Lòng mẹ.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi baovelephai, 29/09/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4985 người đang online, trong đó có 535 thành viên. 23:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 45634 lượt đọc và 949 bài trả lời
  1. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    :((:((:(( Cái này bây h phổ biến toàn XH,rất khó để thay đổi,hichic

  2. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.853

    Đồng quan điểm với chị, dạng người mà sống với cha mẹ như vậy trước sau gì cũng bị con cái họ đối xử lại y chang như vậy, tuy nhiên mình cũng thường xuyên soi xét lại bản thân để tránh không nên đi vào vết xe của người khác.
    Last edited: 13/11/2013
  3. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.853
    Tấm lòng cha mẹ.

    " Khi cha mẹ cho con cái thứ gì đó, con cái cười. Khi con cái cho cha mẹ thứ gì đó, cha mẹ khóc!"

    [​IMG]

    Khi tôi lên giường đi ngủ là 11 giờ đêm, bên ngoài cửa sổ những bông tuyết nhỏ đang rơi. Tôi chui vào trong chăn, cầm lấy cái đồng hồ báo thức, phát hiện ra nó không kếu được nữa, tôi quên chưa mua pin. Trời lạnh như thế này, tôi chẳng muốn dậy. Tôi liền gọi điện cho mẹ:

    - Mẹ ơi, đồng hồ báo thức của con hết pin rồi, mai con phải đi sớm đến công ty, có cuộc họp, 6h mẹ gọi con dậy nhé!''

    Giọng mẹ ở đầu bên kia chừng một lúc mới nghe thấy, có lẽ mẹ đang ngủ, mẹ bảo: " Được rồi con yêu!"

    Khi chuông điện thoại reo, tôi vẫn đang mơ một giấc mơ đẹp, bên ngoài trời vẫn còn tối. Mẹ ở đầu bên kia nói:

    - Tiểu Cát à, con mau dậy đi, hôm nay có cuộc họp đấy!

    Tôi ngẩng đầu nhìn, mới có 5h40 phút. Tôi không nhịn được bực mình:

    - Con không phải là bảo mẹ 6h rồi sao? Con muốn ngủ thêm một chút nữa!

    Mẹ ở đầu bên kia không nói gì cả, tôi cúp máy.

    Thức dậy, tôi tắm gội xong xuôi rồi đi làm. Thời tiết thật lạnh, tuyết rơi lả tả giữa trời đất bao la. Đứng ở bến xe bus, chân tôi run cầm cập. Xung quanh còn mờ mờ ảo ảo, đứng bên cạnh tôi là hai bác đã có tuổi, tóc hoa râm. Tôi nghe thấy bác trai nói với bác gái:

    - Bà xem tối nào bà cũng ngủ không ngon, mới có mấy giờ sáng đã giục tôi dậy rồi, bây giờ thì đứng đợi rõ lâu!

    Đúng vậy, chuyến xe đầu còn 5 phút nữa mới đến. Cuối cùng xe cũng đã đến, tôi lên xe. Lái xe là một chàng trai còn rất trẻ, đợi tôi lên xe xong, anh ta liền cho xe chạy. Tôi nói với anh ta: " Này anh tài xế, còn hai bác nữa đang ở dưới, trời lạnh như thế này mà họ đã đợi rất lâu rồi, tại sao anh không đợi người ta lên xe rồi mới chạy?"

    Anh ta rất bình tĩnh nói:

    - Không sao đâu, đó là bố mẹ tôi. Hôm nay là ngày đầu tiên tôi lái xe bus, bố mẹ tôi đến để xem đấy!

    Bỗng nhiên tôi bật khóc! Tôi nhìn thấy tin nhắn gửi đến của bố: " Con gái à, mẹ nói là mẹ đã không tốt, mẹ cả đêm ngủ không ngon, dậy từ rất sớm, lo con sẽ muộn cuộc họp"

    Tôi bỗng nhớ đến một câu ngạn ngữ của người Do Thái:

    " Khi cha mẹ cho con cái thứ gì đó, con cái cười

    Khi con cái cho cha mẹ thứ gì đó, cha mẹ khóc!"

    Xem xong tin nhắn, tôi ghi nhớ nhất định phải là một đứa con ngoan! Cả cuộc đời này, khi bạn nợ nhiều thứ, và bạn được nợ mà không yêu cầu bạn phải báo đáp lại chỉ có thể là cha mẹ, họ không hề than phiền điều gì,...

    Hãy hiếu thảo với cha mẹ của chúng ta!...
    Last edited: 13/11/2013
  4. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.510
    Xấu hổ quá vì cũng có K ở trong đó - thời gian mình dành cho INTỜNÉT còn nhiều hơn thời gian dành cho cha mẹ ~X
    TIỀN BẠC MẤT ĐI RỒI CON CÒN TÌM LẠI ĐƯỢC, CHA MẸ MẤT RỒI CON BIẾT TÌM NƠI ĐÂU ~X
  5. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.853
    THƯA BA CON ĐI HỌC


    Ngoài trời, mưa vẫn đang lâm râm. Nó vẫn đạp xe lên trường đi học. Vừa đạp xe, vừa khóc, dường như nó đang tự trấn an mình rằng "Sẽ không sao đâu... Ba sẽ vượt qua thôi... Cố lên Ba nhé! Con sẽ học chăm chỉ, con sẽ không để Ba thất vọng nên hãy cố lên Ba nhé!" Và kéo theo đó là những suy nghĩ cứ quấn quanh...

    Tan trường, thường thì như mọi ngày nó sẽ cùng với đứa bạn ghé vô chợ ăn uống thỏa thích. Nhưng hôm nay, nó vội vã đạp nhanh về nhà. Bước vào cái không gian quen thuộc, chẳng thấy đâu bóng dáng thân thương ngày nào. Lặng người, rảo mắt nhìn quanh, tất cả chỉ còn là một màn đen trống rỗng.

    - Mẹ đưa Ba đi đâu rồi em?

    - Dạ! Mẹ đưa Ba đi lên Thành phố khám bệnh rồi chị à.

    Tội nghiệp hai đứa em.Tụi nó đâu có biết Ba mất phải bệnh "gan" giai đoạn cuối. Vẫn chơi vẫn vui cười một cách hồn nhiên, trong sáng. Không biết việc gì sẽ diễn ra trong cuộc sống sau này của tụi nó.

    Hai ngày nó chờ đợi tin tức của Ba. Lòng nó cứ rối tung, làm gì cũng không ra hồn, lúc nào cũng bơ phờ. Nhưng nó vẫn luôn tin rằng chắc Ba sẽ qua thôi.

    Có tiếng chuông điện thoại.

    - Alo. Ai thế?

    - Ba đây con. Ở nhà mấy đứa vẫn tốt chứ con? Các con phải cố gắng học tốt, Ba không sao đâu.

    - Dạ! Tụi con vẫn tốt. Ba nhớ giữ gìn sức khỏe là tụi con vui rồi.

    Dường như Ba biết được điều gì đó sẽ xảy ra. Nó nghe trong điện thoại tiếng khóc ngẹn ngào. Cúp điện thoại, nó rươm rướm nước mắt. Nghĩ đến cảnh rồi sẽ ra sao, khi không có Ba bên cạnh. Từ nhỏ đến giờ Ba luôn là người dạy nó mọi điều trong cuộc sống. Dạy nó học tập, dạy nó phải biết cách đối xử với mọi người xung quanh. Nó nhớ những lời Ba hay nói "Con người sống với nhau không phải là vấn đề tiền bạc mà là tình cảm. Hãy học cách yêu thương và giúp đỡ người khác như chính bản thân mình". Ba là thế cứ mỗi lần ra đường ai gặp khó là Ba giúp đỡ. Ba biết làm rất nhiều việc. Từ xây dựng, khắc gỗ đến sữa chữa điện. Nhà hàng xóm mỗi lần điện có vấn đề thường hay qua nhà nhờ Ba giúp. Nhưng Ba không bao giờ lấy một đồng nào. Ba vừa hiền lành lại vui tính nên được nhiều người quý mến...

    Đi học về vừa bước tới cửa. Sao nhà mình nhiều người thế không biết. Có chuyện gì xảy ra chăng? Nó lao người tiến đến bên mẹ. Và nhìn thấy thân xác Ba gầy còm đang nằm trên giường. Chỉ một tuần, một tuần không gặp mà Ba đã gầy đến như thế này sao. Cầm tay Ba mà lòng nó đau như cắt. Ba không ăn được gì ngoài nhấp từng ngụm sữa như một đứa trẻ. Ba chỉ biết nằm bất động trên giường, ngay cả một lời nói cũng không thể thốt nên lời. Nó vừa đút sữa cho Ba vừa gượng cười. Vì nó không muốn Ba nhìn thấy giọt nước mắt ấy, không muốn để Ba biết rằng sắp có cuộc chia li...

