Làm giàu từ Chứng khoán - những thông tin bổ ích ( t4)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 09/07/2012.

6588 người đang online, trong đó có 728 thành viên. 17:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 42340 lượt đọc và 584 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Chủ thớt @tridunghtvc đi lượm dép đâu rồi ? :-??

    :-":-":-":-":-":-"
  2. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
  3. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    ;;);;);;);;);;);;);;);;);;);;);;);;);;)
  4. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Chứng khoán chờ thời

    "Chứng khoán là niềm tin. Hiện tại chưa thể biết chính xác khi nào kinh tế phục hồi, thì làm sao biết bao lâu nữa niềm tin quay trở lại. Do đó, chứng khoán đang ở giai đoạn chờ thời" - ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT SSI chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn gần đây.


    Image


    Ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI)

    TBKTSG: Gần đây người ta thường xuyên bắt gặp giới nhân sự cấp cao chứng khoán trên sân golf. Không lẽ các công ty chứng khoán giờ ít việc đến thế? Hay họ bị áp lực công việc đến mức phải tìm nơi xả stress?


    Ông Nguyễn Duy Hưng:
    Đúng là chứng khoán đang rỗi việc. Chúng tôi thường trao đổi với nhau giờ hãy kiểm soát rủi ro tốt nhất, an toàn nhất và chờ thời. Lúc này những yếu tố như khách hàng, thị phần đều không ổn định. Khi nhà đầu tư không quan tâm đến chứng khoán, thì có làm gì, nỗ lực đến mấy cũng ít tác dụng.


    TBKTSG: Vậy những công ty có chức năng tự doanh như SSI làm gì để có lợi nhuận? Các ông "thi đua" cùng người dân gửi tiết kiệm ngân hàng lấy lãi "ăn" dần sao?


    - SSI là tổ chức đầu tư, tất nhiên phải chú trọng đến lợi nhuận và sự an toàn. Để có lợi nhuận ổn định, thông thường người ta đầu tư vào các ngành cơ bản, ít phụ thuộc, ít chịu tác động của khủng hoảng kinh tế, nhờ thế kiểm soát được rủi ro. Hiện nay định hướng của Nhà nước là thúc đẩy nông nghiệp - nông thôn, xuất khẩu, hàng tiêu dùng, chế biến.... Đây là hướng đi đúng và SSI đầu tư vào những lĩnh vực này.


    TBKTSG: Nhưng ông cũng thấy là giá nông sản, các hàng hóa cơ bản biến động mạnh. Sự giảm giá của gạo, cà phê, cao su, thủy sản... đang là thử thách lớn với không ít doanh nghiệp xuất khẩu?


    Giá nông sản trên thế giới và cả ở Việt Nam đang giảm, tuy nhiên sức tiêu thụ vẫn có. Nói cách khác, người ta vẫn phải ăn cơm, thịt cá, uống cà phê, chè, uống sữa.... Đấy là những hàng hóa thiết yếu. Trước đây năm năm người ta thay một chiếc xe mới, nay có thể cùng chiếc xe đó họ xài tới 10 năm. Thậm chí thay cho xe hơi, người ta đi xe đạp, xe buýt. Nhưng ai cũng cần gạo, bánh mì, cà phê cho cuộc sống hàng ngày.


    TBKTSG:
    Nhưng ông nghĩ sao khi giá cá tra, ba sa trong nước đang rớt; chế biến, xuất khẩu thủy sản đang vướng mắc vì thị trường bên ngoài không thuận lợi, lợi nhuận doanh nghiệp bị ảnh hưởng? Đầu tư vào những ngành ấy đâu có an toàn?


    - Ở đâu cũng có rủi ro. Vấn đề là chọn lĩnh vực nào ít rủi ro hơn và có tương lai cả trong ngắn hạn lẫn trung hạn, dài hạn. Có thể tương lai ngắn hạn khó khăn, nhưng về cơ bản là thuận lợi.


    SSI đã đầu tư 50% vốn chủ sở hữu vào các doanh nghiệp thủy sản, nông nghiệp. Thời gian qua những ngành này nói chung ổn định hơn rất nhiều so với một số lĩnh vực khác.


