Làm giàu từ Vườn - Ao - Chuồng - Rừng với niềm tin thắng lợi và tình yêu quê hương .

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 30/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2781 người đang online, trong đó có 129 thành viên. 07:08 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 122809 lượt đọc và 821 bài trả lời
  1. quangteo80

    quangteo80 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2014
    Đã được thích:
    1.079

    Cái này phải hỏi bà xã bầu Đức mới biết bác ơi!
    phongthuyBDSHoa_Sim thích bài này.
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tỷ phú cá vược

    http://www.tienphong.vn/Gioi-Tre/tynbspphu-ca-vuoc-188178.tpo

    [​IMG]

    TPO - Từ 4 triệu đồng trong tay, chỉ sau 3 năm gây dựng, mỗi năm trang trạng nuôi loài cá vược “đẻ” cho chàng sinh viên ở tỉnh Thái Bình cả 5-10 tỷ đồng. Hàng chục lần thất bại “đánh” cho liêu xiêu nhưng Trương Văn Trị tin vào một điều duy nhất: “mình có thể”.
    Trương Văn Trị sinh ra ở xã Nam Cường, một xã ven biển huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình trong một gia đình có bốn anh em. Vì gia đình Trị khó khăn, anh chỉ dám thi vào khoa Kỹ thuật Nuôi trồng thủy sản Trường Trung cấp Nuôi trồng Thủy sản Bắc Ninh. Giấc mơ vào Đại học thật xa vời với chàng trai trẻ.


    Năm 2003, ở tuổi 23, Trương Văn Trị cầm tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi về quê dù được giữ lại làm việc ở trường thực nghiệm. Làm ở quê mãi cũng chưa tìm được “đường ra”, Trị ra đảo Cát Bà (Hải Phòng) làm ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 với mức lương 950 ngàn đồng/tháng.


    Tưởng chàng trai trẻ yên phận vì đang được làm đúng nghề, trong cơ quan nhà nước. Nhưng Trị không an phận, kí ức thời nhỏ với bố- ông nội- cá vược thật gần gũi, Trị mơ ước một ngày mình là chủ một trang trại nuôi cá nước ngọt.


    Một hôm, đang làm việc, Trị sực nhớ tới một lần trò chuyện với ông Chủ tịch Xã Nam Cường. Được chấp thuận thuê đất, sáng hôm sau, Trị có mặt ở UBND xã làm bản hợp đồng thuê diện tích đất 7.530m2 trong năm năm với 4 triệu đồng.


    “Khởi nghiệp” chỉ với 4 triệu đồng chỉ đủ thuê tiền đất là hết nhẵn, đào ao, mua cá giống, thức ăn, tất tần tật còn lại sau này Trị phải xoay từ gia đình, bạn bè. Lúc hết sạch sành sanh tiền trong túi, Trị lấy cả nhẫn cưới của vợ chồng anh đi.. cắm.


    Nhận thấy nuôi cá thịt nước ngọt thì diện tích ao phải lớn, vốn liếng chi phí cao, mà hiệu quả lại thấp. Những điều kiện này đang chống lại anh. Cuối cùng Trị nghĩ ngay đến con cá vược.


    Tin vào điều có thể




    Trị trở thành người đầu tiên ở Việt Nam nuôi thành công một loài cá biển có giá trị kinh tế cao trong môi trường nước ngọt và được Trung ương Đoàn TNCS HCM tặng giải thưởng Lương Định Của 2008, cúp tài năng trẻ toàn quốc năm 2009, Giải thưởng Sao thần nông, gương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2009.

    Trị đọc trong tài liệu có một câu duy nhất: cá vược có thể sống trong môi trường nước ngọt. Anh dựa vào câu nói đó để làm dù thừa biết, cá vược sống trong môi trường nước mặn.
    Nhưng anh có niềm tin vì khi Trị mới 10 tuổi, có lần bố đi biển về bắt được con cá vược, Trị tò mò bắt thả bừa vào ao nhà. Nhưng khi tát ao, Trị vẫn thấy có vài con sống: “Nó sống nghĩa là mình có thể làm được, có thể nuôi trong môi trường nước ngọt được”. Trị quyết tâm thuần hóa bằng được con cá vược cho quê mình.


