1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Làm giàu từ Chứng khoán - những thông tin bổ ích ( t4)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 09/07/2012.

5095 người đang online, trong đó có 393 thành viên. 14:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 42598 lượt đọc và 584 bài trả lời
  1. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136

    Thứ Tư, 18/07/2012, 16:27 (GMT+7)

    Đình chỉ thêm một phòng khám có bác sĩ Trung Quốc
    TTO - Sáng 18-7, GĐ Sở Y tế Nguyến Khắc Hiền cho hay sẽ sớm đình chỉ hoạt động phòng khám 59 Khương Trung, Hà Nội vì phát hiện phòng khám này có 1 bác sĩ người Trung Quốc làm việc không phép, bán thuốc không rõ nguồn gốc và kê đơn sẵn để dùng cho tất cả bệnh nhân, không kể loại bệnh lý và tình trạng sức khỏe.
    >> Phòng khám Maria bất chấp lệnh đình chỉ
    >> Phải kiên quyết với phòng khám Trung Quốc
    Ông Hiền cũng cho biết theo đăng ký hiện hành, Hà Nội có 17 thầy thuốc người Trung Quốc làm việc tại 13 phòng khám. Tới đây, Sở Y tế sẽ tiến hành thanh tra đột xuất, không báo trước, tại các phòng khám này.
    Trước đó, Chánh thanh tra Bộ Y tế Đặng Văn Chính cho hay Thanh tra Bộ Y tế đang phối hợp với Vụ y dược cổ truyền kiểm tra các phòng khám có yếu tố nước ngoài. Hiện đoàn đã hoàn tất kiểm tra tại TP.HCM và Cần Thơ, sắp tới sẽ tiếp tục kiểm tra tại Hà Nội.
    L.ANH
    (1)

    Ý kiến bạn đọc

    Mất bò mới lo làm chuồng
    18/07/2012 17:13:48

    Ông cha ta có câu "mất bò mới lo làm chuồng", thật ra kẽ hở của pháp luật Việt Nam đang bị các đối tượng xâm phạm gây nguy hại rất lớn cho toàn xã hội. Truyền thông và quảng bá cũng đang tiếp tay cho các phòng khám Trung Quốc.

    Trần Tiến Đức

  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  3. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Việt Nam mua tên lửa chống hạm siêu âm cho Su-30MK27/18/2012 11:10:00 PM | Lượt xem: 0 PM
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - Theo báo cáo năm 2011 của Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật (KTRV, Nga), Nga có hợp đồng bán cho Việt Nam tên lửa chống hạm Kh-31A trang bị cho máy bay tiêm kích đa năng Su-30MK2.
    Hợp đồng có trị giá 49,65 triệu USD, thời gian chuyển giao tên lửa là năm 2012.

    Các hợp đồng tên lửa chống hạm đáng chú ý khác là bán tên lửa chống hạm Uran-E cho Algeria (6,67 triệu USD, 2012 và 31,4 triệu USD, 2013), Ấn Độ (59,1 triệu USD, 2013), Syria (43,5, 2012-2013).

    Tên lửa chống hạm chiến thuật Kh-31A được trang bị đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-31, dùng để tiêu diệt hạm tàu có lượng giãn nước đến 4.500 tấn. Tên lửa có khả năng đột phá hệ thống phòng không có tổ chức, nhiều tầng của binh đoàn tàu chiến lớn của đối phương.

    Kh-31A có thể sử dụng bất kể ngày đêm, trong mọi điều kiện thời tiết, khi có sóng biển cấp 4-5, khi có đối kháng điện tử và hỏa lực mạnh của đối phương. Tên lửa có thể tấn công mục tiêu với tọa độ biết trước hay mục tiêu do radar trên máy bay mang phát hiện được (phương pháp cơ bản).

    Tên lửa có thể đạt tốc độ bay 1,5M, tầm bắn 5-70 km. Đầu tự dẫn ARGS-31 có khả năng chống nhiễu cao, có thể lựa chọn mục tiêu trong nhóm mục tiêu cùng loại dày đặc. Xác suất trúng đích 0,55. Khi phát hiện có radar địch chiếu xạ, tên lửa có thể áp dụng thủ đoạn chống tên lửa là cơ động vọt cao với quá tải đến 10g.

