Một góc nhìn về định giá theo dòng tiền tự do.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hesman88, 19/08/2016.

3687 người đang online, trong đó có 406 thành viên. 17:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 26075 lượt đọc và 132 bài trả lời
  1. KhanhDH-F

    KhanhDH-F Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2013
    Đã được thích:
    4.357
    Vấn đề nhiều DN đang dùng BCLCTT gián tiếp nên khó thấy rõ được bản chất của dòng tiền. BCLCTT trực tiếp là rất quan trọng nhưng tôi đồ rằng nhiều người còn chưa hiểu rõ.
  2. hesman88

    hesman88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.322
    Tạm thời bỏ qua các nội dung về học thuật. Tính ra dòng tiền tự do là bước tưởng chừng đơn giản nhất dành cho sinh viên thực tập. Việc đưa các tham biến chạy mô hình mới là việc của các chuyên gia. Nhưng hỏi thật có chuyên gia nào tự tin khẳng định các tham biến, các ước đoán của mình là đúng. Cho nên phần việc của chuyên gia Tôi sẽ bỏ qua. Nói thô thì bỏ vào sọt rác cho nó nhanh. Có chăng thì chỉ là tang tính thuyết phục cho bản nhận định, tỏ ra là cũng có hiểu biết. Vậy cái FCFE, FCFF này dùng để làm gì?
    --- Gộp bài viết, 19/08/2016, Bài cũ: 19/08/2016 ---
    Ngược lại, tính dễ nhất dòng tiền tự do thì cần khấu hao. Mà chi phí khấu hao chỉ có trong báo cáo lưu chuyển gián tiếp. Nhiều doanh nghiệp dung thì Tôi mới đưa ra cách tính ở trên. Nếu họ dung báo cáo trực tiếp thì cách của Tôi phá sản rồi. Lại phải dung cách khác.
    Nothing2014 thích bài này.
  3. hesman88

    hesman88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.322
    Tôi là 1 người nông dân. Bỏ vốn ra đầu tư thì chí ít Tôi mong khoảng 5-10 năm thu hồi vốn. Khi mua 1 cổ phần của 1 doanh nghiệp, để cho oai Tôi cứ nghĩ mình làm chủ doanh nghiệp đó đi. Có nghĩa là 10 năm mà cái cỗ máy tạo tiền cho Tôi đủ thu hồi vốn thì coi như xong. Tôi chẳng hiểu lắm mấy cái khái niệm chiết khấu chỉ biết rằng nếu không đầu tư vào doanh nghiệp gửi tiết kiệm thì 10 năm sau ngoài gốc thu về nguyên vẹn Tôi còn có chút lãi. Vậy nếu sau 10 năm cái máy tạo đủ tiền gôc + lãi tiết kiệm thì coi như là món hời. Vậy thì tôi đầu tư thôi.
    Nothing2014 thích bài này.
  4. hesman88

    hesman88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.322
    Nếu tư duy như người nông dân như vậy thì tôi coi như vốn hóa thị trường hiện tại là tổng mức đầu tư. nếu cái cỗ máy đó khoảng 10 năm mà tạo ra lợi nhuận bằng giá trị hiện tại cong thêm với phần gửi tiết kiệm thì coi như oke rồi. Vậy là Tôi đã có 1 ý niệm về định giá doanh nghiệp một cách giản đơn nhưng thuận logic. Tạm thời bỏ qua những thuật ngữ rắc rối mà các chuyên gia hay dọa nạt.
    Nothing2014lamcn1k9 thích bài này.
  5. hesman88

    hesman88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.322
    Vấn đề là làm sao Tôi biết 10 năm tới thế nào? Nên nhớ Tôi chỉ là 1 người nông dân. Đừng có bảo Tôi dự đoán tang trưởng với lại hiệu quả đầu tư các dự án. Vậy thì đành trông mặt mà bắt hình dong thôi. Và quan trọng hơn cái tôi nhìn không phải là lợi nhuận mà là khả năng tạo tiền của doanh nghiệp.
    Nothing2014lamcn1k9 thích bài này.
  6. hesman88