    Ngày hôm đó. Nhân lúc mọi người không để ý. Ba liền bước ra khỏi giường, chạm đôi bàn chân từng bước từng bước xuống đất như thể muốn biết rằng mình đang tồn tại. Nhưng chỉ được một lúc rồi Ba té một cách đau đớn. Dường như ngày hôm đó sẽ là ngày dập tắt cả hi vọng và niềm tin trong nó. Biết chắc rằng Ba sẽ không còn hơi thở nữa, biết chắc rằng Ba sẽ không đủ sức để gắng gượng bên nó nữa, nhưng nó vẫn hi vọng. Một hi vọng mong manh như bong bóng xà phòng chỉ cần chạm tay một chút là vỡ tan. Biết thế nhưng nó vẫn cố níu lấy bàn tay Ba, cố níu lấy từng hơi thở cuối cùng. Và mọi niềm tin trong nó vỡ òa khi giọt nước mắt Ba lăn dài trên khóe mi, khi nhận ra rằng mình không thể tồn tại, không thể sống cùng với những đứa con và người vợ hiền suốt quãng đời còn lại nữa. Và Ba ra đi, kết thúc bằng những giọt nước mắt cuối cùng cho cuộc đời. Nó nắm thật chật đôi bàn tay gầy guộc của Ba, để biết rằng hôm nay sẽ là lần cuối cùng, nó được chạm vào da thịt của Ba, thì sau này và mãi mãi mùi hương của Ba vẫn in đậm trong đôi tay bàn tay ấy. Nó chỉ biết im lặng, nó không thể khóc. Dường như vô cảm, nó cầm lấy đồng hồ Ba đã mua cho nó vào năm ngoái rồi lặng lẽ đi vào phòng. Lúc này đây nó mới gào lên một tiếng khóc ai oán cho cuộc đời hờ hững... Nhìn thân xác Ba đang nằm dưới nền nhà, được trùm lại bằng một màn vải trắng mà tim nó như thất lại. Thế là hết! Cuộc sống gia đình hạnh phúc trong nó bắt đầu vỡ òa rồi.

    Chợt bừng tỉnh khi nó nghe thấy tiếng khóc ré của hai đứa em trai. Tội nghiệp đứa em, bị đánh thức khi đang say giấc chỉ để được nghe 3 tiếng phũ phàng "Ba mất rồi". Tụi nó khóc, chỉ biết khóc thôi. Khóc vì sẽ không được gọi tiếng Ba hằng ngày, vì không được Ba chở đi chơi, vì từ nay về sau con sẽ mất Ba vĩnh viễn. Cần lắm một bàn tay giúp đón chào ánh nắng ban mai khi mặt trời sắp lặn. Cần lắm một ai đó lau đi giọt nước mắt khi bị tổn thương. Cần lắm một một cái ôm khi trời đông giá buốt. Và hai chữ cần lắm ấy giờ đây đã ra đi mãi mãi....

    [​IMG]

    Từ ngày mà Ba mất. Cuộc sống của gia đình gặp nhiều khó khăn hơn. Mẹ phải đi làm thuê làm mướn để nuôi chị em nó ăn học. Mẹ không cho bất cứ đứa nào ở nhà cả. Mẹ nói dù có nghèo cách mấy đi chăng nữa Mẹ vẫn sẽ nuôi chúng nó đến nơi đến chốn.

    Nó bắt đầu tập cho bản thân tính mạnh mẽ hơn. Mặc dù nó là một cô gái yếu đuối và suốt ngày chỉ biết núp sau lưng Ba mỗi khi gặp chuyện. Nó gạt đi những dòng nước mắt đau thương và phủ lên mình sự cứng rắn. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng phải đứng dậy khi gục ngã.

    Sau khi để tang Ba, nó bắt đầu học và chỉ biết học, không chơi với ai cũng chẳng buồn nói chuyện với ai. Nó không còn là con bé hay ngồi trong lớp vừa hát vừa ca một cách vô tư và hồn nhiên mỗi lần chuyển tiết học. Cũng chẳng phải là con nhỏ hay giơ tay phát biểu trong lớp mỗi khi có ý kiến. Trước kia một ngày đi học mà không phát biểu nó như ngứa cả người. Một ngày mà không nói chuyện với đứa nào trong lớp thì nó bực cả mình. Đấy là nó đấy. Nhưng giờ nó khác xưa hoàn toàn. Nó không còn là nó của ngày nào. Vào trong lớp nó như người thờ ơ, không quan tâm bạn bè nói gì hay rủ đi chơi, đi ăn quà vặt. Khó có thể định hình lại được khi trái tim của một người chưa đến tuổi trưởng thành mà phải chịu mất mát đau thương. Nó trở thành một kẻ lạnh lùng, vô cảm, ít cười ít nói hơn. Và nước mắt thì dường như chẳng còn nhiều.

    Thế nhưng khi cô giáo phát cho nó phiếu học tập về cho gia đình kí thì nó lại ôm cái tờ giấy đó mà bật khóc. Vì nó biết rằng không còn dòng chữ của Ba trên tờ giấy đó nữa. Không còn được nhìn dòng chữ mà Ba viết hằng ngày nữa. Ba viết chữ rất đẹp. Đẹp hơn nó gấp nhiều lần. Đi học từ nhỏ đến giờ nó chưa từng thấy chữ thầy nó nào mà viết chữ đẹp như Ba. Nó chỉ biết ôm phiếu học tập trên đôi bàn tay nhỏ bé thôi. Ôm để còn biết Ba vẫn luôn ở đây vẫn luôn bên nó suốt ngày, từng giờ từng phút từng giây..

    [​IMG]

    Năm năm trôi qua rồi nhỉ. Mới đó mà đã năm năm. Giờ nó đã là sinh viên năm thứ tư khoa văn của trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn. Trải qua đời sinh viên cũng đã bốn năm sống trên đất thành phố, đủ để nó trải nghiệm cuộc sống ở đây. Ở đâu đó là những căn trọ của những đứa sinh viên sống thử. Rồi chia tay. Rồi đớn đau. Rồi tự sát. Nhìn thấy những cảnh tưởng ấy mà nó đau xót. Người muốn sống thì không được sống. Người còn sống sờ sờ ra đó thì lại muốn kết liễu đời mình...

    Trải qua bốn năm thời sinh viên mà nó chỉ có một mối tình duy nhất đó là vào năm thứ hai đại học. Quen được vài tháng rồi chia tay. Có lẽ nó chưa thực sự biết yêu thì phải. Nghe người ta đồn là sinh viên cũng nên yêu một lần cho biết, tuổi trẻ trôi qua nhanh lắm, nếu thế thì nó quyết định yêu. Nhưng rồi tình yêu ấy cũng vụt tắt theo thời gian...

    Ngẫm lại những gì đã qua, dù đã trôi xa nhưng với nó vẫn hiện ra trước mặt. Mọi nỗi buồn rồi sẽ trôi qua nhưng nỗi đau vẫn còn dai dẳng và cứ len lỏi trong tim mãi mãi.

    Trên con đường thân quen về quê ăn đón lễ Ramuwan, năm nào cũng như năm nào nó vẫn đang chờ một mầu nhiệm rằng Ba vẫn còn sống. Chỉ là Ba đã đi một nơi nào đó thật xa rồi vẫn đang chờ nó ở nhà. Nghĩ đến mà lòng nó cười thầm. Hạnh phúc với nó đơn giản có thế thôi. Và khi rời quê nhà lên thành phố tiếp tục công việc học của mình vẫn câu nói thân quen ấy. "Thưa Ba con đi học".
    Last edited: 13/11/2013
  6. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.853
    NẾU CON CHẾT, MẸ CÓ BUỒN KHÔNG?


    Mùa đông những cơn gió lạnh đang gào thét, rít mạnh trên những cao nguyên đất đỏ badan. Ở nơi đây mùa hè nắng gay gắt như muốn làm mọi thứ bốc cháy, mùa đông thì lạnh thấu xương cùng những cơn gió giữ dội. Thằng bé cố kéo cao cổ áo thêm một chút cho bớt lạnh.

    [​IMG]

    Nó lần mò đám lá khô dưới những gốc cây cà phê, để tìm những quả cà phê còn xót lại của vụ thu hoạch rụng xuống lẫn vào đám lá khô. Hôm nay được ít quá, ngày nào cũng có người đi mót nên cũng chẳng còn được bao nhiêu.

    Trời tối dần gió càng rít mạnh hơn, nó muốn tìm thêm nhưng cũng chẳng nhìn thấy gì nữa, những người đi mót cà phê cũng đã về hết. Nó quay đầu bước về nhà thế nào nó cũng bị mắng.

    - Sao hôm nay được ít thế này? Mày lại trốn đi chơi rồi hả!

    - Không ạ! Con không có, hết mùa nhặt cà phê rồi mà mẹ!

    Chát! Mẹ nó đưa tay tát nó một cái nổ đom đóm mắt, dúi đầu nó xuống.

