với khối tài sản 3,1 tỷ USD, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO Vietjet vừa lọt top 1000 người giàu nhất thế giới.
    [​IMG]
    Đánh giá dự án HP Intermix Bắc Giang
    HP INTERMIX BG Tài trợ
    [​IMG]
    [​IMG]
    Chỉ trong vài ngày đầu tháng 3/2022, tổng tài sản ròng của các tỷ phú USD Việt Nam đã tăng từ 18,3 tỷ USD lên 19 tỷ USD theo thống kê từ Forbes, trong đó 5/6 tỷ phú trong nước ghi nhận tài sản ròng gia tăng trong ít ngày.

    Mới đây Forbes vừa công bố, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Vietjet Air (VJC), đã nâng tổng tài sản ròng sở hữu lên 3,1 tỷ USD, tăng 200 triệu USD chỉ trong ít ngày qua, đa số mức tăng này đến từ diễn biến tích cực của cổ phiếu VJC.


    Con số vượt mốc 3 tỷ USD đã đưa bà Thảo gia nhập danh sách 1.000 người giàu nhất hành tinh. Cụ thể là đang xếp thứ 988, tăng 125 bậc so với đầu tháng.

    Bên cạnh đó, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup (VIC), vẫn là người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản ròng 6,2 tỷ USD, tăng 100 triệu USD so với ngày đầu tháng 3. Tuy vậy, con số này giảm 1,1 tỷ USD so với so với danh sách thống kê một năm trước.

    Đặc biệt trong vài ngày qua, giá trị tài sản ròng của ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát (HPG), đã tăng hơn 200 triệu USD, nâng tổng tài sản của vị doanh nhân này lên mức 3,4 tỷ USD và cũng là lần đầu tiên, vị doanh nhân này lọt top 1000 người giàu nhất thế giới và hiện đứng thứ 892, đồng thời là người giàu thứ 2 Việt Nam.

    Như vậy, đây là lần đầu tiên Việt Nam ghi nhận có 3 tỷ phú USD cùng lúc gia nhập nhóm 1000 người giàu nhất hành tinh.

    [​IMG]
    Top những người giàu nhất Việt Nam theo cập nhật mới nhất từ Forbes
    --- Gộp bài viết, 05/03/2022, Bài cũ: 05/03/2022 ---
    https://m.cafef.vn/lan-dau-tien-vie...guoi-giau-nhat-the-gioi-20220305001645275.chn
    --- Gộp bài viết, 05/03/2022 ---
    Thật là ngưỡng mộ các doanh nhân làm rạng danh Việt Nam trên bản đồ người giàu thế giới. @};-@};-@};-

    Tớ dự sẽ có ngày IDI ghi tên mình vào bản đồ Siêu bluechip của TTCK VN <:-P<:-P<:-P
    QCK, tichcocphongcomaster_share thích bài này.
    QCK đã loan bài này
  3. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.374
    Nhiều tàu cá nằm bờ vì thiếu lao động
    [​IMG]
    Doãn Công
    Thứ bảy, 05/03/2022 - 15:39
    lao động quá cao nên nhiều chủ tàu không tuyển được lao động đi biển, nhiều tàu đang phải "đắp chiếu" nằm bờ.

    [​IMG]
    Nhiều tàu cá của ngư dân Bình Định nằm bờ vì thiếu lao động, cùng với xăng tăng giá.

    Ghi nhận tại cảng cá Tam Quan (phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn), địa phương có số lượng tàu cá lớn nhất tỉnh Bình Định. Chỉ riêng phường Tam Quan Bắc đã có trên 1.000 tàu cá đánh bắt xa bờ. Nhưng nhiều tàu cá ngư dân đang nằm bờ vì không tìm được lao động. Cùng với đó, giá xăng dầu tăng cao kéo theo tất cả các vật giá tăng theo, khiến ngư dân càng thêm khó khăn.