    Phần chiếu đấu kiểu xuyên 9М2120 dùng để tiêu diệt tàu chiến dạng khu trục, frigate, tàu tên lửa, tàu cánh ngầm, tàu đệm khí, máy bay hiệu ứng bề mặt. Tên lửa diệt mục tiêu bằng cách kích nổ đầu đạn sau khi xuyên vào bên trong tàu địch khi bắn trúng trực tiếp, hoặc bằng hiệu ứng phá-mảnh khi tên lửa bay bên trên mục tiêu.

    Để tiêu diệt 1 tàu khu trục, cần 2,5 quả Kh-31A, tiêu diệt tàu tên lửa cần 1 quả.

    Theo thông tin công khai của Nga thì một quả Kh-31A có giá ước 500.000-700.000USD. Như vậy, số lượng tên lửa mà Việt Nam mua theo hợp đồng trên dự đoán khoảng 70-100 quả.





    Nguồn: rbase, airwar, bmpd, 15.7.12.
  4. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136

    Đề nghị Thủ tướng *************** sớm gạt bỏ hiểm họa từ táo độc Trung Quốc

    Đăng bởi Ban Biên Tập ngày 18/06/2012


    Đẹp mà độc
    Thời gian gần đây, nhiều người tiêu dùng trong cả nước đang cảm thấy vô cùng bất an và lo ngại trước thông tin táo Fuji Trung Quốc được trồng theo công nghệ cực độc đang được bày bán nhan nhản khắp nơi, từ Chợ đầu mối đến chợ lẻ, cửa hàng, sạp trái cây, thậm chí là các sạp lề đường…Với giá bán trung bình từ 36.000 – 38.000 đồng/kg. Tại TPHCM, táo, lê, cam, quýt, đào, nho…là những loại trái cây ưa thích và chiếm phần lớn lượng tiêu thụ trong các loại hoa quả. Đây cũng là mặt hàng được nhập về với lượng lớn từ Trung Quốc.
    [​IMG]Người tiêu dùng cần tẩy chay táo Trung Quốc (ảnh TNO)

    Theo thông tin từ các phương tiên truyền thông cho biết, điều đáng sợ nhất là khi ăn phải táo Fuji Trung Quốc, người tiêu dùng có thể mắc những triệu chứng ngộ độc như co giật, sốt, bất tỉnh, ói mửa…Vì nông dân trồng táo đã bọc táo từ lúc còn non đến lúc chín bằng loại túi tẩm thuốc trừ sâu cấm sử dụng. Hiện nay, bệnh tật xuất hiện ngày càng nhiều, trong đó căn bệnh ung thư được nhiều người cho rằng có liên quan trực tiếp đến thói quen ăn uống các sản phẩm có nhiều dư lượng thuốc trừ sâu.
    Tăng cường kiểm tra
    Trước những thông tin dồn dập về rau củ quả Trung Quốc không an toàn đã tác động mạnh đến người tiêu dùng. Vì thế, thay trông cậy vào sự can thiệp từ phía chính quyền địa phương và Nhà nước thì bản thân những người nhiều người trong nước hãy là người “tiêu dùng thông thái” gạt bỏ tâm lý ham rẻ, đẹp mà mua hàng Trung Quốc, chúng ta hãy nêu cao khẩu hiệu “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tẩy chay hàng Trung Quốc.
    Phần lớn các loại trái cây Trung Quốc được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam qua các cửa khẩu tiểu ngạch ở Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh…Tất nhiên, việc kiểm tra các loại dư lượng chất độc hại trong trái cây được tiến hành ngay tại các cửa khẩu. Theo đó, lực lượng kiểm tra tại các cửa khẩu cần phải được siết chặt hơn, có quy trình kiểm dịch, thủ tục hải quan nghiêm ngặt từ phía nước xuất và nước nhập
    Ngoài ra, khi vào Việt Nam Doanh Nghiệp nhập khẩu phải có tờ khai hàng hóa nhập khẩu ghi rõ số lượng, chủng loại, nguồn gốc… được Hải quan xác nhận, và có Giấy phép Kiểm dịch Thực vật Nhập khẩu cũng như chứng nhận kiểm dịch cho từng lô hàng.
    Về phía chính quyền, Bộ ******* cần phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, lấy các mẫu táo Trung Quốc xét nghiệm để kịp thời đưa ra cảnh báo tới người tiêu dùng.
    Mộc Miên
  5. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Đề xuất vũ trang cho ngư dân Trung Quốc: Mưu đồ thâm hiểm!

