Nga bắt tiếp tàu thứ hai, Trung Quốc nóng mặt

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi AUDI88, 18/07/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2303 người đang online, trong đó có 24 thành viên. 04:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 11930 lượt đọc và 182 bài trả lời
  1. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/502439/Bao-ve-chu-quyen-bang-suc-manh-toan-dan.html

    Thứ Tư, 18/07/2012, 07:56 (GMT+7)

    Bảo vệ chủ quyền bằng sức mạnh toàn dân
    TT - Luật biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 điều, quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

    [​IMG]
    Tàu của ngư dân Quảng Ngãi bị sự cố tại vùng biển Hoàng Sa đã được tàu cảnh sát biển Vùng II đến cứu - Ảnh: Đăng Nam Luật cũng quy định các hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo. Trong đó có quy định: Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế biển.
    Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
    Một trong những nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển được nêu trong Luật biển Việt Nam là: “Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế”.
    Theo báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự án Luật biển Việt Nam, việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia bằng biện pháp hòa bình là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời là một nguyên tắc đã được ghi nhận trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Hiến chương ASEAN, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển.
    Báo cáo cũng cho biết biện pháp hòa bình đề cập trong các văn bản này bao gồm nhiều loại với các mức độ khác nhau từ thương lượng, đàm phán, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án quốc tế cho đến việc sử dụng những tổ chức hoặc những định chế khu vực hoặc các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của các bên.
    Bên cạnh đó, việc ghi nhận nguyên tắc này hoàn toàn không loại trừ quyền phòng vệ chính đáng của nước ta, bởi vì ngay trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng thừa nhận quyền tự vệ chính đáng của cá nhân hay tập thể khi thành viên của Liên Hiệp Quốc bị tấn công vũ trang cho đến khi Hội đồng Bảo an áp dụng những biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
    Truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm
    Luật biển Việt Nam dành trọn chương II để quy định về “vùng biển Việt Nam”, trong đó có các quy định về: xác định đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa... Cũng trong chương II Luật biển Việt Nam nêu rõ: “Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam”.
    Đảo thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
    Theo Luật biển Việt Nam, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam nếu các tàu thuyền này đang ở trong nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam.
    Quyền truy đuổi được tiến hành sau khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển đã phát tín hiệu yêu cầu tàu thuyền vi phạm hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật dừng lại để tiến hành kiểm tra nhưng tàu thuyền đó không chấp hành.
    Việc truy đuổi có thể được tiếp tục ở ngoài ranh giới của lãnh hải hay vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam nếu được tiến hành liên tục, không ngắt quãng. Quyền truy đuổi cũng được áp dụng đối với hành vi vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm trong phạm vi vành đai an toàn và trên các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Việc truy đuổi của các lực lượng tuần tra, kiểm soát Việt Nam chấm dứt khi tàu thuyền bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia khác.
    Về phát triển kinh tế biển, Luật biển Việt Nam quy định Nhà nước ưu tiên tập trung phát triển các ngành kinh tế biển sau đây: tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển; vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác; du lịch biển và kinh tế đảo; khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản...
    V.V.THÀNH
  2. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/502573/Yeu-cau Dai-Loan-cham-dut-hoat-dong-tai-Truong-Sa.html

    Thứ Tư, 18/07/2012, 22:09 (GMT+7)

    Yêu cầu Đài Loan chấm dứt hoạt động tại Trường Sa


    Việt Nam lên tiếng về việc ngày 15-7, mạng Thời báo tự do của lãnh thổ Đài Loan đưa tin Đài Loan đang xem xét kéo dài thêm 500m đường băng trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
    >> Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Việt Nam trên biển Đông



    [​IMG]

    Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trong ảnh: trẻ em vui chơi trên đảo Trường Sa Lớn - Ảnh: T.T.D.
    Cùng ngày đó, hãng Thông tấn CNA của Đài Loan cũng cho biết phía Đài Loan đã tổ chức đưa một đoàn học giả trẻ thuộc Đại học Thành Công ra đảo này.
    Trước những thông tin trên, đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định “Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
    “Mọi hoạt động của các bên tại khu vực quần đảo Trường Sa mà không có sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây căng thẳng tình hình Biển Đông”.
    Vị đại diện này nhấn mạnh như vậy, đồng thời yêu cầu phía Đài Loan “chấm dứt các hoạt động và kế hoạch tương tự”.
    Trước đó, ngày 11-7, trong một bài viết đăng trên mạng Phượng Hoàng (Hồng Công), Ủy viên TƯ Quốc dân Đài Loan Khâu Nghị nói “vùng biển xung quanh đảo Thái Bình thuộc chủ quyền Đài Loan”.
    Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng trước phát biểu này, đại diện của Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao đã lên tiếng “bác bỏ phát biểu sai trái này".
    TTXVN
  3. kemerovo

    kemerovo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/07/2012
    Đã được thích:
    0

