$$$$$$ Một xã hội vô cảm, tri giác hoàn toàn không có $$$$$

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hoasua82, 26/11/2012.

6750 người đang online, trong đó có 845 thành viên. 16:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 4865 lượt đọc và 65 bài trả lời
  1. OngXa-BaXa

    OngXa-BaXa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2012
    Đã được thích:
    303
    Tới giờ này Mỹ nó vẫn còn sài đó bác. Thằng nào nó cũng có giá hết. Nhìn thông tin treo thưởng của nó là muốn đi tóm tội phạm liền, :p
  2. hosino

    hosino Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    10/06/2009
    Đã được thích:
    2.466
    Xã hội nó băng hoại có hệ thống rồi (có khi cá nhân mình cũng muốn băng hoại mà không ai cho [:D]) nó phải đăng tin trộm cướp nhiều lên để thấy chúng nó làm được việc chớ, bà con cứ quan tâm đến trộm cướp đê, còn việc khác để ...
  3. carrents77

    carrents77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2009
    Đã được thích:
    1.067
    dân việt đa số là thích xem ( vì xem rồi về kể chuyện rất hoành tráng) nhưng giúp đỡ nạn nhân thì sợ lắm. Cũng như nền kinh tế vậy. Báo cáo thành tích thì ai cũng muốn nhưng nhận khuyết điểm thì đổ lỗi cho tổ chức. Nhìn cái tt chứng thối này thì biết chúng nó tởm đến mức nào
  4. thangle2205

    thangle2205 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2010
    Đã được thích:
    0

    Tình hình kinh tế thế này kéo dài 3, 4 tháng nữa thôi thì có khi trong diễn đàn này cũng sẽ xuất hiện nhiều tên cướp như thế đó bác...Bần cùng sinh đạo tặc thôi...
  5. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Dù là người Việt "cổ điển" tôi rất yêu quê hương đất nước ,những năm sống ở nước ngoài tôi nhớ từ làn khói mong manh khi chiều về hay con gà gáy sáng ... ,nhưng phải thừa nhận rất nhiều mặt trái trong cuộc sống hiện nay !


    Đừng quá 'tự sướng' về phẩm chất người Việt


    Chúng ta vẫn thường được nghe trên báo đài về các phẩm chất của người Việt như: cần cù chịu khó, có tố chất thông minh và sáng tạo, thân thiện và mến khách... Nhưng sự thật có phải như thế hay chúng ta đang tự huyễn hoặc mình bằng những điều hoa mỹ?
    >Người Việt lãng phí của công


