Lòng mẹ.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi baovelephai, 29/09/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7103 người đang online, trong đó có 1007 thành viên. 16:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 45811 lượt đọc và 949 bài trả lời
  1. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Viết cho Ngày Của Mẹ (HAPPY MOTHER,S DAY)

    VANG MÃI LỜI RU
    [​IMG]
    À ơi con ngủ cho tròn
    Mẹ ru.. bể cạn non mòn vẫn ru
    Ơi à.. giấc ngủ mùa thu
    Mẹ đưa qua những sương mù tháng năm.
    Bàn tay lót chỗ con nằm
    Dịu dàng ấp ủ, âm thầm sớm khuya
    Lời ru thắm đượm tình quê
    Ầu ơ.. lặng cả tiếng ve muộn phiền.

    Ơi lời ru mẹ dịu hiền
    Cho ngày thơ dại thần tiên ngọt ngào,
    Bàn tay mang phép nhiệm mầu
    Chắt chiu, mưa nắng dãi dầu vì con
    À ơi.. con ngủ cho ngon..
    Một vầng trăng khuyết đã tròn giữa đêm.

    Lời ru gieo hạt bình yên
    Mây trời rủ xuống ngoài hiên ngủ vùi
    Mẹ ru ấm chỗ Ngoại ngồi
    Cho phai thương nhớ ngậm ngùi tử sinh.
    Ru con, mẹ cũng ru mình
    Ru niềm đau thủa bóng hình cách xa
    Ru cho vẹn cả tình cha
    Quan san vạn lý thiết tha giống nòi..

    - Lớn khôn cách biệt mẹ rồi
    Lời ru theo vạn bước đời của con..
    Ru Đời, ru Đạo vuông tròn
    Thiên thu tiếng mẹ hóa hồn núi sông..

    Thích Tánh Tuệ
  2. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
  3. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
  4. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  5. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  6. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    Hu hu con mẹ trung cẩu này ngược đãi bé con ,đáng bỏ tù quá ạ !:((:((:((
    baovelephai, Hoa_Sim, Sam hoi1 người khác thích bài này.
  7. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
  8. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Truyện cảm động về cuộc sống muôn màu:

    HOA TÂM
    [​IMG]
    Mười năm rồi, thầy Thanh vẫn chưa nguôi ngoai nỗi nhớ thương và ân hận về sự bỏ đi của cụ Lành, mẹ của thầy. Giờ đây thầy vẫn là một con người đáng kính, một tiến sỹ văn học, nhà giáo nhân dân trong lòng của bao thế hệ học trò trưởng thành, nhưng có ai biết được trong lòng thầy luôn mang một nỗi buồn sâu thẳm.

    Thầy Thanh sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn trung du Bắc Bộ, thầy là con trai thứ 2 trong gia đình gồm có 4 chị em, bố của thầy chết vì căn bệnh sốt rét, khi ấy thầy mới tròn 7 tuổi. Một mình mẹ thầy tần tảo, vất vả nuôi các con khôn lớn, đến nay ai cũng có cuộc sống khá giả. Đặc biệt, thầy là một nhà giáo có ảnh hưởng lớn, khá thành đạt trong sự nghiệp của mình, tiếng tăm vang cả một vùng.

    Nhớ lại những năm tháng cơ hàn bên mẹ, thầy lại khóc vì thương mẹ và tự trách mình là người con bất hiếu. Cụ Lành làm nghề hàng xén, cả một đời gồng gánh tha hương, nay đây mai đó kiếm miếng cơm, manh áo nuôi bốn người con nên người. Nói ra chắc chẳng ai dám tin, một cụ già gánh hàng rong nuôi 4 người con học Đại học, đều trưởng thành, có vị trí nhất định trong xã hội. Cụ khổ cực là thế, vậy mà cuối đời cụ chẳng được yên thân bởi sự bạc bẽo, bất hiếu của những đứa con do mình sinh ra, trong đó có thầy Thanh.

