1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Liên Minh đầu tư Mr.Chen và Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Trung Hoa nhóm họp sáng nay.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Mr.Chen, 23/08/2012.

3250 người đang online, trong đó có 46 thành viên. 03:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 11196 lượt đọc và 154 bài trả lời
  1. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    Chuẩn! =D>=D>=D>
  2. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    Mời bác!

    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  3. __Scarlett__

    __Scarlett__ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2012
    Đã được thích:
    0

    Sao, không đầu tư PVX nữa hả gà, lãi bao nhiêu phần trăm rồi, gần 20% chưa =))=))=))=))=))
  4. Smiley109

    Smiley109 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2008
    Đã được thích:
    1.158
    Nghe hay đó! Nhiều người đang đặt niềm tin vào anh bạn trẻ với bằng cao đẳng trong túi. Thời của tri thức đến rồi chăng?
  5. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    Tụi nó chờ đánh cho tòe mõm mới chịu thôi sủa!
    Sao nó không soi lại lịch sử, nhìn Liễu Thăng, Sầm Nghi Đống, Thoát Hoan, Trương Phụ, Tô Định mà rút ra bài học nhỉ?
    Nhiều tiền, lắm vũ khí chắc gì đã thắng?

    Lịch sử hàng ngàn năm đã chứng minh rồi đấy thôi!
  6. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/2...t-nam-trung-quoc-noi-phai-di-doi-voi-lam.aspx

    Hợp tác quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc: Nói phải đi đôi với làm

    05/09/2012 3:30
    [​IMG]

    Đại tá Lê Thế Mẫu Theo đại tá Lê Thế Mẫu (ảnh), nguyên Trưởng phòng Thông tin - Khoa học quân sự, Viện Chiến lược quân sự (Bộ Quốc phòng), hợp tác quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc là cần thiết nhằm giảm nguy cơ xung đột do tranh chấp lãnh thổ, nhưng trước hết Trung Quốc cần gây dựng được lòng tin bằng việc "nói đi đôi với làm".


    Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt - Trung (ĐTCLQPVT) lần 3 vừa diễn ra tại Hà Nội với cam kết giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Theo ông, hoạt động này có ý nghĩa như thế nào?

    Trước hết, cần nhận thấy rằng, ĐTCLQPVT xuất phát từ quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh giữa hai nước. Đó cũng là mối quan hệ mang tính chất phổ biến, biện chứng và lâu dài trong một thế giới đã có những thay đổi căn bản sau Chiến tranh lạnh, trong đó sự đối đầu về ý thức hệ đã nhường vị trí hàng đầu cho sự cạnh tranh về địa -chính trị. Trong bối cảnh ấy nổi lên nhu cầu của tất cả các nước là bảo vệ lợi ích quốc gia, coi đó là mục đích tối thượng trong một thế giới đang khu vực hóa và toàn cầu hóa mạnh mẽ đồng thời đan xen hai quá trình vừa hợp tác vừa cạnh tranh.

    Do đó, ý nghĩa xuyên suốt các cuộc ĐTCLQPVT là để hai bên bày tỏ quan điểm về các vấn đề quốc tế và khu vực liên quan tới hai nước; quan điểm của các bên về những mâu thuẫn song phương cần giải quyết cũng như những lĩnh vực mà hai bên có thể hợp tác, nhằm thu hẹp bất đồng, tăng cường hợp tác và tìm kiếm những khả năng hợp tác mới trên cơ sở các tuyên bố và thỏa thuận cấp cao của hai nước.