    Vậy là càng củng cố cho những gì tôi nói ở trên. Theo đường bộ, từ các nước đồng minh của Mỹ và phương tây như Pakistan, Ấn Độ, Mianmar, Lào, VN, ........vũ khí, khí tài, tiền, tình báo của Mỹ và phương tây sẽ tuồn vào TQ để kích động bạo loạn, nội chiến.
    Còn theo đường biển thì đã có VN, Philippin, Hàn Quốc, Nhật...
    Trên trường quốc tế thì các nước gây sức ép...
    Vậy là Tầu chết chắc.
  4. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/502359/Tau-Trung-Quoc-danh-ca-trai-phep vung-bien Truong-Sa.html

    Thứ Ba, 17/07/2012, 16:50 (GMT+7)

    Tàu Trung Quốc đánh cá trái phép vùng biển Trường Sa
    TTO - Bất chấp phản đối của Việt Nam, đội tàu cá 30 chiếc của Trung Quốc đã bắt đầu đánh bắt trái phép ở khu vực gần bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam sau một ngày tạm ngưng vì mưa lớn.

    [​IMG]
    Tàu ngư chính 310 hộ tống một trong số 30 tàu cá của Trung Quốc ở khu vực đảo Đá Chữ Thập - Ảnh: Chinanews.com
    [​IMG]
    30 tàu cá Trung Quốc từ cảng Tam Á trên đường tiến ra Trường Sa -Ảnh: Chinanews.com
    Tân Hoa xã gọi đây là đội tàu cá lớn nhất ra khơi từ trước tới nay của nước này. Cũng theo Tân Hoa xã, đội tàu đã mất 78 tiếng đi từ đảo Hải Nam ra vùng biển Trường Sa, với một tàu hậu cần lớn nhất trọng tải lên tới 3.000 tấn và 29 tàu kia mỗi tàu trọng tải 140 tấn. Tân Hoa xã nói các tàu này sẽ tiến hành các hoạt động đánh bắt trong 5-10 ngày nữa ở vùng biển này.
    Tàu hậu cần có cả một nhà máy đông lạnh để lưu trữ cá chở về đất liền. Tàu hậu cần cũng sẽ cung cấp năng lượng và nước ngọt cho các tàu cá.

    Nguồn lợi thủy sản ở khu vực biển gần quần đảo Trường Sa rất lớn, ước tính ở mức 5 triệu tấn mỗi năm.
    Các tàu cá Trung Quốc rời thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc vào ngày 12-7 tuần trước. Ngoài các tàu dân sự, đoàn tàu cá còn được hộ tống bởi một tàu tuần tra ngư nghiệp: ngư chính -310. Hoạt động đánh bắt diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc có nhiều động thái khiến tình hình biển Đông thêm căng thẳng.
    Trước đó, ngày 13-7, đại diện Ủy ban biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ra tuyên bố phản đối hoạt động khai thác phi pháp này của ngư dân Trung Quốc.
    “Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế” - tuyên bố của Ủy ban biên giới quốc gia nói.
    Nhà chức trách Philippines ngày 17-7 cũng khẳng định sẽ theo dõi vị trí các tàu cá Trung Quốc tại biển Đông để đảm bảo những tàu này không xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines, theo lời Bộ trưởng ngoại giao Raul Hernandez.
    HẢI MINH
  5. huaren81_2006

    huaren81_2006 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2006
    Đã được thích:
    280
    Bác nào bảo Tung Của sẽ ko làm 1 ván cuối...Thì thử hình dung nó sẽ dừng lại như thế nào? Xin lỗi thiên hạ như thế nào? Hay là im lặng chấp nhận 1 chữ Ng. ? ...
  6. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    http://nguyentandung.org/viet-nam-thanh-lap-vien-bien-dong.html
    Việt Nam thành lập Viện Biển Đông

    Đăng bởi Ban Biên Tập ngày 14/07/2012 2 phản hồi
    Theo Quyết định 29/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/9/2012, Học viện Ngoại giao có 17 đơn vị trực thuộc thay vì 16 đơn vị trực thuộc như hiện nay.