    Bốn người con đã có gia đình riêng, mỗi người một công việc ổn định, thu nhập khá giả nhưng bỗng dưng họ quên mất mình có một người mẹ già đang sống ở quê nhà. Ai cũng viện cớ này nọ, nào là công việc bận rộn, nào là con cái bìu ríu, do vậy, ngay đến việc hỏi han mẹ cũng không có, và cũng chẳng có người nào con nào muốn đón mẹ lên ở cùng để báo hiếu. Tuy vậy, cụ Lành vẫn không hề trách móc các con, nhưng mỗi khi bà con lối xóm nhắc nhở cụ cũng chạnh lòng mà cụ chẳng bao giờ thổ lộ với ai. Như cô Xuyên bên hàng xóm nói:
    - Đấy các bác xem, cụ Lành một tay nuôi 4 đứa ăn học, đến nay đã trưởng thành, đứa nào cũng khá giả, vậy mà có đứa nào nó thèm nhòm ngó đến bà cụ đâu, thật là đáng trách.
    Cụ Lành nghe vậy, vội vàng bảo vệ thể diện cho các con:
    - Chúng nó công việc bận tối ngày, còn phải lo kiếm tiền nuôi gia đình nữa chứ, tôi còn khoẻ có gì phải lo đâu.
    Ông Trường thì bỗ bã hơn:
    - Đúng là cái lũ bất hiếu, vô ơn, giàu có là thế mà chẳng đứa nào chịu nuôi mẹ!
    Cụ Lành vẫn cương quyết bảo vệ, còn nói dối:
    - Tôi sống ở quê quen rồi, thằng Thanh nó nói là đón tôi lên thành phố ở nhưng tôi không chịu. Ở thành phố nào có quen ai, suốt ngày ở trong nhà tôi chịu không được, ở quê có hàng xóm, láng giềng vẫn vui hơn.
    Nói là nói vậy thôi chứ cụ buồn lắm vì quanh năm, ngày tháng cụ lủi thủi một mình, chẳng có đứa nào đoái hoài đến cả. Hoạ hoằn lắm mỗi khi Tết đến có đứa về thăm quê, nó dúi cho cụ dăm trăm, một triệu để tiêu tết chứ nó có hỏi han gì cụ đâu.
    Mỗi lần nhớ con, nhớ cháu, cụ lại khăn gói lên thành phố thăm, nay ở nhà đứa này, mai lại sang nhà đứa khác, khi nào thấy chán cụ lại về.

