IDI tàu siêu tốc - Lợi nhuận siêu khủng!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoankiem07, 05/01/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7803 người đang online, trong đó có 1202 thành viên. 15:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 7 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 7)
Chủ đề này đã có 847093 lượt đọc và 6468 bài trả lời
  1. Laclu000

    Laclu000 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/06/2020
    Đã được thích:
    1.917
    Chim lợn mai mới dám vào bắt hàng anh em bắt đáy trung bình giá :))
    QCK, tranthaibinh09xy852289 thích bài này.
  2. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.426
    Hỏa công Xích Bích, Gia Cát Lượng mượn gió đông ra sao

    Gia Cát Lượng đã phải lập đàn cầu gió Đông ba ngày ba đêm để có thể thực hiện kế sách "Hỏa công Xích Bích" đánh bại Tào Tháo, định hình thế cục "chân vạc" thời Tam Quốc.


    [​IMG]

    Đại chiến Xích Bích

    Một trong những trận đánh nổi tiếng nhất trong lịch sử Tam Quốc chính là trận đại chiến Xích Bích, trận chiến định hình thế cục "chân vạc" của ba nhà Tào-Tôn-Lưu.

    [​IMG]

    Đại chiến Xích Bích là một trong những trận chiến nổi tiếng nhất thời Tam Quốc không chỉ vì quy mô trận đánh lờn mà còn vì những tình tiết lỳ kỳ đằng sau.

    Trước khi trận chiến bắt đầu, liên minh Tôn-Lưu kháng Tào được hình thành, nhưng quân số của liên minh chỉ khoảng 5 vạn thua xa quân Tào với 22 vạn quân (Tào Tháo tuyên bố dẫn theo 83 vạn quân nhưng Chu Du nhận định chỉ 22 vạn quân là quân chinh chiến còn lại chỉ là dân phu đi theo hỗ trợ tải lương).
    Tuy nhiên Tào Tháo không nắm hoàn toàn lợi thế, vì quân đội Tào Ngụy đến từ phương Bắc vốn không giỏi thủy chiến. Để khắc phục nhược điểm này, Tào Tháo đã nghe lời khuyên của Bàng Thống, dùng những sợi xích lớn nối chặt các chiến thuyền với nhau, tạo thành một khối vững chắc để giúp các binh sĩ có điều kiện chiến đấu như trên đất liền.

    Bên kia chiến tuyến, một mặt Đông Ngô diễn vở kịch khổ nhục kế, lấy lý do Hoàng Cái làm xáo loạn lòng quân, Tôn Quyền đã xử phạt Hoàng Cái trước ba quân cho Tào Tháo xem. Tào Tháo quả nhiên tin là thật, đồng thời chấp nhận Hoàng Cái đầu quân cho mình.

    [​IMG]

    Hỏa công Xích Bích đã thiêu cháy giấc mộng bình định phương Nam, thống nhất thiên hạ của Tào Tháo

    Mặt khác, để có thể lấy ít thằng nhiều, phá vỡ đại thủy quân của Tào Tháo, Chu Du và Gia Cát Lượng nghĩ ra kế sách "hỏa công", mấu chốt ở đây là thời tiết lúc đó là mùa đông, gió ở Giang Nam sẽ là gió Tây Bắc, nếu liên minh Tôn-Lưu dùng "hỏa công" không khác gì tự thiêu chính mình, nên thứ mà họ còn thiếu để phá Tào chính là gió Đông. Mấu chốt quan trọng này khiến Chu Du đau đầu mà sinh bệnh.
    Tuy nhiên vào thời khắc quyết định, Gia Cát Lượng đã lập đàn cúng tế, mượn được gió Đông, giải quyết vấn đề quan trọng nhất của trận chiến.

    Đến thời khắc giao chiến, Hoàng Cái dẫn quân vờ hàng theo lời gọi của Tào Tháo, sau khi áp sát chiến thuyền quân Tào liền ra lệnh cho đại quân dùng lửa tấn công. Tào Tháo không ngờ rằng cách dùng xích nối chặt các chiên thuyền lại với nhau chính là tự đào hố trôn mình, Gió đông càng thổi mạnh khiến lửa càng bén nhanh, chỉ trong chốc lát, hàng trăm chiến thuyền chìm trong biển lửa, Tào Tháo đại bại phải tháo chạy với vài ngàn binh lính còn xót lại.