    Tháng 2/2006, qua bạn bè, Trị nhập về 1 vạn con cá vược có nguồn gốc Thái Lan với giá 2.000 đồng/con. Tổng số tiền mua giống là 20 triệu đồng. Mẻ đầu, cá vược chưa thuần nên một vạn con chỉ còn sống một ngàn con. 20 triệu, bán được 3 triệu, lỗ 17 triệu đồng.


    Trị lại tiếp tục nhập cá giống, nhưng lần này nhập 1 vạn con, mất có 12 triệu đồng. Khá hơn, tỷ lệ cá vược sống lên được 40 phần trăm. Sau một tháng Trị bán 3.000 con cá giống, để lại 1.000 con nuôi cá thịt, khi bán bình quân 7 lạng 1 con. Đợt này không lỗ cũng chẳng lãi..


    Cuối năm 2006, Trị thuần hóa cá vược theo công thức thuần hóa cá vược trong môi trường nước ngọt. Kết quả tăng lên, tỷ lệ con sống tới trên 80 phần trăm. Tháng 3/2007, Trị tiếp tục nhập 2 vạn con cá vược, Trị thuần hóa thành công cá vược sang môi trường nước ngọt không phần trăm độ mặn, tỷ lệ sống tới gần 90 phần trăm.


    Muốn đưa cá vược vượt biển


    Từ một vạn con cá giống những ngày đầu tiên, giờ trang trại của Trị đã một năm cung cấp 100 vạn giống cho khắp các tỉnh thành trong cả nước. Từ bắc vào Nam, miền Trung đâu đâu cũng nhập giống cá vược của Trị.


    Trong năm 2010, Trị mở rộng quy mô sản xuất. Diện tích cũ đã thay bằng 5ha trang trại được xây mới với đầu tư lên tới 10 tỷ đồng. Hiện tại, cá vược của Trị chỉ đủ tiêu thụ trong nước chưa mang ra được nước ngoài.




    [​IMG]

    Trương Văn Trị tại lớp học ĐH. Ảnh : CTV

    Đưa cá vược ra với thế giới là mơ ước bấy lâu của Trị. Năm ngoái, Trị đã sang Lào tìm hiểu thị trường để đưa cá vược sang. Dự định thì có nhiều nhưng Trị sẽ đưa bằng được cá vược đi thế giới như tôm sú, cá basa,…


    Trong khi đang “ăn lên làm ra” nhưng năm 2009, Trương Văn Trị thi đỗ trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội mở tại trường CĐKT-KT Thái Bình: “Việc bước chân vào đại học là ước mơ từ bé và cũng là vì, làm gì đi nữa thì vẫn cần có trình độ”.- Trị cho biết.


    Vừa học, vừa điều hành trang trại cá vược 5ha với hơn 100 vạn con giống, tìm đầu ra cho thị trường, một ngày 24 tiếng với Trị quá ít ỏi. Nhưng Trị vẫn học thêm tiếng anh, tự học vi tính với mong muốn sau này đưa cá vược ra thế giới, tự Trị có thể giao dịch, giới thiệu với khách hàng.

    30 tuổi, mỗi năm kiếm hàng chục tỷ đồng, bí quyết thành công của Trị: hăng say làm việc - cố gắng học hỏi - tin vào điều có thể.

    Đỗ Hân
    phongthuyBDS thích bài này.
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tỷ phú nông dân và công cuộc thuần phục cá biển

    (VTC News) - “Theo tôi, để trở thành tỷ phú với con cá vược thực sự không phải quá khó. Tính đơn giản, nếu người nông dân đầu tư hàng nghìn con cá vược trong 2 năm, mỗi con 2,5 - 5 kg thì có thể thu được cả tỷ đồng rồi", anh Trương Văn Trị - Giám đốc Công ty TNHH Giống thủy sản Hải Long, tỉnh Thái Bình, người được mệnh danh là "tỷ phú cá vược" sau khi thuần chủng được giống cá này đưa vào nuôi trồng trong môi trường nước ngọt - chân thành nói.
    23 tuổi, ra trường với bằng Trung cấp Thủy sản, bất chấp sự can ngăn của bố mẹ và người vợ mới cưới, anh Trị quyết tâm rời cơ quan Nhà nước đi theo con đường riêng. Nhận thấy tiềm năng của vùng biển Tiền Hải (Thái Bình), cộng với niềm say mê “chẳng hiểu sao, tôi yêu cá từ hồi nhỏ”, anh Trị đứng ra mở trang trại nuôi cá và cái tên “tỷ phú cá vược” bắt đầu từ đó.

