Nghĩ ngợi cuối tuần: Đạo Phật trong chúng Ta.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Trovecatbui, 03/04/2010.

6092 người đang online, trong đó có 671 thành viên. 17:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 55964 lượt đọc và 536 bài trả lời
  1. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Trong Kinh Kalama[14], có kể chuyện đức Phật đi đến thị trấn Kesaputta, ở đó có những người dân Kalama, họ thưa hỏi đức Phật rằng: Có một số Sa môn, Bà la môn đến Kesaputta để truyền đạo, thuyết minh và phát huy giáo lý của mình mà bài xích, khinh miệt, chê bai và xuyên tạc giáo lý của người khác. Vậy thì trong những Sa môn này, ai nói thật, ai nói dối?
    Đức Phật trả lời: Này các người Kalama,
    chớ có tin vì nghe nói lại,
    chớ có tin vì theo truyền thống,
    chớ có tin vì nghe đồn,
    chớ có tin vì kinh điển truyền tụng,
    chớ có tin vì lý luận siêu hình,
    chớ có tin vì đúng theo một lập trường,
    chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện,
    chớ có tin vì phù hợp với định kiến,
    chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền,
    chớ có tin vì vị sa môn là bậc thầy của mình.
    Nhưng này các người Kalama, khi nào tự mình biết rõ như sau: Các pháp này là thiện, các pháp này không có tội. Các pháp này được người trí khen ngợi. Các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận thì dẫn đến hạnh phúc an vui, thời này các người Kalama, hãy tin theo và an trú.
    Qua lời dạy trên, ta thấy đức Phật không phải là một bậc giáo chủ độc tài, ngài không bao giờ bắt đệ tử phải tin theo ngài một cách mù quáng và lời dạy trên không có ngã kiến và giới cấm thủ kiến.@};-
  2. thoikhunghoang

    thoikhunghoang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    0
    cuj này truyền đạo [:D]
  3. shifu2010

    shifu2010 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Đức Phật có dạy rằng lời nói của người chỉ là ngón tay chỉ trăng, hãy quan tâm đến mặt trăng, đừng quan tâm đến ngón tay. Trong thực tế chúng ta chỉ biết ôm ấp ngón tay mà mấy người quên được ngón tay. Chúng ta không quên được ngón tay bởi vì chúng ta không biết được mặt trăng, chúng ta đã xem ngón tay như mặt trăng vậy. Ngôn từ là phương tiện để chuyên chở chân lý nhưng bản thân ngôn từ thì chẳng có ý nghĩa gì hết. Nếu chúng ta biết đến chân lý chúng ta có thể thể hiện nó theo bất cứ cách nào, từ ngữ nào mà không cần thiết phải vay mượn ngôn từ của người khác, bằng không thì việc nhắc lại những ngôn từ cũng chỉ là vác cái vỏ đựng mà chất liệu trong đó là những nhận thức sai lệch của chúng ta mà thôi. Thật đang tiếc là điều đó lại là một thực tế đối với hầu hết chúng ta.
    Chỉ khi nào chúng ta biết được mặt trăng, biết được chân lý chúng ta mới có thể quên đi được ngón tay, quên đi những ngôn từ, và khi đó chúng ta mới có thể nói về chân lý bằng chính sự chứng ngộ của chúng ta. Vậy nên Trang Tử mới than rằng: “…Ta biết tìm đâu ra kẻ biết quên lời để cùng nhau đàm luận!”.
    Nếu một ngày bạn đi du lịch đến nước Pháp, đến một địa điểm du lịch nào đó bạn thấy rằng tất cả mọi người đều cầm trên tay tờ bản đồ du lịch, bạn sẽ than rằng : “…Làm sao tìm cho được người có thể quên đi bản đồ để hỏi đường bây giờ!
  4. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Ý niệm hạnh phúc :


    Từ một câu chuyện kể:


    Có một cuốn truyện cổ tích dành cho người lớn, The missing piece của Shel Silverstein, trong đó câu chuyện kể về một cái vòng bị vỡ và mất đi một mảnh vỡ hình tam giác. Cái vòng đó muốn được trọn vẹn, không thiếu mẩu nhỏ nào nên lang thang tìm kiếm mảnh thất lạc. Nhưng bởi vì nó không hoàn hảo nên chỉ có thể lăn đi rất chậm. Nó chiêm ngưỡng những bông hoa trên đường. Nó tán gẫu với những con sâu. Nó tận hưởng ánh nắng mặt trời. Nó đã thấy rất nhiều những mảnh vỡ khác nhau nhưng không mảnh nào vừa với nó. Và nó để tất cả lại bên đường rồi tiếp tục cuộc tìm kiếm.
    Rồi một ngày kia, chiếc vòng tìm thấy một mảnh vỡ rất vừa vặn. Thật là hạnh phúc! Giờ đây nó có thể toàn vẹn, không thiếu chút gì. Nó lắp lại cái mẩu đã mất và bắt đầu lăn. Bây giờ nó đã là một cái vòng thật hoàn hảo, nó có thể lăn rất nhanh, quá nhanh để có thể lưu ý tới những bông hoa và nói chuyện cùng lũ sâu. Và khi nó nhận ra thế giới đổi khác như thế nào khi lăn quá nhanh, nó dừng lại, vứt mảnh vỡ vừa tìm được lại bên đường và tiếp tục lăn đi chậm rãi…


    Luận bàn :



    Thiết nghĩ chúng ta ai cũng có kho tàng hạnh phúc và yêu thương. Kho tàng yêu thương ấy tự thân trong mỗi chúng ta, chẳng cần nhọc nhằn lăn đi để tìm kiếm. Như chiếc vòng ban đầu, dù có khiếm khuyết nhưng nó vẫn có đầy hạnh phúc. Hạnh phúc vì nó bình yên. Bình yên ở đây là tự do trước những ràng buộc hơn thua, kiếm tìm một cái gì đó mà nó cho là hạnh phúc. Chúng ta cũng vậy. Chúng ta có thói quen đi tìm kiếm những gì gọi là hạnh phúc bên ngoài. Ta nghĩ ta còn khiếm khuyết. Ta nghĩ ta chưa hoàn thiện. Chính cái ý niệm về hạnh phúc lại lôi kéo ta đi tìm kiếm, lang thang rồi mệt mỏi. Nếu chiếc vòng ấy biết dù nó có thế nào đi nữa thì nó vẫn hoàn toàn có khả năng hạnh phúc. Khi nó vượt qua được ý niệm hạnh phúc mà nó đã đặt ra! “There is no way to happiness. Happiness is the way” (tạm dịch: “Chẳng có con đường nào dẫn đến hạnh phúc. Hạnh phúc chính là con đường”). Ngay trong từng phút giây của hiện tại: hạnh phúc có mặt bây giờ và ở đây!
  5. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Câu chuyện này có vẻ thik hơp với dân chơi CK đây các cụ :

    Và một chuyện cổ tích khác

    Ngày xửa ngày xưa… Vào một buổi chiều, trên một đại dương xanh, có hai con sóng ào ào tung tăng theo gió. Một con sóng nhỏ lao đi thì gặp một con sóng thật lớn, mãnh liệt và dữ dội lao vút qua. Con sóng lớn lăn qua làm tung tóe cả nước. Con sóng nhỏ thấy con sóng lớn thật uy vũ và kỳ vĩ quá! Nhìn lại mình thì nhỏ bé và yếu đuối làm sao. Nó thấy buồn lắm! Con sóng bé than thở và ước ao như con sóng to lớn kỳ vĩ ấy. Con sóng lớn hiểu chuyện đó mới nói với con sóng nhỏ: “Này sóng, em đừng có buồn! Tại sao em lại muốn được như anh chứ! Anh tuy có to lớn nhưng cũng giống như em thôi mà! Chúng ta đều có bản chất là nước mà! Nếu em biết em là nước thì em sẽ không còn thấy buồn, không còn cảm thấy mình nhỏ bé, cô đơn nữa đâu”.