    [​IMG]Biển Đông

    Theo đó, Viện Biển Đông là vị mới được bổ sung trực thuộc Học viện Ngoại giao; có chức năng tổ chức nghiên cứu, tổng hợp và dự báo chiến lược về tình hình thế giới, quan hệ quốc tế, các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, luật pháp, văn hoá và chính sách đối ngoại của các quốc gia và vùng lãnh thổ, tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong việc xây dựng, hoạch định và thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước.
    Theo Thủ Tướng Chính phủ, việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Viện Biển Đông cũng như các đơn vị trực thuộc; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Học viện Ngoại giao và các đơn vị trực thuộc được thực hiện theo quy định của pháp luật./.
    PV/VOV online
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Khựa cũng có người biết sợ roài !!![:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p]
    ================================================
    [FONT=&quot]Ký giả Tân Hoa xã phản đối Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”[/FONT]
    [FONT=&quot]Nhà báo Chu Phương sinh năm 1960, Cử nhân Anh văn (1982), Thạc sỹ Báo chí truyền thông (1989), từ 1989 đến nay là biên tập viên công tác tại Ban biên tập đối ngoại của Tân Hoa xã. Ông là một nhân vật nổi tiếng có quan điểm thẳng thắn trong làng báo Trung Quốc, hồi tháng 3 năm nay, từng gây chấn động dư luận bởi là người viết những bài đầu tiên đăng trên Blog Sina.com phê phán Bạc Hy Lai và “mô hình Trùng Khánh” ngay từ khi nhân vật này còn đang trên đỉnh cao danh vọng và quyền lực. Gần đây khi tình hình Biển Đông căng thẳng, nhất là sau khi Trung Quốc có những bước đi ngang ngược, bất chấp lẽ phải và sự thật như khẳng định yêu sách về “Đường Lưỡi bò”, lập ra cái gọi là “thành phố Tam Sa”, ông Chu Phương đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm cực lực phản đối chính sách sử dụng vũ lực ở Biển Đông, đòi xóa bỏ cái gọi là “thành phố Tam Sa”...[/FONT]
    [FONT=&quot]Ngày 17/7, ông cho đăng bài viết “Hiện trạng Nam Hải (Biển Đông) có lẽ sẽ kéo lùi cải cách chính trị của Trung Quốc”. Trong đó ông viết: “Ý nghĩa lớn nhất của việc lập ra “thành phố Tam Sa” là chường cho bàn dân thiên hạ thấy nỗi nhục của Trung Quốc; đồng thời cũng sẽ buộc chính phủ và quân đội Trung Quốc phải giở bài ngửa với các quốc gia xung quanh và quốc tế.... Chúng ta từ nhỏ đã được nhìn thấy tấm bản đồ Nam Hải (Biển Đông). Một đường biên giới đứt đoạn rất thô màu hồng đưa toàn bộ Nam Hải vào trong bản đồ Trung Quốc. Cho đến ngày nay chúng ta mới biết sự thực không phải như vậy. Cái đường biên giới quốc gia ấy không những các nước láng giềng và cả xã hội quốc tế không công nhận, mà ngay chính phủ và các học giả nước ta (Trung Quốc) cũng không giải thích rõ được”.[/FONT]
    [FONT=&quot]Trước đó, ngày 29/6, Chu Phương đã viết bài: “Thiết lập “thành phố Tam Sa” là trò cười quốc tế, mạnh mẽ yêu cầu hủy bỏ ngay!”. Bài này đã được nhiều diễn đàn mạng đăng lại. Chu Phương viết: “Nhiều người dân nước ta đến giờ vẫn không hiểu Nga tại sao lại lần đầu tiên tham gia cuộc diễn tập quân sự lớn Thái Bình Dương do Mỹ chủ đạo. Kỳ thực, đó chính là sự phản ứng mạnh mẽ của xã hội quốc tế trước hành động thiết lập “thành phố Tam Sa” đi ngược lại luật quốc tế và vô trách nhiệm của Trung Quốc. Nếu giai tầng lãnh đạo Trung Quốc đến giờ vẫn không đọc hiểu được thứ ngôn ngữ quốc tế chung đó thì sẽ kéo nhân dân Trung Quốc sa vào một cuộc chiến tranh không thể thoát ra. Việc thiết lập “thành phố Tam Sa” là một trò cười quốc tế điển hình. Chính phủ Trung Quốc cần sớm nhận sõ sai lầm to lớn của mình, sớm có hành động sửa chữa sai sót. Bản thân tôi mạnh mẽ kêu gọi: hãy lập tức hủy bỏ “thành phố Tam Sa”, triển khai sớm nhất có thể được việc đối thoại mang tính xây dựng với các nước xung quanh Nam Hải (Biển Đông), dốc sức cho việc làm dịu tình hình căng thẳng ở Nam Hải, loại bỏ nguy cơ chiến tranh, đưa Trung Quốc quay trở lại với đại gia đình quốc tế”.[/FONT]
