Làm giàu từ Chứng khoán - những thông tin bổ ích ( t4)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 09/07/2012.

8489 người đang online, trong đó có 1090 thành viên. 15:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 42336 lượt đọc và 584 bài trả lời
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Trả lại hàng Trung Quốc kém chất lượng

    [​IMG]Tuổi Trẻ – Thứ ba, ngày 17 tháng bảy năm 2012




    TTO - Chiều 16 và sáng 17-7, hàng trăm người dân thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông) tập trung tại nhà hàng Tây Nguyên mang theo xoong nồi, chảo, dao... đòi trả lại cho nhóm người bán do chất lượng kém.
    Trong nhóm người bán có một số tư thương Trung Quốc.

    [​IMG]
    Người dân kéo đến đòi trả hàng tại nhà hàng Tây Nguyên - Ảnh: Nguyệt Ánh, Lê Bình
    Sáng 17-7, thiếu tá Nguyễn Xuân Ngoan, đội trưởng Đội điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ ******* thị xã Gia Nghĩa, cho biết đã phối hợp với lực lượng chức năng của Chi cục Thuế thị xã Gia Nghĩa kiểm tra và lập biên bản đối với bà Bùi Thị Thu về việc lợi dụng sự cả tin của người dân để đưa một số loại hàng kém chất lượng bán kiếm lời.
    Bà Thu tự xưng quản lý của Công ty TNHH xuất nhập khẩu Đông Thịnh, có trụ sở tại 346 Hàn Thuyên, TP Nam Định (Nam Định).
    Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện có những vi phạm về quảng cáo sai sự thật, chưa xuất trình được chứng từ nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, vi phạm về ghi nhãn hàng hóa, bán hàng không có hóa đơn.

    [​IMG]
    Người dân mang theo hàng đến trả - Ảnh: Nguyệt Ánh​

    Trước đó, từ ngày 15-7, một nhóm người này đã thuê nhà hàng Tây Nguyên tổ chức hội nghị khách hàng, trưng bày, quảng cáo các loại sản phẩm.
    Người dân đi chợ ghé vào đều được tặng một số xoong, chảo, dao, kéo…
    Các sản phẩm này được ghi do Công ty TNHH Hoàng Hà, Quảng Đông, Trung Quốc sản xuất. Tuy nhiên khi bị các lực lượng chức năng kiểm tra, nhóm người Trung Quốc đã bỏ trốn.
    Hiện ******* thị xã Gia Nghĩa tạm giữ 145 bộ sản phẩm có tổng trị giá 232 triệu đồng do người dân trả lại.
    [​IMG]
    Đội cảnh sát kinh tế, ******* thị xã Gia Nghĩa có mặt tại hiện trường giải quyết vụ việc - Ảnh: Lê Bình​
    LÊ BÌNH
  2. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Nhận diện thịt ôi tẩm hóa chất





    [​IMG]
    Dư luận gần đây đưa nhiều thông tin về thực phẩm bị tẩm ướp nước tẩy rửa bồn cầu, ướp xác…khiến người tiêu dùng hoang mang.
    Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm), cũng hóa chất ấy nhưng nếu là loại tinh khiết, dùng cho thực phẩm thì chẳng vấn đề gì.
    Đừng làm người tiêu dùng ghê sợ
    Trả lời PV Báo GĐ&XH, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết: “Nói thực phẩm ướp bằng nước tẩy rửa bồn cầu, bằng chất ướp xác… nghe quá nặng nề. Hóa chất được nhắc đến ở đây là Soda (NaHCO3) không đồng nghĩa với nước tẩy rửa bồn cầu, mà chỉ là một thành phần trong chế phẩm dùng để tẩy uế. Thí dụ chất NaHCO3 dùng để sản xuất nước rửa bát, dầu gội đầu cũng có thể dùng làm chất tẩy uế môi trường ô nhiễm (với lời cảnh báo gây nguy hiểm) và còn có thể được dùng làm thuốc đau dạ dày, hoặc cho vào bột mì để làm men nở…”.
    Cũng theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, các hóa chất tẩy rửa nói chung có thể dùng tẩy rửa nồi niêu, bát đĩa, thực phẩm (như xử lý bề mặt rau, củ, quả, thịt nhằm chống vi khuẩn xâm nhập, tẩy trắng, kéo dài thời gian bảo quản), nhưng cũng có thể dùng tẩy rửa bồn cầu, rửa xác chết, tẩy uế môi trường bẩn… Chỉ có điều, hóa chất dùng trong thực phẩm là loại tinh khiết, còn hóa chất dùng để tẩy rửa bồn cầu, tẩy rửa xác chết… là loại dùng trong công nghiệp.
    “Vì vậy, không nên nói ngoa “thực phẩm ướp bằng nước tẩy rửa bồn cầu” làm dư luận lo lắng, không rõ thực hư thế nào. Cũng đừng nói chất này, chất kia dùng cho thức ăn, hay rửa bồn xí vì nghe rất phản cảm, làm người tiêu dùng thấy ghê sợ. Mà cần phán xét xem người chế biến có dùng đúng loại hóa chất tinh khiết cho thực phẩm, hay họ dùng loại không tinh khiết trong sản xuất (làm đồ nhựa, giặt quần áo, tẩy rửa bồn cầu)! Vấn đề quan tâm nữa là hóa chất có độ tinh khiết khác nhau, được dùng cho những mục đích khác nhau, nên cần kiểm soát chặt dư lượng các chất độc hại đối với sức khỏe”, PGS.TS Duy Thịnh cho biết thêm.
    Hóa chất không thể biến thịt ôi thành tươi
    Cũng theo TS Nguyễn Duy Thịnh, khi xử lý thực phẩm, có thể sử dụng chất sunfua dioxit (SO2) ở dạng muối của nó (các loại bột màu trắng: H2SO3, Na2SO3, NaHSO3, K2SO3, KHSO3…) và một số dẫn xuất dùng để xử lý bề mặt rau, củ, quả, thịt nhằm chống vi khuẩn xâm nhập, tẩy trắng, kéo dài thời gian bảo quản. Nhưng sau đó cần phải loại bỏ bằng cách dùng nước sạch rửa trôi nhiều lần, đun nóng để SO2 bay đi đến khi dư lượng phải bằng 0.
    Tuy nhiên, cũng chính vì công dụng này mà nhiều người bán hàng đã nhúng thịt ôi thiu vào các chất bột (Na2SO3, NaHSO3, KHSO3…) rồi để ráo, làm mất mùi ôi. Điều nguy hiểm là nếu người bán hàng không trải qua giai đoạn rửa sạch thì SO2 vẫn bám vào bề mặt hoặc đã thấm sâu vào bên trong thịt. Sự tồn dư SO2 trong thịt sẽ gây ngộ độc cho người ăn, nhất là trẻ em.
    “Người bán hàng thiếu lương tâm dùng SO2 để làm mất mùi ôi, chứ không biến thịt ôi thành tươi được. Thịt bị ngâm trong chất SO2 sẽ có biểu hiện bị nhão bởi các thớ thịt đã bị giãn khi ngâm tẩm, chứ không còn độ dẻo như thịt được nấu thông thường. Ăn phải thực phẩm còn dư lượng SO2 quá mức cho phép sẽ bị buồn nôn, nhức đầu và gây viêm niêm mạc”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo.
    Cũng theo TS Nguyễn Duy Thịnh, người bán hàng không thể biến thịt ôi thiu thành thịt tươi được. Vì vậy, người tiêu dùng nên đi chợ buổi sớm, chọn những loại thực phẩm tươi ngon. Không nên mua thực phẩm chợ chiều vì dễ mua phải của rẻ là của ôi. Nên có thói quen mua thực phẩm trong các cửa hàng bán thịt sạch, uy tín để được dùng thực phẩm an toàn.
    Theo Trà Giang
    Gia đình & Xã hội
  3. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Trại giam phi pháp ở Hoàng Sa