    19/07/2012 14:11

    (TNO) Một quan chức hàng đầu trong ngành ngư nghiệp Trung Quốc thúc giục chính phủ nước này vũ trang và huấn luyện quân sự cho 100.000 ngư dân Trung Quốc để tràn xuống biển Đông đối đầu với các nước trong khu vực.

    Đề xuất cực kỳ thâm hiểm về việc biến những ngư dân Trung Quốc thành dân quân được ông Hạ Kiến Bân, Chủ tịch Tập đoàn quốc doanh Ngư nghiệp Bảo Sa tại tỉnh Hải Nam, đưa ra trong một bài bình luận trên tờ Thời báo Hoàn cầu ngày 28.6.
    Ông Hạ Kiến Bân tuyên bố: “Nếu chúng ta đưa 5.000 tàu cá ra biển Đông, sẽ có 100.000 ngư dân tại đó… Và nếu chúng ta biến họ thành những dân quân, cấp vũ khí cho họ, chúng ta sẽ có một lực lượng quân sự mạnh hơn tất cả các nước khác ở biển Đông gộp lại”.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Quan chức ngành ngư nghiệp Trung Quốc kín đáo tiết lộ rằng Trung Quốc không gặp vấn đề gì với việc triển khai nhiều tàu cá. “Chỉ riêng tại tỉnh Hải Nam, chúng ta hiện có hơn 23.000 tàu cá, với 225.000 ngư dân lão luyện”, ông Hạ phát biểu.
    “Mỗi năm, từ tháng 5 đến tháng 8, khi hoạt động đánh bắt tạm ngưng, chúng ta nên huấn luyện các ngư dân/dân quân kỹ năng đánh bắt, sản xuất và hoạt động quân sự, biến họ thành lực lượng dự bị trên biển, và sử dụng họ để giải quyết các vấn đề tại biển Đông”, ông này tiếp tục.
    Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã liên tục sử dụng tàu cá để gia tăng khiêu khích với gần như tất cả các nước trong khu vực, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và Philippines.
    Các tàu cá Trung Quốc dưới sự hộ tống của những tàu ngư chính và hải giám đã ồ ạt đổ xuống biển Đông, làm gia tăng căng thẳng tại khu vực.
    Cụ thể, trong vài tháng qua, hàng chục tàu cá Trung Quốc liên tục xuất hiện tại bãi cạn Scarborough, khu vực tranh chấp với Philippines tại biển Đông.
    Mới đây nhất, một đội 30 chiếc tàu cá Trung Quốc đã xuất hiện tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam và đánh bắt trái phép tại đây. Hoạt động phi pháp này hiện vẫn tiếp diễn bất chất những phản đối của phía Việt Nam.
    Các tàu cá Trung Quốc thường rất hung hăng khi đối đầu với các tàu công vụ nước ngoài, không ngần ngại đâm tàu vào lực lượng tuần duyên của các nước.
    Vào hôm 17.7, lực lượng tuần duyên Nga đã bắt giữ hai tàu cá Trung Quốc sau khi buộc phải nổ súng để khống chế các tàu này, theo truyền thông Nga. Các tàu cá Trung Quốc bị tố cáo đã đâm vào tàu tuần duyên Nga.
    Các ngư dân Trung Quốc cũng liên tục đụng độ với lực lượng tuần duyên các nước Nhật Bản, Hàn Quốc. Vào ngày 30.4, nhà chức trách Hàn Quốc cho biết 9 ngư dân Trung Quốc đã bị bắt sau khi dùng dao đâm khiến bốn cảnh sát biển Hàn Quốc bị thương. Vào ngày 19.4, một ngư dân Trung Quốc tên Trần Đại Vị đã bị tuyên án 30 năm tù vì đâm chết một cảnh sát biển Hàn Quốc vào tháng 12.2011.
    Thậm chí, tại một đất nước bé nhỏ và xa xôi như Palau, nằm cách tỉnh Hải Nam hơn 2.900 km, các ngư dân Trung Quốc cũng đối đầu với nhà chức trách địa phương. Vào ngày 2.4, cảnh sát đảo quốc Palau đã bắn chết một ngư dân Trung Quốc và bắt giữ 25 người khác, những người bị Palau tố cáo đánh bắt trộm trong vùng biển nước này. Nhà chức trách Palau khi đó đã tố cáo các ngư dân Trung Quốc cố tình đâm vào tàu tuần duyên của họ.
    Sơn Duân
  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    @ptkh ới ời ![};-[};-[};-[};-[};-[};-
    [​IMG]
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  8. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Nợ công tiếp tục chèn lấn “nợ tư”