    [FONT=&quot]Chu Phương viết: “Trung Quốc đã trải qua kiểu hành động tùy tiện thời “*****************”, đã tự mình nếm trải thời kỳ “chính trị thống soái”, cần phải nhận thức được mình là thành viên của đại gia đình quốc tế, cần phải tuân thủ các chuẩn tắc và quy phạm mà cả xã hội quốc tế tuân theo. Trong việc xử lý công việc quốc tế, nhất là xử lý các vấn đề phức tạp, tồn tại tranh chấp nghiêm trọng giữa các quốc gia, tuyệt đối không được tự mình hành động một mình theo quan niệm giá trị, quan niệm lịch sử và lập trường của mình, chỉ nói điều mình nghĩ; như thế không những không giúp gì cho việc giải quyết tranh chấp quốc tế, mà còn ********** hình xấu thêm, gia tăng thêm quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước xung quanh. Đồng thời cũng làm tổn hại đến hình ảnh và địa vị quốc tế của Trung Quốc, làm suy yếu tiếng nói của Trung Quốc trên quốc tế. Trong vấn đề ngoại giao, trong xử lý công việc quan hệ quốc tế, chúng ta cần phải có thêm nhiều nhà ngoại giao, nhà chiến lược quốc tế và những chính trị gia thực sự có tầm mắt tham gia vào việc quyết sách; quyết không được nghe theo tiếng gào thét của những “cuồng nhân chiến tranh” hay để cho quân sự chỉ huy chính trị. Kinh nghiệm lịch sử của tất cả các quốc gia cho thấy rõ: quân nhân can dự chính trị chỉ đem laị tai họa cho đất nước”.[/FONT]
    [FONT=&quot]Về việc chính phủ Trung Quốc vội vàng tuyên bố lập ra cái gọi là “thành phố Tam Sa” bao gồm toàn bộ vùng biển trong “Đường biên giới 9 đoạn” mà họ tự vạch ra một cách vô căn cứ, Chu Phương thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Việc thiết lập “thành phố Tam Sa” là bước đi sai lầm nhất và không sáng suốt nhất của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Nam Hải (Biển Đông), khiến cả quốc tế chê cười những nhà quyết sách Trung Quốc thiếu kiến thức về luật quốc tế muốn thông qua việc thiết lập “thành phố”, ngang nhiên đưa công hải (vùng biển quốc tế) vào lãnh hải của nước mình. Cách làm sai trái ấy không chỉ tạo ra tiền lệ quốc tế, mà còn trở thành trò cười quốc tế, tất sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc. Quá trình thiết lập “thành phố Tam Sa” thể hiện sự nóng vội và cẩu thả, rõ ràng là quyết định ngu xuẩn được đưa ra thiếu luận chứng khoa học và không sáng suốt. Hành động này không chỉ đi ngược lại luật pháp và tập quán quốc tế, mà cũng trái với những quy định pháp luật của chính Trung Quốc chúng ta về việc thành lập thành phố, càng đi ngược lại quốc sách và chiến lược phát triển hòa bình phù hợp mà Trung Quốc cần có”.[/FONT]
    [FONT=&quot]Ông phân tích: “Hành động sai lầm nguy hiểm vô trách nhiệm cuả một số người trong việc thiết lập “thành phố Tam Sa” đang đẩy nhân dân Trung Quốc sa vào miệng hố chiến tranh. Nhân dân Trung Quốc cần hòa bình, không cần chiến tranh. Trong việc xử lý vấn đề quốc tế và xử lý vấn đề quan hệ với các nước, Trung Quốc cần phải tỉnh táo, không được cuồng nhiệt. Trung Quốc cần làm một dân tộc có trách nhiệm, đứng thẳng giữa khu rừng các dân tộc thế giới; quyết không thể làm một “cô nhi thế giới” hành động ngang bướng. Trong việc giải quyết công việc quốc tế, Trung Quốc cần phải học cách tuân theo quy tắc trò chơi đã được cả quốc tế công nhận, tránh một mình một kiểu, mình khen mình hay, đừng để trở thành Triều Tiên thứ hai”.[/FONT]
    [FONT=&quot]Chu Phương thẳng thắn đề xuất ý kiến cá nhân: “Đối với vấn đề “thành phố Tam Sa”, chính phủ Trung Quốc cần sớm nhận ra sai lầm lớn lao của mình, xin đừng ngại mất thể diện mà bỏ lỡ thời cơ. Trung Quốc cần sớm hành động, sửa chữa sai sót...Kinh nghiệm lịch sử cho chúng ta thấy, một Trung Quốc cô lập sẽ không có tiền đồ. Nếu việc Nga tham gia cuộc diễn tập quân sự Thái Bình Dương vẫn chưa khiến một số chính khách và quân nhân của ta tỉnh ra, thì chờ đợi Trung Quốc sẽ chỉ là một sự kiện “Liên quân 8 nước” mới. Nhiều người chúng ta chỉ biết lên án tội ác của “Liên quân 8 nước”, mà không chịu hiểu rõ khi xưa vì sao Trung Quốc lại bị “Liên quân 8 nước” xâm lược. Thực ra, đó chính là hậu quả của việc Trung Quốc trường kỳ đóng cửa phong tỏa, tách khỏi xã hội quốc tế. Trong thế giới ngày nay, sự phát triển của một quốc gia càng cần có sự quan tâm, tham dự và giúp đỡ của xã hội quốc tế. Đừng nói gì Trung Quốc đang tự coi mình là “quốc gia đang phát triển”, mà ngay cả Mỹ, “Siêu cường quốc duy nhất thế giới” hiện cũng đang ngày càng biết cách lợi dụng và dựa vào xã hội quốc tế để đạt được mục đích của mình”.[/FONT]
    [FONT=&quot]Ông kết luận: “Thiết lập “thành phố Tam Sa” là hành động tự cô lập mình của Trung Quốc, là một sai lầm chiến lược to lớn cần phải nhanh chóng sửa chữa!”.[/FONT]
  8. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    http://tuoitre.vn/The-gioi/502471/Bao-ve-quyen-loi-hop-phap-cua-VN-tren-bien-Dong.html