    18/07/2012 3:35

    Hành động xây dựng trại giam, đổi tên đường… trên đảo Phú Lâm nằm trong âm mưu chiếm đoạt vĩnh viễn Hoàng Sa, vốn thuộc chủ quyền Việt Nam.

    Kế hoạch xây dựng Sở ******* và trại tạm giam trên đảo Phú Lâm, thuộc Hoàng Sa và đang bị Trung Quốc chiếm đóng, được Đài truyền hình Thâm Quyến ngang nhiên thông báo trong một phóng sự phát hồi cuối tuần. Đây là hoạt động leo thang mới nhằm củng cố cho cái gọi là TP.Tam Sa cũng như cản trở hoạt động đánh bắt trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
    Ngang ngược
    Từ khi tuyên bố thành lập TP.Tam Sa bao trùm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối quyết liệt và nhiều bên đã chỉ rõ đây là quyết định sai trái, không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn bất chấp dư luận, đạo lý để tiến hành những trò “phù phép” về mặt dân sự, hành chính để củng cố sự chiếm đóng trên Hoàng Sa. Nước này ra sức nâng cấp cơ sở hạ tầng trên đảo Phú Lâm để biến nơi đây thành “thủ phủ của Tam Sa”.
    Mới nhất là việc xây dựng trại tạm giam nói trên để giam giữ ngư dân nước ngoài bị Trung Quốc bắt khi đang hoạt động ở khu vực Hoàng Sa. Hoàn Cầu thời báo ngang ngược tuyên bố trại tạm giam sẽ “giải quyết vấn đề gây đau đầu bấy lâu nay là không tìm được nơi giam giữ thích hợp cho các ngư dân nước ngoài vi phạm chủ quyền vùng biển”. Thực chất, ai cũng rõ Hoàng Sa và vùng phụ cận là phần không thể tách rời của Việt Nam, là ngư trường truyền thống bao đời nay của ngư dân ta. Chỉ có lực lượng hải giám, ngư chính của Trung Quốc là thường xuyên bắt giữ trái phép tàu cá và ngư dân Việt Nam hoạt động ở Hoàng Sa. Từ đó, có thể thấy trại tạm giam kia là nhằm vào ai. Ngoài ra, Trung Quốc đang cài ở khu vực Hoàng Sa tàu ngư chính 306 và theo thống kê của Hoàn Cầu thì chỉ trong nửa đầu năm 2012, tàu này đã bắt giữ phi pháp 4 tàu cá Việt Nam. Hồi cuối tháng 6, tàu 306 còn được gấp rút huy động tới khu vực bãi cạn Scarborough để đối đầu với tàu Philippines.
    [​IMG][​IMG]
    Doanh trại quân sự trên đảo - Ảnh: Miljinhua.com