    Những nhận định đánh giá này có khi là xuất phát từ chủ quan của người Việt mình, khi thì được trích dẫn từ góc nhìn của một người bạn nước ngoài nào đó. Chưa biết điều đó có thật sự đúng và khách quan hay không nhưng đôi lúc cũng làm cho tôi (và có lẽ cũng rất nhiều người khác) cảm thấy rất tự hào.
    Tôi chưa có dịp đi ra nước ngoài để có thể có một sự trải nghiệm hoặc so sánh với người dân các nước khác xem thử dân mình có thật sự nổi bật hơn với những đức tính nói trên hay không.
    Thế nhưng với những cảm nhận những gì đang xảy ra trong cuộc sống, cùng với những câu chuyện từ trên báo chí và của những người quen biết từng sống ở nhiều nước trên thế giới tôi chợt giật mình tự hỏi những gì lâu nay mình vẫn tự hào có phải là một sự huyễn hoặc hay ít ra đó là những đánh giá vội vàng, khiên cưỡng.
    Chúng ta hãy bắt đầu bằng tính cần cù chịu khó: nếu chịu khó lang thang trong các quán cà phê có mặt ở khắp nơi từ phố xá cho đến thôn quê ta không khỏi ngỡ ngàng bởi có vô số người đủ mọi thành phần, lứa tuổi đang rất nhàn rỗi bên những ly cà phê (hoặc nước giải khát) bất kể là nắng hay là mưa, trong giờ hành chính hay ngoài giờ, ngày nghỉ hay ngày làm việc.
    Trong số đó có rất ít người đến để bàn công việc mà chủ yếu họ đến để “giết” thời gian. Mà nào đâu chỉ có quán cà phê, ở các quán nhậu, quán bi-a cũng có những cảnh tượng tương tự. Hoặc có điều kiện thâm nhập vào các công sở hẳn sẽ không khó khăn lắm để mục sở thị không khí là việc uể oải, “câu giờ” của nhiều công chức nhà nước...Lúc đó chắc hẳn mọi người sẽ tự hỏi cái chất cần cù, siêng năng, chịu khó đang thật sự ở mức nào?
    Còn với đức tính thông minh, sáng tạo thì chúng ta phải đặt vấn đề là có bao nhiêu phát minh khoa học, bao nhiêu giải pháp công nghệ của người Việt được thế giới công nhận? Trong tất cả các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, y tế, giáo dục… có bao nhiêu phần trăm hàm lượng công nghệ mang nhãn hiệu made in Việt Nam?
    Khó có câu trả lời thật chính xác nhưng ta có thể nói ngay rằng những thành quả đó là rất ít, thậm chí là không đáng kể. Thật đáng buồn hơn khi hiện tại chúng ta hầu như chưa làm chủ được các kỹ thuật công nghệ nguồn .
    Sự thân thiện và hiếu khách của người Việt thì sao? Thật sự thì cũng khó đồng tình khi chúng ta thường xuyên nghe sự ta thán của không ít của du khách nước ngoài, các đối tác làm ăn kể cả các Việt kiều về việc các nhân viên hải quan, tiếp viên hàng không Việt Nam - những người được coi là tiếp tân của quốc gia, sao thường xuyên thiếu vắng nụ cười .
    Cũng tương tự khi đến các công sở nhà nước, các bệnh viện, trên xe buýt… chúng ta cũng hiếm khi nhận được sự niềm nở ân cần. Rồi thì nạn chặt chém du khách, nạn chèo kéo, bu bám du khách ở rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng trên cả nước đã chứng minh điều ngược lại cho nhận định về sự thân thiện và hiếu khách.
    Chưa kể một số mặt khác như kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác làm việc theo nhóm, ý thức cộng đồng, tính cầu thị và khả năng học hỏi của người Việt mình cũng không được đánh giá cao.
    Nói như thế tôi không có ý định phủ nhận cũng như đánh giá thấp tất cả những đức tính tốt đẹp của tất cả người Việt mình, cũng không phải là một cách nhìn tự ti. Ở đâu đó và ở những thời điểm nào đó cũng có không ít con dân đất Việt đang hăng say miệt mài lao động sáng tạo và gặt hái được những thành công đáng ghi nhận.
    Cũng có biết bao nhiêu con người dù trong gian khó vẫn lạc quan yêu đời, vẫn luôn luôn nở nụ cười đem lại cho cuộc sống này những gam màu tươi mát. Chỉ có điều nó chưa thật sự trở thành sâu rộng, phổ biến đến mức nổi bật và mang tính đại diện cho cả dân tộc.
    Tuy nhiên tôi vẫn tin rằng tiềm ẩn trong mỗi con người Việt Nam đều có sẵn những đức tính cần cù thông minh, sáng tạo và cũng cực kỳ thân thiện hiếu khách. Vấn đề là chúng ta phải làm sao gợi dậy được những đức tính đó.
    Thế nhưng để làm sao cho những đức tính đó được bộc lộ, phát huy và lan tỏa một cách rộng khắp để trở thành như một thứ “quốc bảo” thì có lẽ còn quá nhiều việc phải làm.