    - Tí tuổi đầu ranh con mà nói dối, sai không nhận lại còn cãi. Hôm nay nhịn cơm cho nhớ, mang giỏ cất xuống nhà ngang!

    Nó lủi thủi xuống dưới nhà, nó ngồi co ro dưới hiên . Nó chẳng hiểu sao bị mẹ đối xử như vậy, nó nói thật mà nó rất chăm từ sáng đến trưa cũng chẳng kịp ăn cơm. Gió rít mạnh như vậy, trời lạnh như vậy nhưng nó cũng không dám nghỉ. Chân tay tím tái đi vì lạnh, nó ôm con Ki sát vào người cho bớt lạnh.

    Ki vốn là một con chó tây rất khôn, lông trắng dài , Ki luôn luôn quấn quýt với nó không rời.

    - Ki à! Hôm nay tao cố gắng lắm, nhưng tao cũng chẳng nhặt được nhiều. Bây giờ cuối mùa hết rồi tao nói nhưng mẹ chẳng tin! Hôm nay ngày mấy nhỉ? Rét lâu thế này rồi chắc chị Linh với em Thắng sắp về nghỉ tết rồi nhỉ!

    Con chó như hiểu lời nó, ngước lên rồi liếm vào má nó. Nếu không có Ki chắc nó cũng chẳng biết phải nói với ai cho đỡ buồn nữa, nó quý Ki lắm, Ki là bạn nó.

    - Chắc Ki cũng nhớ chị Linh với em Thắng nhỉ? Tao cũng thế!

    Trong cả một năm nó thích nhất là tết với nghỉ hè. Không phải vì nó được nghỉ học , nó có được đi học đâu thế nên ngày nào nó chẳng nghỉ. Không phải vì được ăn nhiều thứ và được ăn no, mà vì chị với em nó về. Nó được chơi với chị nó em nó, thế là vui rồi, như thế còn thích hơn là được ăn no. Những ngày đó vui lắm, đi đâu cả ba đứa cũng đi với nhau, mà cả Ki nữa. Nó lại càng nhớ chị và em nó.

    - Thằng Quốc đâu vào đây tao bảo!

    Tiếng mâm bát dọn dẹp, hình như mẹ nó gọi nó cho vào ăn cơm. Nhắc đến mới nhớ nó đói, từ sáng đến giờ nó vẫn chưa được ăn cơm. Nó buông con Ki ra , vui vẻ đứng dậy chạy nhanh vào nhà.

    - Dạ!

    - Bưng ra cho con Ki nó ăn, cho mày nhịn một bữa cũng không chết được cho chừa cái tội nói dối, nuôi loại như mày tốn cơm!

    Mặt nó đang tươi tỉnh, nghe thấy vậy tối sầm lại. Nó lững thững bưng chậu cơm ra ngoài đặt xuống. Hình như mẹ yêu con Ki hơn cả nó thì phải.

    Mẹ nó đối xử với nó trước đây cũng đâu có tệ như vậy, nhưng từ khi bố nó mất, mẹ nó chuyển từ Đà Nẵng vào đây làm vườn cà phê. Nó vốn không phải con đẻ của mẹ nó, là đứa con rơi mẹ nó nhặt được từ lúc nó còn nhỏ nên nó cứ nghĩ mẹ là mẹ của nó.

    [​IMG]

    Kể thằng bé cũng ngoan, chịu khó nghe lời dù mẹ đánh mắng thế nào cũng không ngỗ ngược cãi lại. Chị với em nó được gửi lên thành phố học, chỉ có nó phải ở nhà phụ mẹ làm cà phê.

    Con Ki nhổm dậy, vẫy đuôi chạy đến chậu cơm ăn. Ki đang ăn, lại ngửng đầu lên, hình như nó cũng biết chủ nó cũng đói chưa được ăn cơm. Ki không ăn nữa chạy đến chỗ nó, rúc đầu vào lòng nó.

    - Ki thương tao hả? Thôi mày ra ăn đi, tý nữa thể nào mẹ cũng cho tao ăn thôi!

    Nó xoa đầu con chó, rồi đứng dậy bưng chậu cơm đặt trước mặt con chó.

    - Này mày ăn đi!

    Con Ki nhìn nó.

    Ọc...Ọc . Tiếng dạ dày nó sôi lên, đói quá từ sáng đến giờ nó vẫn chưa được ăn gì, trời lại lạnh nữa nên cái đói nên cái đói lại càng rõ hơn. Nó ngồi xuống ôm cái bụng đang biểu tình, đã đói nhìn thấy đồ ăn trước mặt lại càng đói hơn. Nó quay đầu đi.

    - Ki! Mày ăn đi không tao ăn hết đấy!

    Nhưng nó rất đói, hay là... nhưng không, nó không thể làm thế được, mẹ biết mẹ sẽ mắng nó, có khi còn cho nó nhịn ăn vài ngày cũng nên. Nhưng mà nó đói lắm hoa hết cả mắt rồi, thôi kệ vậy, nó nhìn quanh không thấy mẹ nó đâu.

    - Ki tao ăn với mày nhé!

    Nó bốc một nắm cơm cho lên mồm ăn vội, rồi lại miếng nữa. Cơm khi đói dù cơm thừa cũng thật ngon, Ki vẫy đuôi cùng ăn với nó. Thế là một chậu cơm thừa, chủ một miếng chó một miếng...

    Hôm nay trời lại mưa to, lạnh lắm mẹ nó lại còn bị ốm nữa. Trời lạnh như vậy mà trán mẹ nó rất nóng, nó sợ lắm hình như mẹ nó rất mệt thì phải. Nó nhớ lần trước em Thắng cũng nóng như thế này, chị Linh bảo nó nếu ốm phải uống thuốc, nếu không uống thuốc có thể bị chết.

    Nó sợ lắm, nó không muốn mẹ chết, dù mẹ hay đánh nó mắng nó nhưng nó vẫn yêu mẹ nó lắm. Nó tìm nhưng không thấy thuốc đâu cả, nó sẽ đi mua. Trời tối quá, con đường từ vườn cà phê đến thị xã rất xa, nhưng nó không sợ nó phải đi mua thuốc cho mẹ. Mưa làm cho con đường đất đỏ khó đi, nó trượt ngã nhưng rồi nó lại đứng dậy, nó phải nhanh đi mua thuốc cho mẹ.

    Từng đợt nước mưa cứ tạt vào người nó làm nó cay mắt, lạnh thấu xương. Nó cố đi thật nhanh, mẹ đang chờ nó. Mãi cuối cùng nó cũng đến được cửa hàng thuốc trong thị xã, trời đã khuya rồi mưa to người ta đã đóng cửa. Nó đập cửa gọi.

    - Cô ơi! Cô ơi!

    Mưa ở ngoài vẫn rất lớn, trong cửa hàng thuốc ánh đèn được bật sáng. Thấy ánh đèm mắt nó sáng lên gấp gáp.

    - Cô ơi! Mẹ cháu nóng quá!

    Chủ cửa hàng thuốc mở cửa thấy thằng bé vội nói:

    - Cháu đứng vào đây mưa to lắm!

    - Cô ơi mẹ cháu nóng quá! Cô bán cho cháu thuốc đi cô! Cô ơi nhanh lên!

    - Mẹ cháu bị sốt rồi bây giờ cô đưa cháu thuốc cháu về cho mẹ ăn chút cháo hoặc cái gì đó rồi uống hai viên thuốc hạ sốt này. Nếu không đỡ mà vẫn nóng thì cháu phải gọi ai đó đưa mẹ cháu đến trạm y tế xã ngay rõ chưa?

    - Dạ!

    Thằng bé cầm gói thuốc bọc trong túi ni lông ôm chặt vào lòng cho khỏi ướt, nó chạy nhanh trong cơn mưa. Bây giờ mà đi đường khe đá sẽ nhanh hơn nhưng rất nguy hiểm, trời tối lại mưa rất to nữa rất dễ ngã xuống khe. Nó không sợ, nó phải mang thuốc về cho mẹ. Mưa làm cho mọi thứ mờ mịt hơn, nó cố gắng bước thật nhanh.

    [​IMG]

    Oạch!

    Nó trượt chân ngã, những hòn đá làm trầy người nó. Đau quá! Nước mưa làm máu nó chảy nhiều hơn, nó cố đứng dậy. Cuối cùng nó cũng về đến nhà, nó lạnh lắm mấy vết rách cũng chẳng còn thấy đau nữa vì nó rất lạnh. Mắt nó muốn nhắm lại, chân không muốn bước nữa. Nhưng mẹ nó phải uống thuốc, nó đặt tay lên trán mẹ nó vẫn rất nóng.

    Bát cháo trên bàn đã nguội, mẹ nó vẫn chưa ăn. Nó nhớ cô bán thuốc bảo phải cho mẹ nó ăn mới được uống thuốc, nó cố gọi mẹ nó dậy. Hình như mẹ nó rất mệt, mở mắt ra nhìn nó thôi nước mắt mẹ nó chảy ra. Nó xúc một thìa cháo đưa lên miệng cho mẹ, nhưng mẹ nó lắc đầu.

