IDI tàu siêu tốc - Lợi nhuận siêu khủng!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoankiem07, 05/01/2022.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2662 người đang online, trong đó có 65 thành viên. 02:12 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 29 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 29)
Chủ đề này đã có 844532 lượt đọc và 6468 bài trả lời
  1. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.374
    Chủng chim lợn Omicron nó là như vậy, nó không có cảm xúc đâu bác. Tớ đã lờ đi từ hôm bắp cải xanh nói nhưng nó lại cứ thích chồi lên hót nên tớ phải đạp 1 phát. <:-P<:-P<:-P
    --- Gộp bài viết, 13/04/2022, Bài cũ: 13/04/2022 ---
    Chính ra chủng chim lợn Alpha này cũng có cái vui. Phải cái là chủng này không có tiền mà cũng chẳng có cổ. =))=))=))
  2. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.374
    Giờ các đoàn tàu khác cũng phải lên tàu Siêu tốc IDI để quảng cáo. IDI cũng có 350 hecta dự án BĐS khủng mà chưa tính vào lợi nhuận 900 tỷ các bác nhá. <:-P<:-P<:-P
    ThaoPleiku, 09xy852289, Acute2 người khác thích bài này.
    QCK đã loan bài này
  3. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.374
    Bà Tạ Thanh Bình: "Ủy ban Chứng khoán sẽ xử lý nghiêm đối tượng tung tin đồn và phát tán tin giả, chứng khoán Việt Nam còn nhiều đặc sản riêng, nhà đầu tư cần bình tĩnh"
    13-04-2022 - 17:32 PM | Thị trường chứng khoán

    [​IMG]
    Bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN)
    "Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn đó nhiều yếu tố hỗ trợ được cho "đặc sản riêng có" so với nhiều thị trường khu vực, như: kỳ vọng nâng hạng lên thị trường mới nổi, công tác cổ phần hóa, thoái vốn được đẩy mạnh".


    • Đó chính là chia sẻ của bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) với truyền thông khi thị trường chứng khoán có những biến động lớn gần đây.

    Yếu tố nội tại của chứng khoán vẫn tốt, nhà đầu tư cần tỉnh táo với tin giả, tin đồn

    Thưa bà, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang trong diễn biến khó lường, tâm lý nhà đầu tư rất thận trọng trước nhiều vụ việc và loạt các tin đồn gần đây. Bà đánh giá thế nào diễn biến thị trường cổ phiếu trong giai đoạn quý I và hiện nay?

    Bà Tạ Thanh Bình: Tiếp nối đà tăng của năm 2021, TTCK Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng tích cực trong những tháng đầu năm 2022. Chỉ số VN-Index tăng tốt và thiết lập định mới tại 1.528,48 điểm.

    Tuy nhiên, từ tháng 3 tới nay, thị trường đang có nhịp điều chỉnh, đi ngang và giảm nhẹ trong bối cảnh các yếu tố rủi ro từ ngoại biên tác động như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất, hay xung đột bất ngờ nổ ra ở Nga – Ukraine. Những yếu tố ngoại biên đã khiến áp lực lạm phát toàn cầu gia tăng, đặc biệt là sức ép giá cả nguyên vật liệu đầu vào, đặc biệt là năng lượng. Những yếu tố đó tác động tới triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam là không ngoại lệ dù được đánh giá không quá lớn. Bên cạnh đó, TTCK trong nước cũng chịu tác động một phần từ các thông tin sự vụ tại một số doanh nghiệp cụ thể, hay một số tin đồn, tin bất lợi trên thị trường bất động sản,… khiến tâm lý nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân thận trọng và gia tăng hoạt động chốt lời.

    Diễn biến của TTCK Việt Nam cũng có sự tương đồng với các thị trường quốc tế. Những tín hiệu về khả năng ngân hàng trung ương các nước áp dụng chính sách siết chặt tiền tệ nhằm đối phó với lạm phát và căng thẳng chính trị giữa Nga - Ukraine cũng tác động đến tâm lý nhà đầu tư chứng khoán trên toàn cầu. Nhiều TTCK châu Âu, Mỹ và một số thị trường châu Á cũng biến động mạnh và theo chiều hướng giảm.