    Lê Quảng Đại
  6. hoasua82

    hoasua82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2009
    Đã được thích:
    2.537
    Có lẽ thế thật.

    http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/96407/dang-long-vu-cha-di-cuop-lay-tien-chua-benh-cho-con.html

    Chém thuê chỉ vì kiếm tiền chữa bệnh cho con Tòa án Nhân dân TP.HCM vừa đưa vụ án “Cố ý gây thương tích” ra xét xử phúc thẩm, vụ án do bị cáo Đặng Thanh Phúc (22 tuổi, ở tỉnh Cà Mau) cầm đầu. Phiên tòa hôm ấy có rất nhiều người tham dự. Tại đây, cảm xúc những người dự khán xen lẫn giữa niềm vui và nỗi buồn.
    Phía gia đình bị hại chỉ mong Hội đồng xét xử có những hình phạt thích đáng để đủ sức răn đe đối với các bị cáo. Còn phía gia đình các bị cáo, chỉ mong sao cho con mình được giảm án. Bà N.T.P (mẹ Phúc) cũng vậy, ngồi ở hành lang tòa án, bà chỉ mong Phúc sẽ được giảm án để trở về phụ bà nuôi hai đứa con nhỏ. Một hình ảnh trái ngược giữa hai gia đình bị cáo và bị hại.

    [​IMG]
    Bị cáo Phúc đang bị dẫn giải ra xe về trại giam

    Mẹ Phúc cho biết, hôm xảy ra vụ án, con của Phúc nhập viện tại bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM đã hai ngày, nhưng trong nhà lại không còn tiền để chi trả cho những khoản viện phí đắt đỏ tại TP.HCM. Dù bà đã cố gắng vay mượn bạn bè và những người thân trong gia đình mà vẫn không đủ. Hôm đó, bác sĩ lại cho biết, con Phúc bị bệnh rất nặng nên cần phải phẫu thật, gia đình phải chuẩn bị tiền để các bác sĩ đưa bé vào phòng mổ .

    Nghĩ thấy tủi thân, mình là đàn ông trụ cột trong gia đình mà không lo được cuộc sống cho vợ con, Phúc tìm đến rượu để giải sầu. Mặc dù rất thương con trai và con dâu nhưng “hoàn cảnh tui nghèo, chẳng biết làm sao, tui chỉ biết động viên nó gắng vượt qua, “mình ở hiền sẽ gặp lành”, rồi cũng có người giúp đỡ mình. Cả ngày hôm đó, tui cùng nó đi vay khắp anh chị em trong gia đình và bạn bè cũng chỉ được gần 3 triệu đồng, trong khi tiền mổ thì nhiều hơn thế. Sáng hôm sau, tui thấy nó đưa tiền cho tui và bảo vào bệnh viện đóng tiền mổ cho con nó…”. Bà P. chảy nước mắt khi nhớ lại những gì đã qua.

    Theo bản án sơ thẩm, do có mâu thuẫn trong việc xây nhà nên ông Nguyễn Văn Ai (55 tuổi, ở TP.HCM) và ông Đỗ Hùng Tín nảy sinh nhiều mâu thuẫn chưa được giải quyết trước đó. Để việc xây nhà của mình không bị cấm cản, ông Ai đã tìm người “giải quyết” ông Tín.

    Khi biết được Phúc từng “bóc lịch” 9 tháng tù về tội “Truyền bá văn hóa đồi trụy” và hiện đang gặp khó khăn về việc chạy tiền chữa bệnh cho con, Nguyễn Văn Ai đã tìm gặp Phúc và trao đổi công việc. Khi gặp, Ai bày tỏ mong muốn “thuê” Phúc “xử đẹp” ông Tín thì sẽ được nhận 6 triệu đồng. Do đang trong tình thế cùng quẫn ,Phúc nhận lời mà không hề do dự. Để Phúc triển khai công việc được tốt, Ai đưa trước cho Phúc 3 triệu đồng, số còn lại sau khi hoàn thành công việc sẽ đưa. Nhưng với điều kiện, Phúc phải giải quyết công việc trong thời gian sớm nhất.

    Để giết ông Tín, Phúc gọi điện cho đồng bọn trợ giúp mình. Ngày 15/9/2011, Phúc hẹn với đồng bọn ra quán cà phê gần nơi mình ở để phân chia công việc. Sau khi thống nhất, Phúc và đồng bọn đến nhà ông Tín để ra tay. Nhưng hôm đó, ông Tín lại không có ở nhà vì vậy cả nhóm đành phải quay về chờ thời cơ khác.