    [​IMG]

    Chàng tỷ phú nông dân Trương Văn Trị phát biểu tại Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII (Ảnh: Phạm Thịnh)
    Nói đến anh Trị, người nông dân Thái Bình quen thuộc hình ảnh chàng trai trẻ điềm đạm, nhẹ nhàng, cởi trần lội nước xuống ao bắt cá và hướng dẫn tận tình cách nuôi, sản xuất và thu hoạch cá cho người dân. Nhưng ít ai biết được, đằng sau những thành công hiện tại, anh đã đổ biết bao mồ hôi. Hiện, trại cá Vược giống rộng 10.000m2 của anh Trị, nằm cách biệt với khu dân cư, bên cạnh dòng sông Lân đã trở thành điểm đến cho những ai có đam mê làm giàu với nghề cá và muốn gắn bó cả đời với nghiệp nuôi cá.

    “Theo tôi, để trở thành tỷ phú với con cá vược này thực sự không phải quá khó. Tính đơn giản, nếu người nông dân đầu tư hàng nghìn con cá vược trong 2 năm, mỗi con 2,5 - 5 kg là có thể bán ra thu được cả tỷ đồng rồi", anh Trị chân thành nói.

    Nuôi cá thành công nhờ triết lý… trồng lúa
    Chúng tôi gặp anh trong thời gian ngắn ngủi sau buổi giao lưu tại Đại hội yêu nước diễn ra ở Hà Nội. Nhắc đến các vược, đôi mắt anh ánh lên niềm hăng say, nhiệt huyết. Anh nheo mắt cười kể về cái nghiệp nuôi cá và "bật mí": Sau khi thuần hóa giống cá vược, anh còn “thu phục” thêm 2 loại cá biển khác nữa đưa vào môi trường nước ngọt và giống thứ 4 vẫn đang tiến hành nghiên cứu. Trong năm tới, anh sẽ công bố kết quả và chứng minh cho mọi người thấy những điều... không tưởng đã trở thành sự thật.

    “Tôi chỉ là một người mới thành công bước đầu, chưa dám nói là tỷ phú. Tôi chỉ làm công việc yêu thích từ bé của một người con vùng biển, sau những ngày theo ông nội, theo bố đi bắt cá. Có lẽ niềm tin, tình yêu, sự ham học hỏi và quyết tâm “làm tới cùng” đã giúp tôi đạt được những gì tôi có hiện nay”, Trương Văn Trị, người hiện đang sở hữu cơ ngơi hàng chục tỷ đồng với xuất phát điểm chỉ từ 4 triệu, bắt đầu câu chuyện về hành trình chinh phục cá vược của mình.
    Gia đình khó khăn, Trương Văn Trị không có điều kiện để thi Đại học. Đỗ vào Trường Trung cấp Nuôi trồng thủy sản Từ Sơn (Bắc Ninh) và ra trường với tấm bằng loại giỏi, cách đây 7 năm, anh bắt đầu đi làm cho một công ty nuôi tôm, sau đó về làm việc tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I Hải Phòng.

    Nhận thấy, tôm là vật nuôi rất khó làm, người nông dân có thể làm giàu lên rất nhanh nhờ nó nhưng cũng có thể thất bại thảm hại vì nó, trong khi đó, nuôi cá không đòi hỏi kĩ thuật khắt khe, đầu tư vốn không quá lớn nhưng đưa lại lợi nhuận kinh tế cao, anh quyết tâm theo nghề cá. Xác định được hướng đi của mình, Trương Văn Trị từ bỏ cơ quan nhà nước, về quê lập nghiệp chỉ với số vốn 4 triệu đồng vay mượn trước sự can ngăn, khuyên can của gia đình và người thân.

    “Bố mẹ tôi bảo, nhà mình nghèo chẳng có tiền để lo phát triển trang trại, nhưng tôi tin tưởng: khi mình thật sự mong muốn, mình sẽ làm được”, anh Trị nhớ lại.

    Sau lần thất bại đầu tiên, nhập về 1 vạn giống hết 20 triệu đồng, khi bán được 3 triệu đồng, lỗ 17 triệu đồng, anh Trị rất buồn. Anh buồn cho mình thì ít nhưng quan trọng hơn là anh thương vợ, thương con. Anh sợ người thân thất vọng. Nhớ về thời điểm đó, Trương Văn Trị mắt hoe đỏ: “Trời mưa gió tầm tã, vợ và đứa con chỉ đầy mấy tháng tuổi khăn gói ra ở với tôi trong căn nhà đơn sơ giữa một nơi hoang vắng, đồng không mông quạnh, hàng ngày, chịu cái lạnh rét mướt để động viên tôi”.

