1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích ! (t3)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 19/06/2012.

4091 người đang online, trong đó có 226 thành viên. 00:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 35044 lượt đọc và 1012 bài trả lời
  1. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    Thứ Ba, 03/07/2012, 07:49 (GMT+7)
    Thượng nghị sĩ Philippines Juan Ponce Enrile:


    “Sẽ có ngày TQ đòi chủ quyền cả Mặt trăng”
    TT - Tiếp theo vụ mời thầu tại vùng biển thuộc chủ quyền VN của Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC), Trung Quốc tiếp tục có những động thái gây hấn bị dư luận thế giới chỉ trích mạnh mẽ.



    [​IMG]
    Chủ tịch Thượng viện Philippines Juan Ponce Enrile (giữa) - Ảnh: Inquirer Thêm một hành động gây hấn, ngang ngược bất chấp luật pháp và công luận quốc tế của Trung Quốc: Tân Hoa xã ngày 2-7 đưa tin Tổng cục Hải dương Trung Quốc đã triển khai bốn tàu hải giám đến tuần tra ở bãi Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của VN. Trước đó ngày 1-7, Thời báo Hoàn Cầu, trong xã luận của mình, lại “đổ tội” cho VN và Philippines là gây hấn khi khẳng định việc mời thầu và việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” cho thấy “Trung Quốc đã kiềm chế” và “kiên nhẫn chứ không khinh suất”.
    Tờ báo này còn lớn tiếng đe dọa: “Nếu tiếp tục gây hấn, VN và Philippines sẽ phải đối đầu với những biện pháp mạnh của Trung Quốc”, bởi “Trung Quốc có đủ khả năng thay đổi tình thế địa - chính trị ở biển Nam Trung Hoa (biển Đông)... Mỹ là một lực lượng chiến lược trong khu vực, nhưng không phải là lực lượng mà VN và Philippines có thể điều động tùy ý”.
    Đòi chủ quyền với đàn chim di trú!
    Lên tiếng trước những hành động gây hấn gần đây của Bắc Kinh, như báo Daily Inquirer cho biết, Chủ tịch Thượng viện Philippines Juan Ponce Enrile đã vạch trần cho thấy việc Trung Quốc đòi chủ quyền trên biển Đông là không có cơ sở pháp lý. Ông bác bỏ cái mà Trung Quốc gọi là “chủ quyền dựa trên bằng cớ lịch sử” khi nhấn mạnh luận điệu này là khập khiễng. Ông cho biết vào thế kỷ 16, nhiều thương nhân Trung Quốc đã đến làm ăn tại các vùng như Fuga và Batanes trên quần đảo Philippines, rồi mỉa mai đặt câu hỏi: “Liệu điều đó có biến Fuga và Batanes thành lãnh thổ của Trung Quốc không?”.
    Bác bỏ việc Trung Quốc dựa vào “bản đồ cổ” để đòi chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough, thượng nghị sĩ Enrile vạch rõ: “Nếu chấp nhận logic này thì chắc Ấn Độ sẽ làm chủ toàn bộ Ấn Độ Dương, còn eo biển Magellan chắc thuộc về Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha”, và như ông mỉa mai, rồi đây với việc đưa người lên quỹ đạo, sẽ có lúc Bắc Kinh đưa người lên Mặt trăng, sao Hỏa hoặc sao Kim, rồi tuyên bố phát hiện “dấu vết Trung Quốc” tại đó. :-j:-j:-j

