Làm giàu từ chứng khóan - những thông tin bổ ích !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi tridunghtvc, 30/03/2012.

2780 người đang online, trong đó có 39 thành viên. 05:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 30048 lượt đọc và 999 bài trả lời
  1. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Ông Nguyễn Đức Kiên, phó chủ nhiệm uỷ ban Kinh tế của Quốc hội
    “Can thiệp, điều tiết bằng tập đoàn, tổng công ty nhà nước sẽ làm méo mó thị trường”


    SGTT.VN - Ngày 23.5, uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đã gửi một bản báo cáo cho các đại biểu Quốc hội về những quan điểm, ý kiến của uỷ ban này trong việc tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Báo cáo này có những yêu cầu đáng chú ý với Chính phủ như: không điều tiết nền kinh tế bằng các DNNN mà phải bằng các chính sách tài khoá, tiền tệ; thu hẹp phạm vi hoạt động của DNNN ở những lĩnh vực, ngành nghề mà kinh tế tư nhân không thể làm; tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN…
    Ngày 24.5, phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị đã phỏng vấn ông Nguyễn Đức Kiên, phó chủ nhiệm uỷ ban Kinh tế của Quốc hội xung quanh những nội dung này.
    Thưa ông, vì sao uỷ ban Kinh tế đề nghị Chính phủ không nên điều tiết, can thiệp thị trường bằng các tập đoàn, tổng công ty nhà nước mà phải bằng chính sách tài khoá tiền tệ?
    [​IMG]
    Ông Nguyễn Đức Kiên, phó chủ nhiệm uỷ ban Kinh tế của Quốc hội. Ảnh: Việt Dũng
    Xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng phải định hướng trên những quy luật của nền kinh tế thị trường. Cái gì phù hợp với những ưu tiên của chúng ta thì ưu tiên cho nó phát triển, cái nào không phù hợp thì hạn chế tối đa. Một trong những điều chúng ta phải tôn trọng là quy luật giá trị hàng hoá và quy luật cung cầu.
    Việc can thiệp thông qua các công ty nhà nước sẽ làm méo mó thị trường theo hai hướng. Thứ nhất là trong quản trị doanh nghiệp, chúng ta chuyển một đơn vị được thành lập vì kinh doanh thành một đơn vị làm dịch vụ công, phi lợi nhuận. Hỗ trợ là anh không tính lợi nhuận. Thứ hai, anh tạo ra cơ chế hai giá cho thị trường, bởi nếu không để hai giá thì anh phải bù lỗ cho doanh nghiệp. Như thế sẽ làm cho bài toán về hàng hoá bị lệch. Để tôn trọng giá trị đó, chúng ta tiến hành đầu tư công để làm giảm chi phí vận tải, cước phí từ miền xuôi lên miền ngược. Chúng ta làm thế nào để nhu cầu tối thiểu của người dân vùng sâu, vùng xa cũng được đáp ứng. Có như thế chúng ta mới làm cho những hàng hoá bà con sản xuất được, thông thương được. Không qua nhiều tầng nấc.
    Cho đến nay, Chính phủ vẫn xác định các tập đoàn, tổng công ty có vai trò nòng cốt trong nền kinh tế và các tập đoàn, tổng công ty này được chỉ đạo can thiệp, bình ổn thị trường khi cần thiết...
    Nếu hiểu chữ nòng cốt theo nghĩa giữ vai trò đi trước, mở đường thì được. Khi hình thành thị trường xong, Nhà nước phải rút ra đầu tư vào những lĩnh vực khác. Như thời kỳ đầu cần phát triển thị trường chứng khoán, hầu hết các công ty chứng khoán khi đó là của các ngân hàng, của Nhà nước. Nhưng bây giờ, trong hơn 100 công ty chứng khoán, có công ty nào của Nhà nước nữa đâu? Đây là một kinh nghiệm về vai trò của Nhà nước. Bây giờ, có nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nhà nước không cần nắm giữ. Nhưng thực tế, có những ngành tuy nói không cần nhưng Nhà nước vẫn buộc phải nắm như sản xuất điện. Mặc dù có nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng đầu tư vào Việt Nam, nhưng mức giá họ yêu cầu lại vượt quá khả năng chi trả giá điện của người dân.