    [​IMG]
    Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, hết nửa đầu năm 2012 so với cuối 2011, trong khi tín dụng chỉ tăng 0,76% thì ngược lại, trái phiếu chính phủ lại rất “được mùa”.
    Liệu từ nay đến hết năm, xu thế giữa nợ công và “nợ tư” sẽ như thế nào?

    Tại cuộc họp sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nhận định, bức tranh tín dụng 6 tháng cuối năm vẫn khá “u ám” mặc dù diễn biến tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm có phần tích cực: tháng 1 và 2 âm 2,04% và âm 0,18% nhưng đến tháng 3: 0,95%; tháng 4: 0,69%; tháng 5: 0,56% và tháng 6 là 0,89%.

    Tín dụng nhường chỗ cho trái phiếu

    Theo Thống đốc, có 4 nguyên nhân dẫn đến tín dụng sụt giảm.

    Một là, cầu tín dụng ở mức thấp do doanh nghiệp gặp khó khăn trong mở rộng đầu tư, hàng tồn kho lớn, khả năng hấp thụ vốn thấp nên rủi ro hoạt động ngân hàng gia tăng dẫn đến nhiều tổ chức tín dụng dâng rào cản kỹ thuật để hạn chế tiếp cận vốn.

    Hai là, dù kỳ vọng lạm phát xuống thấp nhưng một số đơn vị vẫn niêm yết lãi suất kỳ hạn trên 12 tháng ở mức cao hơn 12%/năm.

    Ba là, lãi suất cho vay bằng VND đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, nhất là tỷ trọng dư nợ tín dụng có mức lãi suất cao vẫn khá lớn.

    Bốn là, phần lớn các tổ chức tín dụng đảm bảo các chỉ số an toàn vốn nhưng cân đối nguồn vẫn chưa tốt mà rõ nhất là sự cân đối kỳ hạn giữa đầu vào và đầu ra. Bên cạnh đó, nợ xấu tăng nhanh cũng khiến cho ngân hàng dè dặt mở hầu bao. Trong khi tín dụng èo uột thì thị trường trái phiếu Chính phủ lại khá sôi động khi nhìn từ diễn biến lãi suất và khối lượng giao dịch cũng như tính thanh khoản.

    Thống kê từ Nhóm nghiên cứu thị trường của BIDV cho thấy: nếu như từ đầu năm đến tháng 2/2012, mặt bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ duy trì mức cao từ 12,25 - 12,75%/năm, doanh số giao dịch “ảm đạm” với mức 5.000 tỷ đồng do thị trường vẫn nghi ngại về sự ổn định của kinh tế vĩ mô, lạm phát vẫn cao, thanh khoản ngân hàng kém thì từ đầu tháng 2 đến giữa tháng 5/2012, hoạt động thị trường trở nên nhộn nhịp.

    Theo đó, doanh số giao dịch trong tháng 5/2012 đạt tới 20 nghìn tỷ đồng, lãi suất giảm mạnh từ mức 12,25 - 12,75%/năm xuống còn 9,5%/năm. Kết quả này là do thị trường trái phiếu Chính phủ được hỗ trợ bởi các yếu tố: lạm phát giảm rõ rệt, thanh khoản ngân hàng được củng cố, cầu tín dụng vẫn thấp và đặc biệt là một lượng lớn trái phiếu Chính phủ ước khoảng 20 nghìn tỷ đồng rơi vào thời điểm đáo hạn.