    “Sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu Trung Quốc cũng đòi chủ quyền trên Mặt trăng và các hành tinh này” - ông Enrile kết luận. Theo ông, việc Trung Quốc đòi chủ quyền đối với một hòn đảo hoặc các khu vực thuộc chủ quyền rành rành của một quốc gia khác là hoàn toàn vô lý, “đơn giản chỉ vì các đàn chim di trú từ Trung Quốc đã đến làm tổ tại đó”.
    Ông cho rằng đối với Philippines, giải pháp duy nhất để đối phó với Trung Quốc là tăng cường an ninh hàng hải, hiện đại hóa quân đội. “Nếu quốc gia láng giềng có hành vi gây hấn, sẽ là sai lầm của chính chúng ta nếu không có sự chuẩn bị” - thượng nghị sĩ Enrile nhấn mạnh.
    Theo báo Philippines Star, hôm qua 2-7, hải quân Mỹ và Philippines đã bắt đầu cuộc tập trận chung kéo dài chín ngày ở Mindanao.
    Căng thẳng do “diều hâu quân sự”
    Trên báo Wall Street Journal, giáo sư Willy Lam, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc thuộc ĐH Akita (Nhật) và ĐH Hong Kong, nhận định những căng thẳng trên biển Đông thời gian qua xuất phát từ ảnh hưởng chi phối của quân đội Trung Quốc (PLA) đối với chính sách ngoại giao của Bắc Kinh.
    Kể từ năm 2010, các quan chức theo đường lối “diều hâu” trong PLA đã liên tục đưa ra các tuyên bố hiếu chiến. Cuối năm ngoái, thiếu tướng hải quân Dương Nghị kêu gọi Bắc Kinh từ bỏ chính sách “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình. Tháng trước, thiếu tướng Hàn Húc Đông thuộc ĐH Quốc phòng PLA thậm chí còn lớn tiếng tuyên bố đã đến lúc Trung Quốc cần từ bỏ nguyên tắc “chống bành trướng”. Trong bài viết đăng trên Thời báo Hoàn Cầu, ông Hàn Húc Đông đã trơ tráo kêu gọi Bắc Kinh áp dụng chính sách bành trướng trong cả lĩnh vực quân sự, kinh tế và địa - chính trị. “Chỉ khi chúng ta loại bỏ rào cản tâm lý chống bành trướng thì Trung Quốc mới có thể đẩy nhanh sự chuyển đổi từ một cường quốc khu vực thành một cường quốc toàn cầu”- Hàn Húc Đông viết.
    Đối với vấn đề biển Đông, giới tướng lĩnh Trung Quốc đã đưa ra thông điệp: “PLA không e ngại trừng phạt các quốc gia phản đối việc Trung Quốc đòi chủ quyền”. Thiếu tướng La Viện đe dọa Trung Quốc đã “hết kiên nhẫn” với Philippines và “chẳng việc gì phải thận trọng”.
    Giáo sư Willy Lam khẳng định chính PLA đứng sau việc Bắc Kinh tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”. Trước đó, một số quan chức ngoại giao Trung Quốc đã phản đối kế hoạch này do lo sợ nó sẽ thổi bùng lên tâm lý chống Trung Quốc trong khu vực.
    Nhiều học giả Trung Quốc cũng đã lên tiếng chỉ trích việc PLA khuấy đảo chính sách ngoại giao của nước mình. Giáo sư Sở Thụ Long của ĐH Thanh Hoa chỉ trích PLA là “có quá nhiều quyền lực trong chính sách ngoại giao”. Giáo sư Vương Tập Tư của ĐH Bắc Kinh cho rằng những con “diều hâu” trong PLA đã “đưa ra những tuyên bố khinh suất, gây hiểu lầm”. Phản ứng lại, thiếu tướng Trương Châu Trung đã thẳng thừng tuyên bố: “Có hơn 1 triệu kẻ phản quốc ở Trung Quốc. Một số học giả là do Mỹ đào tạo, đọc sách Mỹ, chấp nhận quan niệm Mỹ và họ đang giúp Mỹ chống Trung Quốc”.
    Trước đó, nghiên cứu của Tổ chức Khủng hoảng quốc tế cho thấy PLA cố tình gây bất ổn trên biển Đông nhằm giành thêm miếng bánh ngân sách. Đơn giản là PLA cũng chỉ vì mục đích ăn tiền mà gây ra bất ổn quốc tế.
    SƠN HÀ



    Chúng ta yêu hòa bình , nhưng kẻ thù buộc chúng ta phải cầm chắc tay súng !