    Điểm quan trọng dẫn đến đại thắng Xích Bích của liên minh Tôn Lưu chính là gió Đông. Tuy nhiên Gia Cát Lượng thật sự có phép thuật hô mưa gọi gió sao?

    Trong tiểu thuyết có lý giải rằng là do Gia Cát Lượng có thể theo dõi thiên tượng vào ban đêm và ông sớm nhận ra ở Giang Đông sắp có gió Đông. Theo góc độ khoa học ngày nay thì đó hoàn toàn là sự biến đổi định kỳ của thời tiết.

    Gió được tạo ra bởi sự khác biệt trong áp suất khí quyển. Khi một sự khác biệt trong áp suất khí quyển tồn tại, không khí di chuyển từ vùng có áp suất cao hơn đến các vùng áp suất thấp hơn sẽ tạo ra gió.

    Vào mùa đông, đất liền sẽ hạ nhiệt nhanh hơn ngoài biển, khí áp trên biển sẽ cao hơn so với đất liền, nên mùa đông thường có gió Đông Bắc. Nếu lúc này nhiệt độ ấm dần lên, mọi thứ sẽ đảo ngược lại.

    Vì sớm quan sát và nhận ra hiện tượng này Gia Cát Lượng đã chọn thời điểm Đông Chí để mượn gió Đông, vì khi bước vào Đông Chí khí hậu sẽ trở nên ấm áp dần và gió Đông Nam sẽ xuất hiện. Tào Tháo sau cũng hiểu ra nguyên nhân thất bại của mình và chỉ biết than rằng: "Nếu Quách Gia ở đây, ta đã không như này".
    --- Gộp bài viết, 13/04/2022, Bài cũ: 13/04/2022 ---
    https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thu...a-cat-luong-muon-gio-dong-ra-sao-1414585.html
    Khach2021, Acute, QCK3 người khác thích bài này.
    QCK đã loan bài này
  3. I_Van_Ho

    I_Van_Ho Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2019
    Đã được thích:
    1.503
    Tóm lại là tàu ta được ăn cá nướng bác nhỉ?
    QCK, hoankiem0709xy852289 thích bài này.
  4. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.426
    Trích đoạn Tam quốc diễn nghĩa: Tào Tháo "chạy bán sống bán chết" trong trận chiến Xích Bích

    [​IMG]
    Trong trận Xích Bích, nhờ “gió Đông” của Khổng Minh mà quân Ngô đại thắng quân Ngụy. Tào Tháo thua trận chạy bán sống bán chết tìm đường thoát thân. Trong lúc bỏ chạy thì liên tục bị các danh tướng như Triệu Vân, Trương Phi, Quan Vũ truy kích.


    Trong giai đoạn đầu, thủy quân Tôn-Lưu ngược dòng Trường Giang từ Hán Khẩu-Phàn Khẩu tới Xích Bích, tại đây họ chạm trán với tiền quân của Tào Tháo. Vốn bị hành hạ bởi bệnh dịch và sự suy giảm về tinh thần cũng như sức chiến đấu do cuộc hành quân kéo dài từ Bắc xuống Nam, quân Tào không thể giành được lợi thế trong những trận giao tranh nhỏ ban đầu và buộc phải lui về đóng quân ở Ô Lâm (phía Bắc của Trường Giang).

    Để giảm sự chòng chành của thuyền chiến (do quân Tào vốn không quen với thủy chiến nên thường xuyên rơi vào trạng thái say sóng), Tào Tháo ra lệnh dùng xích sắt nối nhiều thuyền lại với nhau. Cũng có thuyết cho rằng quyết định này của Tào Tháo xuất phát từ lời khuyên của một gián điệp thuộc phe Tôn-Lưu (chi tiết này được La Quán Trung đưa vào Tam quốc diễn nghĩa với Bàng Thống đóng vai trò gián điệp).

    Quan sát động thái này của Tào, tướng Hoàng Cái bên phía Đông Ngô đã kiến nghị Chu Du dùng kế trá hàng và được Chu Du tán đồng. Việc gửi thư trá hàng của Hoàng Cái lập tức được Tào Tháo tin theo, không cần phải bày kế khổ nhục làm Hoàng Cái phải chịu đòn roi và cũng không cần người đưa thư Hám Trạch phải đấu trí với Tào Tháo đến mức như Tam Quốc Diễn Nghĩa mô tả. Việc trá hàng thuận lợi, Hoàng Cái chuẩn bị một đội thuyền để bơi sang đánh úp vào thuỷ trại Tào.