    Ông Nguyễn Văn Bé (ở phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn) có 2 tàu cá đánh bắt xa bờ. Ông Bé cho hay, sau Tết khoảng rằm tháng Giêng, hầu hết các tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân địa phương vươn khơi khai thác thủy sản. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay giá dầu liên tục tăng cao, trong khi biển năm nay đang "mất mùa" nên nhiều chủ tàu chấp nhận nằm bờ. Còn người lao động thì lo lắng, nếu khai thác không đạt sản lượng thì tiền chia không đủ trang trải cuộc sống.

    [​IMG]
    Một tàu hành nghề lưới vây phải có từ 14 lao động.

    "Biển năm nay cá ít, chuyến biển đánh bắt xuyên Tết vừa qua, cả 2 tàu cá của gia đình tôi đều bị lỗ vốn vì khai thác không đạt sản lượng. Hiện tại, giá dầu lại tăng quá cao, còn lao động đi biển thì đòi hỏi trả tiền trước cao quá. Tàu câu cá ngừ đại dương thì cần ít lao động hơn, nên tôi vừa phải trả trước 6 triệu đồng mỗi người. Còn tàu cá hành nghề lưới vây ánh sáng, do yêu cầu mỗi chuyến phải 14-15 lao động nên hiện tại đang phải nằm bờ", ông Bé cho biết.

    Theo tính toán của ông Bé, trước thời điểm xăng dầu tăng giá, bình quân mỗi chuyến biển đối với tàu hành nghề lưới vây ánh sáng, tổn phí khoảng 150-160 triệu đồng, nhưng hiện nay phải lên đến 200-220 triệu đồng.

    Về nguyên nhân thiếu lao động đi biển, ông Bé nói: "Giá dầu thì tăng, còn sản lượng thủy sản đánh bắt được lại không đạt. Lao động nghề biển ăn chia theo sản phẩm, khai thác được nhiều thì chia nhiều, ít chia ít. Do vậy, không ít lao động nghề biển không còn tha thiết với nghề, chọn ở đất liền làm công nhân".

    [​IMG]
    Ngư dân Bình Định đang gặp rất nhiều khó khăn trong tình hình xăng dầu tăng, thiếu lao động đi biển.

    Trong khi đó, có nhiều chủ tàu còn gặp tình huống "dở khóc dở cười", bởi người lao động nhận tiền trước và đồng ý tham gia chuyến biển. Chủ tàu đã sắm tổn phí để phục vụ cho một chuyến biển dài ngày đến 200 triệu đồng. Nhưng đến ngày đi nhiều người "bẻ kèo", ôm tiền để tiêu xài mà không đi biển khiến chủ tàu nhiều phen trở tay không kịp.

    Ông Nguyễn Văn Sang (phường Tam Quan Bắc) chia sẻ: "Trường hợp như vậy ở đây nhiều lắm. Nhiều lao động ứng tiền chủ tàu và hứa sẽ đi nhưng lại không đi, hoặc qua chủ tàu khác xin đi để ứng tiền lần nữa nhưng rồi cũng không đi".

    Theo ông Sang cho hay, cách đây chỉ vài ngày, tàu cá của ông Tình ở địa phương thuê 4 lao động chuẩn bị chuyến biển câu cá ngừ đại dương. Có 2 người xin ứng trước 8 triệu đồng, nhưng đến ngày đi chẳng thấy họ đâu, gọi điện thoại thì tắt máy.