    Khoảng chiều tối cùng ngày, Phúc và đồng bọn lại đến nhà ông Tín. Đang trên đường đi, Phúc và đồng bọn phát hiện, ông Tín đang nhậu với bạn thì cả nhóm xông vào chém ông Tín túi bụi. Do bị đánh bất ngờ, ông Tín tìm cách tháo chạy thì cả nhóm đuổi theo chém ông Tín, gây thương tích. Sau khi gây án, thấy ông Tín người bê bết máu, Phúc và đồng bọn lên xe bỏ chạy. Khi về đến điểm hẹn, Phúc chia tiền cho đồng bọn, rồi chạy vào thăm con ở bệnh viện. Ông Tín được người dân đưa đi cấp cứu ở bệnh viện Nhân Dân Gia Định.

    Trả giá vì việc làm thiếu suy nghĩ

    Ngày 5/11/2011, Cơ quan ******* quận 12, TP.HCM đã triệu tập Phúc và đồng bọn đến trụ sở để làm rõ hành vi “Cố ý gây thương tích”. Tại Cơ quan Điều tra, Phúc khai rõ hành vi phạm tội của mình nên vụ án được nhanh chóng được sáng tỏ. Phúc bị tạm giam để chờ ngày xét xử. Cũng từ đó, gia đình Phúc đi vào hẻm cụt. Ngày Phúc bị tạm giam cũng là ngày vợ Phúc chuẩn bị hạ sinh đứa con tiếp theo.

    Khó khăn chồng chất khó khăn, bà P. tâm sự : Vợ Phúc sinh con được tròn 4 tháng thì không chịu được cảnh nghèo, đành để hai đứa con thơ cho bà nuôi rồi đi theo người đàn ông khác, giàu có hơn về vật chất. Bà P. nói trong nước mắt, một tay bà cả ngày chăm hai đứa con của Phúc và đứa con của anh trai Phúc chết vì bị bệnh để lại.

    Hằng ngày bà phải lo cơm nước cho ba đứa cháu nhỏ và người chồng hằng ngày đi phụ hồ, khiến bà không còn thời gian đi làm thêm một việc gì. Cuộc sống của đôi vợ chồng già và ba đứa cháu nhỏ ngày ngày phải chắt chiu từng đồng mới đủ sống. Nhiều người nhìn vào, họ thường bảo “sao ông bà lớn tuổi rồi mà con còn nhỏ vậy”. Nhìn mấy đứa cháu tui chỉ biết khóc và cố gắng thay con chăm cháu”!

    Cuộc nói chuyện của chúng tôi bị cắt đứt giữa chừng vì đến giờ tòa tuyên án. Bà P. vội vàng chào chúng tôi để vào lắng nghe tòa tuyên con trai mình. Nhìn người phụ nữ ấy khép nép trong khán phòng khiến ai cũng phải ngoái nhìn. Bà lấy tay áo lau vội những giọt nước mắt rồi đứng yên lặng nghe vị Chủ tọa phiên tòa tuyên án. Điều bà mong lúc này là Phúc được tòa giảm án để sớm về phụ bà nuôi hai đứa con nhỏ.

    Thế nhưng niềm mong ước của bà P. đã không được tòa chấp nhận. Hội đồng xét xử nhận định: Trong vụ án, Phúc là người chủ mưu lôi kéo các động phạm khác tham gia, gây mất trật tự an sinh trong xã hội nên cần phải chịu hình phạt thích đáng trước pháp luậtđược. Hội đồng xét xử đã quyết định tăng án. Mức hình phạt mà Phúc phải nhận là 15 tháng tù giam, tăng 5 tháng so với mức án sơ thẩm tuyên trước đó.

    Vừa nghe mức án tòa tuyên án, Phúc chỉ kịp nhìn người mẹ như muốn nhắn gửi, mẹ chịu khó thay con nuôi hai đứa con thơ, Phúc vội vã đi theo các chiến sĩ ******* ra xe chở phạm. Còn bà P., chỉ biết căn dặn Phúc cố gắng cải tạo cho tốt để được pháp luật khoan hồng. Nhìn bà chạy theo gọi tên Phúc và khóc nức nở, những người có mặt tại đây không ai khỏi bùi ngùi, suy ngẫm về cuộc đời...
    (Theo Pháp luật Việt Nam)

Chia sẻ trang này