    - Mẹ ơi ! Mẹ phải ăn thì mới uống thuốc được, con sợ lắm, mẹ ơi mẹ ăn một miếng thôi!

    Nước mắt nó cứ thi nhau chảy xuống, nó sợ lắm, mẹ nó không ăn thì làm sao có thể uống thuốc. Nhìn nó mẹ nó cũng cố ăn hai thìa cháo. Nó vội đi lấy nước để mẹ uống thuốc, cái chân đau của nó vì ngã lúc mua thuốc. Đau quá, nó vấp ngã, cái cốc nước vỡ tan, mảnh vỡ cứa vào tay nó.

    Mặc kệ nó đứng dậy đi lấy cốc khác, mẹ nó uống thuốc rồi, nhưng nó vẫn sợ lắm, sợ mẹ nó không khỏi thì sao. Nó kéo chiếc chăn bông đắp cao lên một chút cho mẹ bớt lạnh. Nó thấy nhức đầu, mọi thứ chao đảo, người nó hình như rất lạnh, lại còn đau nữa. Chân cũng đau, tay cũng đau, nhưng đầu nó đau hơn nữa. Nó ngã xuống.

    Mẹ nó uống thuốc ngủ một lúc thấy đỡ mệt hơn, nhưng vẫn rất mệt. Hình như lúc đau ốm làm con người ta mềm lòng hơn thì phải, mẹ nó thấy mình hình như đối xử hơi nghiệt ngã với nó. Nó vẫn còn rất nhỏ đối xử với nó như vậy nhưng khi mình ốm, nó vẫn lo lắng chăm sóc cho mình khi ốm.

    Mẹ nó đưa mắt nhìn quanh phòng nhưng không thấy nó đâu, chẳng biết nó chạy đi đâu nữa. Mẹ nó muốn uống nước , với tay lấy cốc nước để trên bàn nhưng hết nước. Cố ngồi dậy đi lấy nước, thì mẹ nó thấy nó đang nằm dưới sàn nhà, môi tím lại. Nó bị sao vậy, mẹ nó vội xuống giường đỡ nó lên, quần áo nó ướt sũng người nó rất lạnh.

    Vội bế nó lên giường, mở tủ lấy bộ quần áo khô thay cho nó. Tìm mãi nhưng chỉ thấy vài chiếc áo mỏng manh, mẹ nó sững người. Hình như rất lâu chưa mua cho nó quần áo mới, lạnh như vậy, mẹ nó vội lấy quần áo của Thắng thay cho nó.

    Nó rất lạnh nhìn những vết thương mẹ nó bật khóc, những vết thương này là vì nó vội đi mua thuốc mà ra. Nó run lên từng hồi vì lạnh, không hiểu sao mẹ ôm nó vào lòng. Đã rất lâu rồi nó không được mẹ ôm vào lòng như vậy. Mà hình như mẹ chưa ôm nó bao giờ mẹ chỉ ôm chị Linh với em Thắng thôi.

    - Chị Linh ơi! Bao giờ chị về chơi tết cả em Thắng nữa. Em nhớ chị với Thắng lắm, em ở nhà mẹ không đánh, không mắng em đâu. Mẹ yêu em chị nhỉ, mẹ đẻ ra em với chị với em Thắng mà!

    Ừ! Đúng rồi nó là con mình mà sao mình đối xử vối nó như vậy!

    Mẹ cũng không biết sao mình làm như vậy, mẹ đã nuôi nó từ tấm bé bằng dòng sữa của mình mà. Từng giọt nước mắt mẹ rơi nóng hổi, mẹ ôm nó thật chặt mẹ muốn xin lỗi nó thật nhiều. Nó vẫn run lên trong lòng mẹ, nhưng hình như môi nó mỉm cười. Nó có cảm giác được mẹ ôm trong lòng, ngoài trời mưa vẫn nặng hạt dữ dội, như muốn rửa trôi tất cả.

    [​IMG]

    Mẹ nó thiếp đi nhưng vẫn ôm chặt nó trong lòng, khi tỉnh dậy mẹ muốn hôm nay nấu cơm cho nó ăn. Mẹ muốn nấu cho nó thứ nó thích ăn nhất, nhưng mẹ cũng chẳng biết nó thích ăn gì. Chuyện nói ra chẳng ai tin, mẹ không biết con mình thích ăn gì. Mẹ nó thấy mình hình như đã đối xử vói nó quá tệ, từ giờ trở đi sẽ khác mẹ nó tự bảo vói lòng mình như vậy.

    - Quốc! Quốc! Dậy đi con muốn ăn gì hôm nay mẹ nấu cho!

    Nhưng có gì đó không ổn, nó không trả lời, gương mặt nó trắng bệch. Nó đã đi đi đến một nơi rất xa, nhưng gương mặt nó hình như hơi mỉm cười. Vì nó có cảm giác được mẹ ôm vào trong lòng.
    Last edited: 13/11/2013
  7. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.853
    CUỐN SỔ NỢ CỦA MẸ KẾ

    1.Cô không có ấn tượng gì về mẹ ruột của mình, lúc mẹ cô bỏ nhà ra đi cô còn quá nhỏ, hai tuổi là cái tuổi không có ký ức đối với một đứa bé. Sống với cha cho đến năm tuổi, thì cô có mẹ kế. Không giống những gia đình khác là cha con cô sống ở nhà mẹ kế, xài tiền của mẹ kế.

    ***

    Mẹ kế có người con trai lớn hơn cô ba tuổi, không ức hiếp cô, nhưng lại ít nói, thỉnh thoảng cũng dùng ánh mắt lơ đễnh nhìn cô. Bà có một sạp bán trái cây, tình cảm đối với cha cô cũng tốt, cơm nấu xong phải chờ cha cô về mới được ăn, còn chuẩn bị cho cha cô một ít rượu ấm. Lúc đó cha cô đang làm thời vụ cho một công trường với mớ lương ba cọc ba đồng.

    [​IMG]

    Cô là một đứa bé sống lặng lẽ, ít nói, không thân thiện với mẹ kế lắm. Mẹ kế đóng học phí cho cô, giặt quần áo cho cha con cô. So với những đứa trẻ khác, cô không quá hạnh phúc, nhưng cũng sống yên ổn.

    Cuộc sống bình dị cứ lặng lẽ trôi qua, cho đến năm cô lên mười tuổi, công trường nơi cha cô đang làm việc bị sập do quá cũ, bốn người bị vùi trong đống đổ nát, trong đó có cha cô.

    Lúc cô chạy đến bệnh viện, cha cô đã được người ta phủ vải trắng lên người, bên cạnh là mẹ kế đang khóc lóc vật vã. Cô đứng như trời trồng trước cửa phòng bệnh, con của mẹ kế ở phía sau đẩy lưng cô " Mau đi nhìn cha lần cuối...", cô định thần lại, nhảy bổ đến, khóc thét lên một tiếng rồi ngất đi trên mình cha cô.

    Ngày đưa quàn, cô thẫn thờ bê bức di ảnh của cha, nghe những người xung quanh xì xào, đứa bé thật tội nghiệp, không biết có bị mẹ kế đuổi khỏi nhà không? Tối đó, cô mơ thấy mình quần áo rách rưới, ăn xin ở ngoài đường, lâu lâu lại bị mấy thằng choai choai chửi bới, ném đá vào người. Tỉnh lại, lần đầu tiên trong đời cô cảm thấy tột cùng sợ hãi.

    Sáng sớm, mẹ kế giống như thường ngày, thức dậy nấu cơm, sau đó kêu cô dậy tựa như chưa hề xảy ra chuyện gì. Đầu cô nhức, cô thấp giọng van nài " Hôm nay con có thể không đi học không? Con nhớ cha."

    Cô nghĩ bà sẽ đồng tình với cô, nhưng bà lạnh lùng nói : Không được! Không đi học thì cha cô sẽ sống lại được hay sao? Nếu ông ấy có sống lại cũng cho cô vài cái tát.

    Hôm đó, cô đến trường trong nước mắt. Trước lúc ra khỏi nhà, mẹ kế từ phía sau la tới : " Châu Gia Ngọc, cô nhớ cho kỹ, bắt đầu từ hôm nay tôi không muốn nhìn thấy cô khóc."

    Cũng từ hôm đó, mẹ kế hầu như không bao giờ cười với cô, nói chuyện với cô cũng toàn nạt nộ, hoàn toàn khác xa so với lúc cha cô còn sống. Cô nghĩ, quả thật là hành vi của những bà mẹ kế. Mình nhất định phải mau lớn, nhanh chóng rời khỏi cái nhà này, không bao giờ trở về nữa.

    Năm học lớp bảy, lần đầu tiên có chu kỳ, cô sợ hãi, hốt hoảng. Mẹ kế biết chuyện, vứt cho cô miếng băng vệ sinh. Nhón lấy miếng băng mà cô không biết dùng như thế nào, bà không giúp cũng không chỉ, nghiêng mắt nhìn cô, quát " Châu Gia Ngọc, chuyện gì cũng dựa vào người khác dạy mới làm được à?"