    Chủ tàu loay hoay kiếm không ra người đi, đành phải để tàu nằm bờ. Còn thức ăn chuẩn bị cho chuyến biển dài ngày đành phải mang về chia cho anh em họ hàng, mỗi người một ít, chấp nhận chịu lỗ tiền đá.
    --- Gộp bài viết, 05/03/2022, Bài cũ: 05/03/2022 ---
    https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/nhieu-tau-ca-nam-bo-vi-thieu-lao-dong-20220305142746589.htm
    --- Gộp bài viết, 05/03/2022 ---
    Nhờ các chính sách tốt của IDI với người lao động nên tất cả các nhà máy của IDI đang đầy ắp công nhân đến làm. Ngành đánh cá biển đang gặp khó khăn do giá dầu tăng thì ngành nuôi và xuất khẩu cá tra càng hưởng lợi siêu khủng <:-P<:-P<:-P
    QCKtichcocphongco thích bài này.
    QCK đã loan bài này
  4. tichcocphongco

    tichcocphongco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2010
    Đã được thích:
    4.150
    Cá nước ngọt lên giá
    QCK thích bài này.
  5. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.374
    Tớ dự giá cá tra tiếp tục tăng mạnh và doanh nghiệp DUY NHẤT chủ động 100% nguồn nguyên liệu cá đầu vào sẽ có lợi nhuận Siêu khủng. Các bác cùng lưu lại và kiểm chứng nhá <:-P<:-P<:-P
    QCK, FeelEnoughphuongson2018 thích bài này.
    QCK đã loan bài này
  6. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.374
    Nhà đầu tư trong nước mở mới hơn 210.000 tài khoản chứng khoán trong tháng 2
    04-03-2022 - 15:18 PM | Thị trường chứng khoán


    [​IMG]
    Lũy kế 2 tháng đầu năm, nhà đầu tư trong nước mở mới tổng cộng hơn 405.000 tài khoản chứng khoán, lớn hơn tổng lượng tài khoản mở mới trong cả năm 2020 (393.659 tài khoản).


    Số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết trong tháng 2, nhà đầu tư trong nước mở mới 210.883 tài khoản chứng khoán, tăng hơn 16.000 tài khoản so với tháng trước. Trong đó, nhà đầu tư cá nhân mở mới 210.765 tài khoản và 118 tài khoản đến từ nhà đầu tư tổ chức.

    Như vậy, sau khi sụt giảm số lượng tài khoản mở mới trong tháng 1 bởi ảnh hưởng của kỳ nghỉ Tết nguyên đán, số lượng tài khoản mở mới đã tăng trở lại trên mức 200.000 tài khoản trong tháng 2.

    [​IMG]
    Lũy kế 2 tháng đầu năm, nhà đầu tư trong nước mở mới tổng cộng hơn 405.000 tài khoản chứng khoán, lớn hơn tổng lượng tài khoản mở mới trong cả năm 2020 (393.659 tài khoản).

    Tính tới cuối tháng 2/2022, tổng số tài khoản chứng khoán nhà đầu tư trong nước hiện đạt hơn 4,7 triệu, tương đương khoảng 4,8% dân số. Dù vậy đây vẫn là tỷ lệ thấp hơn nhiều so với các quốc gia phát triển trong khu vực.

    [​IMG]


    Việc nhà đầu tư nội ồ ạt mở tài khoản chứng khoán thời gian gần đây có nhiều yếu tố, trong đó đáng kể nhất là việc (1) Lãi suất huy động đang ở mức thấp; (2) Kênh trái phiếu doanh nghiệp bị siết lại; (3) Nền kinh tế được kỳ vọng hồi phục mạnh sau đại dịch; (4) Định giá thị trường chứng khoán Việt Nam đang hấp dẫn so với các quốc gia trong khu vực; (5) Triển vọng nâng hạng thị trường mới nổi trong 2 năm tới; (6) Người dân ít có sự lựa chọn kênh đầu tư và (7) Việc áp dụng eKYC giúp mở tài khoản trở nên thuận tiện hơn.

    Sự nhập cuộc mạnh mẽ từ các nhà đầu tư trong nước đã giúp thanh khoản thị trường duy trì mức cao, thường trên mức "tỷ đô". Bên cạnh đó, chỉ số VN-Index cũng liên tiếp chinh phục những đỉnh cao mới và đã vượt mốc 1.500 điểm ngay trong giai đoạn đầu năm 2022.