    [​IMG][​IMG]
    Trại giam phi pháp của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm - Ảnh: Hoàn Cầu
    Bên cạnh đó, chính quyền Bắc Kinh đã xây dựng ngân hàng, bệnh viện, trụ sở *******, dân phòng, chi đội hải giám… để thể hiện “chủ quyền” phi pháp và vô hiệu đối với Hoàng Sa. Đặc biệt sau quyết định thành lập TP.Tam Sa, các cơ sở xây dựng trái phép ở Phú Lâm đều được đổi tên. Thậm chí tuyến đường chính trên đảo bị đổi thành đường Bắc Kinh. Hoàn Cầu thời báo dẫn lời chuyên gia Lưu Tử Quân cho rằng các hành động nói trên là nhằm tăng cường kiểm soát và khống chế thực địa.
    Chuẩn bị quân sự
    Song song đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc công khai ý định lập Bộ Chỉ huy quân sự Tam Sa với nòng cốt là đảo Phú Lâm nói riêng và cả quần đảo Hoàng Sa nói chung. Họ muốn biến Hoàng Sa thành căn cứ quân sự cùng với củng cố tổ chức hành chính để tạo cơ sở chiếm đoạt vĩnh viễn Hoàng Sa và tiến tới thôn tính nốt Trường Sa.
    Tân Hoa xã từng dẫn lời PGS Bạch Tú Lan của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế thuộc Trường Đảng trung ương Trung Quốc, cho rằng Tam Sa cần được tập trung đầy đủ cả hải, lục, không quân, biến nơi đây thành tiền đồn quân sự. Đáng quan ngại hơn, theo PGS Bạch, đảo Phú Lâm có thể bị biến thành địa điểm trung chuyển, tiếp vận cho tàu chiến, máy bay của Trung Quốc từ đảo Hải Nam, phục vụ mưu đồ kiểm soát cả khu vực biển Đông.
    Mới đây, dư luận cũng đặc biệt quan tâm việc Phó đô đốc Vương Đăng Bình được điều động làm Chính ủy Hạm đội Nam Hải, vốn có khu vực hoạt động ở biển Đông. Ông Vương từng giữ chức Chính ủy Hạm đội Bắc Hải và được cho là người có quan điểm cứng rắn, “diều hâu”. Truyền thông Trung Quốc từng dẫn lời viên tướng này hùng hổ tuyên bố: “Hải quân Trung Quốc quyết không để lãnh thổ thu hẹp và mất lãnh thổ. Đối với vấn đề Nam Hải (tức biển Đông - NV), chúng tôi có đủ năng lực và biện pháp”.
    Nặn ra “Cơ quan lập pháp Tam Sa”
    Trong phiên họp ngày 17.7, Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Hải Nam thông qua quyết định “thành lập tổ trù bị đại hội đại biểu nhân dân TP.Tam Sa”. Như vậy, Trung Quốc ngang nhiên chính thức khởi động kiện toàn bộ máy quản lý của Tam Sa, vốn được thành lập một cách phi pháp. Theo Tân Hoa xã, “Cơ quan lập pháp Tam Sa” sẽ gồm 60 người do dân Trung Quốc trực tiếp bầu và trụ sở bộ máy chính quyền sẽ đặt trên đảo Phú Lâm. Ngoài ra, Trung Quốc có thể chính thức mở tuyến du lịch từ Hải Nam ra các đảo nước này chiếm đóng trái phép vào cuối năm nay.
    Lucy Nguyễn
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Việt Nam chủ trì hội nghị dầu khí lớn nhất khu vực









    [​IMG]
    Lần đầu tiên Việt Nam làm chủ nhà hội nghị Ascope. Ảnh: Hoàng Lan.

    Lần đầu tiên Việt Nam làm chủ nhà hội nghị ASCOPE (diễn ra từ ngày 28 đến 30/11/2013) với khoảng 300 gian triển lãm và gần 500 đại biểu quốc tế tham dự nhằm thảo luận những vấn đề nóng bỏng về dầu khí.
    Tại buổi họp báo về hội nghị và triển lãm Hội đồng Dầu khí ASEAN (ASCOPE) lần thứ 10 diễn ra chiều 18/7, ông Đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí cho hay, hội nghị được tổ chức tại TP HCM do PetroVietnam làm chủ tọa. Đây là lần đầu tiên Việt Nam là chủ nhà.

    Các công ty sẽ trưng bày và giới thiệu những trang thiết bị kỹ thuật dầu khí hiện đại nhằm phục vụ hoạt động thăm dò, khai thác chế biến và vận chuyển dầu khí, hệ thống kiểm soát xử lý tự động... "Hội nghị cũng thảo luận những vấn đề nóng bỏng của ngành công nghiệp dầu khí. Ngoài 10 thành viên sẽ có nhiều công ty đa quốc gia, quốc tế tham dự", ông Hậu cho hay.
    Lãnh đạo PetroVietnam khẳng định, tại hội nghị các công ty cũng như tổ chức liên quan đến hoạt động dầu lửa sẵn sàng thương thảo hợp tác tuy nhiên chưa thể khẳng định cụ thể những hợp đồng nào sẽ được ký kết.
    Trả lời báo giới xung quanh vấn đề biển Đông, ông Hậu cho hay, ASCOPE không phải nơi để thảo luận về các vấn đề tranh chấp biển Đông. Tuy nhiên, các thành viên trong Hội đồng dầu khí ASEAN sẽ bàn bạc để hợp tác thăm dò dầu khí ở vùng biển riêng rẽ hoặc tại các khu vực có thỏa thuận.
    "Sau động thái mời thầu 9 lô dầu khí thuộc thềm lục địa của Việt Nam, PetroVietnam vẫn khai thác dầu khí bình thường vì địa điểm đó là của Việt Nam không cần bàn cãi", ông Hậu khẳng định với VnExpress.net.
    Hội nghị ASCOPE là sự kiện dầu khí có uy tín lớn nhất trong khu vực ASEAN được tổ chức định kỳ 4 năm một lần, luân phiên giữa các nước thành viên. Hội nghị lần thứ 9 được tổ chức tại Thái Lan.
    Hội đồng dầu khí ASEAN bao gồm 10 công ty dầu khí quốc gia/Cơ quan quản lý dầu khí: Công ty Dầu khí Quốc gia Bruinei (PetroleumBRUNEI), Cơ quan Quản lý Dầu khí Campuchia (CNPA), Công ty Dầu khí Quốc gia Indonesia (Pertamina), Bộ Năng lượng và Mỏ Nước CHDCND Lào, Công ty Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas), Công ty Dầu khí Quốc gia Myanmar (MOGE), Công ty Dầu Quốc gia Philippines (PNOC), Tập đoàn Keppel (Singapore), Công ty Dầu khí PTT (Thái Lan) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam).
    Theo Hoàng Lan
    Vnexpress
  5. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Thái Lan muốn tranh chấp Biển Đông được giải quyết song phương