    Khi đội "hàng binh" của Hoàng Cái đến giữa sông thì các hỏa thuyền bắt đầu được châm lửa và chúng theo gió Đông Nam lao thẳng vào hạm đội của Tào. Trong điều kiện gió lớn và bị xích vào nhau, các thuyền chiến của Tào Tháo nhanh chóng bắt lửa khiến một số lượng lớn binh mã chết cháy trên thuyền hoặc chết đuối dưới sông.

    Trong lúc quân Tào đang hoảng hốt vì đám cháy thì liên quân Tôn-Lưu do Chu Du dẫn đầu đã chiếm lĩnh trận địa và chia cắt lực lượng của Tào Tháo, buộc ông ta phải ra lệnh rút lui sau khi phá hủy một phần số thuyền chiến còn lại.

    Tào Tháo cùng bại binh rút lui về phía đường cái Hoa Dung xuyên qua vùng đầm lầy lớn phía Bắc hồ Động Đình. Trong điều kiện mưa nặng hạt khiến đường rút lui càng trở lên lầy lội, Tào Tháo phải ra lệnh cho binh lính, kể cả những người bị thương, vác theo các bó cỏ để lấp đường.

    Khó khăn cho quân Tào càng trầm trọng khi Chu Du và Lưu Bị không ngừng đuổi theo họ cho tới tận Nam Quận. Cuối cùng, thiệt hại nặng nề khiến Tào Tháo phải bỏ miền Nam rút về Nghiệp Quận, để lại Tào Hồng và Tào Nhân giữ Giang Lăng, Nhạc Tiến giữ Tương Dương và Mãn Sủng giữ Đương Dương.

    Kể từ đây, Tào Tháo không còn có thể huy động một lực lượng thủy quân đông đảo để đánh xuống Trường Giang được nữa. Hai phe Lưu Bị và Tôn Quyền từ đây có thể tự do giành lấy phần đất ở Kinh Châu. Sau cùng là tạo điều kiện cho sự hình thành của hai nước Thục Hán và Đông Ngô.
    --- Gộp bài viết, 13/04/2022, Bài cũ: 13/04/2022 ---
    https://soha.vn/trich-doan-tam-quoc...bich-20210427224735728rf20210427224735728.htm
    Khach2021, QCK09xy852289 thích bài này.
    QCK đã loan bài này
  5. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.426
    IDI là HÀNH THUỶ, ở phía Nam là miền sông nước giống quân Ngô mà lãnh đạo bởi Tôn Quyền và Chu Du. Đội đánh xuống là người phương Bắc lợi dụng thị trường rực lửa để tấn công giống quân Nguỵ lãnh đạo bởi Tào Tháo... Còn các hành khách, cổ đông trên Đoàn tàu Siêu tốc IDI như quân Thục lãnh đạo bởi Lưu Bị, Gia Cát Lượng, Quan Vũ...<:-P<:-P<:-P

    Một vài gợi mở trước như vậy. Phân tích chi tiết về mô hình ĐẠI CHIẾN XÍCH BÍCH VĨ ĐẠI sẽ được gửi 488 hành khách trong TIN NHẮN SỐ 26 vào 23:45 Đêm nay. @};-@};-@};-
    tangnhethoi, Acute, I_Van_Ho4 người khác thích bài này.
    AcuteQCK đã loan bài này
  6. PHADINH2018

    PHADINH2018 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2018
    Đã được thích:
    2.738
    ý tôi hỏi cụ ở Thái Bình phải không? hôm rồi có đọc ở mấy trang trc
    QCK, tranthaibinh09xy852289 thích bài này.
  7. 09xy852289

    09xy852289 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    25/09/2021
    Đã được thích:
    1.136
    Cụ đó giới thiệu ở TB. :drm3
    PHADINH2018tranthaibinh thích bài này.
  8. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.426
    Tam Quốc Diễn Nghĩa: Chỉ bằng chữ "mượn", Gia Cát Lượng giúp Lưu Bị đoạt một phần ba thiên hạ


    Chỉ với một chữ "mượn", Gia Cát Lượng đã tạo ra lợi thế lớn cho Đông Ngô trước trận đại chiến Xích Bích, đồng thời giúp Lưu Bị từ 2 bàn tay trắng có được một phần ba thiên hạ.

