Mang tiền nhà nước đi đầu tư chứng khoán

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi daibua, 09/06/2011.

3535 người đang online, trong đó có 217 thành viên. 00:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 915106 lượt đọc và 234 bài trả lời
  1. lochv135

    lochv135 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2010
    Đã được thích:
    140
    “Sự cố” CK Hà Thành: Báo hiệu sự bung vỡ “khối u” tín dụng CK?

    [​IMG]
    "Sự cố" tại HASC chỉ là một biểu hiện và không ai dám chắc bức tranh tín dụng của các CTCK chỉ dừng lại ở vụ việc này.
    Nguyên Chủ tịch HĐQT CTCK Hà Thành (HASC) Trương Duy Sơn lặng lẽ rời Công ty, bỏ lại sau lưng khoản nợ 100 tỷ đồng. Nếu diễn biến thị trường không được cải thiện, thì những lo ngại về các vụ việc tương tự xuất hiện không phải là không có lý. Lỗi này đơn thuần là "tai nạn" của cá nhân, hay còn có những tác nhân khác?
    "Buông lỏng quản lý khiến CTCK bị vỡ" - Nhà đầu tư Trần Tiến Dũng
    Theo HASC thì nguyên Chủ tịch HĐQT Trương Duy Sơn phải chịu trách nhiệm chính về tình trạng "vỡ" tín dụng xảy ra tại Công ty, nhưng nhìn rộng ra, "sự cố" tại HASC cho thấy có cả trách nhiệm của cơ quan quản lý.
    Chuyện nhiều CTCK cho NĐT sử dụng đòn bẩy tài chính ẩn sau các hợp đồng hợp tác đầu tư, trong khi các quy định pháp lý không cho phép, chẳng lẽ cơ quan quản lý không biết? Nếu biết, tại sao không mạnh tay xử lý, hay chỉ là phạt rồi cho tồn tại?
    Thêm vào đó, dường như cơ quan quản lý đang chùn bước trước quyết tâm buộc các CTCK phải tách bạch tài khoản của NĐT với tài khoản của các CTCK tại ngân hàng. Chính điều này đang làm cho bức tranh tài chính tại các CTCK có nhiều "mảng tối", tiềm ẩn nhiều rủi ro cho NĐT cũng như bản thân CTCK, mà HASC có thể chỉ là trường hợp mở đầu. Đây thực sự là điều đáng báo động cho TTCK, nó đang "ăn mòn" niềm tin của thị trường.
    Chuyện yêu cầu các CTCK tự giác công khai về tình trạng "sức khoẻ" tài chính sẽ là ảo tưởng nếu không có quy định pháp lý đồng bộ, chế tài xử lý đủ sức răn đe. Đã đến lúc UBCK mạnh tay chấn chỉnh tổng thể hoạt động của các CTCK. Cương quyết xử lý các trường hợp CTCK triển khai các nghiệp vụ mà pháp luật chưa cho phép. Kèm theo đó, nhanh chóng cho phép triển khai một số nghiệp vụ như: cho vay ký quỹ, mua bán cùng phiên, NĐT được mở nhiều tài khoản…
    Cuộc "phẫu thuật" này chắc chắn sẽ đau, nhưng là cái đau bình đẳng giữa các CTCK và là biện pháp cần thiết để TTCK phát triển.
    "Trong tuần này, VASB sẽ kiến nghị biện pháp cứu TTCK" - Ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB)