    Cũng trong tháng 2/2022, nhà đầu tư nước ngoài đã mở mới 262 tài khoản, lũy kế từ đầu năm tới nay mở mới 582 tài khoản.
    --- Gộp bài viết, 05/03/2022, Bài cũ: 05/03/2022 ---
    https://cafef.vn/nha-dau-tu-trong-n...ung-khoan-trong-thang-2-20220304151748229.chn
    --- Gộp bài viết, 05/03/2022 ---
    Dòng tiền đang chảy vào thị trường chứng khoán rất mạnh. Dòng tiền cũng đang đổ vào ngành thủy sản đặc biệt là xuất khẩu cá tra rất khủng. Và dòng tiền đang dồn dập tràn vào IDI - doanh nghiệp nổi bật nhất trong ngành thủy sản. <:-P<:-P<:-P
    QCK thích bài này.
    QCK đã loan bài này
  7. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.374
    Xuất khẩu thủy sản: Vượt khó bứt phá thành công
    09:16 05/03/2022



    [​IMG]

    Xuất khẩu thủy sản dự báo mang về khoảng 9,2 tỷ USD năm 2022.

    Xuất khẩu tiếp tục tăng

    Số liệu từ Cục Xuất nhập khẩu thể hiện, năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 8,9 tỷ USD, tăng 5,6% về trị giá so 2020 - mức cao nhất từ trước đến nay. Dự báo, xuất khẩu thủy sản năm 2022 tiếp tục tăng, đạt 2,1 triệu tấn, đạt 9,2 tỷ USD, tăng 3,9% về lượng và tăng 3,5% về trị giá so 2021 nhờ nhu cầu nhập khẩu thủy sản thế giới ở mức cao và những ưu đãi từ các FTA.

    Cục Xuất nhập khẩu đưa ra triển vọng này, dựa trên dự báo về nhu cầu nhập khẩu thủy sản toàn cầu tiếp tục ở mức cao với động lực từ thị trường Mỹ và EU. Theo đó, kinh tế Mỹ và EU được dự báo tăng trưởng mạnh năm 2022, nhu cầu tiêu dùng tiếp tục ở mức cao, trong khi lượng thủy sản dự trữ, tồn kho tại các thị trường này ở mức thấp.

    Năm 2021, trị giá nhập khẩu thủy sản ở hầu hết thị trường lớn trên thế giới đều tăng so 2020 (trừ Đức).

    Tại Báo cáo Triển vọng nông nghiệp 2021 - 2030, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) dự báo, mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người của thế giới sẽ đạt 21,2 kg vào năm 2030, tăng so thời điểm 2018 - 2020 (bình quân 20,5 kg) và tăng 3,6% trong giai đoạn 2020 - 2030. Năm 2030, nuôi trồng thủy sản, dự kiến sẽ cung cấp 57% lượng cá phục vụ con người, cao hơn 4% so thời điểm 2018 - 2020.

    Tiêu thụ thủy sản được kỳ vọng sẽ mở rộng ở tất cả các châu lục, nhờ thu nhập tăng, đô thị hóa, mở rộng sản xuất, cải thiện kênh phân phối và đổi mới sản phẩm.

    Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) Trương Đình Hòe nhìn nhận, nếu ngành thủy sản tận dụng tốt việc tăng nhu cầu trên thế giới để tăng thêm thị phần, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng, thì hoàn toàn có thể duy trì được sự tăng trưởng, trong đó tôm vẫn là “át chủ bài” thúc đẩy xuất khẩu thủy sản cả nước. Năm 2022, dự báo xuất khẩu tôm của Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt, do đây là thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng, tiện lợi nên nhu cầu của thế giới tiếp tục ở trạng thái tốt.

