Một góc nhìn về định giá theo dòng tiền tự do.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hesman88, 19/08/2016.

4533 người đang online, trong đó có 466 thành viên. 10:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 26040 lượt đọc và 132 bài trả lời
  1. hesman88

    hesman88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.322
    Bác lại đọc chưa kỹ rồi :D nguồn vốn lưu động thì bỏ nợ ra nhé. Bản chất ở đây là gì? Vốn nợ thuộc về chủ nợ là Bank. Mà FCFF là tính cho doanh nghiệp bao gồm cả chủ nợ và cổ đông.
  2. trungstockvn

    trungstockvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2007
    Đã được thích:
    212
    Tks các bác nhiều, từ trước đến giờ chưa bao giớ tính toán tới FCFF cả, nhờ có topic của bác hesman88 mà tôi mới có cơ hội tìm hiểu. Nói chung là còn lấn cấn, tôi sẽ tìm hiểu thêm có không rõ lại hỏi tiếp nhe.:D
  3. hesman88

    hesman88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.322
    Bạn @luukhoa chưa được "tháo băng" nên PM hỏi. Tôi trả lời chung như sau:

    Dòng tiền tự do công thức chuẩn CFA đây cho Bác khỏi phải thắc mắc. Tôi bôi đỏ cái ý "after all operating expenses" để làm rõ cho câu hỏi tại sao không dùng CFO của bác @trungstockvn

    Nếu dùng CFO các bác sẽ loại trừ các khoản thu nhập, chi phí không liên quan đến tiền mặt: Ví dụ trích lập dự phòng, điều chỉnh tăng giảm hàng tồn kho, chi phí trả trước, ... tóm lại cứ hạch toán vào chi phí mà không liên quan đến thanh toán tiền thì sẽ không thể hiện trong CFO dẫn đến FCFF cũng không bao gồm các khoản này.

    [​IMG]

    Tính FCFF rồi thì sẽ làm gì để định giá? Câu trả lời chuẩn của các chuyên gia là: Bác lập ước đoán FCFF trong các năm kế tiếp. Thông thường là 2 giai đoạn. Sau đó chiết khấu nó về hiện tại cộng tổng lại sẽ có giá trị doanh nghiệp. Lấy giá trị này chia cho tổng số cổ phiếu sẽ ra giá.

    Còn tôi thì tình FCFF chỉ để thêm một góc nhìn về doanh nghiệp (bên cạnh lợi nhuận sau thuế thôi). Sau đó sẽ sử dụng các biện pháp khác nhau để có một ý niệm về định giá doanh nghiệp chứ không tính toán chính xác được giá trị doanh nghiệp hay cổ phiếu.

    Vietbac1 thích bài này.
  4. dautu68

    dautu68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/11/2013
    Đã được thích:
    1.684
    Càng lằng nhằng phức tạp thì sai số càng lớn, khổ nỗi công thức càng lằng nhằng càng có vẻ "chuyên môn", "có cơ sở khoa học".
    hesman88 thích bài này.
  5. Butchep01

    Butchep01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/11/2014
    Đã được thích:
    99.479
  6. hesman88

    hesman88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2015
    Đã được thích:
    1.322
    Đơn giản là đỉnh cao của phức tạp. Bác có thể chia sẻ thêm về góc nhìn định giá của Bác?
    huntinghunter thích bài này.
  7. hosino

    hosino Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    10/06/2009
    Đã được thích:
    2.466
    Cứ nhìn nợ vay cao là biết rồi, tính làm gì :))
    Nhìn mấy thằng có tạo ra tiền mà còn dư nợ ngân hàng quá nhiều thì đó là điều hết sức không bình thường, định giá chi cho vô ích :))
    hesman88 thích bài này.
  8. hosino

    hosino Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    10/06/2009
    Đã được thích:
    2.466
    Thánh chỉ thế rồi nói dài dòng mọi người lai rối ra, về FCFF như thế này:
    1. Chúng ta chỉ dùng FCFF (và một số thánh tính đến FCFE) tính cho các năm quá khứ để đánh giá xem BCTC có bị xào nấu hay không mà thôi :) tính thì rất đơn giản là dựa vào Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh + Dòng thuần từ hoạt động đầu tư là ra dòng FCFF. Với một công ty bình thường thì nó sẽ chỉ âm vài năm thôi, khi ổn định sẽ dương ;)
    Một cty hiện tại không ra gì thì khi định tương lai nó có gì sai sai :))
    2. Tính cho tương lai FCFF khó hơn, đòi hỏi xây dựng mô hình kèm theo nhiều giả định và quan trọng nhất nó có tính chủ quan và ước đoán quá nhiều dẫn đến độ tin cậy thấp, không có giá trị thiết thực ngoài việc thể hiện trình độ của bạn lập mô hình, không cần thiết phải quan tâm, việc đấy để cho người có chuyên môn lo :))
    hesman88 thích bài này.
  9. DragonGate

    DragonGate Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/11/2015
    Đã được thích:
    4.739
    Tính thử giá HPG bằng pp tính FCFE, có giá 88K.
    FCFE0 = Lãi thuần sau thuế+khấu hao TSCD-thay doi TSLĐ-Thay đổi ts CĐ + nợ ròng= 2.496.095.
    chiết khấu 10%, tăng trưởng 11% năm trong 4 năm( áp thuế), tăng trưởng ổn định 5%; Chiết khấu về giá trị hiện tại là 88K :)), như vậy bác nào mua hôm nay vẫn còn lời to, các bác xem e tính có đúng ko?
    hesman88 thích bài này.
  10. jun29

    jun29 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2016
    Đã được thích:
    570
    like mạnh bác @hosino.
    thằng cu nhà em nó cũng lập đủ các loại file excel, định giá nào là RIM, DDM, FCF, cuối cùng sai hết.
    cứ cày đầu vào định với giá cuối cùng ko để ý gì đến:
    1. Doanh nghiệp tốt hay không, kỳ vọng tăng trưởng tương lai thế nào?
    2. KH của doanh nghiệp trong tương lai thế nào? sản phẩm của doanh nghiệp có ưu việt, nổi trội không?
    3. Bộ máy Lãnh đạo của doanh nghiệp có năng lực không? có tốt không?
    4. Chính sách chính trị kinh tế đất nước, khu vực và thế giới như thế nào?
    Chốt hạ lại là em thích xem hiện tại và tương lai như thế nào hơn là quá khứ.
    hesman88hosino thích bài này.

Chia sẻ trang này