    TTCK diễn biến xấu từ cuối năm 2010 đến nay là nguyên nhân chính khiến các CTCK lâm vào tình cảnh khó khăn. "Sự cố" tại HASC chỉ là một biểu hiện và không ai dám chắc bức tranh tín dụng của các CTCK chỉ dừng lại ở vụ việc này.
    Ngoài khó khăn khách quan còn có nguyên nhân chủ quan, đó là các biện pháp hỗ trợ TTCK, đặc biệt là cải thiện thanh khoản đã được các thành viên của VASB kiến nghị Bộ Tài chính, UBCK từ lâu nhưng đến nay gần như không có gì cải thiện. Nếu tình trạng trên không sớm được cơ quan quản lý tháo gỡ, thì sẽ dồn các CTCK vào tình thế rất khó khăn.
    Dự kiến trong tuần này, các thành viên của VASB sẽ tổ chức hội nghị, trong đó có mời đại diện Bộ Tài chính, UBCK, các Sở GDCK… tham dự để thảo luận giải pháp hỗ trợ thị trường. Trong đó, VASB dự định kiến nghị 3 vấn đề lớn:
    Thứ nhất, kiến nghị Bộ Tài chính, Chính phủ thuyết phục Quốc hội cho phép miễn thuế kinh doanh chứng khoán cho CTCK, NĐT trong năm 2011.
    Thứ hai, kiến nghị Bộ Tài chính, UBCK xem xét miễn, giãn các khoản phí mà CTCK phải nộp cho UBCK, các Sở GDCK, Trung tâm Lưu ký trong năm nay. Bởi lẽ, nhiều CTCK thua lỗ triền miên, nhưng mỗi năm phải nộp hàng tỷ đồng các loại phí.
    Thứ ba, kiến nghị cơ quan quản lý cho phép triển khai ngay một số giải pháp kỹ thuật nhằm hỗ trợ thanh khoản cho thị trường như mua bán cùng phiên, giảm chu kỳ thanh toán xuống T+2 và đặc biệt là CTCK được triển khai nghiệp vụ cho vay ký quỹ với tỷ lệ hợp lý.
    "Trách nhiệm chính thuộc về nguyên Chủ tịch HĐQT HASC" - Ông Phạm Sỹ Long, Giám đốc HASC
    Về việc ông Trương Duy Sơn, nguyên Chủ tịch HĐQT của HASC và những người có liên quan trong việc vay và bảo lãnh cho khách hàng vay tiền kinh doanh chứng khoán trên một số tài khoản cá nhân, gây ra khoản thâm hụt cho các tổ chức tín dụng là có. Đây là việc làm chủ yếu có tính chất cá nhân của ông Trương Duy Sơn và những người có liên quan. Cơ quan chức năng đang xem xét giải quyết vấn đề này. Hiện HASC vẫn hoạt động bình thường và đảm bảo việc giao dịch chứng khoán và các giao dịch nộp, rút, chuyển khoản tiền của NĐT.
    Ông Trương Duy Sơn không đến cơ quan làm việc từ ngày 4/4/2011. Do đó, để đảm bảo HASC hoạt động bình thường, căn cứ Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty, căn cứ ý kiến chỉ đạo của UBCK, HĐQT Công ty đã miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT và tư cách người đại diện theo pháp luật của Công ty đối với ông Trương Duy Sơn kể từ ngày 14/4/2011; đồng thời bầu ông Bùi Quang Hùng là Chủ tịch HĐQT, người đại diện theo pháp luật mới của Công ty. Các nội dung này được thể hiện rõ tại Giấy phép đăng ký kinh doanh điều chỉnh số 29/GPĐC-UBCKNN ngày 4/5/2011.
    Theo Hữu Đạo
    ĐTCK
  2. lochv135