    Tất nhiên, thực tế không phải lĩnh vực nào DNNN giữ vai trò nòng cốt cũng thành công. Vì đây là kinh tế thị trường, có thắng, có thua… Ví dụ như trên thị trường gạo, dù có nhiều doanh nghiệp các thành phần khác tham gia nhưng vai trò của một số DNNN lớn vẫn là cần thiết, vì nó liên quan đến 56 triệu nông dân; nó thực hiện vai trò thu mua lúa, gạo, đảm bảo lợi ích cho nông dân. Hiện nay, chủ yếu là DNNN đầu tư hệ thống kho chứa lớn, các doanh nghiệp nước ngoài, tư nhân họ không xây kho bảo quản. Hay ngược lại, như tổng công ty Ximăng chiếm khoảng 30% thị phần nhưng bảo chi phối được thị trường bằng giá thì không khác gì tự sát. Tổng công ty Ximăng không giữ được thương hiệu, không có những sản phẩm định hướng được trên thị trường. Vì vậy, nếu dùng tập đoàn, công ty nhà nước vào bình ổn thì sẽ đẩy họ vào tình thế khó.
    Vì thế mà trong báo cáo, uỷ ban đề nghị nên thu hẹp DNNN?
    Mình không có khái niệm thu hẹp mà là chuyển DNNN sang chế độ công ty cổ phần, tức là báo cáo thu chi tài chính hàng năm công khai, được kiểm toán, nó khác với các công ty cổ phần của thành phần kinh tế khác. Chúng tôi không đặt vấn đề cổ phần hoá là bước đi duy nhất, vì đó chỉ là một trong các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chúng ta nhìn lại doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt Nam, họ cũng là công ty TNHH một thành viên, thế thì tại sao ta lại chuyển tất cả DNNN sang cổ phần?
    Ta phải bình tĩnh, và cái mà chúng tôi đề nghị là chế độ công ty cổ phần, đây là đóng góp của ủy ban Kinh tế, tức là thực hiện chế độ tài chính như một công ty cổ phần đối với doanh nghiệp nhà nước để mọi người có thể kiểm tra, để công khai minh bạch. Ở thời điểm 2012, độ công khai của khối doanh nghiệp nhà nước, ở một số mặt, đã công khai hơn một số thành phần khác như FDI…
    Trong tình hình hiện tại, theo ông làm sao để tái cấu trúc khối DNNN thành công?
    Quan trọng nhất là Nhà nước phải có được mô hình tăng trưởng, trong đó chỉ ra được ngành nào, lĩnh vực nào Nhà nước ưu tiên. Ưu tiên bằng chính sách, đất đai, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực… chứ chúng ta không cấp vốn. Vốn nhà nước sẽ tập trung đầu tư công, vào cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho dân sinh.
    Từ năm 2009, qua công tác giám sát, uỷ ban Kinh tế đã phát hiện có những khoảng trống trong quản lý, giám sát vốn, tài sản của tập đoàn nhà nước. Uỷ ban đã có kiến nghị gì để khắc phục và các kiến nghị đó được thực hiện đến đâu?
    Hồi đó Uỷ ban đưa ra hai đề nghị: một là đề nghị Quốc hội ban hành luật Quản lý vốn và tài sản DNNN, hai là đề nghị có cơ quan chuyên trách quản lý phần vốn đấy.
    Luật Quản lý vốn và tài sản thì năm 2009 – 2010 uỷ ban cùng bộ Kế hoạch và đầu tư đã dự thảo luật Đầu tư công nhưng không thành công vì không phải cứ có ý tưởng, bắt tay xây dựng là thành công ngay. Chúng tôi thấy nếu dùng khái niệm đầu tư công như là trong đấu thầu xây dựng, mua sắm thì không đúng nên đang nghiên cứu lại để tên gọi, nội hàm nó quản lý được vốn đấy. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu vì đây là một hình thức chưa có tiền lệ.
    Ông có cho rằng vì chưa có hệ thống pháp lý nên có những lỗ hổng trong quản lý vốn tại các tập đoàn dẫn đến nhiều sai phạm, gây thất thoát vốn như ở Vinashin, Vinalines?
    Dù chưa có luật nhưng chúng ta đã có những nghị định của Chính phủ về quyền hạn của chủ sở hữu, hạch toán trong DNNN, tất nhiên, tính pháp lý của nó không cao bằng luật.
    Theo ông, lực cản lớn nhất trong tái cấu trúc khối tập đoàn, tổng công ty nhà nước là gì?
    Đó là sức ì không muốn thay đổi. Sức ì ở đây là sức ì trong tư duy, trong hành động tự đổi mới mình.
    Mạnh Quân – Chí Hiếu (thực hiện
  2. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Ẩn số nợ xấu
    Thứ Sáu, 25/05/2012 14:19 (GMT+7)



    Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, nợ xấu đã tăng từ 3,2% hồi đầu năm lên 3,6% vào thời điểm giữa tháng 4. Song theo một số tính toán toán khác, con số nợ xấu lại cao hơn gấp 3-4 lần con số trên.
    Nợ xấu tăng nhanh

    Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2012 “Đối diện thách thức tái cơ cấu kinh tế” do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện cho biết, tỷ lệ nợ xấu ước lượng của hệ thống ngân hàng Việt Nam đang rơi vào khoảng 8,25-14,01%. Bản báo cáo đồng thời cũng đưa ra những dự báo của các tổ chức, đơn vị khác nhau về “ẩn số” này.
    Theo đó, nhận định của StoxPlus, nợ xấu của nhóm ngân hàng được phân tích đạt mức trung bình 2,3%. Trong khi đó, Fitch Ratings lại cho rằng, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam tương đương 13%.
    Trích dẫn nhận định của chuyên gia phân tích Hồ Bá Tình, nhóm nghiên cứu cho biết, nợ xấu của các ngân hàng có thể lên tới 7-8%, thậm chí trên 10%, tức khoảng 300.000 tỷ đồng.
    Hiện tại, ở Việt Nam, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro không theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước chiếm tới 70% nợ xấu ngân hàng.
    Trong năm 2011 và quý I/2012, sản xuất kinh doanh rơi vào đình đốn, hàng nghìn doanh nghiệp giải thể cộng với những hệ quả từ hoạt động cho vay bất động sản và chứng khoán đã khiến xu hướng nợ xấu của các ngân hàng thương mại gia tăng.
    Trao đổi về vấn đề này tại phiên thảo luận mở, Tiến sĩ Quách Mạnh Hào cho biết, con số nợ xấu mà nhóm nghiên cứu này đưa ra dựa trên hai lĩnh vực cho vay chứng khoán và bất động sản. Tỷ trọng dư nợ chứng khoán và bất động sản chiếm 10-12% tổng dư nợ hệ thống ngân hàng.
    Nếu số liệu mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra là chính xác, tức nợ xấu toàn hệ thống đã tăng từ 3,2% lên 3,6% thì những khoản vay chứng khoán và bất động sản năm 2011 có thể rơi vào diện nợ xấu.
    Uớc lượng nợ xấu này của nhóm nghiên cứu dựa trên số liệu nợ xấu của 41 ngân hàng Việt Nam. Những tính toán không bao gồm nợ Vinashin và tương đương vì không ước lượng được.
    Điểm đáng lưu ý là hiện, nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 70% nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng. Đồng thời, dư nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp nhà nước chiếm 16,9% tổng dư nợ tín dụng.
    Trong đó, dư nợ của 12 tập đoàn kinh tế chiếm gần 53% tổng dư nợ của doanh nghiệp nhà nước.
    Mới đây, trong các thông cáo xếp hạng đối với những ngân hàng thương mại Việt Nam, các tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế liên tục cảnh báo về tình trạng nợ xấu và lưu ý rằng, nếu tính theo chuẩn quốc tế thì số nợ xấu này có thể lớn hơn nhiều.
    Nợ xấu: con số không quan trọng bằng cách xử lý
    Trên thực tế, dù chưa kết luận được con số nào là chính xác, song với con số chính thống nhất do cơ quan điều hành tiền tệ công bố cũng có thể thấy được tình trạng nợ xấu tại các ngân hàng đã tăng lên đáng kể.
    Một phần lớn nguyên nhân là do thị trường yếu, doanh nghiệp khó khăn, hoạt động không có lãi để trả nợ vay ngân hàng, thậm chí nhiều doanh nghiệp buộc phá sản, nợ phải thanh toán chuyển thành nợ quá hạn, khó đòi hay là nợ xấu.
    Bằng chứng là, kể cả những ngân hàng lớn, có tình hình hoạt động tốt cũng phải “mệt mỏi” vì những khách hàng vay không trả nổi nợ trong bối cảnh trì trệ này.