    Ngày 21 tháng chạp năm Quý Mùi, là cái ngày thầy Thanh không thể nào quên được, đó là ngày cụ Lành đã bỏ đi vì sự bất hiếu của thầy. Cụ Lành lên nhà con trai chơi đã hơn mười ngày, cụ muốn sang nhà 3 người con khác nhưng thầy Thanh cứ lần lữa thất hứa, cụ buồn và giận thầy lắm. Mang tiếng lên chơi với con mà ngày ngày chỉ một mình cụ với 4 bức tường, sáng ra ngủ dậy chỉ còn 1 mình cụ ở nhà, mấy đứa trẻ thì đi học, con trai và con dâu đi làm, đến tối về bọn trẻ tắm rửa, ăn cơm rồi lên học bài, con trai và con dâu về phòng riêng, để mặc cụ bơ vơ một mình, không một lời hỏi han. Cụ muốn được nói chuyện, được chia sẻ, được cười 1 trận thật sảng khoái như ngày nào mà ôi thôi khó quá.
    Cụ Lành nói với thầy Thanh:
    - Ngày mai con cho mẹ sang nhà út Linh chơi nhé!
    Thầy Thanh viện cớ:
    - Chết thật! Mai con bận tiếp Đoàn Thanh tra giáo dục Thành phố xuống, thôi để hôm khác mẹ nhé!
    Hôm sau cụ lại rắng thì thầy Thanh lại nói là bận đi ăn tiệc cưới. Hôm sau nữa thì thầy có lý do khác để từ chối, rồi thầy tỏ thái độ bực dọc:
    - Mẹ buồn cười nhỉ! Công việc chúng con bận rộn, con làm gì có thì giờ mà đưa mẹ đi chơi, mà vừa tháng trước mẹ ở nhà cô ấy rồi còn gì!
    Cụ Lành nói như nài nỉ:
    - Thì mẹ biết, nhưng mai con cứ chở mẹ ra đầu phố, mẹ bắt xe cũng được.
    - Chán mẹ thật, ở nhà đầy đủ có thiếu thứ gì đâu mà mẹ lúc nào cũng đòi đi? Mai con bảo Phương cho mẹ ít tiền, mẹ muốn đi chơi nhà ai thì đi.
    Nghe con trai nói những câu phũ phàng thế cụ cảm thấy buồn buồn, cụ cũng muốn về quê lắm rồi vì sắp đến ngày Tết tiễn ông Táo trầu Trời.
    Phương là vợ thầy Thanh, vốn sinh trưởng trong một gia đình quyền quý, nhìn dáng vẻ tiểu thư đài các và cách ăn nói của cô cũng biết được là người khó gần. Cô rất ghét những người nhà quê, vì cô cho rằng họ vừa lôi thôi, cục cằn lại còn hay nhiều chuyện. Vì chồng mà cô Phương nhịn bà cụ đã lâu, cô chẳng bao giờ đoái hoài mỗi khi cụ lên chơi, trong thâm tâm cô chỉ muốn tống khứ cụ ra khỏi nhà cho rảnh nợ. 5 năm kể từ ngày lấy thầy Thanh đến khi bà cụ bỏ đi, cô về quê đúng 1 lần vào ngày giỗ bố chồng và tuyệt nhiên không bao giờ cô về nữa.
    Đã nhiều lần cô hậm hực vì chuyện bà cụ lên chơi, cô nói với chồng:
    - Suốt ngày lên, không biết bà già muốn gì nữa?
    Thầy Thanh cũng như đồng tình với vợ:
    - Ừ nhỉ! Hay là mẹ có việc gì!
    Ngày 21 tháng chạp năm Quý Mùi, nếu không có chuyện gì xảy ra thì đến đúng sáng ngày 23 cụ Lành mới về quê. Nhưng không biết trùng hợp hay có sự cố ý, mới sáng sớm cụ đã nghe được tiếng cãi vã của 2 vợ chồng thầy Thanh vọng ra từ phòng khách:
    - Tất cả là tại anh hớ hênh, không làm sao mà mất! Trước khi đi ngủ em còn kiểm tra và cất vào tủ mà
    Cụ Lành nghe thấy hình như trong nhà vừa mất cái gì đó. Cụ định vào thì lại nghe thấy cô con dâu nói tiếp:
    - Em đã dành dụm mấy năm nay để cho thằng Bình đi du học, thế là hết rồi, cô Phương vừa nói vừa sụt sịt.
    Cụ Lành đã hiểu chuyện, trong nhà vừa xảy ra việc mất tiền.
    Thầy Thanh cũng sửng sốt nhưng kịp chấn tĩnh lại:
    - Cứ bình tĩnh xem lại đã em, chưa gì đã cuống lên rồi!
    Cô Phương nói như quát chồng:
    - Bình tĩnh gì chứ, em tìm khắp căn phòng này rồi, mà lạ thật, nhà mình không có dấu hiệu của kẻ gian đột nhập, làm sao mà mất được nhỉ? Ngày nào mẹ cũng ở nhà mà, hay là...
    Thầy Thanh tiếp lời:
    - Ừ nhỉ? nhưng....
    Chưa kịp nói dứt lời, cụ Lành đã xông thẳng vào phòng khách mà nói trong nước mắt:
    - Thật không ngờ chúng mày nghi cho mẹ! Đây! chúng mày khám đi nào, vào trong phòng ngủ của mẹ mà xét cho thật kỹ.
    Thầy Thanh thấy mẹ vậy nên cũng hơi sợ, nói như vỗ về:
    - Không phải đâu mẹ, mẹ hiểu lầm vợ chồng con rồi!
    Còn khuôn mặt, ánh mắt của cô Phương vẫn lạnh tanh, không nói một lời nào.
    Cụ Lành khóc thút thít:
    - Chúng mày muốn đuổi bà già này về thì tao về ngay, làm sao phải bịa đặt như vậy?
    Cụ khóc trong sự uất ức, sự bội bạc của người con trai mà cụ đã từng thương yêu, che chở. Nói dứt lời, cụ thu dọn đồ đạc bỏ đi. Trước khi bỏ đi cụ còn nói với lại:
    - Mẹ đi chợ đây, đi chợ xong mẹ về quê luôn!
    Thầy Thanh cuống quýt đứng dậy đuổi theo mẹ nhưng cô Phương ngăn lại, đến lúc bà cụ khuất bóng, thầy Thanh chạy ra thì không còn kịp nữa rồi.
    ***
    "Công cha như núi Thái Sơn
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
    Một lòng thờ mẹ kính cha
    Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
    Thầy Thanh dừng lại, rơm rớm nước mắt, cả lớp im thin thít không biết có chuyện gì xảy ra, bởi vì có trò nào biết được nỗi đau khổ trong lòng thầy đâu. Mà trớ trêu thay, thầy lại là một nhà giáo, thầy thường xuyên giảng dạy những bài học về đạo đức để giáo dục con người, nhất là chữ hiếu. Mỗi khi giảng đến bài này thầy lại cảm thấy xấu hổ, tủi nhục và không sao cầm được nước mắt.
    Và lần nào thầy cũng khóc khi đọc câu ca dao:
    "Đói lòng ăn hột chà là
    Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng"
    Thầy cảm thấy ân hận và thương mẹ nhiều lắm, thế mà thầy đã không biết quý trọng mẹ, không biết quan tâm đến mẹ, để mẹ phải một mình cô đơn, mòn mỏi, lại còn hiểu lầm, xúc phạm mẹ nữa. Nhớ lại những năm tháng thơ ấu bên mẹ, thầy không sao quên được những kỷ niệm êm đềm, nhớ những chiều được nắm tay mẹ đi trên triền sông vắng, nhớ đến khúc hát mẹ ru những đêm đông. Thầy còn nhớ lắm món chè đỗ đen mà mẹ thường nấu cho thầy ăn trong những ngày hè nóng nực. Những lần nô đùa cùng bọn trẻ bên hàng xóm, thầy nghe tiếng mẹ gọi: "Thanh ơi về đi con! Mẹ nấu chè xong rồi đó", thầy lại tung tăng chân sáo về nhà để thưởng thức món khoái khẩu. Nghĩ đến đó thôi, thầy lại tự trách bản thân mình sao quá ích kỷ, vì thầy chưa bao giờ nghĩ đến cảm giác của mẹ, chưa bao giờ quan tâm đến mẹ, đến món ăn mẹ thích thầy cũng không biết, màu áo mẹ thích thầy cũng không biết. Thầy quen dựa dẫm vào mẹ, được mẹ chăm sóc, chiều chuộng nên thầy đã quên đi cái trách nhiệm, bổn phận của một người con. Bây giờ thầy tự trách bản thân thì đã quá muộn màng. Bao nhiêu lần thầy đi tìm mẹ trong vô vọng, không biết mẹ còn sống hay đã chết nhưng thầy vẫn mong đợi ngày mẹ trở về.