    Nhân nhượng , chủ hòa là tự sát và có tội với tổ tiên nếu chúng ta không giữ được chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải !


    :-w:-w:-w:-w:-w:-w:-w
  2. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    Chạy trốn để nói lên sự thật
    TT - Chồng thai phụ Phùng Kiến Mai bị ép phá thai ở Trung Quốc bất ngờ xuất hiện tại Bắc Kinh để cầu cứu sau những ngày biệt tăm ở địa phương. Từ 2005, có nhiều vụ tương tự ở các vùng quê Trung Quốc.
    >> Gia đình Phùng Kiến Mai “phản bội tổ quốc”
    >> Chồng của sản phụ bị ép phá thai mất tích

    [​IMG]
    Phùng Kiến Mai tại bệnh viện sau khi bị ép phá thai - Ảnh: Rex Features Từ năm 2005, nhiều vụ tương tự như cô Phùng đã xảy ra ở các vùng quê Trung Quốc.
    Đặng Cát Nguyên, chồng thai phụ, đã có mặt ở Bắc Kinh hôm 28-6 để tìm sự giúp đỡ về pháp lý. Anh đã xuất hiện trở lại sau gần một tuần “mất tích”.
    Đặng Cát Nguyên không cung cấp nhiều chi tiết về tình trạng của vợ mình, chỉ nói anh cảm thấy chịu nhiều áp lực khi bị gọi là “kẻ phản quốc” vì tiếp xúc với báo giới nước ngoài. Trong một cuộc tiếp xúc qua điện thoại với Wall Street Journal, chị dâu của thai phụ là Đặng Cát Tài cho biết cô Phùng có thể được về nhà sau khi kiểm tra sức khỏe lần cuối và giờ không ai cản cô rời khỏi bệnh viện nữa. “Những người của chính quyền đã đi hết” - cô Đặng xác nhận.
    “Kẻ phản quốc”?
    Anh Đặng Cát Nguyên đã bí mật rời khỏi địa phương, vượt hàng ngàn cây số để đến Bắc Kinh cầu cứu. Sau hai lần bất thành, cuối cùng anh đã trốn thoát được. “Chúng tôi không hài lòng với kết quả điều tra vụ việc” - anh nói về lý do đến Bắc Kinh tìm sự hỗ trợ về pháp lý - Chính quyền không nói gì nhiều với tôi. Họ chỉ nói: Cái gì xong thì đã xong rồi. Tình hình này đã xảy ra rồi. Sau khi tôi đi, tôi còn nghe rằng họ treo băngrôn gọi tôi là kẻ phản quốc. Họ làm vậy để dọa dẫm tôi”.
    Trước đó, tối 24-6, anh được gọi đến ăn tối với một số quan chức địa phương. “Ngay trước khi bữa ăn bắt đầu, ông trưởng thôn nhận được điện thoại của lãnh đạo thị trấn và bỏ đi - anh Đặng kể - Tôi nhận ra cơ hội chạy trốn của mình đã đến”.
    Theo lời anh kể, anh đã bị một phụ nữ đi xe máy bám theo. Anh đi dọc bờ sông khiến người phụ nữ kia phải bỏ lại xe máy để chạy theo. Cắt đuôi được người này, anh tìm đến ở tại nhà một người bạn tại thôn Ngư Bình hai ngày, tháo hết SIM điện thoại, tháo cả pin, không dám ngủ và đi mua quần áo mới vì sợ bị bắt. Sau đó, anh thuê một chiếc xe chở đến thành phố An Khang thuộc tỉnh Thiểm Tây.