    Dù vậy, triển vọng tích cực của nền kinh tế, cũng như tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết trong năm 2022 vẫn là yếu tố hỗ trợ quan trọng giúp TTCK tránh khỏi các nhịp điều chỉnh sâu. Tính cho cả quý I/2022, chỉ số VN-Index giảm -0,4% về điểm số, trong khi giá trị giao dịch bình quân phiên tăng 1,6 lần so với cùng kỳ 2021. Bên cạnh đó, số lượng tài khoản nhà đầu tư tiếp tục tăng mạnh, đặc biệt là trong tháng 3 vừa qua, Số tài khoản giao dịch nhà đầu tư cá nhân mở mới ghi nhận tăng thêm 271.619 tài khoản. Luỹ kế tới cuối tháng 3/2022, số tài khoản nhà đầu tư cá nhân đạt gần 5 triệu tài khoản, chính thức cán chỉ tiêu Chính phủ đặt ra là 5% dân số trước 3 năm.

    PV: Dù thị trường được dự báo là chưa thể thoát khỏi xu thế đi ngang trong ngắn hạn, tuy nhiên, nhìn về dài hạn, TTCK Việt Nam vẫn được đánh giá ở mức hấp dẫn. Theo bà, đâu là các yếu tố nền tảng từ kinh tế vĩ mô và nội tại sẽ hỗ trợ thị trường tăng trưởng trong năm 2022?

    Bà Tạ Thanh Bình: Mặc dù, biên độ dao động và nhịp độ biến động có thể sẽ lớn hơn, song TTCK Việt Nam trong năm 2022 vẫn còn dư địa cho tăng trưởng do nhiều yếu tố tích cực tiếp tục được duy trì.

    Theo đó, dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm, nhưng đến thời điểm hiện tại đã được kiểm soát tốt hơn, các hoạt động kinh tế được khôi phục, tiêu dùng nội địa phục hồi, hoạt động du lịch quốc tế dần được mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy triển vọng phục hồi mạnh mẽ hơn của nền kinh tế. Số liệu công bố chính thức cũng đã cho thấy, tăng trưởng GDP quý I đã tăng khá mạnh trở lại, đạt 5,03%.

    Đồng thời, mặt bằng lãi suất có khả năng vẫn duy trì ổn định ở mức thấp để hỗ trợ kinh tế phục hồi. Trong năm 2022, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành lãi suất theo hướng ổn định, do vậy, dòng tiền có khả năng vẫn tiếp tục được thu hút vào TTCK. Bên cạnh đó, sức ép lên lạm phát là có và không thể chủ quan, nhưng Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để kiểm soát trong mục tiêu đề ra.

    Cùng với đó, Chính phủ cũng đã quán triệt nhiều chính sách sách tài khóa và tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Riêng với chính sách tài khóa, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ thông qua nhiều giải pháp về trong lĩnh vực thuế, hải quan, … để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Đối với lĩnh vực chứng khoán, nhiều chính sách đã được Bộ Tài chính kịp thời hỗ trợ cho doanh nghiệp, thị trường và đã chứng minh được hiệu quả trong bối cảnh tác động không nhỏ bởi dịch Covid-19 vừa qua.

    Về các yếu tố nội tại của TTCK, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vẫn khả quan trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ. Tính đến ngày 31/3/2022 có 1.293/1.609 công ty niêm yết và công ty đại chúng quy mô lớn đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM đã công bố Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, tương đương 80% tổng số công ty báo cáo. Trong đó, 1.156/1.293 công ty báo cáo có lãi, chiếm 89% tổng số công ty đã thực hiện báo cáo, cao hơn cùng kỳ năm 2020 là 88%. Nếu tính riêng các công ty niêm yết, có 598/632 công ty niêm yết báo cáo có lãi trong năm 2021, chiếm 95% số công ty niêm yết thực hiện báo cáo, cao hơn số công ty niêm yết báo lãi trong năm 2020 là 584/632, tương đương 92%. Với triển vọng phục hồi kinh tế, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trên TTCK đang được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì mức độ tăng trưởng cao trong năm 2022.


    Bên cạnh đó, TTCK Việt Nam vẫn còn đó nhiều yếu tố hỗ trợ được cho "đặc sản riêng có" so với nhiều thị trường khu vực, như: kỳ vọng nâng hạng lên thị trường mới nổi, công tác cổ phần hóa, thoái vốn được đẩy mạnh.

