Lòng mẹ.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi baovelephai, 29/09/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3088 người đang online, trong đó có 60 thành viên. 05:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 45601 lượt đọc và 949 bài trả lời
  1. TroVeCatBui1

    TroVeCatBui1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2013
    Đã được thích:
    3.097
    Chiến tranh đã đi qua, nhưng nỗi đau thì vẫn còn đó, hằn in lên khuôn mặt, giọt nước mắt của những người mẹ các chiến sĩ đã hi sinh xương máu vì độc lập tự do của Tổ quốc.

    Mẹ, con đã về

    Bức ảnh đăng trên một diễn đàn ghi lại cảnh người mẹ tóc bạc phơ, còm cõi ôm chặt hài cốt của con trai sau mấy chục năm đợi chờ mòn mỏi.

    [​IMG]
    Sao giờ này mới về với mẹ hả con...

    Những giọt nước mắt của mẹ chắc hẳn đã cạn khô sau bao năm thương nhớ con trai, và cũng từng ấy năm thân xác mẹ héo mòn vì con. Chiến tranh đã khiến hàng ngàn chiến sĩ hi sinh trong mưa bom bão đạn, thể xác các anh còn nằm lại nhiều chiến trường. Việc tìm lại được hài cốt đối với mẹ là niềm hạnh phúc nhưng đó là niềm hạnh phúc trong xót xa…

    Mẹ già rơi nước mắt trước tập giấy khen

    Người mẹ già, tóc bạc phơ, khuôn mặt khắc khổ vì sương gió cuộc đời, đôi mắt rơi lệ trước những chiến công mà con trai đạt được.

    [​IMG]
    Vì quá nhớ thương con nên mẹ đã lục lại những kỷ vật của con.

    Trong căn nhà cấp 4 đơn sơ, người mẹ ấy ngồi lặng nhìn những chiến công của con trai khi tham gia chiến đấu, hi sinh anh dũng. Người xem phải nhìn kỹ mới thấy rõ đó là giấy khen, giấy chứng nhận Tổ quốc ghi công đã ít nhiều rách nát.
    Chắc hẳn vì quá nhớ thương con nên người mẹ ấy đã lục lại kỷ vật để ngắm nhìn và trong đống giấy tờ rách nát ấy, mẹ như nhìn thấy hình ảnh con trai trở về bên mình.

    Tháng 7, thăm con

    Bức ảnh mang tên “Tháng 7, thăm con” của tác giả Huynhdungphoto đăng trên diễn đàn Xóm Nhiếp Ảnh đã làm lay động biết bao người về tình yêu thương của mẹ đối với người con đã hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

    [​IMG]
    Những bánh, trái, thuốc lá... ngày nào con vẫn thích mẹ mang cho con cả.

    Tác giả Huynhdungphoto viết lời tựa: “Tháng 7, mẹ đón xe đò lên thành phố, vào nghĩa trang liệt sĩ thăm con. Những bánh, trái, thuốc lá… ngày nào con vẫn thích mẹ mang cho con cả, kể cả con chó trung thành với mẹ cũng cho theo cùng”.

    Nỗi đau thầm lặng

    Bức ảnh mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ (Điện Bàn, Quảng Nam) ngồi lặng lẽ bên mâm cơm của 9 người con khiến mỗi người dân sống trên đất nước này không thể cầm lòng.

    [​IMG]
    9 người con hi sinh trong 2 cuộc chiến tranh.

    Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, mẹ Nguyễn Thị Thứ có 9 con ruột, 1 con rể và 2 cháu ngoại lần lượt hi sinh. Cuộc đời mẹ đã trở thành huyền thoại, thành tượng đài của lòng yêu nước, đức hi sinh.
    Có khá nhiều bức ảnh về mẹ Thứ nhưng gây xúc động nhất vẫn là bức ảnh mẹ Thứ ôm di ảnh của 1 trong 9 người con ngồi lặng lẽ bên mâm cơm.

    [​IMG]
    Mẹ Thứ bên các con.

    Ngoài ra, một bức ảnh khác khi mẹ Thứ ngồi trước bàn thờ các con cũng khiến người xem nghẹn ngào.
    Vào năm 2007 tại núi Cấm (Quảng Nam), họa sĩ, nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng đã thực hiện công trình tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng lấy nguyên mẫu từ mẹ Thứ. Mẹ đã ra đi vào cõi vĩnh hằng năm 2010, thọ 107 tuổi.

    Bên di vật của con

    Dù đất nước đã hòa bình nhưng đâu đó, nỗi đau vẫn còn đọng lại. Năm 2012 gia đình liệt sĩ Hoàng Đặng Hùng (sinh năm 1984) nhận được hài cốt cùng di vật của con trai sau 8 năm kể từ ngày hi sinh khi đang công tác tại quần đảo Trường Sa.

    [​IMG]
    Mẹ của liệt sĩ Hùng ôm các di vật của con trai duy nhất.