    Có thể thấy những dấu hiệu nợ xấu gia tăng tại báo cáo tài chính của một số ngân hàng thương mại niêm yết. Cụ thể, tại Vietcombank (VCB), so với đầu năm, nợ xấu đã tăng từ mức 2,03% lên 2,87% vào cuối tháng 3 vừa rồi. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng 32% lên trên 3.100 tỷ đồng.
    Nợ xấu của Vietinbank (CTG) cũng đã tăng từ mức 0,75% hồi đầu năm lên 1,85% vào cuối quý I. Trong đó, nợ nghi ngờ tăng mạnh từ 220 tỷ đồng lên trên 900 tỷ đồng.
    Một ngân hàng khác là Eximbank (EIB), nợ xấu tăng từ 1,6% lên gần 2%. Trong đó, nợ nghi ngờ tăng 71% lên 606 tỷ đồng vào cuối quý.
    Nợ xấu của ngân hàng mẹ ACB cũng tăng từ mức 0,85% của cuối năm 2011 lên hơn 1% vào cuối tháng 3.
    Vừa qua, dư luận cũng không tránh khỏi “sốc” khi nhân vụ sáp nhập vào SHB, lãnh đạo Habubank bất ngờ công bố với cổ đông tỷ lệ nợ xấu ngân hàng này tính đến cuối tháng 2 lên tới 16,06% (theo chuẩn mực kế toán Việt Nam).
    Nếu đánh giá đặc biệt theo quan điểm mức độ rủi ro tiềm ẩn lớn nhất, tỷ lệ này lên tới 32,06%.
    Tuy nhiên, báo cáo tài chính riêng lẻ quý I của Habubank lại cho thấy, tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 3 còn 9,7%.
    Không thể phủ nhận rằng, nợ xấu tại ngân hàng là điều không tránh khỏi, nhất là vào thời điểm thị trường yếu, sức khỏe doanh nghiệp gặp vấn đề và kéo theo những nhà cho vay cũng bị ảnh hưởng.
    Song, việc cho vay ra cũng như xử lý nợ xấu cần được thực hiện một cách thận trọng và gấp rút hơn nữa.
    Quyết định 254 về Tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng trong giai đoạn 2011-2015 ban hành ngày 1/3 cũng đã cung cấp một khuôn khổ nhằm giải quyết các vấn đề của các ngân hàng yếu kém.
    Quyết định đặt ra một số lựa chọn trong chuyển dịch cơ cấu bao gồm cả việc cho phép Ngân hàng Nhà nước trực tiếp mua cổ phần của các ngân hàng yếu kém, tăng giới hạn quyền sở hữu đối với các ngân hàng nước ngoài tại các tổ chức tín dụng trong nước, khuyến khích các ngân hàng mạnh mua lại tài sản có chất lượng tốt và mua lại các khoản vay từ các ngân hàng yếu kém, và cho phép các ngân hàng bán các khoản nợ khó đòi cho Công ty Kinh doanh Nợ và Tài sản.
    Mới đây, ngày 16/5, Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản cho phép 14 ngân hàng thương mại lớn nhất hệ thống thực hiện mua bán nợ. Điểm mấu chốt là 14 ngân hàng này được phép mua bán nợ dưới dạng cho doanh nghiệp vay và nợ của các tổ chức tín dụng vay lẫn nhau.
    Việc “xã hội hóa” hoạt động mua bán nợ này, về bản chất sẽ giúp cơ quan điều hành giảm thiểu chi phí tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Tương tự, trường hợp sáp nhập Habubank vào SHB cũng là một cách xử lý nợ khéo léo.
    Nếu một tổ chức tín dụng mạnh, có khả năng quản trị tốt, thì việc biến nguy cơ của đối tác thành cơ hội của mình là điều có thể và đó cũng là quy luật thanh lọc, đào thải của thị trường.
    Nói chung, con số chính xác nợ xấu bao nhiêu quan trọng, nhưng không quan trọng bằng phương án, cách thức xử lý các khoản nợ xấu này.
    Điều đó còn phụ thuộc vào cơ cấu của bản thân các khoản nợ đó, phụ thuộc vào đối tượng cho vay như thế nào và thời gian thu hồi về, có thể mất hay mất hẳn, phụ thuộc vào tài năng quản trị của lãnh đạo mỗi ngân hàng.