    Mục đích cuối cùng là nhằm giải quyết mọi tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, dựa trên cơ sở công pháp quốc tế, vì lợi ích của mỗi nước, vì an ninh và hòa bình trong khu vực và thế giới. Cả 3 lần đối thoại, Việt Nam luôn khẳng định quan điểm về chủ quyền mình đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    [​IMG]
    Trung Quốc quyết định thành lập cái gọi là “TP.Tam Sa” và bố trí một lực lượng quân sự
    lớn tại đây là vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
    Theo ông, với xu hướng tình hình biển Đông diễn biến ngày càng phức tạp, hợp tác quốc phòng giữa VN và TQ thời gian tới sẽ cần và nên tiếp tục phát triển theo hướng nào?
    Đúng như Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã khẳng định, hợp tác quốc phòng giữa VN và TQ thời gian tới phải nhằm góp phần đạt được mục đích không để xung đột xảy ra do bất đồng và không để điểm nóng bùng phát từ mâu thuẫn. Theo hướng đó, hợp tác quốc phòng giữa VN và TQ cần hợp tác trên 4 hướng chủ yếu.
    Một là, hai bên cần tiếp tục đối thoại để thông báo cho nhau quan điểm của các bên về chính sách quốc phòng, về tình hình an ninh chính trị trong khu vực và trên thế giới nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau.
    Hai là, hai bên cần tiếp tục đối thoại để làm rõ cơ sở pháp lý về các yêu sách của mỗi bên về chủ quyền đối với các vùng tranh chấp trên biển Đông.
    Ba là, tiếp tục tìm kiếm, thực hiện và tăng cường các nội dung hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng như trao đổi các đoàn quốc phòng các cấp; giao lưu, hợp tác, phối hợp giữa hải quân, biên phòng và các quân khu giáp biên hai nước; cùng tiến hành tuần tra chung trên biển; chia sẻ kinh nghiệm trong việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
    Bốn là, đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền nhằm để cho quân đội và nhân dân hai nước VN và TQ hiểu rõ mối quan hệ hợp tác thiết thực và cùng có lợi giữa quân đội và nhân dân hai nước. Cần thông tin công khai đầy đủ, chính xác và minh bạch trên các diễn đàn trong nước và trên thế giới để nhân dân hai nước và cộng đồng quốc tế hiểu rõ bản chất vấn đề biển Đông.

    Như các lãnh đạo quốc phòng cấp cao của VN từng nói, quan hệ quốc phòng trước hết phải tạo ra sự tin cậy lẫn nhau giữa hai nước VN và TQ. Ông đánh giá như thế nào việc thúc đẩy sự tin cậy đó?

    Theo tôi, trong quan hệ quốc phòng, phía TQ đã có những hành động và lời nói không góp phần tạo ra sự tin cậy và sự tin tưởng lẫn nhau với VN cũng như với các nước trong khu vực. Thể hiện rõ nhất là TQ quyết định bố trí một lực lượng quân sự lớn tại “Tam Sa” - một khu vực hành chính do TQ thành lập phi lý và phi pháp. Điều đáng nói là quyết định này do Quân ủy trung ương TQ đưa ra. Hoặc, thời gian qua, trong khi cả trên lời nói và việc làm, VN luôn tôn trọng, giữ gìn, phát huy và củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị với TQ, kể cả khi mâu thuẫn giữa hai nước đứng trước nguy cơ bùng nổ xung đột, thì TQ đã không hành động như vậy.



    [​IMG] Nhìn chung trong nhiều lĩnh vực, cũng như trong lĩnh vực quốc phòng nói riêng, nhiều chuyên gia nghiên cứu về TQ trên thế giới đã khái quát lại một nhận định: Một đặc điểm trong cách ứng xử của TQ với các nước là nói một đường, làm một nẻo
    [​IMG]





    Trên các phương tiện thông tin đại chúng ở TQ gần như đã thổi bùng chiến dịch chiến tranh thông tin chống VN, với những luận điệu đại loại như “VN xâm chiếm lãnh thổ của TQ”, làm tổn hại quan hệ giữa hai nước. Sau những hành động ngang ngược của TQ trên biển Đông, nhiều chuyên gia nghiên cứu quốc tế nhận định, hình ảnh về một nước lớn TQ “có trách nhiệm” đang bị đổ vỡ.
    Bộ trưởng Quốc phòng TQ Lương Quang Liệt cho biết quân đội nước này phát triển các loại vũ khí mới với mục đích chủ yếu là để bảo vệ chủ quyền. Tuy nhiên, việc TQ không ngừng gia tăng ngân sách quốc phòng (con số công bố năm 2011 là 91,5 tỉ USD, năm 2012 là 106,4 tỉ USD, con số thực tế được cho là cao hơn rất nhiều) đã gây bất an cho cộng đồng quốc tế. Ông đánh giá như thế nào về sự tương phản giữa những tuyên bố của TQ về cái gọi là “trỗi dậy hòa bình” với những động thái gia tăng sức mạnh quân sự này?
    Nhìn chung trong nhiều lĩnh vực, cũng như trong lĩnh vực quốc phòng nói riêng, nhiều chuyên gia nghiên cứu về TQ trên thế giới đã khái quát lại một nhận định: Một đặc điểm trong cách ứng xử của TQ với các nước là nói một đường, làm một nẻo”. Tuyên bố của TQ về sự “trỗi dậy hòa bình” là minh chứng rõ nhất về nhận định này.

    Trước đây, sau khi TQ tuyên bố chủ trương “trỗi dậy hòa bình” liền bị dư luận đặt dấu hỏi nghi vấn về những gì ẩn giấu đằng sau sự “trỗi dậy” đó.