    Bức ảnh người mẹ của liệt sĩ Hùng ôm chặt những di vật của người con trai duy nhất vào lòng đã khiến nhiều người phải nghẹn ngào.
    Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Hùng đi bộ đội và làm nhiệm vụ tại đảo Đá Lớn A (Trường Sa). Ngày 25/7/2004, không quản sóng lớn, chiến sĩ trẻ này quyết tâm cứu tàu và bất ngờ bị cơn lốc xoáy nhấn chìm xuống biển sâu. Mấy ngày sau, đồng đội mới tìm được thi thể của Hùng. Hoàng Đặng Hùng hi sinh khi mới 20 tuổi và mang cấp hàm hạ sĩ, khẩu đội trưởng.
    (st)
    Catbuiphudu, Anhdo, themoon14075 người khác thích bài này.
  2. TroVeCatBui1

    TroVeCatBui1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2013
    Đã được thích:
    3.097
    Ý nghĩa xúc động về mẹ - bạn có suy nghĩ ???

    Bạn đã từng cằn nhằn về mẹ của mình vì những lý do như "Tiền cho như nhỏ giọt! Mẹ keo đến thế là cùng"...
    Hay những lúc bạn quan tâm tới bạn gái, tới bạn trai mà bỏ quên mẹ của mình...
    Bạn đã bao giờ cảm thấy ngại khi người khác biết về những việc làm mà mẹ đang làm để mưu sinh?...
    ...
    Và...những hành động của bạn có bao giờ bạn suy nghĩ. Những hình ảnh ý nghĩa xúc động về mẹ dưới đây mang 1 cái nhìn về suy nghĩ
    Theo chia sẻ của tác giả, một phần nội dung ảnh xuất phát từ trải nghiệm của anh lúc nhỏ đối với gia đình, nhân dịp đặc biệt này anh muốn chia sẻ những điều đó cùng các bạn trẻ. Hy vọng bộ ảnh sẽ góp phần làm lay động trái tim những người con còn chưa hiểu hết giá trị của tình mẫu tử.

    [​IMG]
    Có bao giờ bạn tự hỏi: “Số tiền nuôi bạn từ bé đến nay, mẹ có thể mua được bao nhiêu chiếc xe tay ga?”.

    [​IMG]
    Bạn từng xấu hổ với chúng bạn vì mẹ mình không đẹp?

    [​IMG]
    Bạn đã từng bao giờ tự hỏi: “Để mình được đến trường mẹ đã phải làm những gì ngoài kia?”.

    [​IMG]
    Bạn đã từng bao giờ như thế nào chưa?

    [​IMG]
    Hãy cảm ơn mẹ vì một bữa ăn ngon!

    [​IMG]
    Từ khi sinh ra ta đã cho mẹ được những gì?

    [​IMG]
    Trên đời này, ai mới là người thực sự tốt nhất đối với bạn?

    [​IMG]
    Bạn không ngoan, nhưng muốn mẹ là một người hoàn hảo.

    [​IMG]
    Hãy thử tưởng tượng, bạn sẽ như thế nào nếu một ngày mẹ không còn tồn tại!
    (st)
    Catbuiphudu, Anhdo, namson674 người khác thích bài này.
  3. TroVeCatBui1

    TroVeCatBui1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2013
    Đã được thích:
    3.097
    [​IMG]
    Catbuiphudu, Anhdo, ILikeYou703 người khác thích bài này.
  4. TroVeCatBui1

    TroVeCatBui1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2013
    Đã được thích:
    3.097
    [​IMG]
    Catbuiphudu, Anhdo, ILikeYou703 người khác thích bài này.
  5. TroVeCatBui1

    TroVeCatBui1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2013
    Đã được thích:
    3.097
    Người mẹ câm

    Nó bực bội ném hết đồ đạc trong phòng, mẹ nó vẫn chỉ im lặng như mọi lần.
    ***
    Nó – thằng bé 20 tuổi, luôn nghĩ mình thật bất hạnh khi được sinh ra trong một gia đình không đủ đầy. Ba nó mất khi nó còn nhỏ, còn mẹ nó thì lại là một người câm. Mẹ nó làm giúp việc theo giờ cho các gia đình trong phố, cuộc sống cũng chẳng dư dả gì.
    Từ nhỏ đến lớn nó chưa bao giờ được nghe mẹ nó nói những câu yêu thương như chúng bạn. Nhiều khi gặp phải chuyện buồn nó cũng chẳng biết tâm sự cùng ai. Nói với mẹ ư? Không, nó không thể vì mẹ cũng chẳng thể cho nó những lời khuyên hay động viên nó. Nó đã lén học ngôn ngữ của người câm để có thể nói chuyện với mẹ nhưng mẹ nó chẳng bao giờ chỉ chỉ hay khua tay chân ra vẻ nói chuyện với nó. Mẹ nó luôn im lặng.
    Đã thế ở trường chúng bạn lại hay giả bộ dùng những cử chỉ của người câm để trêu chọc. Nó tủi thân lắm.