    TBKTSG: Ở trên ông nói chứng khoán đang chờ thời, nhưng SSI vẫn đang giải ngân. Thưa ông, hình như có hành động ngược ở đây thì phải?


    - Chứng khoán vừa qua trồi sụt thất thường và tôi nghĩ nó cũng chưa thể ổn định ngay được. Cho đến khi nào người ta còn tranh luận liệu kinh tế đã hết khủng hoảng, hoặc đã đến đáy, hoặc có khủng hoảng kép, thì chưa có cơ sở để đoán định chứng khoán sẽ đi đến đâu một cách rõ ràng.


    TBKTSG: Nếu thế SSI nên chờ đợi một thời điểm thích hợp hơn để đầu tư chứ?


    - Kinh doanh phải có kế hoạch và phải tích lũy, đánh giá cả một quá trình. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, không phải mọi thứ đều tuyệt đối xấu. Trong khi tranh cãi về đường đi nước bước của kinh tế, người ta có thể tìm ra cái tốt. Tất nhiên ở đây có vai trò của ý kiến chủ quan và ý kiến đó có thể đúng, có thể sai. Mục tiêu của SSI là tìm kiếm lợi nhuận cho cổ đông và nếu phán đoán chủ quan sai thì phải chịu.


    TBKTSG: Cho đến nay phán đoán của các ông ra sao?


    - Đến giờ chưa sai. Chúng tôi vẫn đạt tiến độ lợi nhuận như kế hoạch. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế nửa đầu năm của SSI là 260 tỉ đồng, so với chỉ tiêu cả năm 480 tỉ đồng, tôi cho là khả quan.


    TBKTSG: Năm nay dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài biến động phức tạp. SSI có nhiều khách hàng tổ chức nước ngoài, ông có thường xuyên trao đổi với họ và ông nhìn nhận dòng vốn ngoại như thế nào?


    - Không có nhà đầu tư nước ngoài nào vào một quốc gia nào mà không vì mục tiêu lợi nhuận. Và họ giải ngân vào đâu, thông thường là qua nhìn nhận đánh giá của các hãng xếp hạng định mức tín nhiệm quốc tế.


    Trước đây giá tài sản ở Mỹ, Châu Âu quá cao, nên các nhà đầu tư có xu hướng mua tài sản mà họ cho là còn rẻ , còn có khả năng tăng giá ở các thị trường mới nổi. Nay họ nhận thấy ngay ở châu Âu, ở Mỹ có nhiều lựa chọn (khủng hoảng kinh tế làm giá tài sản xuống thấp), nên phải tính toán bỏ tiền vào đâu cho lợi nhất. Cơ hội thu hút dòng vốn ở thị trường mới nổi, vì thế đang bị san sẻ.


    TBKTSG: Chứng khoán Việt Nam có nằm trong xu hướng đó không, thưa ông?


    - Có chứ. Chứng khoán Việt Nam đã giảm sâu trong thời gian dài. Để phục hồi, thị trường cần dòng tiền mới, thì phải cạnh tranh. Các quỹ nước ngoài là người đi huy động vốn bên ngoài, phải có câu chuyện cho họ kể, nó là cơ sở để họ thuyết phục nhà đầu tư


    Chúng ta phải nhìn vào thực tế là độ hấp dẫn của Việt Nam có đủ sức cạnh tranh với những thị trường cùng thứ bậc không. Không phải các quỹ, mà chính các nhà đầu tư quyết định. Tôi chưa nhìn thấy dấu hiệu dòng vốn ngoại sẽ tăng lên trong sáu tháng tới.


    TBKTSG: Còn các quỹ nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam

    - Họ thuộc dòng tiền cũ. Dòng tiền này có thể pha trộn nếu các quỹ huy động được vốn mới. Tuy nhiên lâu nay chưa có quỹ nào gọi được vốn mới cả. Các quỹ cũ phải đối mặt với chuyện thanh lý hay gia hạn hợp đồng. Với những quỹ mà tỷ trọng đầu tư vào Việt Nam nhỏ, họ có thể thuyết phục nhà đầu tư gia hạn. Còn những quỹ lâu năm, đã đến hạn đóng, việc gia hạn có thể khó khăn.