    SGTT.VN - Thái Lan sẽ trở thành điều phối viên ASEAN – Trung Quốc trong vòng ba năm tới kể từ cuối tháng 7 này. Liệu Thái Lan sẽ thể hiện khả năng giải quyết tranh chấp Biển Đông như thế nào mà không làm gián đoạn sự ổn định trong khu vực?
    [​IMG]
    Ngoại trưởng Thái Lan Surapong Towijakchaikul (trái) trao đổi với Thủ tướng Campuchia Hun Sen (giữa) và ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa. Thái Lan muốn áp dụng cách thức giải quyết tranh chấp ở đền Preah Vihear vào vấn đề ASEAN. Ảnh: Reuters
    Theo bình luận của nhà báo Thanida Tansubhapol chuyên theo dõi vấn đề ASEAN của tờ Bangkok Post, ưu tiên hành động của Thái Lan trong ba năm tới rất rõ ràng: nước này cần làm việc với Trung Quốc để bảo đảm Trung Quốc thống nhất và ký kết Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Còn việc bộ quy tắc có đạt được hay không trong ba năm tới là vấn đề cần theo dõi.
    Nhà báo Thanida cho rằng trong vai trò điều phối viên, Thái Lan ít nhất phải giúp xây dựng lòng tin giữa các thành viên ASEAN và đối tác trong các cuộc đối thoại, thúc đẩy sự tin tưởng giữa những quốc gia có liên quan trong tranh chấp Biển Đông để giải toả căng thẳng trong khu vực, đồng thời làm việc chặt chẽ với Trung Quốc để chứng minh cho người bên ngoài – như nước Mỹ – thấy là ASEAN có thể tự mình quản lý xung đột.
    Trong vai trò này, nhà báo Thanida nói Thái Lan phải giữ được sự trung lập và hành động như người hoà giải để làm dịu các bên. Điều này đặc biệt quan trọng khi hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần 45 không đưa ra được thông cáo chung. Lý do là Asean không đồng thuận về nội dung có đề cập đến những vụ việc vừa qua ở Biển Đông hay không. Nhiệm vụ mang ASEAN và Trung Quốc ngồi lại vào bàn đàm phán được đánh giá là khó khăn. Cuộc thảo luận về COC giữa hai bên khó có thể diễn ra vào tháng 9 như kế hoạch, vì Bắc Kinh đã tuyên bố sẽ chỉ xem xét nghiêm túc vấn đề vào thời điểm thích hợp.
    Singapore, Indonesia và Thái Lan là ba quốc gia không liên quan đến tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, nhưng quan ngại về tình hình. Cả ba quốc gia ủng hộ việc ra một tuyên bố riêng về tình hình Biển Đông tại AMM-45, nhưng ý tưởng này bị chủ tịch ASEAN phản bác vì lý do là Trung Quốc và Philippines đã có hội đàm song phương, và căng thẳng ở bãi cạn Scarborough cũng đã dịu đi nên không cần ra tuyên bố như vậy.
    Theo nhà báo Thanida, chính quyền Bangkok tỏ ý ủng hộ việc giải quyết tranh chấp của từng quốc gia bằng con đường song phương, mà đây cũng là quan điểm của Trung Quốc. Vì Thái Lan từng có kinh nghiệm trong việc sử dụng cơ chế ASEAN để giải quyết tranh chấp biên giới với Campuchia ở khu vực đền Preah Vihear (Thái Lan và Campuchia đã ký vào thoả thuận hoà giải tại Indonesia, hai nước rút quân khỏi vùng xung đột dưới sự giám sát của quan sát viên Indonesia) nên Bangkok muốn áp dụng cách thức tương tự với vấn đề Biển Đông. Thái Lan không muốn những quốc gia khác can thiệp vào vấn đề này vì tin rằng các xung đột song phương có thể giải quyết được giữa những quốc gia liên quan. Tuy nhiên, trước hết, các quốc gia phải tự kiềm chế và lựa chọn một giải pháp đàm phán thay vì sử dụng vũ lực.
    Trong bài đăng trên báo The Nation, nhà báo Kavi Chongkittavorn cho biết Trung Quốc và Mỹ đã tích cực vận động hành lang Thái Lan để ủng hộ quan điểm của hai nước này. Thậm chí đã có gợi ý rằng nếu đề xuất của Philippines được ghi nhận trong thông cáo chung của hội nghị thì cả Trung Quốc và Philippines đều phải được nhắc đến và lên án vì hành động gây ra căng thẳng trên Biển Đông.
    Hiểu rõ vai trò của Thái Lan trong ba năm tới nên Trung Quốc đã tăng cường quan hệ với Thái Lan, đặc biệt ở lĩnh vực quân sự, bằng các chuyến thăm cao cấp giữa các lãnh đạo quân đội hai nước trong tháng 4 năm nay. Lần đầu tiên kể từ 15 năm qua một bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan cùng phái đoàn cao cấp gồm tham mưu trưởng, tư lệnh tối cao và lãnh đạo các lực lượng vũ trang đến thăm Trung Quốc. Tiếp đoàn Thái Lan là bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt và nhiều quan chức quân đội cấp cao khác.