    Không từ bỏ con đường đã chọn, sau thất bại đầu tay, anh vắt óc suy nghĩ và tìm ra nguyên nhân do giống cá lấy về kém, cộng thêm các cơ sở, vật chất ao nuôi, bể chứa… chưa đủ điều kiện cho quy trình thuần hóa cá. Anh tiếp tục huy động tất cả các nguồn vốn, tổng cộng được 10 triệu đồng và nhập về 5.000 con giống cá vược nước mặn, lại loay hoay với quá trình thuần hóa chúng để nuôi trong nước ngọt. Kết quả lần 2 thu về hòa vốn.

    [​IMG]

    "Tỷ phú cá vược" chia sẻ: "Tôi muốn mỗi năm thả vài trăm con cá về với biển để cải tạo nguồn cá trong tự nhiên". (Ảnh: Trachi)
    Cuối cùng, cá chẳng phụ quyết tâm người nuôi, đến nay, loài cá vược do cơ sở của anh Trị thuần hoá đã có mặt trên 20 tỉnh, thành, không chỉ ở các tỉnh đồng bằng mà ngay cả một số tỉnh miền núi phía Bắc cũng đang nuôi cá vược và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Lợi nhuận hàng năm, cơ sở anh đạt từ 300 - 500triệu đồng, giải quyết việc làm cho 07 lao động là thanh niên có thu nhập ổn định từ 1,7 – 2 triệu đồng/tháng.

    Trước đó, khi vợ anh khuyên nhủ chồng bỏ nghề, chuyển sang lĩnh vực kinh doanh khác, anh nhất quyết không chịu. Anh đã nói: “Muốn trồng một cây lúa trước hết phải gieo mạ, thành mạ sau đó mới thành lúa, rồi phải trải qua quá trình trổ bông, tiếp đó là thời gian chín và thu hoạch. Không phải ngày nay làm ngày mai có kết quả ngay được mà cần cố gắng và quyết tâm hơn”.

    Chàng trai trẻ nơi quê lúa mang theo những lời nhắn nhủ của bà con nông dân và những kinh nghiệm từ quá trình trồng lúa đã giúp anh đứng dậy sau những lần thất bại đắng cay.

    "Tỷ phú cá vược" muốn thả cá về với biển

    Khi chúng tôi hỏi về những khó khăn, vấp váp trong quá trình sản xuất và thu hoạch cá từ những ngày đầu tiên cho tới thành công như ngày hôm nay, anh Trị trầm ngâm: “Thực ra, khó khăn thì nhiều nhưng tôi không quá chú tâm đến nó, tôi chỉ dành hết tâm hết sức vào làm việc”.

    Đối với anh, cái rét thấu gan thấu ruột cuối năm 2007, đầu năm 2008 khi nhiệt độ quá thấp (dưới 7 - 8 độ C) cũng chẳng thể ngăn anh không ngâm mình xuống dòng nước lạnh để tiến hành công việc bắt cá. Ngày ấy, người bố đưa tay lập cập cầm dây kéo lưới, run lẩy bẩy, miệng thở ra khói, nhìn con đang lội dưới ao thương cảm.

    Đợt rét ấy cũng là kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời làm nghề của anh bởi khi thời tiết lạnh đã khiến hàng trăm con cá chết hàng loạt.

    “Dù tổn thất khá lớn, tôi có tiếc nhưng không buồn bởi tất cả cá ở khắp mọi nơi đều chết, lý do bởi thiên nhiên, chứ không phải do bàn tay con người, mình không thể trách thiên nhiên được”. Sau mỗi lần như thế, anh Trị lại đúc kết được nhiều kinh nghiệm và truyền đạt lại cho bà con nông dân.

    Điều anh xót xa nhất không phải là cá chết mà là “nhìn thấy tiềm năng phát triển mà phải lặng lẽ đứng ngoài cuộc, không thể làm gì được”. Niềm đau đáu khôn nguôi không giấu nổi khi anh kể về những lần đi qua một vùng đầm để hoang.