    Ngẫm nghĩ…
    Chúng ta cũng vậy! Mỗi chúng ta không ai giống ai. Giống như những chiếc lá trên cùng một cây, mỗi chiếc lá sẽ to ,nhỏ khác nhau vì chúng sinh ra ở các nhánh cây khác nhau. Nhưng mỗi chiếc lá sinh ra từ một cây. Chúng là lá, bản chất là lá. Hoàn hảo hay không hoàn hảo vẫn còn trong ý niệm. Ý niệm phân biệt do chính chúng ta cảm thấy rồi kẹt trong ý niệm của mình. Đẹp/ xấu, giàu/ nghèo, thiện/ ác, hoàn hảo hay không vẫn còn trong tướng phân biệt đối đãi…
    Thế nên người này lúc này thắng ,lúc kia thua và ngược lại vì tiền ko tự nhiên sinh ra ,ko tự nhiên mất đi ,nó chỉ chảy từ túi người này sang túi người khác !


    Mà này tiền của lão chảy sang túi các bác quá nhìu rùi,hãy phím cho lão mã nào để nó chảy ngược lại lão tý đi nha thì lão mới iêu các bạn khục khục [r32)]
  6. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Đạo Phật là một trong rất ít tôn giáo cổ xưa nhất mà loài người có được.
    Đã được nhiều thế hệ, nhiều quốc gia, nhiều luận thuyết đánh phá, nhiều nền văn minh khác nhau sàn lọc khắc nghiệt và đã tồn tại trên 2550 năm !
    Tự thân sự vững vàng ấy cũng đã nói lên được nhiều điều, tiết kiệm cho chúng ta rất nhiều thời gian trên con đường tự hoàn thiện mình, tìm kiếm hạnh phúc đích thực.
    Tuy nhiên, cũng giống như một cây cổ thụ to lớn, thời gian dài tồn tại đã bị nhiều loài tảo, địa y, tầm gữi.... đeo bám vào thân, cành, lá... thậm chí nhiều lúc còn muốn che lấp, bẻ cong, bóp chết cả cây chủ.
    Đó là quy luật sinh tồn của muôn loài trong rừng cũng như trong nhiều môi trường "văn minh" khác.
    ====================
    Hiểu được điều ấy, chúng ta không nên quá phiền não khi nhìn thấy đó đây nhiều việc đáng buồn lòng.
    "Ai cầu nguyện và làm từ thiện giữa chợ, chúng đã được phần thưởng của chúng rồi", kinh Thánhh đã nói thế.
    Lợi ích lớn lao cho những ai biết gạt bỏ lớp tầm gữi, tảo... và tìm thấy phần ròng lõi của cây gỗ quý cổ thụ !
  7. NgheobuonCK

    NgheobuonCK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2009
    Đã được thích:
    21
    Bài dài quá, nói chung đọc được cũng khó hiểu vì ngôn từ hơi khó hiểu với đa số người Việt có vốn từ Hán Việt không đủ lớn.
    Em cũng là dân theo đạo Phật nhưng không phải phật tử vì chưa quy y, nên cũng không dám bàn sâu.
    Tôn giáo theo em là để con người sống hướng thiện, bất kể là tôn giáo nào. Tuy nhiên tôn giáo thường hay đi đôi với chính trị vì chính trị tìm ra giá trị lợi dụng rất lớn với tôn giáo trong việc thu thập nhân tâm, do đó ta có thể thấy tôn giáo này hoặc tôn giáo kia không phù hợp với suy nghĩ của ta, đó là do tôn giáo đó đã ít nhiều thay đổi so với nguyên bản.