    [​IMG]




    Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa vào giai đoạn đầu của thời kỳ Tôn - Lưu liên minh chống Tào, Chu Du vì muốn làm khó Gia Cát Lượng nên đã yêu cầu Khổng Minh làm 10 vạn mũi tên trong thời gian rất ngắn.

    Tuy nhiên, chỉ với một chữ "mượn", Gia Cát Lượng đã có thể khiến Chu Du phải ngẩn người.

    Sau khi xem thiên văn, vào đúng ngày sương mù dày đặc trên dòng Giang Thượng, Gia Cát Lượng đã chất đầy người cỏ xung quanh mạn thuyền và "múa chống khua chiêng" đến trước cảng doanh của quân Tào.

    Tào Tháo dù tầm nhìn bị hạn chế nhưng vì đảm bảo sự an toàn nên vẫn ra lệnh cho quân bắn tên loạn xạ vào màn sương.

    Kết quả, hôm sau Gia Cát Lượng đã dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ do Chu Du yêu cầu mà không tốn một giọt mồ hôi.

    Gia Cát Lượng dùng trí tuệ độc đáo của mình để tận dụng triệt để yếu tố thiên thời địa lợi nhân hòa và hoàn thành nhiệm vụ bất khả thi mà Chu Du đề ra.

    Hơn nữa, đằng sau mưu kế "thuyền cỏ mượn tên" còn có hai ý nghĩa rất quan trọng.

    Thứ nhất, Gia Cát Lượng thuận lợi vượt qua cửa ải mà Chu Du đặt ra. Chu Du nghĩ rằng nhiệm vụ làm mười vạn mũi tên trong một thời gian ngăn là bất khả thi, ông muốn ép Gia Cát Lượng phạm vào quân lệnh để có thể xử chém cái gai trong mắt.

    Tuy nhiên, Gia Cát Lượng có thể vượt qua thử thách một cách ngoạn mục.

    Đối với liên minh Tôn - Lưu mà nói, Đông Ngô có thêm được 10 vạn mũi tên bổ sung cho quân bị, củng cố được cơ sở vật chất cho những trận đánh về sau, vì vậy đây cũng được xem là một đại công.

    Đương nhiên, hơn hết là Gia Cát Lượng cũng khiến quỷ kế của Chu Du sụp đổ.

    Thứ hai, với việc có được 10 vạn mũi tên mà chẳng tốn một chút công sức, Đông Ngô đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian và ngân sách quân sự.

    Ngược lại quân Tào sẽ tổn thất 10 vạn mũi tên một cách lãng phí, sau đó lại phải chi thêm ngân sách để làm thêm số lượng mũi tên bù vào chỗ đã mất.

    Điều này đồng nghĩa với việc Đông Ngô đã có lợi thế nhiều hơn 20 vạn mũi tên so với quân Tào dù hai bên còn chưa giao chiến.

    Lợi thế chiến lược này chính là ý nghĩa quan trọng nhất mà mưu kế "thuyền cỏ mượn tên" của Gia Cát Lượng mang lại.

    [​IMG]

    Gia Cát Lượng mượn gió Đông giúp Chu Du hỏa công Xích Bích.

    Trong giai đoạn diễn ra đại chiến Xích Bích, những chiến lược mà Gia Cát Lượng sử dụng đều xoanh quanh một chữ "mượn", "thuyền cỏ mượn tên", rồi đến "mượn gió Đông hỏa công Xích Bích" là hai ví dụ cho chủ trương đó.

    Kế sách liên minh Tôn-Lưu chống Tào cũng xuất phát từ chữ "mượn".

    Bời vì lúc đó thế lực của Lưu Bị vẫn còn yếu nên cần "mượn" Đông Ngô phá Tào, sau cũng "mượn" Kinh Châu từ để làm bàn đạp thực hiện Long Trung đối sách, giúp Lưu Bị dần dần chiếm được một phần ba thiên hạ.
    Acute, I_Van_Ho09xy852289 thích bài này.
  9. tranthaibinh

    tranthaibinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2014
    Đã được thích:
    3.566
    Hay lên Top Top nên đú trend tý thôi!
    09xy852289 thích bài này.
  10. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.426
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này