    Trong lớp thầy Thanh dạy, thầy ấn tượng nhất em Tùng, một học trò nghèo nhưng sáng dạ, hiếu học. Em là một học sinh xuất sắc của trường, Tùng rất giỏi môn Văn, có lẽ sau này sẽ thành công hơn thầy, thầy Thanh từng động viên như vậy.

    Nhà Tùng nghèo lắm, tuy thầy Thanh chưa bao giờ đến nhà Tùng, thầy chỉ biết hoàn cảnh gia đình em rất khó khăn qua những bài văn và qua những lời tâm sự của em. Ông Lâm, bố của Tùng là một công nhân mỏ, một lần hầm mỏ bị sập nên bị gẫy 1 chân phải, cũng may được người quen thương tình giới thiệu nên hiện nay ông làm việc tại 1 xưởng mây tre đan trong thành phố. Mẹ Tùng mất sớm vì căn bệnh hiểm nghèo, em sống cùng với bố và bà nội. Bà nội năm nay già lắm rồi, mất trí nhớ đã hai năm nay, suốt ngày chỉ nằm một chỗ, chỉ khổ cho bố em phải lai lưng lao động nuôi mấy miệng ăn. Thương bố vất vả, cứ khi tan học về là em lại tranh thủ đi đánh giầy, bán vé số dạo, lượm ve chai, nhận phụ bàn thuê cho các nhà hàng để đỡ đần bố. Tấm gương hiếu thảo của Tùng làm cho thầy Thanh cảm động và cũng tự cảm thấy xấu hổ.

    Bà con trong khu tập thể ai cũng quý mến gia đình Tùng, đặc biệt là ông Lâm. Ông là người con hiếu thuận, luôn hết lòng phụng sự, chăm sóc mẹ già, dù nghèo nhưng gia đình ông luôn đầy ắp tiếng cười. Làm lụng vất vả là thế nhưng lúc nào ông cũng quan tâm đến mẹ. Cứ mỗi sớm thức dậy là ông đến bên hỏi han mẹ, lấy nước cho mẹ rửa mặt, lo bữa ăn cho mẹ. Ông rất cẩn thận, lễ phép với mẹ đi thưa, về gửi, nên mẹ ông vui lắm, cụ lúc nào cũng phấn chấn và thư thái vì cảm thấy cuộc đời thật nhiều ý nghĩa. Hai năm nay, mẹ ông bị mất trí, bệnh thấp khớp quật ngã khiến cho cụ không dậy nổi, suốt ngày chỉ nằm một chỗ. Thấy mẹ như vậy, ông càng thương mẹ hơn và luôn quan tâm, chăm sóc cho mẹ, có nhiều đêm thương mẹ, ông gục đầu bên giường mà khóc thầm.

    Không những hiếu thuận với mẹ già, thương yêu con trẻ, ông lại là người biết ăn ở nên được bà con luôn thương yêu, giúp đỡ. Nhìn tấm gương của bố, Tùng lúc nào cũng tự nhủ phải thật hiếu thảo với bố, cố gắng hết sức để không phụ lòng mong mỏi của bố, và Tùng càng yêu thương bà nội hơn.

    Ngoan ngoãn, học giỏi lại là người con hiếu thảo nên Tùng được bạn bè thương mến, em đã trở thành học trò cưng của thầy Thanh từ bao giờ cũng không hay nữa.
    Tùng và bao bạn bè, cũng như những thế hệ đàn anh đi trước luôn tôn sùng thầy Thanh, coi thầy như một thần tượng, đó là tấm gương sáng trong cuộc đời này, nhưng có ai ngờ đâu thầy lại không được như mọi người từng nghĩ.

    Mấy hôm nay, không thấy Tùng đến lớp, thầy Thanh và các bạn rất lo lắng không biết chuyện gì đã xảy ra với em. Thế rồi thầy trò quyết định đến tận nhà Tùng xem sao.