    Chính giây phút đó, nước mướt uất ức bỗng tuôn trào, cô biết bắt đầu từ đây, chuyện của mình tự mình làm, đừng bao giờ trông chờ vào người khác.

    [​IMG]

    Cô bắt đầu học cách giặt giũ, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, ngay cả khâu nút áo. Mẹ kế nói được làm được, bà không còn giặt đồ cho cô lần nào nữa, và cũng không cần cô giặt đồ cho cả nhà.

    2.
    Mẹ kế không được học nhiều, con trai của bà thành tích học tập thuộc loại bình thường, tốt nghiệp trung học xong thì chuyển sang học trung cấp. Nhưng bà ra lệnh cho cô phải được hạng nhất, nên không thì đừng hòng trở về nhà.

    Cho dù thành tích học tập của cô cũng không đến nỗi tệ lắm, nhưng để giành được hạng nhất thì đó là một khoảng cách quá xa. Cô hận, hận người mẹ kế độc ác, đối xử hà khắc với cô, cô có cảm giác bà ta đang tìm trăm phương ngàn kế đuổi cô ra khỏi nhà này, nhưng bây giờ cô không thể ra đi, cô không muốn trở thành một kẻ ăn mày.

    Không còn cách nào khác, cô lao đầu vào học. Học ngày học đêm. Đèn nhà người ta đã tắt hết, chỉ có đèn nhà cô vẫn sáng. Có nhiều lúc không chịu nỗi cô nằm dài xuống bàn thiếp đi một lúc, tỉnh dậy đi rửa mặt lại ngồi vào bàn học tiếp. Cô chán ghét việc học, nhưng cô không có quyền lựa chọn, bắt buộc phải giành được hạng nhất.

    Kết quả thi cuối năm công bố, tên của cô vượt lên hai hai mươi mấy người, xếp hạng ba. Đến chủ nhiệm lớp còn kinh ngạc, một cô bé vốn dĩ lặng lẽ ít nói lại có thể xếp thứ ba trong lớp. Ban bè ngạc nhiên nhìn cô, nhưng cô chỉ biết cắn chặt môi, không có chút niềm vui của kẻ chiến thắng.

    Tan học, cô ngập ngừng bước vào nhà, mẹ kế chỉ vào góc tường mắng " Đúng là đồ phế vật không có chí, quỳ xuống." Thì ra, trước khi cô về, mẹ kế đã đến nhà bạn học của cô hỏi thăm kết quả.

    Tối đó, cô cứ quỳ mãi như thế, đối diện với bức tường cô không hề rớt một giọt nước mắt nào, cũng không nói một câu yếu lòng. Vì hai tiếng " phế vật" cô thề sẽ thi đậu đại học – trường điểm, tốt nghiệp xong cô sẽ kiếm thật nhiều tiền, sau đó sẽ đem tiền quăng vào mặt bà ta mà hỏi " Năm xưa bà nói ai là đồ phế vật?"

    3.
    Chuyện mua bán của mẹ kế không được như trước. Trước đây, thỉnh thoảng bà đem về một ít trái táo nhỏ, vài trái cam, hay là những quả chuối đã chín rục, nhưng bây giờ rất hiếm thấy. Mỗi ngày bà ngồi trên giường đếm từng tờ tiền, Tiền càng ngày càng ít. Cô nhìn thấy hết, bây giờ cô chỉ cầu nguyện ông trời phù hộ đừng để cho mẹ kế không kiếm không ra tiền, nếu không cô sẽ không được đi học.

    [​IMG]

    Lần đó, một bạn học ở gần nhà đến tìm cô, mẹ kế mở cửa, bạn cô nói " Châu Gia Ngọc mượn sách tham khảo của cháu, không biết đã xem xong chưa. Sắp tới thi tốt nghiệp phổ thông rổi, cháu cần dùng gấp."

    Sách tham khảo không rẻ chút nào, một bộ hai quyển dày cộp, giá hơn năm chục đồng một quyển, vì thế nhiều lần cô muốn xin tiền mua nhưng không biết làm sao mở miệng. Không ngờ hôm sau bà đưa cho cô tờ một trăm đồng, nói đúng ra là vứt vào mặt cô tờ bạc một trăm, tựa như bố thí rồi nói " Cầm tiền đi mua giống sách của người ta".

    Cô nhặt lấy, lòng vừa ấm lại một chút đã bị tạt nước lạnh " Một trăm này tôi sẽ ghi nợ, kiếm được tiền rồi phải trả tôi hai trăm, chính cô nói sẽ trả tôi gấp đôi."

    Khi cô thật sự đậu vào trường điểm cấp ba, tưởng mẹ kế sẽ nhìn cô khác đi, sự thật đã chứng minh cô giỏi hơn đứa con suốt ngày chỉ biết ham chơi hơn ham học của bà ta. Nhưng mẹ kế chỉ cầm lấy tờ giấy báo trúng tuyển cặm cụi lo tính tiền học phí, lâu lâu lại lẩm bầm trong miệng " Đúng là quỷ đòi nợ, nếu không nghĩ đến việc sau này cô sẽ trả nợ cho tôi, thì tôi nhất định không tiếp tục nuôi cô học nữa rồi."

    Cô thương lượng với mẹ kế sẽ ở trong ký túc xá của trường, bà dí tay vào trán cô " Ở trong trường không tốn tiền à? Cô dùng ánh mắt khinh thường nhìn khuôn mặt đang thuỗn ra của bà, không nói được gì, nghe theo lời bà ta, cô biết chỉ cần kiên nhẫn thêm ba năm nữa thôi cô sẽ thật sự chiến thắng.

    Ba năm sau, khi cầm tờ giấy trúng tuyển đỏ rực trong tay, cô vẫn khóc. Lâu lắm rồi cô không khóc, nhưng lần này cô phải khóc một trận cho thỏa thích. Trước khi đến trường đăng ký một ngày, mẹ kế gói sủi cảo cho cô ăn, không nói gì, cũng không tiễn cô, đeo túi hành lý to đùng sau lưng cô rời khỏi nơi mà cô không cho là nhà. Mẹ kế quay lưng đi, để lại cho cô một bóng dáng lạnh lùng.

    Dần dần, cô không cần tiền của mẹ kế gởi nữa, một mình cô kiếm thêm hai chỗ dạy kèm, dù nghỉ đông hay nghỉ hè cô cũng không về nhà, tiền kiếm tuy không nhiều nhưng cũng đủ để cô đóng học phí và trang trải cuộc sống. Mẹ kế chưa bao giờ gọi điện cho cô, càng không bao giờ đến trường thăm cô. Cuộc sống sinh viên muôn màu muôn vẻ, khi cô tìm lại được chính mình cũng chính là lúc cô xóa hình bóng của mẹ kế ra khỏi đầu mình.

    [​IMG]

    4.
    Năm thứ ba, trước giao thừa, cô nhận được điện thoại của con trai bà. Anh ta chỉ nói muốn cô về nhà một chuyến, không nói thêm gì. Thật lòng cô không muốn về chút nào, tại sao phải về? Ở nơi đó đâu ai có cảm tình với cô, và cô cũng chẳng có gì lưu luyến với bất cứ người nào ở đó; có chăng chỉ là nợ nần, cái được gọi là ân tình chẳng qua chỉ giống như bao nhiêu năm qua họ nuôi một con thú trong nhà mà thôi.

    Nhưng cô nhất định sẽ trả, cô nghĩ chỉ cần cô tốt nghiệp, kiếm ra tiền cô sẽ thực hiện lời hứa năm xưa của mình, trả gấp đôi, sau đó giữa cô và họ sẽ không còn bất cứ mối quan hệ nào.

    Về đến nơi, vẫn là ngôi nhà cũ, vẫn cách sắp xếp cũ, chỉ là không gian có vẻ lạnh lẽo, cô quạnh. Anh trai ngồi một bên hút thuốc. Cô không chủ động hỏi mẹ kế đi đâu, vốn dĩ nó không phải chuyện cô cần quan tâm. Sau khi hút không biết bao nhiêu điếu thuốc, anh trai đứng dậy đưa cho cô một quyển sổ cũ.

    Đương nhiên cô nhận ra quyển sổ đó. Nó là sổ nợ của mẹ kế, chuyên dành để ghi lại ngày tháng năm nào cô mượn tiền, dùng vào việc gì. Có rất nhiều lần cô bắt gặp bà tẩn mẩn ngồi ghi ghi chép chép, thấy cô bà gấp lại, nói " Đừng tưởng cô mượn tôi bao nhiêu mà tôi không biết, tôi ghi rành rành ra đây này!"