    Không dám đi tàu vì sợ người của chính quyền địa phương “đón lõng” ở ga, anh thuê một chiếc xe khác và trải qua 10 giờ để đến Thập Yển (Hồ Bắc) rồi sau đó đi tàu đến Bắc Kinh.
    Đe dọa lột da!
    Câu chuyện mà chồng thai phụ này muốn lên tiếng không chỉ là chuyện cá biệt của riêng họ. Trường hợp bị ép phải bỏ thai thời kỳ cuối như của thai phụ Phùng không phải là chuyện mới xảy ra ở Trung Quốc, nhất là các vùng nông thôn.
    Một bài báo của Washington Post đăng năm 2005 đã kể lại chuyến đi của luật sư mù Trần Quang Thành, người hiện đang du học tại Mỹ, đến Lâm Nghi (Trung Quốc) để nghe nông dân ta thán về việc chính quyền ép họ thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.
    Theo những người này, từ tháng 3-2005 chính quyền địa phương đã đến những nhà nào có hai con và yêu cầu một trong hai người là vợ hoặc chồng phải triệt sản. Phụ nữ mang thai con thứ ba sẽ bị ép phá thai. Nếu người đó tìm cách trốn, quan chức địa phương sẽ bắt giữ người thân và hàng xóm của người đó, đánh đập họ và cứ giam như vậy đến khi nào người trốn ra trình diện.
    Luật sư Trần Quang Thành khi đó đã nói: “Những gì mà chính quyền ở đây làm là phạm pháp. Họ vi phạm tràn lan quyền cơ bản của công dân và họ phải chịu trách nhiệm”.
    Người dân ở Lâm Nghi còn nói chính quyền yêu cầu các cặp vợ chồng đến thực hiện việc triệt sản dù có người đã được phép sinh con thứ hai. Phụ nữ đã đặt vòng cũng không ngoại lệ.
    Điển hình là vụ một phụ nữ nông dân trồng ngô bị bảy cán bộ địa phương đến nhà ban đêm và tống cô vào một chiếc xe, chở đến trụ sở cơ quan kế hoạch hóa gia đình. Tại đây cô bị ép ký vào đơn chấp nhận triệt sản. Khi cô từ chối thì bị những người này cầm tay bắt điểm chỉ. Những người này nói dù cô có ngồi đó chống cự ba ngày nữa thì họ cũng sẽ phẫu thuật triệt sản cho cô. Cô đành chấp nhận.
    Một vụ khác là cô Phùng Trung Hạ, 36 tuổi, ở một vùng quê khác của Lâm Nghi. Cô có thai bảy tháng và chạy trốn chính quyền địa phương. Khi đó, chính quyền địa phương đã bắt giữ hơn chục người thân của cô và nói sẽ không thả họ nếu cô không về phá thai. Phùng Trung Hạ kể em gái cô, cậu dì cô bác, dâu rể trong nhà đều bị bắt giam tại trụ sở cơ quan kế hoạch hóa gia đình địa phương. Họ không được cho ăn uống gì và còn bị đánh đập. Cô Phùng gọi cho các quan chức kế hoạch hóa năn nỉ thì họ còn đe dọa sẽ lột da người thân của cô và khi cô trở về, họ chỉ còn là những thi thể. Cô đành trở về. Bác sĩ sau khi khám cho cô đã chọc một cái kim vào tử cung. Khoảng 24 giờ sau, cô đẻ cái thai chết ra ngoài. Sau đó, các quan chức kế hoạch hóa gia đình ép cô triệt sản luôn.