    Theo TBKTSG
  5. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Tàu đổ bộ Trung Quốc xuất hiện ở Trường Sa

    Một tàu đổ bộ của Trung Quốc được phát hiện trong quần đảo Trường Sa, tại khu vực bãi Su Bi mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền.
    > Đội tàu cá Trung Quốc xâm phạm Trường Sa
    > Trung Quốc thâu tóm Biển Đông bằng cách nào


    [​IMG]
    Hình ảnh tàu đổ bộ 934 của Hải quân Trung Quốc trong quần đảo Trường Sa do máy bay trinh sát của Philippines chụp được. Ảnh: Philippines Star Máy bay giám sát của Hải quân Philippines phát hiện ra tàu Hải quân 934, thuộc lớp Ngọc Đình (Yuting), được trang bị ba súng hạng nặng, cần cẩu và một bãi đáp trực thăng, neo đậu tại cảng mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép trên bãi Su Bi.
    Phía Philippines cho biết sẽ nỗ lực để theo dõi hoạt động của con tàu trong khu vực, cũng như tình hình trong quần đảo Trường Sa, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh miền tây của Philippines Niel Estrella cho biết.
    Công việc theo dõi hôm qua bị cản trở bởi điều kiện thời tiết xấu, Philippines Star hôm nay cho hay.
    Bất chấp sự phản đối của Việt Nam, đội 30 tàu cá của Trung Quốc đang đánh bắt trái phép tại bãi Su Bi dưới sự yểm trợ của tàu ngư chính lớn nhất Trung Quốc. Đội tàu này xuất phát từ tỉnh Hải Nam, do hội nghề cá địa phương tổ chức. Không chỉ đưa tàu xuống đánh bắt trái phép, Trung Quốc còn liên tục đăng tải trên các báo, mạng về hoạt động của đội tàu này.
    [​IMG]
    Đảo đá Su Bi nhìn từ trên không. Ảnh: Google Maps. Ngày 13/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc 30 tàu cá từ tỉnh Hải Nam của Trung Quốc tới quần đảo Trường Sa là hành động phi pháp.
    "Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế", đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố.
    Hồi cuối tuần trước, một tàu hộ vệ của hải quân Trung Quốc cũng xuất hiện và bị mắc cạn gần bãi Trăng Khuyết, cách đảo Palawan của Philippines 60 hải lý. Đây là địa điểm mà Philippines tuyên bố nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Con tàu sau đó đã được đánh nổi lên và lên đường về Trung Quốc. Manila và Bắc Kinh không có tuyên bố gì thêm về vụ việc.
    Vũ Hà
  6. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Doanh nhân Trung Quốc thúc giục vũ trang cho ngư dân của họ