    Năm 2022, những thị trường tiềm năng của Việt Nam về xuất khẩu tôm vẫn tiếp tục đóng vai trò chính là Mỹ, Nhật Bản, EU. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần nỗ lực khai mở, tháo gỡ những khó khăn của các thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh, Australia, Canada, Singapore…

    Phó Tổng thư ký VASEP Nguyễn Hoài Nam nhận định, năm 2022, xuất khẩu tôm sang Mỹ và EU, dự kiến tiếp tục tăng trưởng 2 con số; xuất khẩu sang Trung Quốc phục hồi sau khi giảm mạnh trong năm 2021, xuất khẩu sang Hàn Quốc và Nhật Bản tăng trưởng nhẹ, do nhu cầu từ 2 thị trường này khá ổn định.

    Cùng với đó, xuất khẩu cá tra, dự báo sẽ tăng trưởng trở lại năm 2022 và thị trường Trung Quốc vẫn là khu vực tiềm năng cho xuất khẩu cá tra. Đây là thông tin lạc quan, bởi theo VASEP, từ cuối năm 2021, xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc đã tăng trưởng trở lại.

    Chuyên gia thị trường cá tra của VASEP, bà Tạ Hà cho biết, từ tháng 09/2021, nhiều nhà nhập khẩu Trung Quốc cho rằng, nguồn cá tra dự trữ của họ để chuẩn bị cho dịp lễ, tết cuối năm hay tới mùa hè năm 2022 đã cạn nên họ đang chờ đợi Chính phủ nới lỏng các biện pháp kiểm tra hàng hóa để tăng cường mua hàng.

    Theo bà Hà, Việt Nam vẫn là một trong 03 thị trường cung cấp sản phẩm cá thịt trắng hàng đầu cho Trung Quốc, trở thành nhà cung cấp cá tra đông lạnh độc quyền tại Trung Quốc. Thị trường Trung Quốc đang thiếu cá tra và dự báo sẽ tăng nhập khẩu trong thời gian tới.

    Đối mặt nhiều thách thức

    Cùng với những thuận lợi, ngành thủy cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Đó là tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp với việc xuất hiện các biến chủng mới. Việc giao thương giữa các quốc gia còn khó khăn; giá cước vận chuyển quốc tế chưa có xu hướng giảm. Thời tiết phức tạp do biến đổi khí hậu, sự thiếu hụt nguồn nước cung cấp cho vùng đồng bằng sông Cửu Long…

    Cùng với đó là yêu cầu ngày càng cao về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc của các thị trường, thẻ vàng của EC chưa được tháo gỡ, lao động trong khai thác thiếu về số lượng và chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng… Sự thay đổi về quy định kiểm dịch đối với sản phẩm nhập khẩu ở nhiều quốc gia. Một số thị trường nhập khẩu chính thủy sản của Việt Nam đã có những thay đổi trong chứng nhận an toàn thực phẩm.

    Điển hình như tôm, muốn xuất khẩu sang Hàn Quốc, phải đáp ứng quy định về xử lý nhiệt (tôm nấu chín) mới được miễn kiểm dịch. Thời gian xử lý nhiệt trên con tôm theo quy định của Hàn Quốc dài, ảnh hưởng không nhỏ đến màu sắc, mùi vị của sản phẩm.

    Brazil cũng quy định chế độ xử lý nhiệt rất khắt khe so hướng dẫn của Tổ chức Thú y thế giới, đây cũng là một khó khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.

    Mặc dù đã có sự chủ động trong sản xuất, nhiều doanh nghiệp cũng ký kết được các đơn hàng xuất khẩu thủy sản lớn, song theo phân tích của các chuyên gia, việc kiểm soát dịch Covid-19 chưa có sự chắc chắn, áp lực chi phí nguyên liệu thô kéo dài và chi phí vận chuyển cao, vì vậy, kế hoạch xuất khẩu của ngành thủy sản năm 2022 được đánh giá gặp nhiều khó khăn.