    5 triệu
    là số trẻ em được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) do trang ICMART ước lượng, chiếm khoảng 0,3% trong tổng số 130 triệu trẻ sinh ra trên thế giới hằng năm.
    Cột mốc 5 triệu trẻ em “đã chứng minh cho tất cả cuộc chiến pháp lý và luân lý, các cuộc tranh luận đạo đức và sự đấu tranh để giành được sự chấp nhận xã hội”, như nhận định của Simon Fishel, thành viên Nhóm nghiên cứu đã giúp thụ tinh trong ống nghiệm đứa trẻ đầu tiên trên thế giới là Louise Brown năm 1978.
    VIỆT PHƯƠNG (Theo Telegraph, Washington Post, Thời Báo Hoàn Cầu)





    Bọn man rợ này nhân danh cái gì để tước đoạt quyền sống của những sinh linh vô tội kia hả @Dukichxom và @hongkyonline ? :-??



  3. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136

    Khi vòi bạch tuột vươn xa...
    Trung Quốc, EU và cuộc đua Greenland
    TTCT - Không biết có trùng hợp ngẫu nhiên khi Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào dẫn đầu phái đoàn 200 người đến thăm chính thức Đan Mạch từ ngày 14 đến 16-6, đúng vào thời điểm hầu hết người dân nước Bắc Âu này chẳng nghĩ đến chuyện gì khác ngoài trận chiến sinh tử với Đức ở vòng bảng Euro ngày 17-6.

    [​IMG]
    Thành phố Ittoqqortoomit, nơi Trung Quốc đang thăm dò mỏ đồng - Ảnh: Wikipedia Khi tình hình kinh tế châu Âu chưa mấy sáng sủa, tất nhiên chính phủ liên đảng Dân chủ xã hội, Nhân dân xã hội và Cấp tiến của Đan Mạch hoan nghênh nhiệt liệt chuyến thăm chính thức đầu tiên của người đứng đầu Trung Quốc, cho dù cách đây không lâu khi còn là phe đối lập họ đã không ngừng đả kích liên đảng cầm quyền về mối quan hệ với Trung Quốc vì các vấn đề nhân quyền và Tây Tạng.
    Tuy nhiên, theo các chuyên gia về Trung Quốc của Đan Mạch, chuyến thăm này còn có một lý do quan trọng khác: khoáng sản trên đảo Greenland thuộc Đan Mạch.
    Tương lai của công nghiệp thế giới