    “Cứ đi tới đâu nhìn thấy cái ao, mình thích lắm, chỉ muốn cùng người dân bắt tay vào làm nhưng liên quan tới chính quyền địa phương, thuyết phục họ là một điều rất khó”, anh Trị trăn trở.


    [​IMG]

    Trương Văn Trị (trái): “Sau quá nhiều thất bại, tôi nghiệm ra rằng, chẳng có gì là khó. Cần nhất là niềm tin và quyết tâm".

    Nhận thức được thực trạng hiện nay các dòng cá có nguồn kinh tế cao càng ngòai thiên nhiên ngày càng cạn kiệt vì khai thác triệt để. Các đối tượng cá mới khan hiếm hơn bao giờ hết. Ngoài sản xuất và nuôi trồng cá mang tính chất kinh doanh, phục vụ nhân dân, mong muốn của anh Trị là bổ sung thêm vào tự nhiên. Chính vì thế, mỗi năm anh đều trích ra một lượng cá nhất định thả ra biển để tái tạo nguồn cá.

    “Mình lấy của thiên nhiên cái gì thì cũng nên đáp trả lại thiên nhiên. Cải tạo sự trong sạch của môi trường cũng chính là cải tạo sức khỏe, sự sống của chính chúng ta, mỗi người cần nêu cao trách nhiệm”, anh Trị nói.

    Sau vụ việc cá tra bị đưa vào danh sách “sổ đỏ”, anh Trị cũng như nhiều người nông dân khác nhận thức sâu sắc hơn nữa tầm quan trọng của môi trường nước. Nếu môi trường nước không đảm bảo, có mầm bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thịt cá gây nguy hại tới sức khỏe con người. Cá tra nuôi trong môi trường đậm màu một chút còn cá vược lại khác, đòi hỏi môi trường trong sạch, thức ăn từ cá tạp hoặc từ cám công nghiệp.

    Tiếp bước thành công, trên đà thắng lợi, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người nông dân, anh Trị mở rộng quy mô sản xuất thêm 4,3 ha để xây dựng trại chuyên nghiên cứu giống cá biển và ngao giống với số tiền vay 250 triệu đồng và khoảng 5 tỷ đồng tiền vốn huy động từ gia đình. Thu hút thêm từ 25 đến 30 lao động là thanh niên ở địa phương, đáp ứng nguồn giống tốt cho người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh Thái Bình.

    Với nhiều người thì đây là một kế hoạch táo bạo chẳng kém gì lần đầu tiên anh đưa ra quyết định đưa con cá vược vào nuôi trồng trong môi trường nước ngọt. Táo bạo bởi từ trước tới nay, chưa ai làm khi đầu tư cả một công nghệ, dây chuyền sản xuất, đầu tư trang thiết bị máy soi từ khi thụ tinh trứng, khống chế tìm ra các loại bệnh và tốc độ tăng trưởng của con cá như thế nào. Thêm nữa, các ao nuôi bắn bạt tới đáy, việc này hoàn toàn không hề đơn giản, vốn lớn, đòi hỏi công nghệ cao, mặt khác, đưa dây chuyền đó vào như thế nào cho hợp lý, nguồn nhân quản lý ra sao cho đạt hiệu quả.

    Tuy vậy, anh tin tưởng, việc mở rộng trang trại này sẽ sớm đi vào hoạt động và kế hoạch của anh sẽ nhanh chóng thành công với sự tham gia, tư vấn của nhiều chuyên gia đầu ngành về nuôi trồng thủy sản.

    “Với tôi, sau quá nhiều thất bại, tôi nghiệm ra rằng, chẳng có gì là khó. Cần nhất là niềm tin và quyết tâm", đó là phương châm Trương Văn Trị chọn để theo đuổi con đường của mình.


    Trương Văn Trị trở thành người đầu tiên ở Việt Nam nuôi thành công cá vược, loài cá biển có giá trị kinh tế cao, trong môi trường nước ngọt. Anh được Trung ương Đoàn trao tặng Bằng khen và cúp Giải thưởng Lương Định Của năm 2008, là 1 trong 15 thanh niên tiêu biểu toàn quốc năm 2009 và là đại biểu tham dự Đại hội tài năng trẻ, thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác do Trung ương Đoàn tổ chức.

    Chàng trai trẻ được biết đến với biệt danh "Tỷ phú các vược" đã 2 lần nhận bằng khen và phần thưởng của Trung ương Hội nông dân; 01 lần được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng bằng sáng tạo; 05 lần nhận bằng khen và giấy khen của UBND tỉnh Thái Bình và UBND huyện Tiền Hải.