    Nguồn: Dân Trí
  3. Eipiti

    Eipiti Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2010
    Đã được thích:
    112

    Show hàng luôn cho em nè: PVC.
    Vẫn đang lỗ phí gd nhưng thứ 2 hàng về roài, liệu có tổng xả ko em~X~X~X
    Mà em cãi vã thế nào lại để mod khóa nick vậy[:p][:p][:p]
  4. Vanhac

    Vanhac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/03/2011
    Đã được thích:
    169
    @Hoanglan có lẽ bác QT nên tạo nick mới và theo tôi còn nhiều việc mình quan tâm nữa, nên dừng ở đây về vấn đề khóa nick. Mọi việc nên suy nghĩ theo hướng đơn giản và tích cực, thế cho nó trẻ và thoải mái. Ở ngoài chúng ta đã có thể bị vấp ngã và đã đứng dậy nhiều lần, ở đây hãy coi là thế đi. Rất nhiều người trong cuộc đời muốn cản bước đi của một ai đó, nhưng khi họ nghĩ là thành công thì những người họ cản lại có hướng đi khác thành công hơn nhiều.
  5. Shapphire5

    Shapphire5 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    67
    Nhà đầu cơ đồng đặt cược giá xuống lần đầu tiên trong 4 tháng





    [​IMG]
    Các thương nhân đang đặt cược vào xu hướng giá giảm của đồng vì e ngại tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chững lại và khủng hoảng nợ châu Âu sẽ kìm hãm nhu cầu.
    Khảo sát của Bloomberg với 18 nhà phân tích về xu hướng thị trường tuần tới, có 9 người dự báo giá sẽ giảm, 3 cho rằng sẽ đi ngang. Các quỹ phòng hộ và nhà đầu cơ đã đặt cược vào xu hướng giá xuống của kim loại đỏ lần đầu tiên kể từ tháng 1, với vị thế bán lên tới 2.808 hợp đồng trong tuần đến ngày 23/5.
    Giá đồng đã rơi xuống mức thấp nhất 4 tháng trong tuần qua, giao dịch quanh mức 7.300 USD/tấn, do khả năng Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu ngày một lớn. Hoạt động sản xuất tại 17 nước khu vực đồng euro trong tháng 5 đã giảm xuống mức thấp nhất 3 năm, trong khi sản xuất tại Trung Quốc – thị trường chiếm 40% tổng nhu cầu kim loại đỏ của thế giới - cũng đi xuống tháng thứ 7 liên tiếp.
    Giới đầu tư bi quan hơn với giá đồng khi mà khoảng cách thiếu hụt nguồn cung ngày càng được co hẹp. Barclays Capital dự kiến năm nay nhu cầu chỉ cao hơn cung 158.000 tấn, so với 213.000 tấn của năm ngoái và có thể dư cung vào năm tới.
    Bloomberg cũng tiến hành khảo sát về xu hướng giá của một số mặt hàng khác. Có 13 trong số 26 người được hỏi cho rằng giá vàng sẽ tăng trong khi 6 trong số 11 người dự báo giá đường sẽ hạ. Có 13 trong số 23 người tham gia khảo sát tin tưởng giá ngô sẽ tăng trong khi 11 trong số 25 ý kiến dự báo giá đậu tương sẽ đắt hơn.
    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }
    Phương Thảo

    Theo TTVN/Bloomberg
  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Chúc các bác ngày đầu tuần nhiều niềm vui và may mắn !!!
    ====================
    ...............................@ptkh , @talatoi , @namson67 , @caominhhuy ,@Shapphire5 , @thangbomnhat , @stock_banking , @byeshowbye , @hoatimbanglang , @Golgotha , @hoanglansv , @Prince_Dalat , @ndl_70 , @MAYRUI.COM , @f999 , @solomong , @hocaptrung , @yht267 , @ oliu201105 , @giaoluu1980 , @trongvcbs , @magicsword , @kimngoc66 , @SINH-TU , @HDVN6868 , @hocchoick2010 , @luuphucco , @thamlathang , @an-nhien , @meoluoi8104 , @uyen186 , @batdongsanhp , @thuypb , @boyfox , @cavoimap , @Hoanghontim2011 , @a_violet_poem , @songbien.1900 , @linhmoitotee , @hailua7777 , @F999 , @letanh , @lefan_1 , @nhieutiennhat , @hongbach09 , @lanlan , @lucky.chandai , @baoan0104 , @skeleton2012 , @khongyeu , @hamtien2009 , @pigo.vn , @SuPerSic , @ilovemynickname , @chaiens , @xo_1010 , @longphan89 , @choiphaithang , @hoasua82 , @night.storm.01 , @baovu1985 , @gocanda , @tuancapo , @trucquynh_07 , @tapchoick10 , @overstock , @daigiabaclieu , @BloodWar , @daithanhung , @hamtien2009 , @miketqd , @donso23 , @boomer111103 , @xauzai77 , @huyenhana , @nathanmr_84 , @vietmy68 , @phu.sa , @chungkhoandamme , @hoamotminh , @N_D123 , @hoanghacuti , @hoailinhbtt , @kimlongtu , @smallcats , @BangLangTim68 , @thatnhudem , @Eipiti , @hangdoc319 ......
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Iu em Tím quá !!![r32)][r32)][r32)][r32)][r32)][};-[};-[};-[};-[};-
    [​IMG]
  9. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
  10. TDSQB

    TDSQB Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/05/2012
    Đã được thích:
    0
    Có 11 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên: TDSQB

    Lần đầu tiên tới,
    Vào thăm nhà này,
    Chả ai ra tiếp,
    Toàn nhìn trộm thôi.



    :((:((:((:((:((:((:((:((:((:((

Chia sẻ trang này