    Vài năm gần đây, quan hệ làm ăn giữa Trung Quốc và Đan Mạch phát triển mạnh. Hiện Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất ngoài châu Âu của Đan Mạch. Các tập đoàn lớn như AP Moeller Maerks, Arla, Carlsberg, Danfoss, Grundfos, Novozymes, Danish Crown, Vestas... đang nỗ lực mở rộng thị phần trên thị trường khổng lồ này. Trong chuyến thăm vừa qua của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, hai bên đã ký một số văn bản hợp tác với tổng trị giá 18 tỉ kroner (hơn 3 tỉ USD).
    Hòn đảo lớn nhất thế giới này (diện tích 2,16 triệu km2) rất giàu tài nguyên, từ nguồn lợi đánh bắt hải sản đến các mỏ dầu khí, vàng, uranium, đồng, sắt, kẽm, platinum, titanium... Tuy nhiên, lớp băng dày bao phủ tới 81% mặt đất đã gây trở ngại lớn cho việc khai thác. Những năm gần đây băng trên đảo tan nhanh do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên việc thăm dò và khai thác dầu khí, khoáng sản được dễ dàng hơn. Từ ba năm qua, các tập đoàn Shell, Maersk Oil, Statoil, Cairn Energy đã tiến hành thăm dò dầu khí tại vùng vịnh Baffin thuộc Greenland và đã có 30 tập đoàn của Trung Quốc, Anh, Canada, Úc và Greenland thăm dò khoáng sản trên đảo.
    So với các nước thì khối EU tỏ ra chậm chân trong cuộc đua khai thác khoáng sản tại Greenland và trên khu vực địa cực rộng 10.000km2 tiếp giáp lãnh thổ năm quốc gia gồm Mỹ, Nga, Canada, Na Uy và Đan Mạch. Theo các chuyên gia của Viện Nghiên cứu địa chất của Mỹ (USGS), nơi đây chứa tới 30% khí đốt và 13% dầu mỏ chưa khai thác của thế giới. Trong số các tập đoàn khai thác khoáng sản đang hoạt động tại khu vực này, 58% mang quốc tịch Canada hoặc Úc, khối EU chỉ chiếm 15%. Tuy nhiên hoạt động tích cực nhất hiện nay lại là Trung Quốc.
    Theo chính quyền địa phương Greenland, các nhà đầu tư Trung Quốc sẵn sàng đổ hàng tỉ kroner vào đây (Berlingske Business, 14-6-2012). Trung Quốc đã nhanh chóng tham gia cuộc đua khai thác khoáng sản dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc liên doanh với các tập đoàn Anh, Úc đã có giấy phép khai thác. Các tập đoàn quốc doanh lớn như China Communication Construction Company và Sinosteel đã liên kết với London Mining (trụ sở chính đặt tại Toronto) để thành lập London Mining Greenland. Công ty này đã đầu tư 13 tỉ kroner (khoảng 2,28 tỉ USD) vào mỏ sắt tại Isua, phía tây bắc thủ phủ Nuuk của Greenland, dự kiến đi vào hoạt động năm 2015-2016.
    Theo GS Damien Degeorges - Đại học Paris Descartes, những hoạt động này cho thấy Trung Quốc quyết tâm trở thành một thế lực mới tại đảo Greenland và cả khu vực địa cực nói chung (Berlingske Business, 21-6-2012). Hiện đã có hơn 2.000 chuyên gia và công nhân Trung Quốc làm việc tại Greenland. Các tập đoàn Trung Quốc cũng đã thăm dò mỏ kẽm tại vịnh Citronfjord, gần Bắc cực, đầu tư 70 triệu USD vào mỏ đồng tại Ittoqqortoomit thuộc vùng duyên hải đông nam Greenland, xúc tiến các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sắt, sân bay tại Nuuk và đang đẩy mạnh kế hoạch khai thác đất hiếm.