    [​IMG]

    Lần đầu mẹ nó bị gọi lên gặp cô chủ nhiệm là lần nó đánh nhau với bạn trong lớp. Nó vùng vằng nói chẳng nhìn mẹ " thằng đó nói con là thằng con câm, con không có bố".
    Nó muốn mẹ nó biết nó thương mẹ lắm, nó muốn mẹ khen nó vì nó đã biết bảo vệ danh dự của mình và của bố mẹ, hay thậm chí mẹ chửi nó, đánh nó vì tội đánh nhau cũng được. Nhưng mẹ nó vẫn chỉ im lặng.
    Sau lần đó nó không còn cố gắng nói chuyện với mẹ nữa, nó bắt đầu thấy chán ghét cuộc sống của mình, chán ghét luôn cả người mẹ mười mấy năm qua chưa bao giờ tỏ sự quan tâm hay yêu thương nó. Điều mẹ làm cho nó cũng chỉ là những bữa ăn no và cho nó được đến trường.
    Nghĩ thế, nó lao đầu vào học với ý nghĩ đậu đại học rồi sẽ được xa rời nơi này. Nó sẽ có thể đến một nơi mới, rũ bỏ tất cả, ngày ngày sẽ không còn phải tủi thân hay bực tức, không phải nhìn mẹ lầm lũi im lặng nữa.
    Rồi ngày đó cũng đến, nó đậu vào trường đại học trên thành phố. Lần đầu tiên nó cảm thấy hình như cuộc sống của nó sắp thay đổi, nó háo hức đợi chờ đến ngày đi học, nó không thể kiềm chế được niềm vui vứt bỏ lại những đau đớn tủi hờn ở vùng quê này, vứt bỏ được quá khứ lúc nào cũng khiến nó tủi thân và thua kém.
    Mẹ nó vẫn không nói gì. Nhưng một đôi lần nó bắt gặp ánh mắt mẹ lặng ngắm nó khi nó đang vừa làm gì đó vừa ngân nga hát vì niềm vui đậu đại học. Nó vờ như không thấy, nó sợ những thứ cảm xúc không rõ là gì cứ dâng lên trong lòng nó mỗi khi nhìn mẹ những lúc ấy, thà nó không biết...
    ***​
    Lên thành phố, nó ít về quê. Mẹ bằng những cách nào đó vẫn chăm lo cho nó đủ đầy, khi thì gửi xe lên những đồ quê nó thích ăn, khi thì gửi hàng xóm mang lên cho nó dưa hay cà mẹ muối. Lần nào nhìn thấy đồ ăn mẹ gửi, mắt nó cũng cay cay.
    Nhưng những cảm xúc ấy cũng nhanh chóng qua đi, thành phố mới, bạn bè mới với những cuộc vui, những ồn ào của tuổi trẻ cuốn nó đi. Nó lảng tránh những câu hỏi của bạn bè về gia đình. Nó sợ sẽ lại phải đối mặt với sự mỉa mai và châm biếm như những ngày thơ ấu. Nó và mẹ cứ xa dần...

    [​IMG]

    Năm thứ 2 đại học, nó có bạn gái.
    Nó gặp nàng khi nó làm thanh niên tình nguyện trong trường còn nàng là tân sinh viên vào nhập học. Nàng cảm kích vì sự nhiệt tình của nó, thế rồi chúng nó quen nhau. Qua những lần nói chuyện nó biết nhà nó và nhà nàng cùng huyện, chỉ cách nhau có 3km.
    Nàng là con nhà khá giả, nó biết điều đó. Nó cũng không dám nói với nàng về gia đình nó, nó cũng lảng tránh mỗi khi nàng hỏi để rồi khi chỉ có một mình nó thầm trách ông trời sao lại để nó sinh ra trong một gia đình như thế. Nó ước nó có thể như chúng bạn ngoài kia, hồn nhiên kể về bố mẹ đầy tự hào, kể về những món đồ sành điệu được bố mẹ thưởng mỗi khi điểm cao, kể về những buổi ăn hàng được bố mẹ ra thành phố dẫn đi...những điều mà nó biết nó chẳng bao giờ có thể có được.
    ***​
    Ba nàng được thăng chức, nàng về nhà mở tiệc chúc mừng còn nó ở lại trường. Đêm, khi biết chắc rằng bữa tiệc đã kết thúc nó mới gọi cho nàng:
    - Nay chắc vui lắm hả em?
    - Không vui được anh à, nay bao nhiêu khách có cả sếp của ba mà bà giúp việc phá hoại tất cả. Bà ta làm gia đình em bẽ mặt.
    - Sao thế em, kể anh nghe.
    - Không hiểu sao ba mẹ em lại thuê một người như thế trong buổi tối quan trọng này. Bà ta vụng về, trong bữa tiệc bà ta làm đổ nguyên cả đĩa thức ăn lên người xếp của ba ấy vậy mà không mở lời xin lỗi một câu, bác ấy tức giận bỏ về, thế là bữa tiệc kết thúc. Ba thì mới nhận chức giờ biết ăn nói sao với bác ấy đây.
    - Sao bà ta lại không chịu xin lỗi?
    - Em không biết, em đã mắng bà ta bắt bà ta xin lỗi mà bà ta không chịu mở lời mà chứ đứng trân trân ở đó, bực quá em tát bà ta một cái, bà ta bỏ về luôn. Đúng là không biết điều.
    Nó và nàng nói chuyện thêm lúc nữa, vẫn là những lời xỉ vả của nàng với người đàn bà kia. Nó cũng chẳng suy nghĩ gì nhiều, có lẽ trong hoàn cảnh đó nó cũng tức giận lắm.
    Mấy ngày sau nàng trở lại trường, nàng kể thêm cho nó nghe rất nhiều điều về gia đình nàng. Nàng hỏi về gia đình nó, nó im lặng một hồi:
    - Cuối tuần này anh sẽ đưa em về ra mắt mẹ anh.
    Nàng hồi hộp và lo lắng. Nàng sợ, nàng nghĩ ra viễn tưởng một bà mẹ chồng tương lai khó tính, hằn học nhìn nàng. Nàng muốn từ chối nhưng lại muốn biết gia cảnh nó thế nào nên nàng đồng ý.