    Khu tập thể Nhà máy gạch Hưng Phát nằm trong 1 con hẻm nhỏ, những ngôi nhà tồi tàn, rêu mốc, những cuộc sống cơ cực ở ngay nơi đây, thành phố này mà thầy Thanh và các bạn của Tùng chưa bao giờ nghĩ tới. Căn phòng dột nát 12m2 phía cuối dãy tập thể là nhà của Tùng ở, trông nó thật tan hoang, thảm hại, nhỏ hơn cả cái bếp của nhà thầy Thanh. Thầy sửng sốt tự nhủ:
    - Nhà em Tùng đây ư? Nơi ở của 1 học sinh xuất sắc nhất trường ta đây ư?
    Bao nhiêu khuôn mặt, ánh mắt ngơ ngác vì một sự thật mà họ không bao giờ ngờ tới. Nhìn vào phía trong, thầy và các bạn thấy Tùng ngồi bên cái giường tre nhỏ nơi bà cụ đang nằm thoi thóp. Ông Lâm, bố của Tùng đang cầm trên tay bát thuốc, miệng thổi liên tục để cho bớt nóng.
    Thấy thầy giáo và các bạn của con đến thăm, ông Lâm cảm thấy ái ngại, ông ngượng ngùng mời thầy vào trong nhà. Mọi người thừa biết căn phòng ấy cùng lắm chỉ chứa được thêm 2 người nữa thôi. Thầy Thanh và bạn lớp trưởng vào trong nhà, còn các bạn khác thì phải đứng bên ngoài. Thấy thầy đến, Tùng chạy đến ôm thầy mà khóc:
    - Thầy ơi! Nội con sẽ không sao chứ?
    Thầy Thanh vỗ về, trấn an Tùng:
    - Nội con sẽ không sao đâu!
    Ông Lâm nói trong sự nghẹn ngào:
    -Mẹ tôi bệnh đã lâu rồi, mấy hôm nay thấy yếu hơn nên tôi bảo thằng Tùng nghỉ học ở nhà chăm bà, tôi xin lỗi thầy vì chưa xin phép cho cháu, mong thầy thông cảm. Thay mặt gia đình, tôi xin cảm ơn tấm lòng của thầy và nhà trường
    Thầy Thanh nói trong sự cảm thông:
    -Dạ! không sao đâu anh, thấy hoàn cảnh của gia đình anh như vậy, chúng tôi cũng không biết nói sao. Đó là lỗi của tôi, đã chưa thực sự quan tâm đến những học trò như em Tùng, tôi cũng mong anh thứ lỗi.
    Tiếng thở gấp gáp của bà cụ, làm cho ông Lâm cuống cuồng đến bên cạnh, tiếng thều thào của bà cụ nhưng thầy Thanh và bạn lớp trưởng vẫn nghe rõ:
    -Th…..a…nh…. ơi về đi…. con! Mẹ…..nấu….chè….xong rồi đó!
    Thầy Thanh run bắn người khi nghe lại âm thanh quen thuộc ấy từ mấy chục năm về trước, thầy đứng phắt dậy đến bên giường bà cụ. Từng nhát dao như đâm vào trái tim thầy, thầy choáng váng gục ngã khi chứng kiến đôi mắt ấy, khuôn mặt ấy, tiếng nói ấy chính là người mẹ kính yêu của thầy mà thầy đã từng hắt hủi.
    Thầy quỳ mọp xuống đất mà khóc, những lời nói muộn màng từ miệng thầy phát ra:
    - Mẹ ơi! Con trai bất hiếu của mẹ đây, con đã tìm mẹ 10 năm nay rồi!
    Hành động của thầy làm cho ông Lâm, Tùng và đám học trò không sao hiểu nổi, thầy quay lại hỏi ông Lâm:
    -Anh ơi! Thế này là thế nào? tại sao mẹ tôi lại ở đây?
    Câu hỏi của thầy Thanh khiến cho mọi người ngơ ngác lại càng ngơ ngác hơn. Ông Lâm kinh ngạc hỏi lại:
    - Thầy nói sao? Đây là mẹ thầy ư? Thầy có chắc không vậy?
    Thầy Thanh nói như đinh đóng cột:
    - Đúng là mẹ của tôi đó, dù khuôn mặt có thay đổi thế nào, nhưng vết thẹo ấy, lời nói ấy không thể ai khác ngoài mẹ tôi.
    Bà cụ vẫn thoi thóp thở, thi thoảng vẫn gọi tên thầy, khiến cho những dòng nước mắt muộn màng cứ lăn dài trên gò má của một người con chưa tròn đạo hiếu. Ông Lâm thở dài nói:
    - Thú thật với thầy, tôi mất mẹ từ nhỏ, tôi luôn mong có được mẹ một lần nữa trong cuộc đời này nhưng không thể nào có được. Quả thật ông trời có mắt, điều không tưởng mà tôi mong mỏi đã tất ứng cho tôi gặp được mẹ trong một đêm mưa gió, cũng chính con đường nhỏ khu tập thể này, tôi đã ôm mẹ và khóc. Tôi đã đón mẹ về sống với bố con tôi, khi ấy thằng Tùng cũng vừa tròn 2 tuổi. Quá khứ của mẹ tôi không dám hỏi vì mỗi lần nhắc đến mẹ đều ôm mặt khóc.
    Ông Lâm vừa nói dứt lời thì bà cụ thở hắt ra, tiếng gọi của bà cụ dường như xa hơn, yếu hơn. Thầy nắm chặt bàn tay của mẹ, bàn tay đã lạnh dần, rồi một tiếng thở như tiếng nấc, hai giọt nước mắt cuối cùng lăn từ đôi mắt khô khốc của bà cụ, cụ đã ra đi.
    Ông Lâm nhào đến ôm chầm lấy mẹ, những tiếng gào thét, đau khổ, từng giọt nước mắt ào ạt tuôn rơi làm ướt đẫm áo mẹ, thằng Tùng cũng gào thét trong vô vọng vì thương bà nội. Những cô, cậu học trò cũng rơi nước mắt vì cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của hai bố con Tùng.
    Thầy Thanh quỳ xuống vái lạy mẹ, vái lạy ông Lâm, vái lạy Tùng và những học trò của mình. Hình ảnh thần tượng của đám học trò vội tan biến vô hình, chỉ có lại những ánh mắt oán trách, khinh khi.
    Những giọt nước mắt của người dưng hơn tình máu mủ rơi xuống như những trận mưa rào xối xả làm cảm động trời đất, hòa với nó là tiếng khóc muộn màng của thầy Thanh về một quá khứ tươi đẹp mà do chính thầy đã vùi dập.