    Hiện Trung Quốc sản xuất khoảng 97-98% lượng đất hiếm trên toàn thế giới. Theo các chuyên gia của Tập đoàn thiết bị công nghiệp Grundfos (Đan Mạch), năm 2017 sản lượng đất hiếm của Trung Quốc chỉ còn chiếm khoảng 42% của thế giới, còn Greenland sẽ đạt khoảng 18%. Đất hiếm rất quan trọng đối với công nghiệp châu Âu vì cần dùng trong công nghệ cao như sản xuất siêu nam châm, điện thoại thông minh, màn hình phẳng, bóng đèn tiết kiệm năng lượng, tuôcbin gió... Riêng tại Trung Quốc thì với đà phát triển vũ bão của công nghiệp hiện nay, giá đất hiếm ngày càng tăng, như giá bán neodymiumoxid đã tăng gấp ba lần từ năm 2009-2011.
    Thiếu tướng hải quân Nils Wang, giám đốc Viện Nghiên cứu quốc phòng Đan Mạch, nhận xét rằng dường như EU và Mỹ đã “ngủ quên trước những khả năng trong tương lai”, trong khi Trung Quốc đã nhìn xa hơn nên có khả năng giành được độc quyền khai thác đất hiếm tại Greenland trước khi phương Tây nhận ra vấn đề này (Politiken, 12-6-2012).
    Vị trí chiến lược của Greenland
    Với Trung Quốc thì ngoài nguồn tài nguyên phong phú, vị trí chiến lược của Greenland tại vùng biển Bắc cực là điều họ rất quan tâm. Khi băng tuyết khu vực này tan nhiều sẽ mở ra một hải lộ thương mại mới nối châu Âu và Trung Quốc, giúp rút ngắn 60% thời gian hải trình từ khu vực được gọi là hành lang đông bắc (giữa Greenland và Na Uy) tới Trung Quốc và 25% thời gian từ hành lang tây bắc (giữa Greenland và Canada) về phía tây.
    Hiện nay, ngoài khoản trợ cấp hằng năm của Đan Mạch, mỗi năm Greenland còn nhận được 25 triệu euro của EU để hỗ trợ ngành đánh bắt cá, nguồn lợi chính của họ. Tuy nhiên, trước nguy cơ các nhà đầu tư Trung Quốc giành được độc quyền khai thác khoáng sản tại đây, EU đã đưa ra đề nghị hỗ trợ đảo này 218 triệu euro trong giai đoạn 2014-2020. Không phải ngẫu nhiên mà Phó chủ tịch Cao ủy EU kiêm ủy viên phụ trách công nghiệp Antonio Tajani đã tới Greenland chỉ một ngày trước khi phái đoàn của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Copenhagen.
    Hơn thế nữa, còn một vấn đề khác khiến Đan Mạch và khối EU lo ngại về sự hiện diện của các nhà đầu tư Trung Quốc tại Greenland. Đó là các mỏ uranium trên đảo. Từ 20 năm nay, Đan Mạch và Greenland đã có một thỏa thuận không khai thác các mỏ uranium. Tuy nhiên gần đây, Đảng Tự do tại Greenland đang gây áp lực với đảng cầm quyền Inuit Ataqatigiit để bãi bỏ thỏa thuận này, với lý do việc khai thác uranium sẽ không gây tác hại với môi trường lẫn người dân trên đảo.
    Hiện Tập đoàn Greenland Minerals & Energy, quốc tịch Úc, đang tích cực vận động để được phép đầu tư hơn 2 tỉ USD vào mỏ Kvanefjeldet tại phía nam Greenland. Điều mà Đan Mạch và khối EU e ngại là trong dự án này có phần đầu tư của Trung Quốc. Do Bắc Kinh, Bình Nhưỡng và Teheran có mối quan hệ chặt chẽ, không loại trừ khả năng sau khi Trung Quốc giành được quyền khai thác uranium, nguyên liệu này có thể được bán cho Bắc Triều Tiên hay Iran!
    Thủ phủ Nuuk với 17.000 dân đang hình thành một diện mạo mới khi các ngôi nhà cao tầng theo nhau mọc lên và sự hiện diện của những nhà đầu tư và công nhân nước ngoài. Đối với người Greenland, cuộc đua khai thác khoáng sản giữa các nước không chỉ đem lại sự phát triển, công ăn việc làm mà còn giúp họ có cơ hội trở nên hoàn toàn độc lập (Greenland đã được quyền tự trị về hành chính từ năm 2009). Tất nhiên rất ít ai nghĩ tới những tác động đối với môi trường trong tương lai, cũng như sự mong manh của nền độc lập của một quốc gia chỉ có 57.000 dân.
    QUẾ VIÊN (Copenhagen)