    Tiểu Phương
    phongthuyBDS thích bài này.
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Kỹ thuật nuôi cá vược


    Cá vược là một đặc sản cho giá trị kinh tế cao bởi dinh dưỡng mà cá vược mang lại vượt trên nhiều loại cá khác. Mặc dù là đối tượng nuôi mới, nhưng cá vược đã được thuần hóa để nuôi cả trong nguồn nước mặn và nước ngọt. Vậy kỹ thuật nuôi và kinh nghiệm để nuôi cá vược như thế nào để mang lại hiệu quả cao là nội dung trao đổi của Kỹ sư Trương Văn Trị- Giám đốc CT TNHH Giống thủy sản Hải Long tỉnh TB. (Đề tài thuần hoá cá vược của Kỹ sư Trương Văn Trị đã được nhận giải thưởng Hội thi sáng tạo kỹ thuật TB năm 2007).


    P/V : Kỹ sư giới thiệu sơ bộ về đặc tính và hình thái của cá vược nước mặn và khi đã thuần hóa thành cá vược nước ngọt?


    Kỹ Sư Trị: Cá vược có cơ thể dài, miệng rộng, không cân, hàm trên kéo tới tận sau mắt. Đầu nhọn, nhìn bên lõm phía lưng (hình dạng lưng lõm) và lồi ở phía trước vây lưng. Vẩy dạng lược rộng. Chiều dài tối đa: 200 cm, cân nặng 60 kg.


    Màu sắc có hai giai đoạn, giai đoạn giống cá thường có mầu nâu Oliu ở phía trên với màu bạc ở hai bên lườn và bụng, khi cá sống trong môi trường nước biển và màu nâu vàng trong môi trường nước ngọt; giai đoạn trưởng thành cá có màu xanh lục hay vàng nhạt ở phần trên và màu bạc phần đuôi.


    Cá vược là loài cá dữ, thức ăn ưa thích là các loại cá tạp, tôm, không ăn thực vật và các loài giáp xác khác nhau như: cua, cáy:


    P/V: Cá vược là đối tượng nuôi mới ở tỉnh ta, xin Kỹ sư cho biết trước đó cá vược phân bố ở đâu và môi trường sống của chúng là gì?


    Kỹ sư Trị: Cá vược trắng hay còn gọi là cá chẽm (Lates calcarifer) thuộc bộ Perciformes họ Serranidae, giống Lates. Cá vược là loài phân bố rộng từ vùng nhiệt đới đến cận nhiệt đới thuộc Tây Thái Bình Dương và ấn Độ Dương. Chúng phân bố từ bờ phía Đông của ấn độ đến Indonexia, Philippine, Thái Lan, Trung Quốc, đến Đài Loan và Nam Nhật Bản, về phía Nam đến Papua, New Guinea và bắc Austraylia. Đặc biệt có nhiều ở các nước trong khu vực Đông Nam á trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam chúng phân bố dọc bờ biển từ Bắc đến Nam.


    Cá vược thường sống ở vùng nước ven biển, cửa sông, rừng ngập mặn, cho tới độ sâu 40m. Giai đoạn cá cái nở (15-20 ngày tuổi, dài 0.4-0.7 cm), thường phân bố tại ven biển gần các cửa sông nước lợ, cá cỡ 1 cm có thể tìm thấy cả trong các thuỷ vực nước ngọt. Trong tự nhiên, cá Vược sinh trưởng ở nước ngọt, nước lợ và di cư ra vùng nước mặn để đẻ.


    P/V: Hiện nay nhiều bà con ven biển và cả trong nội đồng cũng đang có nhu cầu nuôi cá vược, kỹ sư cho biết về yêu cầu ao nuôi đối với cá vược đòi hỏi như thế nào?


    Kỹ sư Trị:


    1. Chuẩn bị ao nuôi.


    Yêu cầu ao có diện tích từ 500 - 5000 m2 (tương đương với 1.5 -15 sào Bắc bộ).


    - Đáy ao tương đối bằng phẳng, nghiêng về cống tiêu nước. (Chất đáy là thịt pha cát hoặc sét pha cát).


    - Ao có nguồn nước tốt, cấp quanh năm và có cống cấp thoát nước riêng biệt, độ sâu của ao từ 1.2 -3m. Bờ ao chắc chắn, không rò rỉ và cao hơn mức nước cao nhất hàng năm là: 0.5m.


    a. Cải tạo ao nuôi.