    hesman88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.322
    Các giao dịch tạm gọi là ảo có thể tạo ra lợi nhuận nhưng không thể tạo ra dòng tiền. Sẽ rất bình thường nếu một doanh nghiệp công bố lợi nhuận rất khủng nhưng thực chất không hề tạo ra một đồng tiền thực tế nào cả. FLC là một mã như vậy. Cho dù FLC được ca ngợi là tang trưởng vượt bậc, tiềm năng rất lớn, vay nợ rất thấp, lợi nhuận rất khủng, nhưng không thể phủ nhận một sự thưc là FLC chưa tạo được tiền. Mọi việc phơi bày trước lăng kính FCFE và FCFF. VNM thì không nói đến nữa, nhưng HPG là một doanh nghiệp tạo ra dòng tiền thực.

    Nhưng FCFE và FCFF không phải là tất cả. Nếu như việc tang nợ ngắn hạn quá lớn làm hoàn đầu tư vào vốn lưu động hoặc thanh lý tài sản làm giảm đầu tư tài sản làm tang giá trị dòng tiền tự do cũng không phải là doanh nghiệp ổn trong dài hạn. Ít ra việc tính đầy đủ FCFF và FCFE sẽ cho ta một cái nhìn khá toán diện về khả năng tạo tiền của doanh nghiêp. Và nếu trong nhiều năm liên tiếp dòng tiền tự do tang trưởng ổn định thì đó là thông số tuyệt vời để ước tính cho tương lai chứ không phải các bản kế hoạch kinh doanh mơ hồ trên giấy.
    --- Gộp bài viết, 19/08/2016, Bài cũ: 19/08/2016 ---
    Làm sao spam cho đủ 1000 bài nhỉ? Nói chuyện một mình thì đêm dài lắm. Trên F nói chuyện học thuật thì e là hơi lạc lõng. Thôi đành đi ngủ, spam sau vậy.
  7. KhanhDH-F

    KhanhDH-F Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2013
    Đã được thích:
    4.357
    Bản chất của khấu hao không là dòng tiền thật trong kỳ hoạt động mà nó chỉ làm tăng chi phí và giảm số Thuế phải trả trong kỳ mà thôi (vì dòng tiền thực chi khi đầu tư tài sản cố định, mà ở phần trên bác nói, có thể/thông thường đã xảy ra trước kỳ báo cáo rồi) => nếu bác muốn áp dụng Free Cash-flow thì phải dựa vào BC LCTT trực tiếp mới đúng.
    hesman88 thích bài này.
  8. Richer-wonbin

    Richer-wonbin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2013
    Đã được thích:
    1.634
    một ví dụ rất hay nhưng chưa sát với thực tế lắm.... vì thì trường chứng khoán Việt Nam đa số là dân T+3, T+30 nhiều lắm là một năm... hiếm ai đầu tư từ 5-10 năm đâu...:bz:bz:drm1:drm1
    kevin pham thích bài này.
  9. lephongxd

    lephongxd Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/09/2005
    Đã được thích:
    6.153
    Ko sao! Lấy ví dụ ngay từ cổ phiếu điển hình! Một vài cổ xuất sắc đi, nhân tiện soi hộ DCM xem có đáng đầu tư ko!
    thatha_chamchi thích bài này.
  10. KhanhDH-F

    KhanhDH-F Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2013
    Đã được thích:
    4.357
    Ngoài ra, BC LCTT là lưu chuyển tiền tệ (kết quả) từ BC KQHĐKD và BCĐKT => nếu BC KQHĐKD và BCĐKT đã "xào nấu" thì BC LCTT kiểu gì (gián tiếp hay trực tiếp) cũng đều thiếu sự tin cậy hết!
    --- Gộp bài viết, 19/08/2016, Bài cũ: 19/08/2016 ---
    Đó là lý do tại sao cần kiểm toán!
    goalie đã loan bài này

Chia sẻ trang này