    Bên cạnh đó, số lượng thành viên tham gia thị trường đông đảo hơn, tỷ lệ trúng thầu so với gọi thầu tới 70%; tổng giá trị trái phiếu Chính phủ phát hành tới 55 nghìn tỷ đồng, con số quá ấn tượng so với cùng kỳ 2010, 2011 và vượt quá khối lượng trái phiếu Chính phủ đáo hạn cả năm 2012 (35 – 37 nghìn tỷ đồng).

    Bên cạnh sự thành công của trái phiếu Chính phủ thì trong nửa đầu 2012, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) còn phát hành thành công gần 20 nghìn tỷ đồng, đủ bù đắp số lượng tiền tương đương phải đáo hạn khoảng thời gian này.

    Đối với thị trường thứ cấp trái phiếu Chính phủ, trong 6 tháng đầu năm tổng giá trị giao dịch đạt gần 70 nghìn tỷ đồng, khá cao so với cùng kỳ 2 năm liền kề.

    Tiếp tục “lệch chân” hay giằng co?

    Tại cuộc họp sơ kết nói trên, Ngân hàng Nhà nước đưa ra mục tiêu trong 6 tháng cuối năm, tăng trưởng tín dụng đạt mức từ 8 - 10% so với cuối năm 2011. Nếu chốt tỷ lệ tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm là 0,76% thì “hạn ngạch” tín dụng những tháng còn lại cả năm từ 7,4 - 9,4% và như vậy, bình quân mỗi tháng, tín dụng phải tăng 1,23 - 1,56%. Liệu tỷ lệ này có trở thành hiện thực trong bối cảnh hiện nay?

    Theo phân tích của Nhóm nghiên cứu BIDV, có 2 điểm sáng nổi lên giúp tín dụng có thể tăng ở mức 8 - 10% trong năm nay và giảm bớt sự lệch chân giữa kênh trái phiếu Chính phủ và tín dụng.

    Thứ nhất, mặc dù kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ từ nay đến hết năm hứa hẹn một lượng cung khá lớn, đó là: Kho bạc Nhà nước dự kiến phát hành 45 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ chào bán trên thị trường sơ cấp; VDB dự kiến phát hành thêm 13 nghìn tỷ đồng nhưng cầu trái phiếu Chính phủ chỉ tăng nhẹ.

    Bởi lẽ, tổng lượng đáo hạn trái phiếu Chính phủ từ này đến cuối năm không nhiều, chỉ khoảng 15 nghìn tỷ đồng trong khi với trái phiếu của Ngân hàng Phát triển (VDB) cũng chỉ 2.000 tỷ đồng. Nói cách khác, cung tiền từ đáo hạn trái phiếu không nhiều nên góp phần giảm cầu đối với loại hàng hoá này.

    Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra quyết tâm củng cố thanh khoản, giảm mạnh lãi suất cả ở thị trường 1 và 2, nhờ đó, chi phí vốn sẽ rẻ hơn, kích thích hồi phục sản xuất, hỗ trợ cho tăng trưởng tín dụng nhích dần lên. Điều này, sẽ giúp cho kênh tín dụng bớt “lép vế” trước kênh trái phiếu Chính phủ so với 6 tháng đầu năm.

    Hay nói cách khác, ngân hàng sẽ mở rộng hầu bao cho vay đối với nền kinh tế, giảm bớt đầu tư vào kênh trái phiếu Chính phủ và các loại giấy tờ có giá do Chính phủ bảo lãnh.

    Tuy nhiên, theo phân tích của ông Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, hiện nợ xấu toàn ngành lên tới 10% GDP, con số này theo Ngân hàng Nhà nước cung cấp là 8,6% tổng dư nợ tín dụng (hiện khoảng 2,6 triệu tỷ đến 2,7 triệu tỷ đồng).

    Muốn phá thế đóng băng tín dụng thì phải xử lý dứt điểm nợ xấu, tất nhiên không phải giải quyết ngay nhưng chí ít, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phải đưa ra thông điệp rõ ràng về các giải pháp giải quyết số nợ xấu này.

    Như thế, sẽ tạo điều kiện để bảng cân đối tài sản của cả ngân hàng và doanh nghiệp lành mạnh hơn nhằm cải thiện quan hệ mua bán vốn đang đóng băng như nhiều tháng qua.

    Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam
  9. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Bội chi NSNN đến ngày 15/7/2012 là 83.980 tỷ đồng





    [​IMG]
    Thu ngân sách nhà nước đến hết ngày 15/7/2012 ước đạt 369.225 tỷ đồng, bằng 49,9% dự toán.
    Dù phải đối mặt với nhiều yếu tố bất ổn của nền kinh tế trong và ngoài nước nhưng bức tranh về ngân sách Nhà nước 15 ngày đầu tháng 7 vẫn có nhiều điểm sáng.

    Về thu ngân sách nhà nước

    Mặc dù thu NSNN 15 ngày đầu tháng 7 đạt khá so với cùng kỳ tháng trước, do một số khoản thu phát sinh theo quý (thuế thu nhập doanh nghiệp, thu chênh lệch thu chi ngân hàng nhà nước... đến kỳ kê khai nộp thuế quý II/2012 theo chế độ), nhưng vẫn ở mức thấp so với yêu cầu thu NSNN.

    Luỹ kế thu NSNN đến hết ngày 15/7/2012 ước đạt 369.225 tỷ đồng, bằng 49,9% dự toán, trong đó: thu nội địa ước đạt 234.445 tỷ đồng, đạt 47,4% dự toán; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục ở mức thấp, đạt 38,3% so với dự toán. Đây là mức thấp trong những năm gần đây.

    Riêng thu từ dầu thô tiếp tục trở thành thành tố quan trọng trong việc bù đắp sự giảm thu từ một số nguồn thu quan trọng khác (do giá dầu thanh toán bình quân khoảng 114,5 USD/thùng, cao hơn 29,5 USD/thùng so với giá xây dựng dự toán). Tính đến hết ngày 15/7/2012, thu từ dầu thô lũy kế thực hiện đến 15/7 ước đạt 62.430 tỷ đồng, tương đương với 71,8% so với dự toán.

    Nguyên nhân của tiến độ thực hiện dự toán thu NSNN đạt mức thấp so với cùng kỳ năm 2011 và so với năm 2012 chủ yếu là do những khó khăn mà nền kinh tế gặp phải trong những tháng đầu năm 2012. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn, sức mua của người dân ở mức thấp.

    Ngoài ra, việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ về tài khóa để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường ban hành gần đây như Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ cũng đã tác động làm giảm số thu NSNN trên một số phương diện, trong khi đó các tác động lan tỏa của những giải pháp này trong việc thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phải có thời gian mới có thể phát huy được.

    Về chi ngân sách nhà nước

    Chi NSNN 15 ngày đầu tháng ước đạt 39.310 tỷ đồng; luỹ kế chi NSNN đến hết ngày 15/7/2012 ước đạt 453.205 tỷ đồng, bằng 50,2% dự toán, tập trung đảm bảo các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản chi trả nợ đến hạn, đảm bảo chi trả kịp thời các khoản lương và các khoản có tính chất lương đến các đối tượng thụ hưởng NSNN góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.

    Trong đó: chi đầu tư phát triển đạt 49,7% dự toán, chi trả nợ và viện trợ đạt 56,3% dự toán, chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, an ninh, quản lý nhà nước (bao gồm cả chi cải cách tiền lương) đạt 51,1% dự toán.

    Bội chi NSNN lũy kế đến ngày 15/7/2012 là 83.980 tỷ đồng, bằng khoảng 60% mức bội chi cả năm 2012 đã được Quốc hội phê duyệt (140,2 nghìn tỷ đồng).

    Tình hình thực hiện NSNN 15 ngày đầu tháng 7 năm 2012
    Đơn vị : tỷ đồng

    [​IMG]



    Nguyễn Quân

    Theo TTVN
  10. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Thống đốc: 'Không thể cứu doanh nghiệp bằng mọi giá





    [​IMG]
    Nhiều doanh nghiệp than thở chưa được giảm lãi suất về 15% một năm. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

    Tại cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp với ngân hàng, ông Nguyễn Văn Bình cho biết, dù tìm mọi cách tháo gỡ khó khăn nhưng không phải bằng mọi giá và cứu mọi doanh nghiệp.
    Ngoài lãnh đạo các ngân hàng cổ phần, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình và Phó thống đốc Nguyễn Đồng Tiến sẽ trực tiếp nghe những "thở than" của doanh nghiệp để tìm giải pháp về lãi suất, cơ cấu lại nợ xấu cũng như xử lý tài sản.