    Tác giả: Hoa Ưu Đàm./
    baovelephai, Hoa_Sim, Sam hoi1 người khác thích bài này.
  10. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618
    CON YÊU MẸ !
    Kính tặng MẸ

    HAPPY MOTHER,S DAY TO ALL.11/ 5
    [​IMG]
    Mẹ có thành hiển nhiên trơn trời đất
    Như cuộc đời không thể thiếu trong con
    Nếu có đi vòng quanh quả đất tròn
    Người mong con mỏi mòn
    Vẫn không ai ngoài mẹ

    Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
    Cứ rộng dần theo con trẻ lớn lên
    Mẹ là người đã đặt cho con cái tên riêng
    Trước cả khi con bật lên tiếng mẹ

    Mẹ là tiếng từ khi bập bẹ
    Đến lúc trưởng thành
    Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
    Mẹ có nghĩa là bắt đầu
    Cho sự sống, tình yêu và hạnh phúc

    Mẹ có nghĩa là duy nhất
    Một bầu trời, một mặt đất, một vầng trăng
    Mẹ không sống đủ trăm năm
    Nhưng đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát

    Mẹ có nghĩa là ánh sáng
    Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim
    Mẹ có nghĩa là mãi mãi
    Là cho đi không đòi lại bao giờ

    Nhưng có một lần mẹ không ngăn con khóc
    Mẹ không thể nào lau nước mắt cho con
    Là khi mẹ không còn
    Hoa hồng đỏ từ đây hóa trắng

    Cổ tích thường khi bắt đầu
    Xưa có một vị vua hay một nàng công chúa
    Nhưng cổ tích con
    Bắt đầu từ ngày xưa có mẹ
    CON YÊU MẸ !
    baovelephai, Hoa_SimSam hoi thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này