    lochv135 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2010
    Đã được thích:
    140
    2/Trung hạn:
    Thị trường chung theo mẫu hình cái niêm hướng xuống. Theo đồ thị tuần HNX chỉ khi phá vùng 80-82 mới cho tín hiệu uptrend _trung hạn, cũng là tín hiệu đồng thời xác định nắm giữ CP 1 thời gian lâu hơn cho các tổ chức/quỹ trong danh mục đầu tư. Có lẽ chúng ta cần chờ đợi độ trễ của thông tin vĩ mô sẽ khởi sắt hơn và sự hoàn tất mô hình này dự báo trong thời gian 2-3 tháng. (Lưu ý: nhà đầu tư cá nhân không chọn thời điểm giao dịch theo đồ thị tuần)


    [​IMG]


  3. stockvn68

    stockvn68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/04/2010
    Đã được thích:
    703
    lại có vụ này cơ ah
    Sao giờ mình mới biết nhỉ
  4. choc_lai

    choc_lai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/12/2010
    Đã được thích:
    318
    Bài này sao lại bị xoá khoá nick nhỉ. Cứ lên tiếng là bị khoá mõm à?
  5. vangdanh0

    vangdanh0 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Bài đăng trên báo Pháp luật Xã hội:

    http://phapluatxahoi.vn/2011072112078758p1005c1027/chiem-dung-von-de-dau-tu-chung-khoan.htm

    Những "lình xình" tại Cty CP Sở hữu Công nghiệp Investip

    “Chiếm dụng vốn” để đầu tư chứng khoán?

    (PL&XH) - Vốn điều lệ chỉ hơn 8 tỷ đồng (35% vốn Nhà nước) nhưng Cty Cổ phần Sở hữu Công nghiệp Investip (Cty Investip) lại đầu tư tài chính tới hơn 12 tỷ đồng.


    Nhiều cổ đông của Cty nghi ngờ việc lãnh đạo Cty này đã mang phần vốn (theo quy định phải chuyển về cho ngân sách Nhà nước sau cổ phần hoá) đi đầu tư chứng khoán?

    Thông tin tài chính không rõ ràng

    Theo ông Hà Nguyên, một cổ đông Cty Investip, trong báo cáo tài chính và kết quả kinh doanh năm 2010 của Cty (được kiểm toán bởi Cty Hợp danh Kiểm toán Việt Nhất - chi nhánh Hà Nội) mà lãnh đạo Cty Investip công bố trước đại hội cổ đông đã không có phần thuyết minh báo cáo mà chỉ đưa ra các con số chung chung, như: doanh thu toàn Cty là 22,9 tỷ đồng, chi phí là 21,2 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 1,2 tỷ đồng... Điều khiến sự nghi ngờ của các cổ đông càng tăng lên là các con số tính toán này dựa trên cơ sở nào?

    Nhiều cổ đông đã nghi ngờ rằng có sự bất thường trong tính toán tài chính các năm sau cổ phần hóa (CPH). Bởi lợi nhuận trước khi CPH của Cty ở mức xấp xỉ 10 tỷ đồng/năm. "Không lẽ, sau khi CPH, lợi nhuận hàng năm của Cty lại giảm nhanh đến vậy? Trong 3 năm, từ năm 2008 đến năm 2010, mỗi năm, lãnh đạo Cty công bố lợi nhuận sau thuế chỉ là 1,2 đến 1,5 tỷ đồng, nghĩa là bằng một phần nhỏ so với trước khi CPH" - các cổ đông Cty Investip thắc mắc. Trong các buổi họp đại hội cổ đông, họ đã chất vấn nhưng lãnh đạo Cty không trả lời thỏa đáng.

    [​IMG]

    Các cổ đông Cty Investip bức xúc về cung cách điều hành của HĐQT và BGĐ Cty


    "Chiếm dụng" cả vốn của Nhà nước?

    Theo tìm hiểu của PV, Cty Investip tiền thân là Cty Sở hữu Công nghiệp thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN). Sau khi CPH, vốn Nhà nước do ông Nguyễn Ngọc Song, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ KH&CN), làm đại diện sở hữu 35%, và các cá nhân khác sở hữu 65% số cổ phần còn lại.

    Từ một đơn vị hoạt động xuất sắc, sau CPH, hoạt động của Cty Investip liên tục đi xuống và có nhiều dấu hiệu "bất thường" dẫn tới khiếu kiện kéo dài của các cổ đông thành viên.

    Cũng theo phản ánh của các cổ đông, lợi nhuận năm 2005 của doanh nghiệp Nhà nước tại Cty Investip là khoảng trên 7 tỷ đồng. Tài chính năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007 (gồm lợi nhuận đã quyết toán thuế) là hơn 20 tỷ đồng. Như vậy, tổng lợi nhuận của doanh nghiệp 3 năm khoảng gần 28 tỷ đồng. Theo quy định, số tiền này phải hoàn trả về ngân sách Nhà nước, nhưng đến nay vẫn đang nằm trong tài khoản Cty (!?).