    Dòng tiền trên thị trường năm 2022 kỳ vọng sẽ tiếp tục tích cực từ cả nhà đầu tư trong và ngoài nước. Khi các rủi ro trên toàn cầu giảm bớt, nhà đầu tư nước ngoài sẽ tìm đến các thị trường có tiềm năng và có các yếu tố riêng có như Việt Nam. Đối với dòng tiền nội, dù tăng mạnh trong thời gian qua, song TTCK Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng thu hút sự tham gia của nhà đầu tư trong nước.

    Ngoài ra, mức định giá của TTCK Việt Nam vẫn ở mức hấp dẫn so với nhiều thị trường khu vực. Theo Reuters, tỷ lệ P/E dự báo 12 tháng của VN-Index vào đầu tháng 3/2022 đạt khoảng 13,3 lần, thấp hơn mức từ 16 - 17 lần tại các thị trường khu vực ASEAN.

    Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố tích cực, TTCK Việt Nam vẫn có thể đối diện với không ít những rủi ro, thách thức. Theo đó, trên thế giới vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, rủi ro như: biến chủng Covid-19 mới; các gói kích thích kinh tế cắt giảm; xu hướng lãi suất tăng; áp lực lạm phát; căng thẳng địa chính trị;… Đối với các yếu tố trong nước, dù triển vọng tích cực, nhưng Covid-19 vẫn là yếu tố bất định, áp lực lạm phát, giá nguyên vật liệu đầu vào, giá năng lượng tăng mạnh,… cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất và lợi nhuận của các doanh nghiệp.

    Xử lý nghiêm đối tượng tung tin đồn, phát tán tin giả

    Trong bối cảnh thị trường rất dễ bị tác động từ những thông tin bên ngoài hoặc mang tính sự vụ, hay tin đồn thất thiệt, bà có khuyến nghị gì cho nhà đầu tư?

    Bà Tạ Thanh Bình: Thủ tướng Chính phủ đã liên tiếp có 2 công điện trong đó đã chỉ đạo nhiều biện pháp để bảo đảm TTCK, thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động ổn định, lành mạnh, minh bạch, an toàn và phát triển bền vững. Về phía cơ cơ quan quản lý, Bộ Tài chính cũng rất quan tâm và chỉ đạo quyết liệt UBCKNN và các đơn vị chức năng trong việc tăng cường sự phát triển ổn định, lành mạnh của TTCK. Thời gian qua, hàng loạt sai phạm cũng đã được các cơ quan quản lý xử lý nghiêm. Điển hình là các cơ quan có thẩm quyền đã khởi tố, bắt tạm giam nhiều đối tượng vì có hành vi thao túng TTCK, hay sai phạm về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

    Những chỉ đạo và hành động quyết liệt của Chính phủ, Bộ Tài chính, các cơ quan có thẩm quyền và cơ quan quản lý, chúng tôi cho rằng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho TTCK phát triển lành mạnh, bền vững hơn trong tương lai. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Lãnh đạo Bộ Tài chính, bên cạnh các giải pháp hỗ trợ thị trường phát triển, UBCKNN sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm trên thị trường; đồng thời, nâng cao chất lượng hàng hóa, chất lượng công bố thông tin trên thị trường. Mặt khác, UBCKNN sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để chấn chỉnh, xử lý nghiêm các sai phạm, cũng như rà soát, tiến hành xử lý các đối tượng tung, phát tán tin giả, tin đồn sai sự thật trên thị trường,…

    Trong bối cảnh đó, nhà đầu tư cần thực sự bình tĩnh, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng tình hình vĩ mô thế giới, trong nước, cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Như chúng tôi đã phân tích ở trên, TTCK Việt Nam 2022 vẫn được đánh giá khả quan, do đó, nhà đầu tư nên lựa chọn những cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt, hưởng lợi từ quá trình phục hồi kinh tế, tránh đầu tư theo trào lưu, đầu cơ rủi ro cao. Bên cạnh đó, trong bối cảnh nhiều tin giả, tin đồn như thời gian gần đây, nhà đầu tư cần theo dõi thông tin chặt chẽ tại các nguồn thông tin chính thống, tránh bị tác động tâm lý không mong muốn dẫn đến sai lầm trong đầu tư.