    [​IMG]

    Nàng quá bất ngờ khi nhìn thấy nhà nó. Một căn nhà lụp xụp, vắng vẻ. Trong nhà chẳng có ai. Ngồi một lát thì mẹ nó về. Bà không biết con mình về cùng bạn nên chẳng chuẩn bị gì.
    Bước vào nhà, mẹ nó và nàng đều sửng sốt. Nàng thất kinh nhận ra mẹ chàng chính là người giúp việc trong bữa tiệc nhà nàng, mẹ nó nhìn nàng, ánh mắt im lặng đầy cam chịu.
    Nàng bỏ chạy, nước mắt đàm đìa trên má. Nó đuổi theo nàng, nàng nấc lên:
    - Tại sao anh lừa dối em, tại sao anh không nói cho em biết mẹ anh chính là bà giúp việc đó.
    - Anh không hề biết mẹ anh giúp việc cho nhà em.
    - Đồ nói dối, em ghét anh. Chia tay đi, em không muốn yêu một người nói dối, em cũng không muốn làm con dâu của người đàn bà quái gở đó.
    Nó không biết cảm xúc giờ đây của nó là như thế nào nữa. Nó lê đôi chân từng bước nặng trĩu về nhà, thấy mẹ đang ngồi im lặng. Không hiểu sao tự nhiên nó mơ hồ cảm thấy hình như nó đã sai rồi, nó đã làm sai điều gì đó rồi.
    Nó bỏ đi ngay sáng hôm sau.
    Nó không trở lại trường. Nó muốn đến một nơi chỉ có mình nó, nó cần một khoảng thời gian.
    ***​
    Nửa năm sau.
    Nó trở lại trường. Trong suốt nửa năm bôn ba ở một chân trời mới, làm đủ mọi việc để nuôi sống bản thân và cũng để tĩnh tâm suy nghĩ lại, nó biết nó cần quay về.
    Bạn bè nói với nó về một người đàn bà câm đi đến từng phòng trong kí túc và giơ ảnh nó ra, nhưng không ai biết nó đã đi đâu. Bà lang thang khắp nơi, gõ cửa từng lớp học. Đi đâu bà cũng đưa tờ giấy có nội dung tìm con và một bức ảnh nó chụp khi đi học do bạn nó cung cấp. Bà hay đợi ở cổng trường, và sống nhờ vào lòng tốt của người đi đường.
    Nó lặng đi, nó không còn biết gì nữa, nó không quan tâm đến thể diện, nó không cần biết mọi người nghĩ gì khi biết nó có một bà mẹ như thế nữa. Nó lao đi. Cổng trường không có ai, những ngóc ngách không có ai. Ai trên đường cũng ái ngại nhìn theo một chàng trai cao lớn vừa khóc vừa gọi mẹ. Nhưng nó không cần biết gì nữa.
    (st)
    Catbuiphudu, Anhdo, themoon14075 người khác thích bài này.
  6. TroVeCatBui1

    TroVeCatBui1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2013
    Đã được thích:
    3.097
    Người con hiếu thảo

    Tôi chuyển nhà đến nơi ở mới không bao lâu, cứ mỗi ngày vào lúc trời gần sáng ở lầu trên vang ra tiếng đóng cửa rất mạnh, và kế tiếp là âm thanh của một tràng tiếng chân bước đi ting ting tang tang.
    ***
    Tôi chuyển nhà đến nơi ở mới không bao lâu, cứ mỗi ngày vào lúc trời gần sáng ở lầu trên vang ra tiếng đóng cửa rất mạnh, và kế tiếp là âm thanh của một tràng tiếng chân bước đi ting ting tang tang.
    Nh
    ững ngày kế tiếp, tiếng đóng cửa cũng đúng giờ ấy vang lên khiến tôi không sao chịu nổi, chẳng lẽ phải lên lầu để tranh luận. Mẹ tôi khuyên:
    - Chúng ta mới chuyển đến. Con làm như vậy, có thể hơi thiếu suy nghĩ và dễ làm mất lòng hàng xóm.