    Tuy nhiên, quân đội Thái Lan có rất ít ảnh hưởng liên quan đến các chính sách ngoại giao, đặc biệt trong các vấn đề ASEAN, trừ phi liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia. Bộ Ngoại giao Thái Lan đã khẳng định quan điểm của người Thái: các bên liên quan giải quyết tranh chấp trên cơ sở hoà bình, hợp tác xây dựng COC và ASEAN sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối thoại để dẫn đến giải pháp cuối cùng. Vụ trưởng vụ ASEAN thuộc bộ Ngoại giao Thái Lan Arathayudh Srisamoot tuyên bố trong nhiệm vụ điều phối viên, Thái Lan sẽ không để tranh chấp Biển Đông cản trở hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc, mà sẽ đóng vai trò xây dựng để tạo ra môi trường tích cực trong khu vực nhằm thúc đẩy hợp tác các lĩnh vực thế mạnh hiện nay của ASEAN với Trung Quốc.
    Trong hai năm 2013 và 2014, Brunei Darussalam và Myanmar sẽ lần lượt đảm nhiệm chức vụ chủ tịch ASEAN. Nhà báo Kavi thể hiện quan điểm về hai quốc gia này rằng: “Thành thực mà nói, cả hai quốc gia này đều ủng hộ quan điểm của Campuchia về vấn đề Biển Đông”. Mặc dù Brunei là một trong những bên cũng tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông, nhưng quốc gia này chưa từng nêu vấn đề hoặc thể hiện quan điểm của mình trong những cuộc thảo luận gay gắt ở hội nghị AMM-45. Nhưng Brunei và Myanmar đã thể hiện lập trường rằng các tuyên bố chủ quyền chồng chéo nên được giải quyết giữa các bên liên quan thông qua đối thoại mà không được viện đến vũ lực.
    Cảnh Toàn (BKP, The Nation
  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    :-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??
    [FONT=&quot]Ký giả Tân Hoa xã phản đối Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”[/FONT]
    [FONT=&quot]Nhà báo Chu Phương sinh năm 1960, Cử nhân Anh văn (1982), Thạc sỹ Báo chí truyền thông (1989), từ 1989 đến nay là biên tập viên công tác tại Ban biên tập đối ngoại của Tân Hoa xã. Ông là một nhân vật nổi tiếng có quan điểm thẳng thắn trong làng báo Trung Quốc, hồi tháng 3 năm nay, từng gây chấn động dư luận bởi là người viết những bài đầu tiên đăng trên Blog Sina.com phê phán Bạc Hy Lai và “mô hình Trùng Khánh” ngay từ khi nhân vật này còn đang trên đỉnh cao danh vọng và quyền lực. Gần đây khi tình hình Biển Đông căng thẳng, nhất là sau khi Trung Quốc có những bước đi ngang ngược, bất chấp lẽ phải và sự thật như khẳng định yêu sách về “Đường Lưỡi bò”, lập ra cái gọi là “thành phố Tam Sa”, ông Chu Phương đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa”...[/FONT]
    [FONT=&quot]Ngày 17/7, ông cho đăng bài viết “Hiện trạng Nam Hải (Biển Đông) có lẽ sẽ kéo lùi cải cách chính trị của Trung Quốc”. Trong đó ông viết: “Ý nghĩa lớn nhất của việc lập ra “thành phố Tam Sa” là chường cho bàn dân thiên hạ thấy nỗi nhục của Trung Quốc; đồng thời cũng sẽ buộc chính phủ và quân đội Trung Quốc phải giở bài ngửa với các quốc gia xung quanh và quốc tế.... Chúng ta từ nhỏ đã được nhìn thấy tấm bản đồ Nam Hải (Biển Đông). Một đường biên giới đứt đoạn rất thô màu hồng đưa toàn bộ Nam Hải vào trong bản đồ Trung Quốc. Cho đến ngày nay chúng ta mới biết sự thực không phải như vậy. Cái đường biên giới quốc gia ấy không những các nước láng giềng và cả xã hội quốc tế không công nhận, mà ngay chính phủ và các học giả nước ta (Trung Quốc) cũng không giải thích rõ được”.[/FONT]
    [FONT=&quot]Trước đó, ngày 29/6, Chu Phương đã viết bài: “Thiết lập “thành phố Tam Sa” là trò cười quốc tế, mạnh mẽ yêu cầu hủy bỏ ngay!”. Bài này đã được nhiều diễn đàn mạng đăng lại. Chu Phương viết: “Nhiều người dân nước ta đến giờ vẫn không hiểu Nga tại sao lại lần đầu tiên tham gia cuộc diễn tập quân sự lớn Thái Bình Dương do Mỹ chủ đạo. Kỳ thực, đó chính là sự phản ứng mạnh mẽ của xã hội quốc tế trước hành động thiết lập “thành phố Tam Sa” đi ngược lại luật quốc tế và vô trách nhiệm của Trung Quốc. Nếu giai tầng lãnh đạo Trung Quốc đến giờ vẫn không đọc hiểu được thứ ngôn ngữ quốc tế chung đó thì sẽ kéo nhân dân Trung Quốc sa vào một cuộc chiến tranh không thể thoát ra. Việc thiết lập “thành phố Tam Sa” là một trò cười quốc tế điển hình. Chính phủ Trung Quốc cần sớm nhận sõ sai lầm to lớn của mình, sớm có hành động sửa chữa sai sót. Bản thân tôi mạnh mẽ kêu gọi: hãy lập tức hủy bỏ “thành phố Tam Sa”, triển khai sớm nhất có thể được việc đối thoại mang tính xây dựng với các nước xung quanh Nam Hải (Biển Đông), dốc sức cho việc làm dịu tình hình căng thẳng ở Nam Hải, loại bỏ nguy cơ chiến tranh, đưa Trung Quốc quay trở lại với đại gia đình quốc tế”.[/FONT]