    Làm cạn nước trong ao nuôi (Điều chỉnh lượng bùn đáy ở khoảng 15-20cm).


    Tẩy vôi bột với lượng 4-6 kg nếu ao mới, từ 5-7 kg nếu là cũ.


    Vãi vôi xong phơi ao 2-3 ngày, tiến hành đưa nước vào ao, khi mực nước đạt được khoảng 80cm để ổn định 2-3 ngày tiến hành thả cá.


    b. Thả cá.


    Yêu cầu cá thả ban đầu: Cá khoẻ mạnh, sạch bệnh, không dị hình, dị tật, không xây xước và có nguồn gốc rõ ràng. Cá phải được thuần ngọt trước khi đưa vào ao nuôi thương phẩm.


    Kích cỡ thả cá đạt: 5-7cm hoặc 6-8cm.


    Thời gian thả cá vào lúc 8-9giờ sáng hoặc buổi chiều mát.


    P/V: Được biết cá vược dễ nuôi và dễ chăm sóc, nhưng cần nhất là yếu tố quản lý môi trường nước vậy kỹ thuật này như thế nào?


    Kỹ sư Trị: Đối với cá vược nuôi hiện nay thức ăn chính chủ yếu là cá tạp. Với 2 tháng đầu cho ăn với lượng 8-10% trọng lượng thân, ăn 2 bữa/ngày, vào lúc 7-8h sáng và 17h chiều.


    Vị trí và thời gian cho ăn không thay đổi . Trước khi cho ăn dụ cá vào một chỗ rồi mới vãi mồi.


    Sau 2 tháng nuôi, cho cá ăn một bữa/ngày vào lúc 17h. Khẩu phần ăn 5% trọng lượng thân, trong giai đoạn này cá tạp để nguyên con.


    Từ 1-2 tháng đầu, cá chuyển giai đoạn từ cá giống – sang cá trưởng thành. Vì thế cá rất phàm ăn, thậm chí thực ăn thừa trong ao cá cũng sử dụng, do vậy giai đoạn này cá thường hay bị chết. Vì thế để cho chắc chắn, người chăn nuôi phải sử dụng thuốc phòng và theo dõi sát sao.


    Cách cho cá ăn thuốc: Nghiền thuốc mịn và đảo với thức ăn, cho ăn 1 lần/tuần và cho ăn một tháng liền sẽ đảm bảo cho cá nuôi.


    b. Quản lý ao nuôi:


    Vào các buổi sáng sớm đi xung quanh bờ ao để kiểm tra. Nếu phát hiện thấy cá chuyển màu đen bơi lờ đờ trên mặt nước và chũi đầu vào bờ, thì đó là hiện tượng cá bị bệnh, ta phải nhanh chóng xem xét để xử lý. Định kỳ phải rắc vôi bột xuống ao: 20kg/100m2/tuần


    P/V: Như kỹ sư cho biết thì cá vược là loài cá dữ, vậy nếu người nuôi muốn nuôi ghép với cá truyền thống có được không và cần yêu cầu gì?


    Kỹ sư Trị


    Các đối tượng đưa vào nuôi ghép với cá vược là cá rôphi, cá trôi, cá mè, cá chép.


    1. Chuẩn bị ao nuôi:


    Yêu cầu ao có diện tích từ 1000- 5000 m2 (tương đương với 3-15 sào Bắc bộ) Ao có nguồn nước tốt cấp quanh năm và có cống cấp thoát nước riêng biệt, độ sâu của ao từ 1.2-3 m. Bờ ao chắc chắn, không rò rỉ và cao hơn mức nước ao nhất hàng năm là: 0.5m.


    a) Trước khi thả cá, cần chú ý:


    Làm cạn nước trong ao nuôi (điều chỉnh lượng bùn đáy ở khoảng 15-20cm nếu là ao cũ).


    Tẩy ao bằng vôi bột với lượng 4-6 kg nếu là ao mới; 5-7 kg nếu là ao cũ.


    Khi vãi vôi xong, phơi ao trong 2-3 ngày, tiến hành đưa nước vào ao. Ban đầu nước được tháo vào ao 50cm rồi vãi phân để gây màu, phân ở đây được dùng phân chuồng + phân xanh, đối với cá vược không cần phải gây màu, nhưng đây là phương thức nuôi ghép, vì thế gây màu để tạo thức ăn tự nhiên là vấn đề quan trọng.