    [​IMG]

    Tôi suy nghĩ hoài và hỏi ý kiến mẹ: - Vậy thì chúng ta đi tìm trưởng dân phố, thử xin cô ấy giúp được không?
    Mẹ tôi đồng ý.
    Cô trưởng dân phố nghe chúng tôi trình bày xong thì khuyên nhủ và an ủi tôi rằng:
    - Chị cố gắng chịu đựng tiếng đóng cửa của gia đình bất hạnh đó một thời gian. Nửa năm trước, người cha bị tai nạn xe qua đời; người mẹ bị ung thư, nằm dài trên giường không đi lại được. Tôi đoán, tiếng đóng cửa đó là của đứa con. Nghĩ lại cũng thật đáng thương, xin chị khoan dung cho!.
    Đúng vậy, cậu ta khoảng 16,17 tuổi, trông thật thông minh.
    Tôi tự nhủ: “Phải cố chịu đựng thôi”.
    ***
    Mấy ngày sau tiếng đóng cửa vẫn cứ như vậy, và rốt cuộc, tôi đành lên gõ cửa căn hộ nọ.
    Cậu bé đó ra mở cửa, hốt hoảng run cầm cập, xin lỗi tôi:
    - “ Dì! Cháu xin lỗi. Sau này, cháu sẽ ráng cẩn thận...”
    Tối hôm sau, tôi vừa thiu thiu an giấc thì tiếng đóng cửa quen thuộc đó lại vang lên đập mạnh vào tai nghe chát chúa. Mẹ tôi an ủi:
    - Nhẫn đi con, có lẽ thằng bé đã thành thói quen. Từ từ rồi nó sẽ sửa đổi.
    Mấy ngày kế tiếp, đúng như lời mẹ nói, tiếng đóng cửa đó biến mất.

    [​IMG]

    Tôi nằm trên dường nín thở lắng tai nghe, tiếng chân cũng nhỏ đi nhiều, bước đi nhè nhẹ xem ra rất cẩn thận. “Mẹ! Mẹ nói thật đúng!” Tôi vừa dứt lời, hai mắt mẹ tôi bỗng nhiên ngấn lệ. Bà ngẹn ngào nói:
    - “Mẹ thằng bé trên lầu đã ra đi rồi. Mấy ngày qua, thằng bé ban ngày đi học, ban đêm đến quán ăn chạy bàn. Nó đi làm thêm để kiếm tiền chạy chữa cho mẹ, nhưng rồi bà ấy vẫn mất... ”
    Một tối nọ, bất ngờ tôi gặp cậu bé ấy ở cầu thang của dãy lầu. Nó cúi thấp đầu đau buồn bước đến gần tôi, nói:
    - Dì! Chắc dì bị mất ngủ nhiều, mấy ngày trước, cháu làm ảnh hưởng giấc ngủ của dì, thật là có lỗi.
    Một lát sau, cậu bé nói như run lên:
    - Tiếng đóng cửa mạnh như vậy là do cháu cố ý. Mẹ cháu mỗi ngày một yếu, nói không được, khả năng nghe kém dần, cháu đóng cửa mạnh là muốn để mẹ biết được con mình đã về mà yên tâm đi vào giấc ngủ. Sau này, sẽ không còn nữa đâu....
    Cậu bé nói gì?! Tôi như không nghe được nữa. Lệ từ hai khóe mắt tôi cứ tuôn trào ra...
    (st)

    Catbuiphudu, Anhdo, ILikeYou703 người khác thích bài này.
  7. TroVeCatBui1

    TroVeCatBui1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2013
    Đã được thích:
    3.097
    KẺ CHẠY TRỐN



    [​IMG]


    KẺ CHẠY TRỐN
    Có hai cách giúp ánh sáng tỏa lan, đó là: hãy là cây nến hoặc tấm gương soi.
    Edith Wharton

    Tôi bước xuống sân bay rồi lao qua những con đường ẩm ướt để tới bệnh viện. Và giờ đây, tôi đang ngồi bên giường bệnh của mẹ trong một căn phòng lớn màu trắng. Mái tóc hoa râm của mẹ được chải gọn gàng. Đôi mắt mẹ nhắm nghiền nhưng tôi vẫn thấy tia nhìn cất giấu những suy nghĩ bí ẩn trong mẹ. Tôi lặng ngắm từng nhịp thở khẽ khàng của mẹ. Tôi không biết mẹ có nhận ra tôi – thằng con trai của mẹ hay không.
    Trong tôi chất chứa rất nhiều điều muốn nói, nhưng tôi không biết phải bày tỏ thế nào và với ai. Tôi đã chờ đợi rất lâu, và giờ đây… tôi lại tiếp tục chờ đợi.
    Bất chợt, vai mẹ cử động. Tôi vội cầm lấy tay bà, áp mặt vào đó và khe khẽ thở. Cuối cùng, sau bao năm đằng đẵng, tôi vẫn cảm nhận ở bà sự dịu dàng, gần gũi của một người mẹ. Ngón tay mẹ khẽ động đậy trong lòng tay tôi.
    Tôi lần xuống phía dưới ở ngay trước chiếc áo măng tô của mình rồi mân mê chiếc nút màu nâu dẹt cũ kỹ được khâu ở bên trong, ngay phía trên trái tim. Chiếc nút đó được khâu vào bất cứ chiếc áo măng tô nào mà tôi từng có. Tâm trí tôi bỗng hiện ra cái ngày mà tôi có được chiếc nút đó, tất cả như vừa mới xảy ra hôm qua.