    Cô cười nhạt, cầm quyển sổ, ngẩng đầu lên nhìn anh ta một cái, hỏi " Sao, bây giờ muốn tôi trả nợ à?", bỗng từ trong sổ nợ rớt ra một quyển sổ tiết kiệm, cô do dự mở ra xem, phía trong ghi con số hai chục ngàn đồng.

    Cô không ngờ, đó không phải là sổ nợ, mà là nhật ký của mẹ kế, càng không ngờ rằng mẹ kế đã qua đời, đồng thời để ngôi nhà cho anh trai, còn số tiền sang sạp trái cây để lại cho cô.

    Cô không thấy quá đau buồn, có chăng chỉ cảm giác sững sờ, tay cô run run lật từng trang nhật ký, tiếp theo là run đến nỗi làm rơi quyển nhật ký trúng ngay chân mình. Cô ngồi thụp xuống, nước mắt vỡ òa.

    Mẹ kế nói, "Lão Châu à, ông yên tâm, tôi không đi bước nữa đâu, vả lại liệu có ai chấp nhận người đàn bà một nách hai con như tôi không? Tôi nhất định nuôi Gia Ngọc khôn lớn, trở thành một đứa làm nở mày nở mặt cho ông.

    Mẹ kế nói " Ông đừng trách tôi quá nhẫn tâm đối với con, Gia Ngọc không giống những đứa trẻ khác, nó không có cha mẹ ruột ở bên cạnh, vì thế nó phải kiên cường, tự lập, nhịn nhục, khắc khổ!"

    Mẹ kế nói " Gia Ngọc không giành được hạng nhất, tôi phạt nó quỳ là quỳ với ông, nó không thi được hạng nhất người nó có lỗi nhiều nhất chính là ông."

    [​IMG]

    Mẹ kế nói " Lão Châu à, tôi xuất thân từ nông thôn, không được học hành nhiều, tôi không biết mình dạy con như vậy có đúng không, nhưng Gia Ngọc thi đậu đại học rồi, là trường điểm, nó có thể tự nuôi mình được rồi...Tôi cười rồi khóc, khóc xong lại cười, đến lúc tôi phải nghỉ ngơi, tôi mệt rồi!"

    Mẹ kế nói " Gia Ngọc, 5 tuổi con đã đến sống ở nhà ta, ta xem con như con ruột của mình, đánh con thì đánh, mắng con thì mắng, nhưng ta chỉ luôn hy vọng sau này con sẽ được nở mặt nở mày với thiên hạ, sao con không về thăm ta?"

    Mẹ kế nói, "Bệnh gan của ta càng ngày càng nặng, xem ra chắc không sống được mấy ngày nữa, muốn kiếm một tấm ảnh để làm di ảnh cũng không có, mấy năm trước chỉ mãi lo kiếm sống, sao không biết phải đi chụp một tấm ảnh chứ..."
    Last edited: 13/11/2013
  8. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.853
    HÃY KHOAN DUNG NẾU BỐ MẸ GIÀ ĐI.

    Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu giùm cho bố mẹ. Nếu như bố mẹ ăn uống rớt vun vãi... Nếu như bố mẹ gặp khó khăn ngay cả đến cái ăn cái mặc... Xin con hãy bao dung!

    ***

    Con hãy nhớ những ngày giờ mà bố mẹ đã trải qua với con, để dạy cho con bao điều lúc thuở bé.

    Nếu như bố mẹ cứ lập đi lập lại hàng trăm lần mãi một chuyện, thì đừng bao giờ cắt đứt lời bố mẹ... mà hãy lắng nghe!

    Hãy bao dung nếu bố mẹ già đi...

    Khi con còn ấu thơ, con hay muốn bố mẹ đọc đi đọc lại mãi một câu truyện hằng đêm cho đến khi con đi vào trong giấc ngủ... và bố mẹ đã làm vì con.

    [​IMG]

    Nếu như bố mẹ không tự tắm rửa được thường xuyên, thì đừng quở trách bố mẹ và đừng nên cho đó là điều xấu hổ.
    Con hãy nhớ... lúc con còn nhỏ, bố mẹ đã phải viện cớ bao lần để vỗ về con trước khi tắm.

    Khi con thấy sự ít hiểu biết của bố mẹ trong đời sống văn minh hiện đại ngày hôm nay, đừng thất vọng mà hãy để bố mẹ thời gian để tìm hiểu.

    Bố mẹ đã dạy dỗ con bao điều... từ cái ăn, cái mặc cho đến bản thân và phải biết đương đầu với bao thử thách trong cuộc sống.

    Nếu như bố mẹ có đãng trí hay không nhớ hết những gì con nói... hãy để bố mẹ đôi chút thời gian để suy ngẫm lại và nhỡ như bố mẹ không tài nào nhớ nổi, đừng vì thế mà con bực mình mà tức giận... vì điều quan trọng nhất đối với bố mẹ là được nhìn con, đưọc gần bên con và được nghe con nói, thế thôi!

    Nếu như bố mẹ không muốn ăn, đừng ép bố mẹ!... vì bố mẹ biết khi nào bố mẹ đói hay không.

    Khi đôi chân của bố mẹ không còn đứng vững như xưa nữa... hãy giúp bố mẹ, nắm lấy tay bố mẹ như thể ngày nào bố mẹ đã tập tềnh con trẻ những bước đi đầu đời.

    Và một ngày như một ngày sẽ đến, bố mẹ sẽ nói với con rằng... bố mẹ không muốn sống, bố mẹ muốn từ biệt ra đi.

    Con đừng oán giận và buồn khổ... vì con sẽ hiểu và thông cảm cho bố mẹ khi thời gian sẽ tới với con.

    Hãy cố hiểu và chấp nhận, đến khi về già, sống mà không còn hữu ích cho xã hội mà chỉ là gánh nặng cho gia đình!... và sống chỉ là vỏn vẹn hai chữ "sinh tồn".

    [​IMG]

    Một ngày con lớn khôn, con sẽ hiểu rằng, với bao sai lầm ai chẳng vướng phải, bố mẹ vẫn bỏ công xây dựng cho con một con đường đi đầy an lành.

    Con đừng nên cảm thấy xót xa buồn đau, đừng cho rằng con bất lực trước sự già nua của bố mẹ.

    Con chỉ cần hiện diện bên bố mẹ để chia sẻ những gì bố mẹ đang sống và cảm thông cho bố mẹ, như bố mẹ đã làm cho con tự khi lúc con chào đời.

    Hãy giúp bố mẹ trong từng bước đi vào chiều...

    Hãy giúp bố mẹ trong phút sống còn lại trong yêu thương và nhẫn nại...

    Cách duy nhất còn lại mà bố mẹ muốn cảm ơn con là nụ cười và cả tình thương để lại trong con.

    Thương con thật nhiều...

    Bố mẹ!!
    Last edited: 13/11/2013
  9. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.853
    MẸ KHÔNG THÍCH CON KÊU KHÓ...


    Đây là câu chuyện cảm động có thật do một tiến sĩ của ĐH Harvard kể lại. Anh là An Kim Bằng. - Tiến sĩ An Kim Bằng (Jinpeng An), người Trung Quốc, tốt nghiệp toán học tại Đại học Harvard.

    ***

    Ngày 5/9/1997, là ngày tôi rời gia đình đi nhập học ở Đại học Bắc Kinh, khoa Toán. Ngọn khói bếp dài cất lên từ trên nóc ngôi nhà nông dân cũ nát gia đình tôi. Người mẹ chân thập thễnh của tôi đang nấu mì sợi cho tôi, những bột mì này có được nhờ mẹ đổi năm quả trứng gà cho hàng xóm, chân mẹ bị thương vì mấy hôm trước, để thêm tí tiền cho tôi nhập học, mẹ đẩy một xe chất đầy rau từ thôn ra thị trấn, trên đường bị trật chân.

    Bưng bát mì, tôi đã khóc. Tôi buông đũa quỳ xuống đất, xoa nắn chỗ chân sưng phồng lên to hơn cả cái bánh bao của mẹ, nước mắt rơi xuống đất...

    Nhà tôi ở Thiên Tân, làng Đại Hữu Đới, huyện Vũ Thanh, tôi có một người mẹ tốt nhất thế gian tên là Lý Diệm Hà. Nhà tôi vô cùng nghèo khó.

    [​IMG]

    Khi tôi ra đời, bà nội ngã bệnh ngay trên giường sưởi, tôi bốn tuổi, ông nội lại mắc bệnh hẹp khí quản và bán thân bất toại, những món nợ trong nhà lớn dần theo năm. Khi bảy tuổi, tôi được đi học, học phí là mẹ vay người khác. Tôi thường đi nhặt những mẩu bút chì bạn bè vứt đi, dùng dây buộc nó lên một cái que rồi viết tiếp, hoặc dùng một cái dây chun xoá sạch những cuốn vở bài tập đã viết, rồi viết lại lên đó, mẹ thương tôi đến mức, cũng có lúc đi vay vài hào của hàng xóm để mua vở và bút chì cho tôi.