    Xin cảm ơn bà!
    --- Gộp bài viết, 13/04/2022, Bài cũ: 13/04/2022 ---
    https://cafef.vn/ba-ta-thanh-binh-u...nha-dau-tu-can-binh-tinh-2022041316193383.chn
    QCK đã loan bài này
  4. Rich_Dads

    Rich_Dads Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    1.098
    Chủ pic thật nhiều năng lượng, nhưng có vẻ lố quá.
  5. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.374
    "Ngư ông đắc lợi": Giá lương thực tăng vọt, gia tộc làm nông "nuôi cả thế giới" lại "sản sinh" thêm tỷ phú

    [​IMG]
    Danh sách những người giàu nhất thế giới vừa kết nạp thêm ba thành viên nữa thuộc gia tộc Cargill.

    Giàu càng thêm giàu

    Giá lương thực tăng và thị trường hàng hóa toàn cầu hỗn loạn đang góp phần làm giàu cho khối tài sản của gia đình tỷ phú đứng sau công ty có cấu trúc chặt chẽ nhất nước Mỹ. Ba thành viên nữa của gia tộc Cargill là anh chị em James Cargill, Austen Cargill và Marianne Liebmann mới đây vừa gia nhập hàng ngũ 500 người giàu nhất thế giới, nâng tổng số thành viên của gia tộc góp mặt trong danh sách này lên năm người.

    Theo Chỉ số Tỷ phú Bloomberg, giá trị tài sản của mỗi người lên tới 5,3 tỷ USD, con số này đã tăng 20% trong năm nay. Trước đó, các thành viên trong gia tộc cũng lọt vào Top 500 này bao gồm Pauline Keinath, cháu gái của người sáng lập William Wallace Cargill và bà Gwendolyn Sontheim Meyer với khối tài sản mỗi người trị giá 7,8 tỷ USD. Tài sản của tất cả những người này "tiền đẻ thêm tiền" chủ yếu là nhờ số cổ phần họ nắm giữ trong công ty chế biến thực phẩm có trụ sở tại Minnesota.

    Kể từ khi công ty được thành lập vào năm 1865 với một kho ngũ cốc duy nhất ở Conover, Iowa, hơn 20 thành viên của gia tộc Cargill và MacMillan nắm quyền kiểm soát 87% cổ phần của đế chế nông nghiệp này. Vào tháng 9 năm ngoái, Cargills xếp hạng thứ 11 trong danh sách các gia tộc giàu có nhất thế giới của Bloomberg với tổng tài sản trị giá 51 tỷ USD vào thời điểm đó.

    [​IMG]
    Cargill đứng đầu trong danh sách các doanh nghiệp tư nhân lớn nước nước Mỹ, theo Forbes.

    Thời gian vừa qua, việc Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine đã khiến các thị trường hàng hóa và thực phẩm toàn cầu phải đối mặt với sự gián đoạn chuỗi cung ứng. Thêm vào đó là sản lượng thấp do hạn hán và các điều kiện thời tiết khác gây ra. Chỉ số giá lương thực thế giới của Liên hợp quốc trong tháng 3 đã đạt mức cao kỷ lục, và chưa có dấu hiệu phục hồi.

    Các công ty thực phẩm lớn đã được hưởng lợi từ sự thiếu hụt và biến động này. Vào tháng 3, công ty nông nghiệp Louis Dreyfus Co. cho biết rằng lợi nhuận của họ đã tăng 82% trong năm ngoái do biến động giá ngũ cốc và tỷ suất lợi nhuận cao của các loại hạt có dầu. Định giá của một số công ty thực phẩm lớn nhất tăng nhanh, trong đó Archer-Daniels-Midland có trụ sở tại Illinois đã tăng hơn 25% kể từ khi căng thẳng Nga-Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2.

    [​IMG]
    Cargill thường xuyên phải đối mặt với áp lực phải niêm yết, nhưng họ đã từ chối. Lý do là làm như vậy sẽ khiến cấu trúc của gia tộc bị "loãng" và giảm giá trị cổ phần hàng năm của công ty. Các thành viên trong gia tộc thu về ước tính 17% lợi nhuận ròng mỗi năm dưới dạng cổ tức, mặc dù không phải tỷ lệ nắm giữ cổ phần của họ đều bằng nhau. Hiện tại, đại gia đình Cargill-MacMillan đã tới đời thứ bảy, bao gồm khoảng 125 người.

    Gregory Broussard, trưởng bộ phận giao dịch tài chính toàn cầu tại đơn vị quản lý rủi ro của Cargill, cho biết việc các doanh nghiệp trên thế giới tiếp tục rời khỏi Nga có khả năng vẫn tiếp diễn. Điều này sẽ buộc các thị trường phải tìm kiếm nguồn cung mới của mọi thứ, từ ngũ cốc đến phân bón và nhiên liệu.