    Chuyên gia nghiên cứu kinh tế độc lập, TS.Trần Hữu Hiệp cho rằng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên vùng nuôi, năng lực khai thác, chế biến, xuất khẩu và dư địa gia tăng chuỗi giá trị các ngành công nghiệp chế biến sâu, tạo ra sản phẩm mới chất lượng cao từ các nguyên liệu, phụ phẩm tôm, cá tra còn rất lớn.

    Do đó, cần phải liên kết vùng, thương hiệu hóa, luật hóa “sân chơi” nội địa và quốc tế để các doanh nghiệp ngành thủy sản ứng xử đúng - “làm sạch” con tôm, con cá và các sản phẩm thủy sản, đủ sức cạnh tranh trên thế giới.

    Các dịch vụ hậu cần logistics, thương mại điện tử, ứng dụng số… cần được khuyến khích, đầu tư mạnh mẽ hơn nữa để tạo ra nhiều phân khúc giá trị thủy sản sáng tạo. Đạt được điều đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2022 sẽ không chỉ dừng lại ở con số 9 tỷ USD.
    --- Gộp bài viết, 05/03/2022, Bài cũ: 05/03/2022 ---
    https://vasep.com.vn/san-pham-xuat-...uy-san-vuot-kho-but-pha-thanh-cong-23916.html
    QCKcakiem060512 thích bài này.
    QCK đã loan bài này
  8. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.374
    Không còn lô hàng cá tra bị cảnh báo về hóa chất, kháng sinh



    Trong năm 2021, số lô hàng cá tra bị phát hiện vi phạm an toàn thực phẩm (ATTP) tại các thị trường nhập khẩu là 23 lô, mặc dù tăng 53% so với cùng kỳ song không có lô hàng bị cảnh báo chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh…
    Theo Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), năm 2021, sản lượng cá tra cả nước đạt 1,52 triệu tấn, tăng 1,63% so với cùng kỳ năm 2020; kim ngạch xuất khẩu (XK) đạt 1,62 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước.

    Kết quả XK cá tra năm 2021 được xem là cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành hàng này trong một năm đầy khó khăn. Hiện nay, giá cá tra thương phẩm đang ở mức 29.500-30.000 đồng/kg, tăng 4.000-5.000 đồng/kg so với các tháng cuối năm 2021…

    Ông Lê Bá Anh – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD), Bộ NN&PTNT cho hay, cả nước hiện có 258 cơ sở chế biến cá tra được công nhận đủ điều kiện đảm bảo ATTP và trong danh sách XK sang các quốc gia, vùng lãnh thổ có yêu cầu lập danh sách và lô hàng được cấp Giấy chứng nhận thực phẩm thủy sản XK bởi NAFIQAD.

    Trong năm 2021, thực hiện kế hoạch được phê duyệt, NAFIQAD đã thực hiện lấy 866 mẫu cá tra tại 34 vùng nuôi để phân tích dư lượng hóa chất, kháng sinh. Kết quả phát hiện 13 mẫu các tra vi phạm (các chỉ tiêu vi phạm bao gồm Enrofloxacin, Ofloxacin, Invermectin, Ciprofloxacin, Leucomalachite Green). Các trường hợp phát hiện vi phạm đều được điều tra, xử lý theo đúng quy định tại Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT.

    Trong năm 2021, các Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng trực thuộc NAFIQAD đã thẩm định, cấp chứng thư cho cá tra XK vào 30 quốc gia, vùng lãnh thổ mà cơ quan thẩm quyền có yêu cầu NAFIQAD thẩm định, cấp chứng thư.

    Đối với lô hàng XK, năm 2021, có 23 lô cá tra bị cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo (Trung Quốc: 1 lô; Nga: 9 lô; Braxin: 12 lô; EU: 1 lô). Trong đó, 13 lô cảnh báo về chỉ tiêu vi sinh (chiếm 56,6%); 5 lô cảnh báo về chỉ tiêu chất lượng gồm tỷ lệ mạ băng, phụ gia (chiếm 21,7%); 5 lô cảnh báo về bao bì ghi nhãn (chiếm 21,7%).