    Theo bảng cân đối kế toán ngày 31-12-2010, Cty có tổng tài sản là 39,4 tỷ đồng; vốn điều lệ 8 tỷ đồng; khoản đầu tư tài chính ngắn hạn đầu năm là 12,6 tỷ đồng, số cuối năm là trên 12,9 tỷ đồng.

    Tại cuộc họp hội đồng cổ đông tháng 3-2011, ông Nguyễn Tài Long, Giám đốc Cty cho biết, đây là khoản đầu tư chứng khoán do ban lãnh đạo cũ của Cty để lại trước khi ông về tiếp quản. Điều đáng nói là tới thời điểm 29-3, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn này vẫn không được trích lập dự phòng. "Chúng tôi đã chất vấn với số vốn điều lệ chỉ hơn 8 tỷ đồng mà lại đầu tư vào chứng khoán hơn 12 tỷ đồng thì Cty lấy nguồn tiền từ đâu để đầu tư chứng khoán, hay Cty đã "chiếm dụng" cả tiền ngân sách Nhà nước để đầu tư chứng khoán? Ông Tài Long cũng chỉ cho biết vốn là từ tài sản của Cty và không giải thích gì thêm" - ông Mai Đức Long, một cổ đông của Cty Investip, bức xúc.

    Về việc sụt giảm lợi nhuận "bất thường" các năm qua của Cty, ông Nguyễn Ngọc Song, Phó Chủ tịch HĐQT Cty Investip cho rằng, do năm 2008, nền kinh tế giảm sút trầm trọng, nên đa phần doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng. Là một Cty có đặc thù riêng khi khách hàng phần lớn là các Cty nước ngoài nên chuyện ảnh hưởng là không tránh khỏi. Bên cạnh đó, do sự thay đổi bộ máy trong Cty, trong giai đoạn chuyển giao từ Cty Nhà nước sang Cty cổ phần, một loạt các cán bộ cũ xin thôi việc và thay thế bằng bộ máy lãnh đạo mới nên chưa có kinh nghiệm!

    Về số tiền hơn 12 tỷ đồng mang đầu tư tài chính ngắn hạn, ông Song lý giải: Vì "không phải là người điều hành Cty mà chỉ tham gia vai trò người đại diện phần vốn Nhà nước nên câu trả lời phải hỏi lãnh đạo Cty, riêng bản thân tôi không hề biết". Nhưng cổ đông Mai Đức Long cho rằng, "không thể có chuyện ông Song không biết vì suốt 3 năm qua các cổ đông Cty đã nhiều lần gửi đơn thư phản đối đến Bộ KH&CN, Tổng Cty SCIC và HĐQT Cty phản đối việc đầu tư tài chính này. Tại đại hội, các cổ đông cũng đã nhiều lần chất vấn ông Song" - ông Long minh chứng.

    Có hay không việc Cty Investip "mập mờ" trong việc thu chi tài chính, "chiếm dụng" vốn đem đi đầu tư chứng khoán? Cần sớm được sáng tỏ điều này để giải tỏa những bức xúc và trả lại quyền lợi của các cổ đông. Chúng tôi sẽ trở lại vụ việc khi có thông tin mới.



    http://phapluatxahoi.vn/2011072112078758p1005c1027/chiem-dung-von-de-dau-tu-chung-khoan.htm
  6. quangnhatno1

    quangnhatno1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2010
    Đã được thích:
    16.568
    oh, my god!!!!!!!!
  7. doccotham

    doccotham Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/05/2010
    Đã được thích:
    5.627
    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  8. mrphamvn

    mrphamvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/09/2007
    Đã được thích:
    392
    Chúng ta cần cổ vũ cho các cty thế này thì CKVN mới up chén đc [:D]
  9. vuadauco

    vuadauco Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2011
    Đã được thích:
    19
  10. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    topic khùng khùng ma nhieu ng doc vay trời

Chia sẻ trang này