    Vấn đề trọng tâm sẽ bàn tại hội nghị là việc mặt bằng lãi suất cần điều chỉnh thêm như thế nào để doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội cũng cho biết sẽ tìm mọi cách giải quyết các thủ tục để hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho ngân hàng cũng như doanh nghiệp, trong đó có việc xử lý nợ xấu bất động sản.


    Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các nhà băng đưa lãi suất những khoản vay cũ về dưới 15% một năm trên toàn hệ thống để "giải cứu" các doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, mặc dù đã có chỉ đạo của Thống đốc nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng được tiếp cận với lãi suất dưới 15% một năm. Nhiều chủ doanh nghiệp phàn nàn, ngân hàng chỉ gật đầu giảm lãi suất với doanh nghiệp "khỏe" thay vì làm đồng loạt như chỉ thị.
    Thay vì triển khai kế hoạch ngành ngân hàng 6 tháng cuối năm, Thống đốc chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước TP Hà Nội chuyển thành hội nghị đối thoại trực tiếp giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Đây là buổi đối thoại giữa ngân hàng và 100 doanh nghiệp, với sự tham gia của lãnh đạo cấp cao thành phố, Ngân hàng Nhà nước Trung ương, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội. Về điểm này, tại cuộc đối thoại đang diễn ra,Thống đốc Nguyễn Văn Bình thẳng thắn đề nghị các doanh nghiệp chia sẻ những khó khăn và "ba mặt một lời" đối thoại với ngân hàng.

    Ông bộc bạch: "Ở đâu đó theo phản ánh của báo chí, có một số nơi chưa thực hiện. Nhưng tam sao thất bản. Tôi mong muốn ngay tại hội nghị này các doanh nghiệp còn vấn đề gì cần đề nghị, còn bức xúc với ngân hàng thì trao đổi thẳng thắn. Ngân hàng cũng vậy. Trên cơ sở đó, ủy ban nhân dân TP Hà Nội tìm giải pháp tháo gỡ".
    Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cho biết, doanh nghiệp nào có tiềm năng, nếu vượt qua thời gian hiện nay và có cơ hộ phát triển thời gian tới thì ngân hàng cần chia sẻ. Tuy nhiên, ông Bình thẳng thắn, hệ thống ngân hàng không thể bằng mọi giá cứu mọi doanh nghiệp được.

    "Với các doanh nghiệp, dù có qua khỏi giai đoạn này nhưng tương lai dự báo rất khó khăn và không có cơ hội phát triển dài hạn thì hệ thống ngân hàng cũng kiên quyết làm sao để có thể loại trừ doanh nghiệp đó. Tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhưng không phải bằng mọi giá và cứu mọi doanh nghiệp – tôi xin chia sẻ thẳng thắn và chân thành như vậy", Thống đốc nói tại cuộc đối thoại.
    Bà Nguyễn Thị Mai Sương - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội cho biết, đến nay, toàn bộ 12 ngân hàng cổ phần và 8 công ty tài chính có trụ sở tại Hà Nội và chi nhánh các ngân hàng quốc doanh, đã giảm lãi suất các khoản vay cũ về tối đa 15% một năm. Bà Sương thông tin: "Các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội đã giảm được 30-50% tổng số các hợp đồng vay lãi suất cũ trên 15%. Riêng Vietcombank và BIDV đã giảm 100%. Các ngân hàng khác đang rà soát và cố gắng trong tháng 7 sẽ hoàn tất đưa lãi suất khoản vay cũ về 15%".
    So với cuối năm 2011, tín dụng của Hà Nôi tăng 4,38%, riêng trong tháng 6 tăng 2,5% so với tháng 5. Tại hội nghị sơ kết toàn ngành 6 tháng đầu năm, bà Sương phải thừa nhận: "Chưa bao giờ trong 10 năm, tín dụng tăng thấp như nửa đầu năm nay, thậm chí mới tăng trưởng dương trong 3 tháng gần đây". Theo bà, việc gia tăng tín dụng ở mức cao trong nhiều năm qua là do doanh nghiệp đã vay vốn lớn không tương xứng với tình hình tài chính và khả năng hấp thụ của mình.
    Theo Song Linh - Thanh Lan
    Vnexpress

Chia sẻ trang này