    "Chúng tôi sẽ thoát khỏi cuộc chiến này bằng việc tăng cường cung cấp nguồn lương thực thực phẩm, mạnh mẽ hơn so với những gì chúng tôi đã từng làm trước đó", ông Broussard nói. "Khi các biện pháp trừng phạt được đưa ra, chúng sẽ không tiêu tan trong một sớm một chiều".

    Gia thế "khủng"
    Cargill hiện là công ty tư nhân lớn nhất tại Mỹ với 75 doanh nghiệp nhỏ cùng 143.000 nhân viên làm việc tại khắp 76 quốc gia trên thế giới. Vào tháng 8, Cargill đã báo cáo khoản lợi nhuận lớn nhất trong lịch sử của mình, với doanh thu lên đến 134,4 tỷ USD.

    Người đặt nền móng cho đế chế nông nghiệp này là William Wallace Cargill. Ông là con trai của một người Scotland nhập cư tới New York, Mỹ. Có thể nói ông đã viết nên lịch sử khi chỉ khởi nghiệp từ một kho ngũ cốc nhỏ, không lên sàn chứng khoán và chỉ truyền lại cho người trong nhà.

    [​IMG]
    William Wallace Cargill (1844-1909)

    Gia tộc Cargill-MacMillan đã thống lĩnh không chỉ thị trường nông sản, thực phẩm, mà còn cả tài chính, công nghiệp và dịch vụ. Những hậu duệ của ông cũng quyết tâm duy trì Cargill với tư cách là một tập đoàn gia đình. Theo danh sách tỷ phú của Forbes, gia tộc Cargill hiện có tới 14 tỷ phú, con số này nhiều hơn bất kỳ gia tộc nào trên thế giới. Để dễ hình dung, nếu Cargill là một quốc gia thì số lượng tỷ phú sẽ ngang bằng với Thụy Điển hoặc Israel.
    --- Gộp bài viết, 13/04/2022, Bài cũ: 13/04/2022 ---
    https://cafef.vn/ngu-ong-dac-loi-gi...ai-san-sinh-them-ty-phu-20220412114304059.chn
    ThaoPleiku, 09xy852289, QCK1 người khác thích bài này.
    QCK đã loan bài này
  6. Gil

    Gil Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Đã được thích:
    3.409
    Chủ pic dễ sinh viên kinh tế mới ra trường lắm =))
  7. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.374
    1 người lang thang nhặt lá đá ống bơ dưới sân ga phát biểu. Lố thì bay ra chỗ khác mà hót nhá. =))=))=))

    Đây là 1 trong 3 con chim lợn chủng Omicron mà hệ thống phân tích của tớ đã nhận diện. Các hành khách đọc lại mấy bài con chim lợn này vào hỏi han về hàng tồn kho IDI từ ngày 16/3 là biết ngay. Sau đó bán xong cổ phiếu là hiện nguyên hình thành con chim lợn.=))=))=))

    Vẫn còn thiếu 2 con chim lợn chưa thấy bay vào đây. =))=))=))
  8. tangnhethoi

    tangnhethoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/08/2015
    Đã được thích:
    1.277
    Có khi nào ngày mai chốt phiên lại là số đẹp 29.9
    Nếu chốt 29.9 thì sẽ không đúng với tư duy T3 về và thậm chí hôm nay có một số chim bán xanh để mai vợt đỏ.
    Thôi vậy xanh nhẹ cũng được chứ nếu đúng 29.9 thì đẹp quá không hay.
    Chủng chim mới công kích chủ pic được đặt tên là gì vậy bác @hoankiem07 ?
    09xy852289, QCKhoankiem07 thích bài này.
  9. hoankiem07

    hoankiem07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Đã được thích:
    11.374
    Còn 1 nick clone nữa hôm trước dùng nhầm cho bay vào nốt đi. =))=))=))

    Đúng là chúng không có tiền mà cũng không có cổ, chúng làm chim lợn vì đam mê =))=))=))
    09xy852289, master_share, Acute1 người khác thích bài này.
  10. Rich_Dads

    Rich_Dads Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/04/2010
    Đã được thích:
    1.098
    Đúng là thất phu, hôm đó tôi mua 100k đã bán 50k còn lại 50k, ko đáng nói chuyện
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này