    Nhưng cũng có những khi mẹ vui vẻ, là khi bất kể bài kiểm tra nhỏ hay kỳ thi lớn, tôi luôn đứng đầu, toán thường được 100/100 điểm. Dưới sự khích lệ của mẹ, tôi càng học càng thấy ham thích. Tôi thực sự không hiểu trên đời còn có gì vui sướng hơn được học hành.

    Chưa đi học lớp một tôi đã thông thạo cộng trừ nhân chia và phân số, số phần trăm; khi học Tiểu học tôi đã tự học để nắm vững Toán Lý Hoá của bậc Trung học Phổ thông; Khi lên trung học, thành phố Thiên Tân tổ chức kỳ thi vật lý của bậc Trung học, tôi là đứa học trò nông thôn duy nhất của cả năm huyện ngoại thành Thiên Tân được giải, một trong ba người đỗ đầu. Tháng 6 năm đó, tôi được đặc cách vào thẳng trường Trung học số 1 danh tiếng của Thiên Tân, tôi vui sướng chạy như bay về nhà.

    Nào ngờ, khi tôi báo tin vui cho cả nhà, mặt bố mẹ chất chứa toàn những đau khổ; bà nội vừa mất nửa năm, ông nội đang gần kề cái chết, nhà tôi đã mắc nợ tới hơn mười nghìn Nhân dân tệ rồi. Tôi lặng lẽ quay về bàn học, nước mắt như mưa suốt một ngày.

    Đến tối, tôi nghe thấy ở ngoài nhà có tiếng ồn ào. Thì ra mẹ tôi đang định dắt con lừa con của nhà đi bán, cho tôi đi học, nhưng ba tôi không chịu. Tiếng ồn ào làm ông nội nghe thấy, ông đang bệnh nặng, trong lúc buồn bã ông đã lìa đời.

    Sau lễ an táng ông nội, nhà tôi lại mắc thêm vài nghìn tệ tiền nợ nữa.Tôi không còn dám nhắc đến việc đi học nữa, tôi cất "Giấy báo nhập học" thật kỹ vào vỏ gối, hàng ngày tôi ra đồng làm việc cùng mẹ.

    Sau hai hôm, tôi và ba tôi cùng lúc phát hiện ra: con lừa con biến mất rồi. Ba tôi sắt mặt lại, hỏi mẹ tôi:

    - Bà bán con lừa con rồi à? Bà bị thần kinh à? Sau này lấy gì kéo, lương thực hoa màu bà đẩy xe tay nhé, bà tự cõng nhé? Bà bán lừa một hai trăm bạc liệu cho nó học được một học kỳ hay là hai học kỳ?

    Hôm đó mẹ tôi khóc, mẹ tôi dùng một giọng rất dữ dội rất hung dữ để gào lại ba tôi:

    - Con cái mình đòi đi học thì có gì sai? Nó thi lên được trường số 1 của thành phố nó là đứa duy nhất của cả huyện này đấy, tôi không thể để cho tiền đồ của nó bị lỡ dở được. Tôi sẽ dùng tay đẩy, dùng lưng vác, để cho nó đi học...

    Cầm sáu trăm tệ mẹ vừa bán lừa, tôi thật sự chỉ muốn quỳ xuống dập đầu trước mẹ. Tôi đã thích được học quá rồi, mà còn học tiếp, thì mẹ sẽ khổ sở bao nhiêu, vất vả bươn chải thêm bao nhiêu?

    [​IMG]

    Mùa thu năm đó tôi quay về nhà lấy áo lạnh, thấy mặt ba tôi vàng như sáp, gầy da bọc xương đang nằm trên giường sưởi. Mẹ bình thản bảo: "Có gì đâu, bị cảm, sắp khỏi rồi". Ai ngờ, hôm sau tôi xem vỏ lọ thuốc của ba, thì thấy đó là thuốc ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển. Tôi kéo mẹ ra ngoài nhà, khóc hỏi mẹ mọi chuyện là thế nào, mẹ bảo, từ sau khi tôi đi học, ba bắt đầu đi ngoài ra máu, ngày càng nặng lên.

    Mẹ vay sáu nghìn tệ đưa ba lên Thiên Tân, Bắc Kinh đi khắp nơi, cuối cùng xác định là u nhu ruột bowel polyps, bác sĩ yêu cầu ba phải mổ gấp. Mẹ chuẩn bị đi vay tiền tiếp, nhưng ba kiên quyết không cho. Ông nói, bạn bè họ hàng đã vay khắp lượt rồi, chỉ vay mà không trả thì còn ai muốn cho mình vay nữa!

    Hàng xóm kể với tôi: Mẹ dùng một phương pháp nguyên thuỷ và bi tráng nhất để gặt lúa mạch. Mẹ không đủ sức gánh lúa mạch ra sân kho để tuốt hạt, mẹ cũng không có tiền thuê người giúp, mẹ bèn gặt dần, lúa mạch chín chỗ nào gặt chỗ đó, sau đó dùng xe cải tiến chở về nhà, tối đến mẹ trải một tấm vải nhựa ra sân, dùng hai tay nắm từng nắm lúa mạch đập lên một hòn đá to...Lúa mạch trồng trên ba mẫu đất của nhà, một mình mẹ làm, mệt đến mức không đứng dậy nổi nữa thì mẹ ngồi xổm xuống cắt, đầu gối quỳ còn chảy máu, đi đường cứ cà nhắc...

    Không đợi hàng xóm kể hết, tôi chạy như bay về nhà, khóc to gọi mẹ: "Mẹ, mẹ, con không thể đi học nữa đâu...".

    Kết quả, mẹ vẫn tống tôi lên trường. Tiền sinh hoạt phí mỗi tháng của tôi chỉ 60 đến 80 tệ, thật thảm hại nếu so với những người bạn học khác mỗi tháng có 200-240 tệ. Nhưng chỉ mình tôi biết, món tiền nhỏ này mẹ tôi cũng phải tằn tiện lắm, từ ngày đầu tháng đã dành từng hào từng hào, bán từng quả trứng gà, rau xanh lấy từng đồng từng đồng, có lúc dành dụm không đủ đã phải giật tạm vài đôi chục. Mà cha tôi, em trai tôi, dường như chẳng bao giờ có thức ăn, nếu nhà ăn rau cũng chẳng dám xào mỡ, chỉ chan tí nước dưa muối ăn qua bữa. Mẹ không muốn tôi đói, mỗi tháng mẹ chăm chỉ đi bộ hơn mười cây số mua mì tôm với giá bán buôn.

    Rồi mỗi cuối tháng, mẹ vất vả cõng một túi nặng lên Thiên Tân thăm tôi. Trong túi ấy ngoài những gói mì tôm ra, còn có nhiều xếp giấy loại mẹ phải đi bộ ra một xưởng in ngoài thị trấn cách nhà 6km để xin cho tôi (đó là giấy để tôi làm nháp toán), cả một chai tương cay rất to, cải bẹ muối thái sợi, và cả một cái tông đơ để cắt tóc. (Cắt tóc nam rẻ nhất Thiên Tân cũng phải 5 tệ, mẹ muốn tôi dành tiền cắt tóc để mua thêm lấy vài cái bánh bao mà ăn).

    [​IMG]

    Tôi là học sinh cấp 3 duy nhất của Thiên Tân đến cả rau ở bếp ăn nhà trường cũng không mua nổi, chỉ có thể mua vài cái bánh bao, mang về ký túc ăn cùng mì sợi khô hoặc chấm với tương ớt, kẹp dưa muối để ăn qua bữa. Tôi cũng là học sinh duy nhất không có giấy kiểm tra, chỉ có thể tận dụng giấy một mặt của xưởng in để viết bài. Tôi là đứa học sinh duy nhất chưa bao giờ dùng xà phòng, khi giặt quần áo tôi thường đi nhà bếp xin ít bột kiềm nấu ăn (alkali - chất kiềm, dùng để hấp bánh bao, làm bánh nướng, làm nước sôđa) là xong. Nhưng tôi chưa bao giờ tự ti, tôi cảm thấy mẹ tôi khổ cực cả đời, như người anh hùng chống lại đói khổ, làm con của người mẹ như thế tôi rất tự hào.

    Hồi mới lên Thiên Tân, tiết học tiếng Anh đầu tiên khiến tôi ù cạc. Khi mẹ lên, tôi kể cho mẹ nghe tôi sợ tiếng Anh thế nào, ai ngờ mẹ chỉ cười bảo:

    "Mẹ chỉ biết con là đứa trẻ con khổ cực nhất, mẹ không thích con kêu khó, vì chịu khổ được thì chả còn gì khó nữa".

    Tôi hơi bị nói lắp, có người bảo, học tiếng Anh đầu tiên cần làm chủ được cái lưỡi của mình, bởi vậy tôi thường kiếm một hòn sỏi ngậm vào miệng mình, rồi gắng đọc tiếng Anh. Hòn sỏi cọ xát vào lưỡi tôi, có lúc máu chảy ra bên mép, nhưng tôi cố gắng để kiên trì. Nửa năm trôi qua, hòn sỏi nhỏ đã bị mài tròn đi, lưỡi tôi cũng đã nhẵn, tiếng Anh đã thành người giỏi thứ 3 của lớp. Tôi vô cùng cảm ơn mẹ, lời mẹ khích lệ tôi vượt qua khó khăn lớn trong học tập.