    Thứ Tư, 18/07/2012, 07:57 (GMT+7)

    Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của VN trên biển Đông
    TT - Khi Luật biển VN được Quốc hội thông qua, VN đang ở tư thế thuận lợi hơn trong việc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình trên biển Đông. Đây là một bước tiến lớn về pháp lý.



    [​IMG]
    Tàu cá Trung Quốc đang ở gần đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của VN - Ảnh: THX Luật biển VN tuân thủ các điều ước quốc tế mà VN là thành viên và được xây dựng phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Đây là một bước tiến lớn về pháp lý, đồng thời thể hiện tinh thần tôn trọng cộng đồng quốc tế và luật pháp quốc tế của VN.
    Trước tình hình các tranh chấp trên biển Đông ngày một phức tạp do các động thái ngày một ngang ngược của Trung Quốc, VN càng cần tỏ ra bình tĩnh nhưng cương quyết, sử dụng những biện pháp hòa bình theo đúng Luật biển và luật pháp quốc tế, tránh gây xung đột và căng thẳng không cần thiết. Khi Trung Quốc dùng sức mạnh vũ lực, hung bạo và trắng trợn bất chấp pháp lý thì đối trọng lại, sức mạnh của VN chính là “sức mạnh mềm”, sức mạnh của lẽ phải, dựa trên pháp luật. VN cần kiên quyết và kiên trì với các biện pháp này đến cùng.
    Một mặt, Nhà nước VN cần liên tục khẳng định chủ quyền và phản đối các hành động xâm phạm của Trung Quốc bằng các tuyên bố chính thức. Mặt khác, Nhà nước VN cần tích cực tìm cách giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình theo đúng tinh thần và luật pháp quốc tế như đàm phán, thương lượng, đưa ra trọng tài hay tòa án quốc tế.
    Tuy nhiên, khó có thể đàm phán và thương lượng một cách công bằng khi yêu sách và tham vọng của Trung Quốc quá vô lý và ngang ngược. Trung Quốc lại cũng không bao giờ chịu chấp nhận thẩm quyền của bất cứ tòa án hay trọng tài quốc tế nào cho các tranh chấp trên biển Đông. Do vậy, điều cấp thiết là VN cùng các bên liên quan tìm cách ràng buộc Trung Quốc bằng một bộ quy tắc ứng xử (COC) có giá trị pháp lý.
    Về phần mình, VN cần củng cố các cơ quan chấp pháp như cảnh sát biển, lực lượng hải quan, biên phòng, kiểm ngư... để có thể nắm rõ và chủ động xử lý các vi phạm trong vùng biển chủ quyền của mình, đồng thời có một hệ thống quản lý hoàn thiện trên biển. Ngoài ra, cần phổ biến và giáo dục Luật biển, UNCLOS và các kiến thức về luật pháp cho ngư dân, các lực lượng cảnh sát, vũ trang và các giới chấp pháp. Khi nắm vững luật pháp, họ sẽ tự tin hơn khi đối phó với kẻ xâm phạm biển.
    Tuy nhiên, quan trọng nhất là VN cần ý thức được ngọn cờ chính nghĩa cùng tư thế chính đáng của mình trước thái độ bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc để xử lý các xâm phạm ngày một gia tăng của Trung Quốc một cách chủ động, bình tĩnh nhưng kiên quyết. Trong các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của VN, chúng ta hoàn toàn có thể xử lý theo đúng các quy định của Luật biển và luật quốc tế.
    Điều 73 khoản 1 của UNCLOS ghi rõ: “Trong việc thực hiện các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có thể thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng các luật và quy định mà mình đã ban hành theo đúng công ước”. Đối với các hành động xâm phạm mang tính chất kinh tế, dân sự và bán dân sự của Trung Quốc, VN có thể sử dụng các biện pháp pháp lý như truy đuổi, yêu cầu ngừng hành vi, phạt hành chính, khám xét, bắt giữ, lập biên bản, dẫn độ và khởi tố theo các điều khoản của Luật biển và luật quốc tế. Các biện pháp quân sự chỉ được sử dụng trong trường hợp phòng vệ chính đáng khi bị tấn công bằng vũ lực.
    NGUYỄN THÁI LINH
    (thạc sĩ công pháp quốc tế, Quỹ nghiên cứu biển Đông, sống tại Ba Lan)