    SGTT.VN - Một lãnh đạo đơn vị trong ngành công nghiệp đánh bắt cá Trung Quốc thúc giục chính quyền cung cấp vũ khí và huấn luyện quân sự cho 100.000 ngư dân Trung Quốc đi đánh bắt trên Biển Đông để đương đầu với các nước trong khu vực, đang thách thức càn quét họ khỏi những vùng được coi là thuộc chủ quyền của các nước ấy, tờ Washington Times cho hay.
    [​IMG]
    “Các tàu cá Trung Quốc đã đóng một vai trò trung tâm, đi kèm với các tàu hải giám và ngư chính của nhà nước”, Miles Yu bình luận trên tờ Washington Times. Ảnh: Getty Images
    He Jianbin, tổng giám đốc công ty đánh bắt cá quốc doanh Baosha, đóng tại Hải Nam, đề nghị đưa ngư dân vào lực lượng dân quân.
    “Nếu chúng ta đưa 5.000 tàu đánh cá Trung Quốc vào Biển Đông, chúng ta sẽ có 100.000 ngư dân. Và nếu chúng ta biến họ thành dân quân, trang bị vũ khí cho họ, chúng ta sẽ có một lực lượng quân sự mạnh hơn tất cả các lực lượng của các quốc gia khác trên Biển Đông hợp lại”, ông He nói với tờ Thời báo Hoàn Cầu.
    Cũng theo ông He, Trung Quốc sẽ không gặp vấn đề gì khi triển khai nhiều tàu. “Chỉ tính riêng ở Hải Nam, giờ đây chúng ta có hơn 23.000 tàu đánh cá với hơn 225.000 thuyền trưởng có tay nghề cao”, ông He nói.
    “Hàng năm, giữa tháng năm và tháng tám, khi hoạt động nghề cá ngưng, chúng ta có thể huấn luyện đội ngũ ngư dân quân ấy về nghiệp vụ đánh bắt, sản xuất và chiến dịch quân sự, tạo cho họ trở thành một lực lượng trù bị trên biển, và dùng họ để giải quyết các vấn đề Biển Đông của chúng ta”, ông He nói.
    Chính quyền Trung Quốc trong mấy tuần gần đây đã gia tăng áp lực với hầu hết các quốc gia biển lân cận, trong đó có Nhật, Hàn Quốc, Việt Nam và Philippines. Trong nhiều cuộc chạm trán điển hình, đáng chú ý là chạm trán với các tàu Nhật và Philippines, các tàu cá Trung Quốc đã đóng một vai trò trung tâm, đi kèm với các tàu hải giám và ngư chính của Nhà nước, Miles Yu bình luận trên tờ Washington Times.
    Hải quân Trung Quốc đang trong thế sẵn sàng, nhưng tới nay không trực tiếp can dự đến những đụng độ khởi đầu với các tàu nước ngoài, có vẻ như nhằm tránh những thách thức trực tiếp với hải quân các nước khác như Nhật, Hàn Quốc và có thể là Mỹ.
    Trung Quốc đặc biệt xem hải quân Mỹ như là trở lực chính và là kẻ thù đáng gờm trong cuộc cờ ở Biển Đông. Biến ngư dân thành một lực lượng dân quân, ông He lập luận: “Chúng ta có thể làm cho hải quân như là đơn vị hậu quân ở Biển Đông. Điều đó làm giảm gánh nặng cho nước ta, bởi vì nếu chúng ta đưa hải quân là quân tiên phong, chúng ta sẽ rơi đúng vào cái bẫy mà chính quyền Mỹ giăng ra”.
    P. V
  7. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    QUA CHUYẾN CÔNG DU CỦA BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO INDONESIA

    Campuchia đã nhượng bộ
    Hôm nay, Campuchia sẽ công bố tuyên bố lập trường chung của ASEAN về vấn đề biển Đông.

    Sau khi dừng chân tại Philippines và Việt Nam với nỗ lực tìm kiếm đồng thuận về lập trường cơ bản chung của ASEAN trong vấn đề biển Đông, ngày 19-7, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong tại Phnom Penh (Campuchia).