    [FONT=&quot]Chu Phương viết: “Trung Quốc đã trải qua kiểu hành động tùy tiện thời “*****************”, đã tự mình nếm trải thời kỳ “chính trị thống soái”, cần phải nhận thức được mình là thành viên của đại gia đình quốc tế, cần phải tuân thủ các chuẩn tắc và quy phạm mà cả xã hội quốc tế tuân theo. Trong việc xử lý công việc quốc tế, nhất là xử lý các vấn đề phức tạp, tồn tại tranh chấp nghiêm trọng giữa các quốc gia, tuyệt đối không được tự mình hành động một mình theo quan niệm giá trị, quan niệm lịch sử và lập trường của mình, chỉ nói điều mình nghĩ; như thế không những không giúp gì cho việc giải quyết tranh chấp quốc tế, mà còn ******** hình xấu thêm, gia tăng thêm quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước xung quanh. Đồng thời cũng làm tổn hại đến hình ảnh và địa vị quốc tế của Trung Quốc, làm suy yếu tiếng nói của Trung Quốc trên quốc tế. Trong vấn đề ngoại giao, trong xử lý công việc quan hệ quốc tế, chúng ta cần phải có thêm nhiều nhà ngoại giao, nhà chiến lược quốc tế và những chính trị gia thực sự có tầm mắt tham gia vào việc quyết sách; quyết không được nghe theo tiếng gào thét của những “cuồng nhân chiến tranh” hay để cho quân sự chỉ huy chính trị. Kinh nghiệm lịch sử của tất cả các quốc gia cho thấy rõ: quân nhân can dự chính trị chỉ đem laị tai họa cho đất nước”.[/FONT]
    [FONT=&quot]Về việc chính phủ Trung Quốc vội vàng tuyên bố lập ra cái gọi là “thành phố Tam Sa” bao gồm toàn bộ vùng biển trong “Đường biên giới 9 đoạn” mà họ tự vạch ra một cách vô căn cứ, Chu Phương thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Việc thiết lập “thành phố Tam Sa” là bước đi sai lầm nhất và không sáng suốt nhất của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Nam Hải (Biển Đông), khiến cả quốc tế chê cười những nhà quyết sách Trung Quốc thiếu kiến thức về luật quốc tế muốn thông qua việc thiết lập “thành phố”, ngang nhiên đưa công hải (vùng biển quốc tế) vào lãnh hải của nước mình. Cách làm sai trái ấy không chỉ tạo ra tiền lệ quốc tế, mà còn trở thành trò cười quốc tế, tất sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc. Quá trình thiết lập “thành phố Tam Sa” thể hiện sự nóng vội và cẩu thả, rõ ràng là quyết định ngu xuẩn được đưa ra thiếu luận chứng khoa học và không sáng suốt. Hành động này không chỉ đi ngược lại luật pháp và tập quán quốc tế, mà cũng trái với những quy định pháp luật của chính Trung Quốc chúng ta về việc thành lập thành phố, càng đi ngược lại quốc sách và chiến lược phát triển hòa bình phù hợp mà Trung Quốc cần có”.[/FONT]
    [FONT=&quot]Ông phân tích: “Hành động sai lầm nguy hiểm vô trách nhiệm cuả một số người trong việc thiết lập “thành phố Tam Sa” đang đẩy nhân dân Trung Quốc sa vào miệng hố chiến tranh. Nhân dân Trung Quốc cần hòa bình, không cần chiến tranh. Trong việc xử lý vấn đề quốc tế và xử lý vấn đề quan hệ với các nước, Trung Quốc cần phải tỉnh táo, không được cuồng nhiệt. Trung Quốc cần làm một dân tộc có trách nhiệm, đứng thẳng giữa khu rừng các dân tộc thế giới; quyết không thể làm một “cô nhi thế giới” hành động ngang bướng. Trong việc giải quyết công việc quốc tế, Trung Quốc cần phải học cách tuân theo quy tắc trò chơi đã được cả quốc tế công nhận, tránh một mình một kiểu, mình khen mình hay, đừng để trở thành Triều Tiên thứ hai”.[/FONT]
    [FONT=&quot]Chu Phương thẳng thắn đề xuất ý kiến cá nhân: “Đối với vấn đề “thành phố Tam Sa”, chính phủ Trung Quốc cần sớm nhận ra sai lầm lớn lao của mình, xin đừng ngại mất thể diện mà bỏ lỡ thời cơ. Trung Quốc cần sớm hành động, sửa chữa sai sót...Kinh nghiệm lịch sử cho chúng ta thấy, một Trung Quốc cô lập sẽ không có tiền đồ. Nếu việc Nga tham gia cuộc diễn tập quân sự Thái Bình Dương vẫn chưa khiến một số chính khách và quân nhân của ta tỉnh ra, thì chờ đợi Trung Quốc sẽ chỉ là một sự kiện “Liên quân 8 nước” mới. Nhiều người chúng ta chỉ biết lên án tội ác của “Liên quân 8 nước”, mà không chịu hiểu rõ khi xưa vì sao Trung Quốc lại bị “Liên quân 8 nước” xâm lược. Thực ra, đó chính là hậu quả của việc Trung Quốc trường kỳ đóng cửa phong tỏa, tách khỏi xã hội quốc tế. Trong thế giới ngày nay, sự phát triển của một quốc gia càng cần có sự quan tâm, tham dự và giúp đỡ của xã hội quốc tế. Đừng nói gì Trung Quốc đang tự coi mình là “quốc gia đang phát triển”, mà ngay cả Mỹ, “Siêu cường quốc duy nhất thế giới” hiện cũng đang ngày càng biết cách lợi dụng và dựa vào xã hội quốc tế để đạt được mục đích của mình”.[/FONT]
    [FONT=&quot]Ông kết luận: “Thiết lập “thành phố Tam Sa” là hành động tự cô lập mình của Trung Quốc, là một sai lầm chiến lược to lớn cần phải nhanh chóng sửa chữa!”.[/FONT]
  7. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    Không ngủ được hả bác ? ;))
  8. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    http://www.thanhnien.com.vn/news/pages/200726/198860.aspx