    Rõ ràng là xâm phạm
    Mạng báo Hải Nam ngày 17-7 cho biết 30 tàu cá Trung Quốc đang chia nhau ra đánh bắt trong phạm vi gần 10km ở quanh và mạn bắc đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của VN, trong lúc tàu ngư chính 310 quần thảo liên tục quanh khu vực này. Các tàu này ban ngày nghỉ, đánh bắt vào ban đêm với những đèn công suất lớn.
    Rõ ràng Trung Quốc đã có ý đồ xâm phạm biển Đông, thậm chí gây rối nếu cần thiết. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV trắng trợn tuyên bố: “Đây cũng là một kiểu thể hiện chủ quyền ở Trường Sa”.
    Cùng lúc, báo Quân Giải Phóng Trung Quốc cho biết sẽ thay thế sáu nhân sự cấp cao trong quân khu tỉnh Hải Nam để chuẩn bị ứng phó với tình hình đang căng thẳng ở biển Đông.
    MỸ LOAN
    Bắc Kinh đang châm dầu vào lửa
    Báo Sydney Morning Herald bình luận: “Thái độ hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông đang khiến những ai từng nghi ngờ âm mưu của Trung Quốc giờ hết cả nghi ngờ. 22 vụ va chạm trên biển Đông trong ba năm qua, chủ yếu do tàu của Trung Quốc gây ra ở những khu vực của Philippines và VN, là bằng chứng rõ ràng hơn bao giờ hết. Những thái độ mới nhất của Trung Quốc cho thấy nước này không hề có tư tưởng hòa giải nào trong đầu. Bắc Kinh chỉ cho thấy họ đang sẵn sàng châm dầu vào lửa”.
    H.N
  9. kemerovo

    kemerovo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/07/2012
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã nói ở trên là mấy cái vụ tầu đánh cá và mấy tờ báo rêu rao chỉ là chuyện trẻ con do nó xúi dục để tạo dư luận, tạo lợi thế cho nó trên bàn đàm phán sắp tới và cuộc họp thượng đỉnh ASEAN cuối năm nay thôi.
    Còn chính phủ TQ thì vẫn mồm nói là (nên đàm phán hòa bình) mà.
    Mọi người cần phải biết phân biệt thế nào là chuyện giữa các nhà lãnh đạo, và chuyện trẻ con chứ.
  10. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136



    Phát động chương trình - Tấm lưới tình nghĩa vì ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa

    Hãy tích cực tham gia để góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh hải của đất nước
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này