    Số lô hàng bị cảnh báo tại các thị trường tăng 53% so với cùng kỳ năm 2020, tuy nhiên không có lô hàng bị cảnh báo chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh. Các chỉ tiêu vi phạm chủ yếu là vi sinh vật như TPC, Coliforms, E.Coli; phụ gia: Phosphat. Các chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh vi phạm chủ yếu năm 2020 là Fipronil, Chlorate... thì năm 2021 không còn cảnh báo.

    [​IMG]

    Chế biến cá tra xuất khẩu ở Đồng bằng sông Cửu Long.

    Cũng liên quan đến vấn đề ATTP, từ ngày 22/3-28/4/2021, Cơ quan Thanh tra và ATTP Hoa Kỳ (FSIS) đã thực hiện thanh tra trực tuyến từ xa đối với Hệ thống kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm trong chế biến cá da trơn của Việt Nam XK vào Hoa Kỳ.

    Ngày 5/10/2021, FSIS đã đăng tải báo cáo cuối cũng về kết quả thanh tra. Theo đó, FSIS kết luận và đánh giá phía Việt Nam vẫn tiếp tục được công nhận tương đương về Hệ thống kiểm soát vệ sinh, ATTP trong chế biến cá da trơn của Việt Nam theo quy định phía Hoa Kỳ và không phát hiện sai lỗi, tồn tại trong hệ thống kiểm soát của Việt Nam.

    “Hiện nay, Cục đã hoàn thiện hồ sơ để đề nghị FSIS công nhận bổ sung sản phẩm/nhóm sản phẩm cá tra giá trị gia tăng (đã qua xử lý nhiệt, không ăn liền, đông lạnh); gửi đề nghị công nhận thêm 6 doanh nghiệp chế biến cá tra đăng ký XK vào Hoa Kỳ” – Phó Cục trưởng NAFIQAD cho hay.

    Đại diện NAFIQAD cũng khuyến cáo các địa phương triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch đã được phê duyệt của Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản nuôi (bao gồm cá tra) theo địa bàn quản lý để kịp thời phát hiện, cảnh báo và truy xuất, xử lý tận gốc đối với cơ sở nuôi, sản xuất kinh doanh vi phạm các quy định về tồn dư hóa chất, kháng sinh…

    Bà Tô Thị Tường Lan – Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, năm 2021, sản phẩm cá tra Việt Nam được XK sang 133 thị trường, đóng góp 18% tổng kim ngạch XK thủy sản.

    Dự báo năm 2022, thị trường nhập khẩu phục hồi, tăng trưởng tốt. Nhóm 4 thị trường chính gồm Trung Quốc, Mỹ, CPTPP và EU đều có khả năng tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022. Tổng kim ngạch XK cá tra năm 2022 sẽ tăng khoảng 20-22% so với năm 2021…
    --- Gộp bài viết, 05/03/2022, Bài cũ: 05/03/2022 ---
    https://vasep.com.vn/san-pham-xuat-...bi-canh-bao-ve-hoa-chat-khang-sinh-23909.html
    QCK, hoai_cothevannd thích bài này.
    QCK đã loan bài này
  9. thevannd

    thevannd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/08/2014
    Đã được thích:
    2.066
    Quá đỉnh.
    QCKhoankiem07 thích bài này.
  10. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.374
    Chất lượng cá tra do IDI sản xuất và xuất khẩu đạt tiêu chuẩn rất cao, các chỉ tiêu về kháng sinh, hóa chất đều đảm bảo các yêu cầu khắt khe nhất nhờ hệ thống nhà máy hiện đại và qui trình khép kín <:-P<:-P<:-P
    QCK, Gaemckhoai_co thích bài này.
    QCK đã loan bài này
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này