    ***
    Chúng tôi sống ở Appalachia, gia đình tôi phải bươn chải sống qua ngày. Cha tôi làm cùng lúc hai công việc nên thường xuyên phải xa nhà.
    Tôi là một đứa trẻ có vốn kiến thức hạn hẹp nhưng trí tưởng tượng lại vô cùng phong phú. Vì thế tôi cảm thấy mình không thuộc về nơi đây. Mỗi khi có cơ hội là tôi lại tìm cách trốn khỏi nhà. Nhưng tôi không có nơi nào để đến, ngoại trừ những ngọn đồi buồn tẻ và một con sông đục ngầu. Tuy nhiên, điều đó không khiến tôi nản chí, tôi vẫn tiếp tục bỏ trốn.
    Lần này, tôi đi vào rừng, linh tính mách bảo tôi làm như vậy. Một cảm giác mơ hồ nhưng mạnh mẽ thôi thúc tôi. Tôi sẽ cho mẹ thấy. Tôi sẽ khiến mẹ phải hối hận.
    Nhưng bao trùm cơ thể tôi khi ấy chỉ là sự lạnh giá và đói khát. Tôi sợ hãi lao ra khỏi khu rừng. Tôi chạy, vấp ngã rồi lại đứng dậy tiếp tục chạy xuyên qua màn đêm để trở về ngôi nhà có ván che xiêu vẹo bên bờ sông. Nhưng khi trở về, mẹ đã không còn ở đó.
    Lẽ ra mẹ phải ở nhà chứ?

    Tôi hoảng hốt tìm khắp các phòng nhỏ. Bếp lò không có lửa. Ngôi nhà chìm trong lạnh lẽo. Tôi chạy ra ngoài, tìm quanh ngôi nhà, tiếng chân tôi dậm thình thịch trên nền đất sét cứng. Những nhánh cây nhỏ và cứng đã cào xước mặt tôi trong lúc tôi chạy dọc triền sông tới nhà người hàng xóm cách đó gần 500 mét.
    “Không, cháu à, mẹ cháu không có ở đây. Khi sáng mẹ cháu tới rồi để em gái cháu lại đây. Bà ấy đã nói… à mà bà ấy cũng chẳng nói gì nhiều nên ta cũng không nhớ rõ. Bà ấy chỉ để lại em gái cháu thôi, rồi bà ấy vội vã đi ngay.”

    Đi rồi ư? Tại sao? Tại sao mẹ lại làm thế với mình?

    Có thể mẹ muốn bỏ đi một thời gian dài. Dù thế nào thì mẹ cũng chẳng biết làm gì trong cái làng này? Mẹ sẽ làm gì ở đây, chốn này chẳng có đàn piano để chơi, bài ca để hát, và sẽ chẳng có ai thưởng thức được giọng hát của mẹ? Nhưng tại sao mẹ lại để mình lại đây một mình?

    Thẫn thờ trở lại con sông, tôi chán nản ngồi xuống, ném những hòn đá xuống dòng nước. Ngay lúc đó tôi bỗng thấy chiếc áo khoác rách rưới của mẹ treo lủng lẳng trên cành liễu.
    Tôi lao xuống, băng qua gốc cây tới chỗ chiếc áo. Và rồi một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu tôi: Mẹ đã bỏ đi. Bà bơi qua sông để tới Kentucky.
    Vén các nhánh liễu sang một bên, tôi nhảy xuống sông rồi thét lên: “Mẹ!”. Cứ thế, tôi gào thét cho đến khi cổ họng bỏng rát. Kiệt sức, tôi bơi lên bờ rồi tìm lại chiếc áo – minh chứng cho sự ruồng rẫy của mẹ. Tôi bực tức xé nó rách tả tơi, khinh bỉ ném nó lên bụi cây rồi lại dậm mạnh nó xuống đất. Một chiếc cúc màu nâu to và dẹt rơi vào tay tôi. Cuối cùng, tôi ném chiếc cúc xuống dòng sông.
    Tôi không muốn vào nhà. Vì thế, tôi vào trong phòng chứa đồ lấy một chiếc chăn rách nát đắp cho ngựa rồi ngồi trong giá lạnh, sự tối tăm và ẩm ướt, cố gắng xoa dịu nỗi đau đang đè nặng tim mình.
    Cứ thế, tôi ngồi cho đến khi những tia sáng yếu ớt đầu tiên trong ngày rọi xuống thung lũng. Bất chợt, tôi thấy mẹ đang bước trên con đường làng đầy bụi về nhà. Dáng đi của mẹ thật duyên dáng, mái tóc đỏ của mẹ sáng bóng lên trong nắng, vai mẹ choàng một chiếc khăn mềm mại.
    Thấy tôi, mẹ chỉ im lặng. Tôi hiểu mẹ giận tôi thế nào khi ngày hôm qua tôi bỏ đi. Sau khi bếp lửa được nhóm lên, ngôi nhà ấm áp trở lại, tôi vào bếp và ngồi lên thùng gỗ đặt ở góc. Mẹ đang nói, có vẻ như mẹ nói với chính mình nhưng tôi biết mẹ đang nói với tôi. Mẹ nói: “Một người phụ nữ ở thượng nguồn đang bị ốm. Và mẹ đã tới đó để giúp”.
    “Nhưng con trông thấy chiếc áo của mẹ bên bờ sông”.