    Người Mỹ "ngán" hàng Trung Quốc

    30/06/2007 0:18
    [​IMG]

    Hải sản được bày bán tại chợ ở Bắc Kinh, Trung Quốc - Ảnh: Reuters Mức độ an toàn của các sản phẩm nguồn gốc Trung Quốc đang được báo động tại Mỹ. Giới chức Washington vừa áp dụng một loạt các biện pháp, trong đó có lệnh thu hồi và cấm nhập một số sản phẩm của Trung Quốc.


    Theo Hãng tin Reuters, Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) hôm 28.6 tuyên bố sẽ ngừng nhập 5 loại hải sản có xuất xứ từ Trung Quốc, gồm cá tra, tôm, cá ba sa, cá đác (thuộc họ cá chép) và cá chình. Lệnh cấm sẽ được áp dụng trừ phi nhà sản xuất chứng minh được rằng sản phẩm của họ không chứa dư lượng chất kháng sinh nguy hiểm. Đây là những sản phẩm mới nhất của Trung Quốc bị lọt vào danh sách những thực phẩm không an toàn đối với người tiêu dùng Mỹ.
    Theo FDA, quyết định trên đã được đưa ra sau khi cơ quan này liên tục nhận được các báo cáo cho thấy có hàm lượng thuốc mà phía Mỹ cấm trong khoảng 15% lô hàng hải sản đến từ Trung Quốc từ tháng 10.2006 đến tháng 5.2007, trong đó có các chất nitrofuran, fluoroquinolone, phẩm malachite...

    Hôm qua, Báo Beijing News đưa tin Bắc Kinh ra lệnh cấm 10 loại thuốc có thể gây nguy hiểm đến bệnh nhân. Các hiệu thuốc trong thành phố được yêu cầu ngưng bán ngay những loại thuốc trên và giới truyền thông phải đăng thông tin đính chính nếu đã quảng cáo chúng.
    Mặc dù cấm nhập khẩu, các quan chức FDA cho biết không yêu cầu thu hồi các loại hải sản trên vì lượng thuốc kháng sinh chỉ "hơi" vượt quá ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, tổ chức trên cho rằng khả năng nguy hiểm vẫn có trong trường hợp sử dụng thực phẩm lâu dài. Trước vụ hải sản, Mỹ đã báo động một loạt các sản phẩm gây nguy hiểm đến sức khỏe người tiêu dùng đến từ Trung Quốc. Nói theo thượng nghị sĩ R.Durbin thì đây là thời điểm hàng hóa "made in China" trở thành thương hiệu bị cảnh giác tại Mỹ. Hồi đầu tuần, một số nghị sĩ Mỹ đã yêu cầu thu hồi 450.000 lốp xe Trung Quốc do Công ty cao su Hàng Châu sản xuất vì không bảo đảm chất lượng, gây ra một số trường hợp tai nạn tại Mỹ.
    Hôm 27.6, lò bằng men sứ của Công ty Lasko và đồ chơi của Hãng Schylling cũng bị nhà chức trách Mỹ yêu cầu thu hồi vì lý do an toàn. Hơn 1 triệu xe lửa đồ chơi cũng đã bị thu hồi vào ngày 13.6 vì có sơn nhiễm chì. Còn về kem đánh răng có chứa hóa chất độc hại, Báo New York Times hôm 28.6 cảnh báo mức độ ảnh hưởng có thể lan rộng hơn dự tính.
    Khoảng 900.000 tuýp kem đánh răng có chứa diethylene glycol đã được phân phối cho nhiều bệnh viện tâm thần, bệnh viện công cộng, nhà tù và trung tâm giáo dưỡng trẻ vị thành niên tại các bang Georgia, Bắc Carolina, Nam Carolina, Florida. Vào ngày 27.6, Nhật Bản cũng ra lệnh thu hồi hàng triệu túyp kem đánh răng Trung Quốc với lý do tương tự.
    Trước sức ép đó, Trung Quốc đã lên tiếng rằng "thực phẩm xuất khẩu của Trung Quốc được bảo đảm chất lượng" và cho biết cũng đã phát hiện những lô hàng nhập khẩu kém phẩm chất, cụ thể là lô hàng mứt cam và bơ từ Mỹ. Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết sẽ có các biện pháp mạnh tay với hàng nhập khẩu kém chất lượng. Sau lệnh cấm của Mỹ về 5 loại hải sản, Bắc Kinh hôm qua kêu gọi các đối tác kinh doanh khác hãy chấp nhận sản phẩm của Trung Quốc trừ phi chúng vi phạm các điều khoản hợp đồng hoặc luật pháp.
    Thuỵ Miên
  9. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136