    Ngay sau đó, TQ đổi cách nói “trỗi dậy hòa bình” thành “phát triển hòa bình”. Nhưng dù có thay đổi cách nói thì bản chất vẫn chỉ có một. Có một điều lạ: TQ là quốc gia duy nhất trên thế giới gắn chữ “hòa bình” vào đằng sau thuật ngữ “phát triển”.
    Với cụm từ này, TQ muốn biện minh rằng họ phát triển “chỉ nhằm bảo vệ hòa bình trong khu vực và trên thế giới”. Nhưng sau khi chỉ vừa mới lên vị trí số 2 trong nền kinh tế thế giới và với khả năng quân sự có thể sánh vai “ngang ngửa” với Nga và Mỹ, TQ bắt đầu đưa ra các yêu sách và có các hành động tranh giành chủ quyền một cách phi lý và ngang ngược với các nước trong khu vực.
    Cách đây 20 năm, dư luận Nga đã cảnh báo giới lãnh đạo ở Điện Kremlin về việc chuyển giao công nghệ chế tạo máy bay và tên lửa cho TQ bởi họ lo ngại trước tham vọng của TQ đối với vùng Viễn Đông thưa thớt người ở của nước Nga. Hiện nay, sau khi đã làm chủ được công nghệ quân sự do Nga chuyển giao, TQ bắt đầu “ra giá” với Nga trong các hợp đồng kinh tế và nhiều lĩnh vực khác, thậm chí đang cho người TQ di cư ồ ạt sang khu vực Viễn Đông của Nga. Hóa ra, sự “phát triển hòa bình” của TQ chẳng thể hiện tính chất hòa bình như thế giới vẫn mong đợi ở một nước lớn như TQ.
    Nguyên Phong
  7. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    Câu trả lời đây này :

    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120901/dai-loan-trung-quoc-xam-pham-chu-quyen-viet-nam.aspx
    Đài Loan, Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam

    01/09/2012 3:40
    Đài Loan tập trận bắn đạn thật phi pháp ở Trường Sa, trong khi Trung Quốc có thêm động thái đơn phương tại cái gọi là “TP.Tam Sa”.

    Bất chấp phản đối của Việt Nam và quan ngại từ Mỹ, Đài Loan vẫn sẽ ngang nhiên tiến hành tập trận bắn đạn thật từ ngày 1-5.9 ở Ba Bình. Đây là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Đài Bắc chiếm đóng. Đảo này thuộc cụm Nam Yết, cách đảo Sơn Ca 11,5 km về phía tây và cách đảo Nam Yết khoảng 20,4 km về phía đông bắc.
    Báo United Evening News dẫn lời nhà lập pháp Quốc Dân đảng Lâm Hữu Phương tuyên bố cuộc tập trận nhằm “củng cố chủ quyền đối với khu vực đảo”. Theo ông Lâm, một số nhà lập pháp khác của Đài Loan sẽ đến Ba Bình vào ngày 4.9 để quan sát cuộc tập trận đồng thời “khích lệ” lực lượng đóng trái phép tại đây. Giới chức Đài Loan không nói rõ nội dung diễn tập, nhưng một số nguồn tin nói đây là tập trận phòng thủ và sẽ không sử dụng pháo cao xạ 40 mm và súng cối 120 mm, vốn được đưa lên đảo hồi đầu tháng 8. Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã lên tiếng phản đối và yêu cầu Đài Loan hủy kế hoạch tập trận. Mỹ cũng bày tỏ quan ngại về cuộc tập trận nói trên và kêu gọi Đài Loan kiềm chế, theo United Evening News.
    Trong khi đó, Trung Quốc lại có thêm động thái mới nhằm hợp pháp hóa “TP.Tam Sa’’ mà họ ngang nhiên lập ra hồi tháng 7 để tự cho mình quyền quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Cụ thể, giới chức tỉnh Hải Nam ngày 28.8 ban hành quy định phòng chống thiên tai khí tượng cấp tỉnh, có hiệu lực từ ngày 1.9.2012. Theo Hoàn Cầu Thời Báo, Trung Quốc sẽ xây thêm nhiều trạm quan trắc khí tượng phi pháp trong khu vực. Giới chức Hải Nam còn tuyên bố sẽ mở tuyến du lịch cho dân thường tới “TP.Tam Sa” sớm nhất vào tháng 10. Những hành động này rõ ràng vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
    [​IMG]
    Tàu khu trục của Đài Loan ở gần đảo Ba Bình - Ảnh: Wantchinatimes.com
    Trung Quốc “bắt nạt”
    Những hành động trong thời gian qua của Trung Quốc ở biển Đông đã gây quan ngại cho nhiều nước. Trong đó, Philippines từng chỉ trích Trung Quốc “bắt nạt” khi căng thẳng song phương về bãi cạn Scarborough dâng cao hồi tháng 4. Đài GMA News đưa tin mới đây, khi Ngoại trưởng Philippines Alberto del Rosario hỏi hơn 500 học sinh lớp 6 ở thành phố Quezon rằng liệu Trung Quốc có phải là “nước bắt nạt không”, tất cả đồng thanh đáp: “Dạ, phải”. Trong buổi trò chuyện với các học sinh, ông Rosario đã dùng những ngôn từ đơn giản để giải thích về tranh chấp Scarborough. “Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với những gì thuộc về chúng ta. Do đó mới có tranh chấp”, ông nói và nhấn mạnh Philippines đang từng bước tăng cường khả năng phòng vệ. Ngày 31.8, báo Philippine Daily Inquirer đưa tin Mỹ vừa viện trợ cho Philippines 2 tàu tuần tra và các thiết bị khác để giúp đồng minh cải thiện khả năng giám sát cũng như tuần tra ở biển Đông. Bên cạnh đó, có tin Tổng thống Benigno Aquino III và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào có thể gặp nhau và bàn về tranh chấp biển Đông bên lề hội nghị APEC diễn ra tại Nga vào tuần tới.
    Ngoài ra, báo Asahi Shimbun dẫn một số nguồn tin cho hay Bộ Quốc phòng Nhật đang đẩy mạnh hỗ trợ kỹ thuật cho các lực lượng quân đội nước ngoài, trong đó có Mông Cổ và một số nước Đông Nam Á. Động thái này được cho là nhằm ứng phó tham vọng gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang tranh chấp nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật.

    Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố mời thầu quốc tế lô dầu khí 65/12
    Ngày 31.8, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc ngày 28.8, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc công bố mời thầu quốc tế 26 lô dầu khí, trong đó có lô dầu khí 65/12 nằm cách đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 3 hải lý, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ:
    “Việc Trung Quốc mời thầu quốc tế tại lô dầu khí nói trên đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, trái với nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước; đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), là hành động phi pháp và không có giá trị.
    Việt Nam phản đối hành động nói trên của phía Trung Quốc và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu quốc tế lô dầu khí này”.
    TTXVN

    Ấn Độ muốn tự do hàng hải ở biển Đông
    Tờ Indian Express hôm qua dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ E.Ahamed khẳng định chủ quyền của nước này đối với khu vực Arunachal Pradesh/Nam Tây Tạng đang tranh chấp với Trung Quốc. Đồng thời, ông lặp lại lập trường của New Delhi về việc bảo đảm hòa bình, ổn định và tự do hàng hải trên biển Đông. “Chính phủ Ấn Độ tuyên bố ủng hộ tự do hàng hải, quyền lưu thông và tiếp cận những nguồn lực phù hợp với các quy tắc đã được đồng thuận của luật quốc tế”, Thứ trưởng Ahamed cho biết.
    Cũng trong ngày 31.8, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton bắt đầu chuyến công du 6 nước châu Á với trọng tâm được cho là nhằm tái khẳng định vai trò của nước này trong khu vực, hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc, theo AFP. Trong đó, tranh chấp ở biển Đông sẽ là một chủ đề thảo luận quan trọng.
    H.G
    Văn Khoa
  8. Mr.Chen

    Mr.Chen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2011
    Đã được thích:
    1.400
    Chúng ta nên tìm kiếm các đối tác ngoại đầu tư vào TTCKVN. Việt Nam và Trung Hoa vẩn là bạn
  9. Mr.Chen

    Mr.Chen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2011
    Đã được thích:
    1.400
    Những nổ lực kêu gọi Trung Hoa đầu tư cùng chúng ta vào GAS, DPM, PGD, PVD thử hỏi không tốt sao?????
    Tiếp theo nó sẽ giải ngân đầu tư vào dòng cao su tự nhiên là TNC, PHR và dòng dầu khí cổ phiếu PVC

    Lúc này đầu tư giá trị là thành công
  10. Mr.Chen

    Mr.Chen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2011
    Đã được thích:
    1.400
    Ai phá sàn thì chưa biết. Chỉ biết rằng tứ trụ họ dầu GAS, DPM, PGD, PVD vẩn tăng trưởng từ ngày có tin bầu Kiên bị tóm. Trong khi TTCKVN nát như tương. Ai phá, ai xây dựng thì tự các bác nhận xét

Chia sẻ trang này