    Lượng phân chuồng dùng từ: 30-50kg/100 m2 .Phân xanh dùng: 30-50kg/100m2.


    Tiến hành ngâm ao trong 5-7 ngày nếu thời tiết ấm áp, từ 7-10 ngày nếu thời tiết lạnh. Khi màu nước đã lên, cấp tiếp nước vào ao đạt độ 1.2-1.5 rồi thả giống.


    b. Thả cả:


    Cá Vược được thả trước từ 7-15 ngày sau đó mới thả cá rô phi, cá chép, cá trôi, cá mè. Mục đích là cho cá vược quen ăn mồi chết.


    Công thức thả ghép: Có công thức như sau: Cá vược 23%, cá rô phi: 38%, cá mè 19%, cá trôi 15%, cá chép 5%. Thả cá vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều mát.


    Kích cỡ thả cá: Cá Vược 6-8 cm, tốt nhất 8-12 cm.


    Cá rô phi 20-30 con/kg, cá trôi: 10-15 con/kg, cá mè 8-10 con/kg, cá chép 8-10con/kg.


    Đối với hình thức nuôi ghép, ta chỉ cung ứng thức ăn cho cá vược, ở đây thức ăn của cá vược là cá tạp băm nhỏ. Trước khi cho ăn dụ cá vào một chỗ rồi mới vãi mồi.


    Hình thức nuôi ghép với cá truyền thống đang là mô hình đưa lại hiệu quả kinh tế cao nhất so với các mô hình khác. Đáp ứng được ngày công bỏ ra, tận dụng tối đa được diện tích mặt nước mà hoàn toàn không bị ô nhiễm môi trường.Chúc bà con thành công./.


    P/V:Xin cảm ơn Kỹ sư Trương Văn Trị- Giám đốc TNHH Giống thủy sản Hải Long tỉnh TB. Người nuôi cần có kinh nghiệm cụ thể, hãy liên hệ với Kỹ sư Trương Văn Trị- điện thoại 0904.704.552.


    Hồng Tươi (Đài PTTH TB)
    phongthuyBDS thích bài này.
  5. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Công nghệ bơm hóa chất ép mít chín
    [​IMG]
    ....
    Khi mít chín, bản thân Huy và gia đình cũng không dám ăn bởi sợ độc. “Không chỉ nhà tôi, hầu hết các điểm bán mít giờ đây đều dùng loại thuốc này. Chứ giờ đâu đã vào mùa đâu mà mít bán đầy đường như hiện nay. Nếu anh không tin, cứ cầm lấy một lọ về thử cho biết”, Huy nói.
    .....
    Để phân biệt, người tiêu dùng cần chú ý, mít bị tiêm hóa chất ăn vẫn ngọt nhưng phần ngoài bị sượng. Có quả bị tiêm thuốc quá tay nên chín nhũn, nẫu hết ruột. Quả mít chín tự nhiên thì thân rất mềm, mắt mít nở ra, gai không nhọn và thưa so với lúc còn xanh, có quả chín quá còn bị nứt, mùi rất thơm. Một quả mít mà gai nhọn, cứng, dày thì không thể có chuyện chín một cách bình thường.
    Xem đầy đủ tại :
    http://cafef.vn/hang-tieu-dung/cong-nghe-bom-hoa-chat-ep-mit-chin-2014062114192647010ca55.chn
    Hoa_Sim thích bài này.
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    MÔ HÌNH NUÔI CÁ CHẼM ( cá vược )
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN KHÔNG BÙN
    truong soi thích bài này.
  8. truong soi

    truong soi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2014
    Đã được thích:
    4.799
    giờ này ăn heo rừng dễ lắm bác sim à ,nhà em lúc nào cũng có vài kg cất trong tủ ,có 180k /kg thôi ạ ,họ nuôi trên rừng đó anh
    Hoa_Sim thích bài này.
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Heo rừng bây giờ có thể nuôi ở khắp nơi, không cứ gì phải ở rừng mới nuôi được ! :D
    truong soi thích bài này.
  10. truong soi

    truong soi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2014
    Đã được thích:
    4.799
    ở chỗ em thì nuôi trên tam đảo ,gửi theo xe về hà nội theo đơn đặt hàng anh ạ
    Hoa_Sim thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này