    “Con đã thấy chiếc áo của mẹ à? Mẹ đã cho cô gái hàng xóm. Mẹ có cả khăn choàng trong khi cô bé ấy không có lấy một chiếc áo khoác. Con phải hiểu là cô bé không ổn. Mẹ đoán là cô bé đã không mang chiếc áo về nhà”.

    Mẹ nhìn tôi và như đọc được những suy nghĩ đang miên man trong đầu tôi rằng: cô bé đã bỏ đi. Mẹ nói: “Những người mạnh mẽ sẽ không bỏ trốn. Đó không phải là cách sống hay. Người mạnh mẽ chỉ rời bỏ nơi cũ khi họ chắc chắn có điều tốt đẹp hơn đang chào đón”.
    Mẹ mang cho tôi bữa sáng: bánh quy, thịt lợn muối xông khói và bơ tự tay mẹ làm. Tôi hiểu mình đã được tha thứ. Tuy vậy, tôi vẫn giấu nhẹm những việc đã làm với chiếc áo của mẹ.

    ***
    Nhiều năm trôi qua. Giờ đây tôi đang ngồi trong căn phòng màu trắng, tay nắm lấy tay mẹ. Ngón tay tôi rà nhẹ lên chiếc nút dẹt cũ kỹ bên trong chiếc áo măng tô. Hàng ngàn lần trong đời tôi nung nấu mong muốn được chạy trốn, mỗi lần như thế, tôi lại tìm tới chiếc nút. Và rồi tôi thay đổi quyết định.
    Tôi xoay xoay chiếc cúc. Tôi hiểu, bất kể mẹ có đi đâu, thì mẹ vẫn mãi hiện diện…
    (st)
    Catbuiphudu, Anhdo, ILikeYou703 người khác thích bài này.
  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Chiếc bát gỗ



    Có một người đàn ông già ốm yếu chuyển đến sống cùng với người con trai, con dâu và một cháu trai bốn tuổi. Ông đã quá già nên bàn tay ông run run, mắt thì mờ và những bước đi loạng choạng. Một hôm cả nhà cùng nhau ăn bữa tối nhưng bàn tay người cha già run rẩy nên rất khó khăn trong việc ăn uống, ông đã làm rơi vãi thức ăn xuống sàn. Khi ông cố cầm lấy ly thì sữa lại sóng sánh ra khăn trải bàn.
    Người con trai và người con dâu bắt đầu trở nên khó chịu với tình trạng bừa bộn của ông. Người con trai bèn nói với vợ: “Chúng ta phải làm cái gì đó cho cha, tôi chịu đựng quá đủ những thứ như sữa tràn ra ngoài, tiếng loảng xoảng trong ăn uống và thức ăn rơi xuống sàn rồi”. Thế rồi vợ chồng người con liền để một chiếc bàn nhỏ ở góc nhà.

    Vậy là từ đó người cha già ăn một mình ở chiếc bàn nhỏ trong khi cả nhà vui vẻ bên chiếc bàn lớn. Ông lại làm vỡ chiếc đĩa của mình mấy lần và người con lại chuyển cho ông sang chiếc bát gỗ để đựng thức ăn. Họ chỉ nhìn lướt qua ông rồi lại vui vẻ trò chuyện với nhau, mặc cho những giọt nước mắt ứ đọng trong đôi mắt người cha khi ông ngồi ăn một mình. Thỉnh thoảng họ lại càu nhàu khiển trách ông mỗi lần ông làm rơi muỗng hay thức ăn ra ngoài. Chỉ riêng đứa con trai bốn tuổi của họ thì im lặng theo dõi tất cả.

    Vào một buổi tối trước bữa ăn, người cha chú ý đứa con nhỏ của mình đang nghịch những mảnh gỗ trên sàn. Anh ta âu yếm hỏi đứa trẻ: “Con đang làm gì vậy?”. Đứa trẻ mỉm cười trả lời: “Con đang làm những chiếc bát gỗ nhỏ để cha mẹ đựng thức ăn khi sau này con lớn”.

    Đứa trẻ tiếp tục mỉm cười nhìn cha rồi nhanh chóng quay trở lại công việc dở dang của nó. Câu trả lời của đứa trẻ khiến cha mẹ nó sững sờ.

    Nước mắt bắt đầu lăn trên má họ. Mặc dù không có một lời nào được thốt ra nhưng họ biết họ cần phải làm gì. Bữa tối hôm đó người chồng cầm lấy bàn tay của ông cụ và dịu dàng dắt ông ra bàn ăn cùng mọi người.