    Năm 1996, lần đầu tiên tôi được tham gia cuộc thi Olympic tri thức toàn quốc khu vực Thiên Tân, đoạt giải Nhất môn Vật lý và giải Nhì môn Toán học, tôi được đại diện Thiên Tân đi Hàng Châu tham gia Cuộc thi Olympic toàn Trung quốc môn Vật lý.

    "Đoạt lấy chiếc Cup giải Nhất toàn Trung quốc tặng mẹ, rồi lên đường dự Olympic Vật lý Thế giới!" Tôi không ngăn được nỗi khao khát trong lòng, tôi viết thư báo cho mẹ tin vui và mơ ước của tôi. Kết quả, tôi chỉ được giải Nhì, tôi nằm vật ra giường, không ăn không uống. Dù tôi là người đạt thành tích cao nhất trong đoàn Thiên Tân đi thi, nhưng nếu tính cả những khốn khổ của mẹ tôi vào, thì thành tích này không xứng đáng!

    Tôi về trường, các thầy ngồi phân tích nguyên nhân thất bại cho tôi thấy: Tôi những muốn phát triển toàn diện cả Toán Lý Hoá, những mục tiêu của tôi quá nhiều nên sức lực tinh thần tôi phải phân tán rộng.

    Nếu giờ tôi chỉ chọn một mục tiêu trước mắt là kỳ thi Toán, nhất định tôi thắng. Tháng 1 năm 1997, tôi cuối cùng đã giành chiến thắng tại kỳ thi Olympic Toán toàn Trung Quốc với điểm số tuyệt đối, lọt vào đội tuyển Quốc gia, cả mười kỳ thi kiểm tra ở đội tuyển tôi đều là người đứng đầu. Với thành tích đó, tôi được sang Argentina tham gia kỳ thi Olympic Toán quốc tế.

    Nộp xong phí báo danh, tôi gói những sách vở cần chuẩn bị và tương đậu cay của mẹ lại, chuẩn bị lên đường. Giáo viên chủ nhiệm và thầy giáo dạy Toán thấy tôi vẫn mặc bộ quần áo thải của người khác cho, những thứ áo quần màu sắc chả đâu vào đâu, kích cỡ khác nhau, bèn mở tủ áo của tôi ra, chỉ vào những áo trấn thủ vá, những áo bông tay đã phải nối hai lần, vạt đã phải chắp ba phân, hỏi tôi:

    "Kim Bằng, đây là tất cả quần áo của em ư?"

    Tôi chả biết nói sao, vội đáp:

    "Thầy ơi, em không sợ người khác chê cười! Mẹ em thường bảo, Phúc Hữu Thi Thư Khí Tự Hoa - trong lòng có sách vở tất mặt mũi sáng sủa, em mặc những thứ đồ này đi Mỹ gặp tổng thống Clintơn em cũng chẳng thấy ngượng".

    Ngày 27/7, Olympic Toán học Thế giới lần thứ 38 chính thức khai mạc. Chúng tôi thi liên tục suốt năm tiếng rưỡi, từ 8 giờ 30 phút sáng tới 2h chiều. Ngày hôm sau công bố kết quả, đầu tiên công bố Huy chương Đồng, tôi không muốn nghe thấy tên mình; Sau đó công bố Huy chương Bạc, cuối cùng, công bố Huy chương Vàng, người đầu tiên, người thứ hai, người thứ ba là tôi. Tôi khóc lên vì sung sướng, trong lòng tự nói: "Mẹ ơi, con mẹ thành công rồi!"

    Tin tôi và một người bạn nữa đoạt Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Toán học ngay chiều hôm đó đã được Đài phát thanh Nhân dân Trung ương TQ và Đài truyền hình Trung ương TQ đưa. Ngày 1/8, chúng tôi vinh quang trở về, lễ đón long trọng được Hiệp hội khoa học Trung Quốc và Hội Toán học Trung Quốc tổ chức. Khi đó, tôi muốn về nhà, tôi muốn sớm gặp mẹ, tôi muốn chính tay tôi đeo tấm huy chương vàng chói lọi lên cổ mẹ... Hơn mười giờ đêm tối hôm đó, tôi cuối cùng đã đội trời đêm về đến nhà. Người mở cửa là ba tôi, nhưng người một tay ôm chặt lấy tôi vào ngực trước lại chính là mẹ tôi.

    Dưới trời sao vằng vặc, mẹ tôi ôm tôi rất chặt...

    Tôi lấy tấm huy chương vàng đeo lên cổ mẹ, khóc một cách nhẹ nhõm và sung sướng. Ngày 12/8, trường Trung học số Một của Thiên Tân chật ních người, mẹ được ngồi lên bàn Chủ tịch danh dự cùng với các quan chức Cục giáo dục Thiên Tân và các giáo sư toán học hàng đầu. Hôm đó, tôi đã phát biểu thế này:

    "Tôi muốn dùng cả sự sống của tôi để cảm tạ một người, là người mẹ đã sinh và nuôi nấng tôi. Mẹ tôi là một người phụ nữ nông dân bình thường, nhưng những đạo lý mẹ dạy tôi nên người đã khích lệ tôi cả đời. Năm tôi học lớp 10, tôi muốn mua cuốn sách "Đại từ điển Anh-Trung" để học tiếng Anh, mẹ tôi không có tiền, nhưng mẹ vẫn nghĩ cách giúp tôi. Sau bữa cơm sáng, mẹ tôi mượn một chiếc xe cải tiến, chất một xe rau cải trắng, hai mẹ con tôi đẩy ra chợ huyện cách hơn bốn mươi km bán rau. Đến được chợ đã gần trưa, buổi sáng đó tôi và mẹ chỉ ăn hai bát cháo ngô nấu với khoai lang đỏ, lúc đó bụng đói cồn cào, chỉ mong có ai tới mua cho cả xe rau ngay. Nhưng mẹ vẫn nhẫn nại mặc cả từng bó, cuối cùng bán với giá 1 hào một cân. Hai trăm cân rau đáng lẽ 21 tệ, nhưng người mua chỉ trả 20 tệ.

    Có tiền rồi tôi muốn ăn cơm, nhưng mẹ bảo nên đi mua sách trước, đó là việc chính của ngày hôm nay. Chúng tôi đến hiệu sách hỏi, giá sách là 8 tệ 2 hào 5 xu, mua sách rồi còn lại 1 tệ 7 hào 5 xu. Nhưng mẹ chỉ cho tôi 7 hào rưỡi đi mua hai cái bánh bột nướng, một tệ kia còn phải cất đi để dành cho tôi làm học phí. Tuy ăn hết hai cái bánh nướng, nhưng đi bộ tiếp 40km về nhà, tôi vẫn đói tới mức hoa mắt chóng mặt, lúc này tôi mới nhớ ra tôi đã quên không phần cho mẹ ăn một miếng bánh nướng nào, mẹ tôi chịu đói cả ngày, vì tôi mà kéo xe suốt 80km đường xa. Tôi hối hận tới mức chỉ muốn tát cho mình một cái, nhưng mẹ tôi chỉ bảo: "Mẹ ít văn hoá, nhưng mẹ nhớ khi nhỏ được thầy giáo dạy là, Golgi có nói một câu: Nghèo đói là trường đại học tốt nhất. Nếu con có thể tốt nghiệp trường đại học này, thì những trường đại học như Thiên Tân, Bắc Kinh con chắc chắn đều đỗ".

    Khi mẹ nói thế mẹ không nhìn tôi, mẹ nhìn ra con đường đất xa xôi, cứ như thể con đường đất đó có thể thông tới tận Thiên Tân, đi thẳng tới Bắc Kinh. Tôi nghe mẹ bảo thế, tôi không thấy đói nữa, chân tôi không mỏi nữa...Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất, thì tôi muốn nói rằng, người mẹ nông dân của tôi chính là người thầy giáo giỏi nhất của đời tôi".

    Dưới khán đài, không biết có bao nhiêu đôi mắt đã ướt đẫm, tôi quay về phía người mẹ tóc hoa râm của tôi, cúi người xuống kính cẩn...
    Last edited: 13/11/2013
    namson67, ILikeYou70, Kinhkha702 người khác thích bài này.
  10. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.853
    Chúc mừng ngày phụ nữ Việt Nam.

    Cầu chúc tất cả chị em phụ nữ diễn đàn F319 mãi vui tươi, xinh đẹp, ngọt ngào và hạnh phúc nhé.


    Đặc biệt là @phongthuyBDS và @BongHongGai81 cuộc sống luôn như ý và may mắn.

    [​IMG]
    Last edited: 13/11/2013
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này