    Thợ máy Mỹ phản đối thương vụ bán hãng máy bay cho Trung Quốc

    17/07/2012 16:45
    [​IMG]

    Hãng máy bay bị phá sản Hawker Beechcraft đang trong quá trình đàm phán để được sang tay cho một công ty quốc phòng Trung Quốc - Ảnh: Reuters (TNO) Công đoàn thợ máy Mỹ hôm 16.7 đã đệ đơn khiếu nại lên tòa án để phản đối việc hãng chế tạo máy bay đang phá sản Hawker Beechcraft bị bán cho một công ty Trung Quốc, hành động mà họ cho là có thể gây mất việc làm cho người dân trong nước và đe dọa an ninh quốc gia, theo tin tức từ Reuters.

    Hiệp hội Thợ máy và Công nhân Hàng không Quốc tế kiến nghị thương vụ nói trên nên được các cơ quan giám sát liên bang Mỹ và quan chức chính phủ theo dõi sát.
    Vào tuần trước, Hawker Beechcraft thông báo rằng họ đang trong quá trình đàm phán sang nhượng lại hãng cho Công ty quốc phòng Superior Aviation Beijing Co (Trung Quốc). Giá trị sang nhượng được tiết lộ là vào khoảng 1,8 tỉ USD.
    Superior Aviation Beijing Co là một công ty liên doanh do tập đoàn nhà nước Trung Quốc Beijing E-Tong International Investment & Development Co nắm 60% cổ phiếu, theo Reuters.
    Công đoàn thợ máy Mỹ cho biết họ nộp đơn khiếu nại vì lo ngại thương vụ nói trên sẽ dẫn đến việc chuyển giao công nghệ quân sự Mỹ cho Trung Quốc, làm mất nhiều việc làm trong nước và làm tổn hại đến an ninh quốc gia.
    Vụ mua bán này cũng sẽ khiến hơn 3.500 thợ máy làm việc tại Hawker Beechcraft mất hết các trợ cấp việc làm.
    Đáp lại sự lo ngại của công đoàn, lãnh đạo Hawker Beechcraft nói rằng trong thỏa thuận đang đàm phán với đối tác Trung Quốc có kèm theo điều khoản duy trì lực lượng lao động cũ.
    Được biết, Hawker Beechcraft thuộc sở hữu của tập đoàn tài chính Goldman Sachs (Mỹ) và quỹ đầu tư Onex (Canada).
    Hoàng Uy
  10. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120713/my-muon-dot-dong-phuc-olympic-do-trung-quoc-san-xuat.aspx


    Mỹ muốn đốt đồng phục Olympic do Trung Quốc sản xuất


    13/07/2012 13:05

    (TNO) Một nhà làm luật Mỹ đề nghị đốt bỏ những bộ đồng phục dành cho đội tuyển nước này tham dự Olympic London 2012, vì chúng được sản xuất tại Trung Quốc.

    “Tôi nghĩ chúng ta nên lấy hết tất cả các bộ đồng phục thi đấu chất đống và đốt hết. Các vận động viên phải mặc những bộ đồng phục mang theo biểu tượng của nước Mỹ”, AFP dẫn lời nhà làm luật Harry Reid phát biểu tại thủ đô Washington, Mỹ vào ngày 12.7.
    Lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi cũng bày tỏ sự thất vọng về vụ đồng phục thi đấu Olympic do Trung Quốc sản xuất này.
    “Chúng ta tự hào cử những vận động viên xuất sắc đại diện cho nước Mỹ tham dự Olympic London 2012 (bắt đầu vào ngày 27.7 - PV). Họ nên khoác trên mình những bộ đồng phục thi đấu do chính nước Mỹ sản xuất”, theo bà Pelosi.

    [​IMG]
    Nhà làm luật Harry Reid đứng phát biểu, đòi “tẩy chay” đồng phục thi đấu Olympic có xuất xứ từ Trung Quốc - Ảnh: AFP
    Một số nghị sĩ Mỹ khác cũng viết thư yêu cầu Ủy ban Olympic nước này không nên dùng đồng phục thi đấu do Trung Quốc sản xuất.
    Hồi tháng 5.2012, đội tuyển Olympic của Úc cũng gửi đơn kiến nghị, yêu cầu Ủy ban Olympic nước này “tẩy chay” đồng phục thi đấu có xuất xứ từ Trung Quốc.
    Phúc Duy

Chia sẻ trang này