    Từ đó người cha già lại bắt đầu cùng ngồi ăn với con cái và đứa cháu nhỏ. Vợ chồng người con cũng không còn để ý đến những chuyện như chiếc muỗng bị rơi, sữa đổ ra ngoài hay chiếc khăn trải bàn bị bẩn nữa.



    [​IMG]



    Catbuiphudu, Anhdo, ILikeYou704 người khác thích bài này.
  9. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036


    [​IMG]

    :((:((:((
    Mẹ ơi con mẹ đâu rồi?
    Chân không mang dép mẹ ngồi co ro...
    Thương thay mẹ sống mỏi mòn
    Thân cò lặn lội nuôi con tháng ngày
    Thế rồi cho tới hôm nay
    Mắt mờ chân chậm thế này ai hay?
    Phận làm con thật đáng trách thay
    Lương tâm còn chút ra đây mà nhìn...

    — với Xuân Bắc.

    91135Bỏ thích · Chia sẻ
    Catbuiphudu, Anhdo, ILikeYou704 người khác thích bài này.
  10. TroVeCatBui1

    TroVeCatBui1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2013
    Đã được thích:
    3.097
    Khi nào bạn muốn về thăm cha mẹ nhất?

    Mỗi khi cha mẹ gọi điện hỏi: "Khi nào về hả con?", tôi đều trả lời bâng quơ: "Khi nào được nghỉ ạ", "Dạo này việc học bận quá, đợi bao giờ con rảnh ạ", "Tháng sau con về nhé!"... Nhưng thực tình những lúc khó khăn nhất, buồn bã nhất, đau khổ nhất, tôi mới nghĩ đến chuyện về thăm nhà.
    ***
    Chỉ những lúc gặp trắc trở, bế tắc, không tìm được lối ra, chúng ta mới nhớ đến việc trở về với cha mẹ, với mái nhà thân yêu, với nơi mà lúc nào cũng che chở và ôm ấp ta như một đứa trẻ. Còn những lúc mọi việc đều thuận lợi, công việc, học hành đều ổn thì chúng ta sẽ không nhớ nhà đâu. Những ngày bình thường, chúng ta chỉ nghĩ đến bản thân, đi chơi với bạn bè, hẹn hò với người yêu, hay đơn giản là lên mạng chat chit, còn chuyện về thăm nhà thì sẽ không nghĩ đến. Bởi lúc đó chúng ta cảm thấy như thế là thoải mái, là thảnh thơi.
    Khi bị sếp mắng, khi công việc không giải quyết được, khi gánh nặng "cơm áo" đè lên đôi vai, khiến chúng ta mệt nhoài, khi học hành, thi cử với kết quả không mong muốn, thì chúng ta mới gọi điện về cho cha mẹ, mới trở về để quên hết những phiền lòng, những toan tính ngoài xã hội.
    Khi bị bạn bè "bán đứng", bỏ rơi, khi tình yêu gặp trục trặc, khi đi qua một mối tình, chúng ta đau khổ, chúng ta cần một nơi để chữa lành vết thương lòng, chúng ta mới nghĩ đến chuyện về thăm nhà. "Mẹ ơi, hôm nay con về nhà nhé?", và đầu dây bên kia sẽ là "Ừ con về đi, mẹ nấu cơm phần rồi đấy", chúng ta về nhà lúc này không phải vì chúng ta được nghỉ, vì chúng ta rảnh rỗi, mà đơn giản vì chúng ta cần được yêu thương.

    [​IMG]

    Với những người đi học, đi làm xa nhà, thì số lần gặp cha mẹ trong cuộc đời này chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Người chỉ về được dịp hè, người về được dịp Tết, thậm chí có người vài năm mới về một lần. Tôi đã từng đọc được ở đâu đó, có người nói rằng: "Nếu bố mẹ còn sống được 20 năm nữa thì họ cũng chỉ được gặp 20 lần. Nhưng với nhiều người, bố mẹ có thể còn sống trên đời này khoảng 10 năm nữa thôi, vậy là chỉ còn 10 lần gặp mặt bố mẹ. Khoảng thời gian bố mẹ còn trên đời này của mỗi người có thể ngắn hơn nữa; chắc có người trong chúng ta không dám nghĩ tiếp". Rồi chúng ta sẽ về đâu khi mái nhà ấy không còn cha mẹ nữa, chúng ta sẽ "dưỡng thương" thế nào khi trở về mà không có ai mừng vui, rạng rỡ, chăm sóc ta như một đứa trẻ thơ?
    Vậy mà chúng ta nhiều khi ích kỷ chỉ sống cho bản thân mình, mặc định sự yêu thương của cha mẹ dành cho ta là trách nhiệm, là nghĩa vụ. Thế đấy, chúng ta luôn về nhà với một tâm trạng thất bại nhất. Hãy dành cho ba mẹ, những người đã cả đời hi sinh vì con cái những khoảng thời gian ý nghĩa, những chuyến trở về đầy bất ngờ và chẳng vì điều gì khác ngoài lí do "con nhớ nhà, con về chơi để ba mẹ đỡ buồn và gia đình mình sum họp".
    Về nhà thôi!
    (st)
    Catbuiphudu, Anhdo, ILikeYou703 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này