  4. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Chúc mừng bác tìm được một cô gái hiếm như đất hiếm ! :)):)):))


    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  5. DungTri86

    DungTri86 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/05/2012
    Đã được thích:
    28.334
    Có 1 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên: DungTri86

    Chào cả nhà , tôi lại lên non đây !
    Mai gặp lại ! :)>-

    PS : bác @trongvcbs lưu ý : chị em nhà này mỗi người mỗi nét , tuy không mười phân vẹn mười nhưng cũng cá tính lắm đấy !
    Bác nâng niu em này mà phụ rẩy mấy em kia là coi chừng đấy nhé ! [:D]
    Đôi khi tán em mà phải lấy lòng anh chị đấy ! >:)>:)>:)
  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Rồi nhiều chuyện vui quá !
    Chỉ buồn là em Tim iu lại giận mình !~X~X~X~X
  7. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Sửa đổi hiến pháp:
    Đề xuất ************* nắm bộ *******, quốc phòng và ngoại giao






    [​IMG]
    Ngày 2-7, tại hội thảo bàn về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, tổ chức tại Đại học Quốc gia Hà Nội, nhiều đại biểu cho rằng, việc sửa đổi Hiến pháp lần này cần tăng quyền lực thực tế cho *************.
    Theo GS.TS Phạm Hồng Thái, Chủ nhiệm khoa Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội), với quy định của Hiến pháp hiện hành, quyền lực pháp lý - thực tế của ************* rất hạn chế, chỉ mang tính hình thức.
    Trong khi đó, Hiến pháp lại trao cho Chính phủ, người đứng đầu Chính phủ rất nhiều quyền.
    “Việc trao cho Chính phủ quyền lực lớn như vậy mà không có cơ chế để kiểm soát quyền lực hữu hiệu sẽ dễ dẫn đến tình trạng tùy tiện, thiếu trách nhiệm của bộ máy hành pháp”- GS Thái nhận định.
    Theo GS Thái, nếu khẳng định ************* là chức vụ cao nhất của Nhà nước, thay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại, thống lĩnh các lực lượng vũ trang thì thiết chế này phải được nắm các bộ công lực gồm Bộ Quốc phòng, Bộ ******* và Bộ ngoại giao, còn Thủ tướng Chính phủ nắm những bộ còn lại và quản lý chính quyền địa phương.
    PGS.TS Lưu Thiên Hương (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia) đề xuất thiết chế ************* nên sửa đổi hẳn theo hướng ************* là người đứng đầu Chính phủ - cơ quan hành pháp nhưng có tính độc lập tương đối đối với Thủ tướng và các thành viên Chính phủ.
    Cụ thể, ************* chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động ban hành chính sách, Thủ tướng chịu trách nhiệm liên quan các hoạt động điều hành chính sách.
    Theo PSG.TS Hương, để đảm bảo tính thực quyền của *************, Hiến pháp cần trao cho ************* quyền phủ quyết các dự luật của Quốc hội.
    GS.TSKH Lê Cảm (ĐH Quốc gia Hà Nội) đề nghị sửa đổi Hiến pháp theo hướng nhân dân sẽ bỏ phiếu bầu trực tiếp *************.
    Theo Ngân Hà
    TienPhong
  8. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Có chuyện gì vui vậy anh @tridunghtvc ?
    Hôm nay anh bắt đáy nhân đôi lượng cổ cutloss à ?:-bd
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Thấy tình cảm của trongvcbs và HoangLan88 có vẻ tiến triển !
    Mai tiếp tục giải ngân ! \:D/\:D/\:D/\:D/\:D/
  10. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Tàu Trung Quốc diễn tập ở Trường Sa

    Các tàu tuần tra của Trung Quốc hôm qua diễn tập gần một bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, sau khi được điều tới đây.
    > Đội tàu Trung Quốc tới Trường Sa


    [​IMG]
    Tàu tuần tra của Hải giám Trung Quốc. Ảnh minh họa: Xinhua Nhóm tàu gồm 4 chiếc thuộc cơ quan hành pháp bán quân sự Hải giám Trung Quốc (CMS) đã thiết lập một đội hình gần bãi đá ngầm Chữ Thập, hãng tin ABS-CBN của Philippines dẫn lại từ Xinhua cho hay.
    Cuộc diễn tập kéo dài hai giờ. Một chiếc trực thăng, theo kế hoạch sẽ tham gia, nhưng bị ngăn cản bởi điều kiện thời tiết.
    Đội tàu này rời thành phố Tam Á trên tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc hôm 26/6 và đã di chuyển 1.800 hải lý trước khi tới bãi đá ngầm Châu Viên, cũng thuộc quần đảo Trường Sa. Sau khi diễn tập tại Chữ Thập, các tàu của Trung Quốc đang thả neo ở phía đông bắc bãi đá ngầm này.
    Hoạt động diễn tập của nhóm tàu này diễn ra không lâu sau khi Trung Quốc chào thầu dầu khí phi pháp trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cực lực phản đối hành động này, đồng thời yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ việc làm nói trên. Nhiều học giả và chuyên gia quốc tế cũng nhận định 9 lô dầu khí mà Trung Quốc mời thầu đều thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
    Cuộc diễn tập của 4 tàu tuần tra Trung Quốc còn diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Philippines cũng khởi động cuộc tập trận chung tại Mindanao, miền nam của quốc đảo Đông Nam Á. Nó cũng diễn ra ở thời điểm tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh và Manila tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham sắp tròn ba tháng. Trung Quốc hiện vẫn còn ít nhất 28 tàu quanh Scarborough/Hoàng Nham, trong đó có 5 tàu chính phủ.
    Trong một diễn biến mới nhất, Philippines đang tính tới khả năng nhờ Mỹ điều các máy bay trinh sát P3C Orion tới giám sát khu vực có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Động thái này được cho là có khả năng làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước.
    Nhật Nam

Chia sẻ trang này