    Theo hãng tin Reuters, tại cuộc họp báo chung sau hội đàm, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong tuyên bố ngắn gọn: “Chúng tôi, các bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN, đồng ý trên nguyên tắc về một số điểm đối với vấn đề biển Đông”.
    Ông cho biết trong ngày 19-7, các nước ASEAN soạn thảo tuyên bố lập trường chung của ASEAN về vấn đề biển Đông. Ông hy vọng sáng 20-7 ông sẽ công bố tuyên bố sau khi các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN nhất trí.
    Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa đã khẳng định phát biểu của người đồng cấp Campuchia.
    [​IMG]
    Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa (trái) gặp người đồng cấp Campuchia Hor Namhong
    ở Phnom Penh ngày 19-7. Ảnh: CAMBODIA EXPRESS NEWS
    Báo Cambodia Herald (Campuchia) ngày 19-7 dẫn lời Bộ trưởngMarty Natalegawa cho biết ông đã thông báo với Bộ trưởng Hor Namhong kết quả tham vấn về vấn đề biển Đông với hai bộ trưởng Ngoại giao của Philippines và Việt Nam và kết quả điện đàm với bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN còn lại.
    Báo Inquirer (Philippines) ngày 19-7 cho biết hôm trước đó, trong hội đàm ở Manila, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa và người đồng cấp Albert del Rosario đã nhất trí sáu nguyên tắc cơ bản về biển Đông gồm:
    - Thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).
    - Ủng hộ hoàn toàn đối với Bản hướng dẫn thực thi DOC.
    - Sớm hoàn tất xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC).
    - Tôn trọng đầy đủ các nguyên tắc phổ biến của luật quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS).
    - Tiếp tục kiềm chế, không sử dụng vũ lực ở biển Đông.
    - Tìm giải pháp hòa bình giải quyết tranh chấp ở biển Đông dựa trên các nguyên tắc phổ biến của luật quốc tế, trong đó có UNCLOS.
    Nhận định về sự kiện hội nghị bộ trưởng Ngoại giao ASEAN mới rồi ở Campuchia không thể ra tuyên bố chung, báo Asia Times (Hong Kong) ghi nhận 10 năm qua, Trung Quốc đã cấp vay cho Campuchia và viện trợ nhiều tỉ USD. Các ngân hàng nhà nước Trung Quốc hiện là nguồn cung cấp vốn chủ yếu trong xây dựng cầu đường, thủy điện, bất động sản, khu du lịch ở Campuchia.
    Báo lưu ý là các khoản viện trợ và cho vay to lớn nêu trên đều không kèm theo điều kiện như phương Tây, vì thế Trung Quốc dễ dàng chiến thắng trong chiến lược tăng cường ảnh hưởng với Campuchia.
    Nhà phân tích chính trị độc lập Lao Mong Hay của Campuchia nhận định trên báo Asia Times rằng khó có thể nói không có ràng buộc nào kèm với các khoản viện trợ kinh tế của Trung Quốc.
    Bằng chứng là hồi tháng 12-2009, Campuchia đã trục xuất 20 người dân tộc Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc và ngay hôm sau nhận ngay khoản viện trợ và cho vay 1,2 tỉ USD của Trung Quốc.
    Trong khi đó, báo The Economist (Mỹ) nhận định với nhiều tỉ USD nhận được từ Trung Quốc, Campuchia ngày càng gần gũi và trở thành một bộ phận ủy quyền của Trung Quốc tại ASEAN.
    Báo China Daily (Trung Quốc) đưa tin hôm 17-7, Bộ trưởng Tài chính Campuchia Keat Chhon tuyên bố ba năm qua Trung Quốc là nước tài trợ nhiều nhất cho Campuchia trong phát triển nông nghiệp và xây dựng hệ thống tưới tiêu. Từ năm 2010 đến nay, Campuchia đã nhận từ Trung Quốc 436/583 triệu USD tiền cho vay và viện trợ của Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật, Pháp.
    ĐĂNG KHOA - LÊ LINH
  8. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Biên tập viên Tân Hoa xã phản đối "thành phố Tam Sa"

    Biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa” của Trung Quốc.

    [​IMG]
    Biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã. Gần đây, khi tình hình Biển Đông căng thẳng, nhất là sau khi Trung Quốc có những bước đi ngang ngược, bất chấp lẽ phải và sự thật như khẳng định yêu sách về “Đường Lưỡi bò”, lập ra cái gọi là “thành phố Tam Sa”, biên tập viên Chu Phương của Tân Hoa xã đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa”...
    Nhà báo Chu Phương sinh năm 1960, Cử nhân Anh văn (1982), Thạc sỹ Báo chí truyền thông (1989), từ 1989 đến nay là biên tập viên công tác tại Ban biên tập đối ngoại của Tân Hoa xã.
    Ông là nhân vật nổi tiếng có quan điểm thẳng thắn trong làng báo Trung Quốc, hồi tháng 3 năm nay, từng gây chấn động dư luận bởi là người viết những bài đầu tiên đăng trên Blog Sina.com phê phán Bạc Hy Lai và “mô hình Trùng Khánh” ngay từ khi nhân vật này còn đang trên đỉnh cao danh vọng và quyền lực.
    Ngày 17-7, ông cho đăng bài viết “Hiện trạng Nam Hải (Biển Đông) có lẽ sẽ kéo lùi cải cách chính trị của Trung Quốc”.
    Trong đó ông viết: “Ý nghĩa lớn nhất của việc lập ra “thành phố Tam Sa” là chường cho bàn dân thiên hạ thấy nỗi nhục của Trung Quốc; đồng thời cũng sẽ buộc chính phủ và quân đội Trung Quốc phải giở bài ngửa với các quốc gia xung quanh và quốc tế... Chúng ta từ nhỏ đã được nhìn thấy tấm bản đồ Nam Hải (Biển Đông).
    Một đường biên giới đứt đoạn rất thô màu hồng đưa toàn bộ Nam Hải vào trong bản đồ Trung Quốc. Cho đến ngày nay chúng ta mới biết sự thực không phải như vậy. Cái đường biên giới quốc gia ấy không những các nước láng giềng và cả quốc tế không công nhận, mà ngay chính phủ và các học giả nước ta (Trung Quốc) cũng không giải thích rõ được”.
    Trước đó, ngày 29-6, Chu Phương viết bài: “Thiết lập “thành phố Tam Sa” là trò cười quốc tế, mạnh mẽ yêu cầu hủy bỏ ngay!”. Bài này đã được nhiều diễn đàn mạng đăng lại.
    Chu Phương viết: “Nhiều người dân nước ta đến giờ vẫn không hiểu Nga tại sao lại lần đầu tiên tham gia cuộc diễn tập quân sự lớn Thái Bình Dương do Mỹ chủ đạo. Kỳ thực, đó chính là sự phản ứng mạnh mẽ của quốc tế trước hành động thiết lập “thành phố Tam Sa” đi ngược lại luật quốc tế và vô trách nhiệm của Trung Quốc.
    Nếu giai tầng lãnh đạo Trung Quốc đến giờ vẫn không đọc hiểu được thứ ngôn ngữ quốc tế chung đó thì sẽ kéo nhân dân Trung Quốc sa vào một cuộc chiến tranh không thể thoát ra.
    Việc thiết lập “thành phố Tam Sa” là một trò cười quốc tế điển hình. Chính phủ Trung Quốc cần sớm nhận sõ sai lầm to lớn của mình, sớm có hành động sửa chữa sai sót.
    Bản thân tôi mạnh mẽ kêu gọi: hãy lập tức hủy bỏ “thành phố Tam Sa”, triển khai sớm nhất có thể được việc đối thoại mang tính xây dựng với các nước xung quanh Nam Hải (Biển Đông), dốc sức cho việc làm dịu tình hình căng thẳng ở Nam Hải, loại bỏ nguy cơ chiến tranh, đưa Trung Quốc quay trở lại với đại gia đình quốc tế”.
    Chu Phương viết: “Trung Quốc đã trải qua kiểu hành động tùy tiện thời “*****************”, đã tự mình nếm trải thời kỳ “chính trị thống soái”, cần phải nhận thức được mình là thành viên của đại gia đình quốc tế, cần phải tuân thủ các chuẩn tắc và quy phạm mà cả cộng đồng quốc tế tuân theo.
    Trong xử lý công việc quốc tế, nhất là xử lý các vấn đề phức tạp, tồn tại tranh chấp nghiêm trọng giữa các quốc gia, tuyệt đối không được tự mình hành động một mình theo quan niệm giá trị, quan niệm lịch sử và lập trường của mình, chỉ nói điều mình nghĩ; như thế không những không giúp gì cho việc giải quyết tranh chấp quốc tế, mà còn làm tình hình xấu thêm, gia tăng thêm quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước xung quanh.
    Đồng thời cũng làm tổn hại đến hình ảnh và địa vị quốc tế của Trung Quốc, làm suy yếu tiếng nói của Trung Quốc trên trường quốc tế.
    Trong vấn đề ngoại giao, trong xử lý công việc quan hệ quốc tế, chúng ta cần phải có thêm nhiều nhà ngoại giao, nhà chiến lược quốc tế và những chính trị gia thực sự có tầm để tham gia vào việc quyết sách; quyết không nghe theo tiếng gào thét của những “cuồng nhân chiến tranh” hay để cho quân sự chỉ huy chính trị. Kinh nghiệm lịch sử của tất cả các quốc gia cho thấy rõ: quân nhân can dự chính trị chỉ đem lại tai họa cho đất nước”.
    Về việc chính phủ Trung Quốc vội vàng tuyên bố lập ra cái gọi là “thành phố Tam Sa” bao gồm toàn bộ vùng biển trong “Đường biên giới 9 đoạn” mà họ tự vạch ra một cách vô căn cứ, Chu Phương thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Việc thiết lập “thành phố Tam Sa” là bước đi sai lầm nhất và không sáng suốt nhất của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Nam Hải (Biển Đông), khiến cả quốc tế chê cười những nhà quyết sách Trung Quốc thiếu kiến thức về luật quốc tế muốn thông qua việc thiết lập “thành phố”, ngang nhiên đưa công hải (vùng biển quốc tế) vào lãnh hải của nước mình.
    Cách làm sai trái ấy không chỉ tạo ra tiền lệ quốc tế, mà còn trở thành trò cười quốc tế, tất sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc. Quá trình thiết lập “thành phố Tam Sa” thể hiện sự nóng vội và cẩu thả, rõ ràng là quyết định được đưa ra thiếu luận chứng khoa học và không sáng suốt.
    Hành động này không chỉ đi ngược lại luật pháp và tập quán quốc tế, mà cũng trái với những quy định pháp luật của chính Trung Quốc về việc thành lập thành phố, càng đi ngược lại quốc sách và chiến lược phát triển hòa bình phù hợp mà Trung Quốc cần có”.
    [​IMG]



    Việc thiết lập “thành phố Tam Sa” là bước đi sai lầm nhất và không sáng suốt nhất của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Nam Hải (Biển Đông). Cách làm sai trái ấy không chỉ tạo ra tiền lệ quốc tế, mà còn trở thành trò cười quốc tế, tất sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc

    Biên tập viên Tân Hoa Xã Chu Phương
    Ông phân tích: “Hành động sai lầm nguy hiểm vô trách nhiệm của một số người trong việc thiết lập “thành phố Tam Sa” đang đẩy nhân dân Trung Quốc sa vào miệng hố chiến tranh. Nhân dân Trung Quốc cần hòa bình, không cần chiến tranh. Trong việc xử lý vấn đề quốc tế và xử lý vấn đề quan hệ với các nước, Trung Quốc cần phải tỉnh táo, không được cuồng nhiệt. Trung Quốc cần làm một dân tộc có trách nhiệm, đứng thẳng giữa khu rừng các dân tộc thế giới; quyết không thể làm một “cô nhi thế giới” hành động ngang bướng. Trong việc giải quyết công việc quốc tế, Trung Quốc cần phải học cách tuân theo quy tắc trò chơi đã được cả quốc tế công nhận, tránh một mình một kiểu, mình khen mình hay, đừng để trở thành Triều Tiên thứ hai”. Chu Phương thẳng thắn đề xuất ý kiến cá nhân: “Đối với vấn đề “thành phố Tam Sa”, chính phủ Trung Quốc cần sớm nhận ra sai lầm lớn lao của mình, xin đừng ngại mất thể diện mà bỏ lỡ thời cơ. Trung Quốc cần sớm hành động, sửa chữa sai sót...
    Kinh nghiệm lịch sử cho chúng ta thấy, một Trung Quốc cô lập sẽ không có tiền đồ. Việc Nga tham gia cuộc diễn tập quân sự Thái Bình Dương vẫn chưa khiến một số chính khách và quân nhân của ta tỉnh ra.
    Trong thế giới ngày nay, sự phát triển của một quốc gia càng cần có sự quan tâm, tham dự và giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Đừng nói gì Trung Quốc đang tự coi mình là “quốc gia đang phát triển”, mà ngay cả Mỹ, “Siêu cường quốc duy nhất thế giới” hiện cũng đang ngày càng biết cách lợi dụng và dựa vào cộng đồng quốc tế để đạt được mục đích của mình”.
    Ông kết luận: “Thiết lập “thành phố Tam Sa” là hành động tự cô lập mình của Trung Quốc, là một sai lầm chiến lược to lớn cần phải nhanh chóng sửa chữa!”.
    Theo Thu Thủy
    Tiền phong/Sina.com, Zhoufang.blshe.com
  9. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Biển Đà Nẵng bị giới thiệu là 'China Beach'

    Tra cứu thông tin du lịch, chị Nga ngỡ ngàng khi nhiều trang web lữ hành Việt Nam giới thiệu bãi biển Đà Nẵng là "China Beach". Tổng cục Du lịch cho rằng, đây là những sai sót không thể chấp nhận, đáng lên án.

    "Tôi không hiểu sao các công ty du lịch Việt Nam lại giới thiệu bãi biển Đà Nẵng là China Beach. Điều này sẽ khiến khách nước ngoài hiểu nhầm đây là biển của Trung Quốc", chị Thu Nga, du khách ở Hà Nội bày tỏ.
    [​IMG]
    Tour giới thiệu lịch trình Đà Nẵng của một số đơn vị. Ảnh: Đoàn Loan. Theo ghi nhận của VnExpress, từ "China Beach" đang được nhiều hãng lữ hành dùng để nói về những bãi biển cát trắng của Đà Nẵng. Website của Công ty cổ phần Asia Eyes Travel (Hà Nội) đưa chương trình tour 7 ngày 6 đêm đến "Đa Nang - China Beach". Công ty này giới thiệu "China Beach" là bãi biển trải dài từ Đà Nẵng đến biển Cửa Đại (Hội An).
    Trên website của Công ty du lịch ANZ (Hà Nội) cũng có bài giới thiệu “DaNang - The China beach”, với nhiều lời ca ngợi về bãi biển nằm ở phía nam thành phố, nổi tiếng nhất ở Việt Nam với những bãi cát trắng trải dài, người dân thân thiện...
    Thậm chí, trên website giới thiệu dịch vụ taxi của một doanh nghiệp ở Đà Nẵng có bài viết khá dài về bãi biển Mỹ Khê với những tiêu đề “China beach in DaNang” và “DaNang China beach”.
    [​IMG]
    Nhiều doanh nghiệp sử dụng bản đồ của Google và biển Đông vẫn bị ghi là South China Sea. Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch Đà Nẵng cho biết, trước đây, trên một số bản đồ trên thế giới có đưa cụm từ "China Beach" cho khu vực biển miền Trung. Để tránh nhầm lẫn địa danh, năm 2011, UBND Đà Nẵng đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp không sử dụng cụm từ “China Beach” trên tất cả các website, phương tiện thông tin đại chúng để chỉ dẫn địa lý về vùng biển Đà Nẵng.
    "Chúng tôi đã rà soát, yêu cầu các doanh nghiệp đính chính nếu đăng tải thông tin sai lệch. Tuy nhiên, việc này mới giới hạn trong thành phố Đà Nẵng. Còn nhiều website du lịch ở các tỉnh khác đăng nhầm thông tin mà chúng tôi không thể rà soát, yêu cầu chỉnh sửa được", ông Bình nói.
    Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cũng cho rằng, việc một số doanh nghiệp lữ hành Việt Nam giới thiệu bãi biển Đà Nẵng là "China Beach" rất tổn hại đến hình ảnh du lịch của Đà Nẵng và "không thể chấp nhận được".
    "Doanh nghiệp phải ý thức về việc đăng thông tin giới thiệu cho du khách. Tổng cục Du lịch không có thẩm quyền xử lý các website đăng sai lệch thông tin song chúng tôi lên án những doanh nghiệp này", ông Cường bày tỏ.
    Đoàn Loan
  10. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427

Chia sẻ trang này