    Theo em, tôn giáo nên gần với đời sống, không nên quá cao siêu sẽ dẫn đến việc xa rời mọi người.
    Phật giáo sau mấy ngàn năm du nhập vào Việt nam ta nhưng hệ thống kinh kệ vẫn mang tính sao chép, sử dụng tiếng Phạn và tiếng Hán trong đọc, viết nên rất khó nhớ, không thể đi sâu vào tiềm thức người tụng niệm, không phù hợp đa số dân chúng. Họ nhận thức đạo Phật thông qua người khác rao giảng chứ ít người chú tâm đọc hết nổi vài bản kinh Phật để có thể tự mình tìm hiểu cội nguồn Phật giáo. Đó là hạn chế rất lớn trong việc phát triển phật pháp.
    Một người theo một tôn giáo có thể có nhiều mức độ giác ngộ tuy nhiên, gốc rễ ban đầu là sự sợ hãi, con người ban đầu nương nhờ tôn giáo để được bảo vệ, được che chở. Nhờ đó quyền năng của tôn giáo với giáo dân của mình tăng lên, tôn giáo sử dụng niết bàn/thiên đàng và địa ngục cùng các mức "thưởng" và "phạt" để làm phương tiện răn đe, quản lý.
    Do vậy, khi một người theo một tôn giáo, họ như một người dân sống trong sự ràng buộc của giáo pháp, mặc dù là vô hình nhưng có tính răn đe không thua kém luật pháp quốc gia. Do đó con người hành xử "đúng" hơn trong xã hội của họ.
    Tôi cho rằng đây chính là lợi ích lớn nhất của tôn giáo, chứ không phải là sự giác ngộ toàn diện để thành Phật hay được lên thiên đàng/ niết bàn. Giống như việc thưởng phạt trong đời sống hằng ngày góp phần đưa xã hội vào quy củ chứ đừng mong loài người sẽ tiến đến chủ nghĩa cộng sản, khi mọi người đều tự giác, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.
    Một tôn giáo mang lại lợi ích cho cộng đồng là tôn giáo ấy có giáo lý dễ đọc, dễ hiểu, có tác dụng quần chúng lớn và đừng nên hướng đến cái cao siêu quá. Mục đích tôn giáo nên phục vụ cuộc sống hiện tại của loài người chứ không phải của thế giới sau khi ta chết.
  8. doquoccuong

    doquoccuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/01/2010
    Đã được thích:
    0
    MÌNH KO NGHĨ TRÊN F319 LẠI CÓ NHIỀU BÁC CÓ ĐẠO TÂM NHƯ THẾ, MẶC DÙ TK ĐANG BỊ LÕM NHƯNG CẢM THẤY RẤT VUI, CÓ THÊM MỘT TỰ TIN ĐỂ CÙNG CÁC BÁC CHIẾN ĐẤU TRÊN CHỨNG TRƯỜNG KHÓC LIỆT NÀY.

    CÁM ƠN CÁC BÁC ĐÃ CÓ NHỮNG BÀI HAY ĐỂ ANH EM CÙNG THAM KHẢO NHÉ.

    "SẮC TỨC THỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ SẮC"
    "MỘT LÀ TẤT CẢ, TẤT CẢ LÀ MỘT"

    Các bác "nghiên kíu" 14 điều răn của Phật nhé"


    1. Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình
    2. Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá
    3. Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại
    4. Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị
    5. Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình
    6. Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu
    7. Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti
    8. Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã
    9. Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng
    10. Tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ, trí tuệ
    11. Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm
    12. Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung
    13. Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết
    14. An ủi lớn nhất của đời người là bố thí
    MÌNH KO BÌNH LUẬN NHÉ, TỰ CÁC BÁC CẢM NHẬN VÀ LĨNH HỘI ĐƯỢC BAO NHIÊU LÀ DO NHÂN DUYÊN CỦA MỖI NGƯỜI, KO THÌ CÓ BÁC LẠI NGHĨ MÌNH TRUYỀN GIÁO. MÌNH THÌ NGHĨ PHẬT GIÁO KO HẲN LÀ MỘT TÔN GIÁO, MÀ NÓ VƯỢT RA NGOÀI TÔN GIÁO VÀ LÀ MỘT MÔN TRIẾT HỌC RẤT THỰC TẾ, MỘT KHOA HỌC TÂM LINH. NHỜ NÓ MÀ MÌNH ĐÃ TÌM ĐƯỢC CHO CHÍNH MÌNH CÓ ĐƯỢC MỘT CÁI NHÌN VỀ CON NGƯỜI VÀ VŨ TRỤ MỘT CÁCH ĐÚNG ĐẮN, MÀ TRONG PHẬT HỌC NGƯỜI TA HAY GỌI NÓ VỚI CÁI TÊN LÀ" NHÂN SINH QUAN VÀ VŨ TRỤ QUAN PHẬT GIÁO". CÁC BÁC TỰ NGHIÊN CỨU THÊM NHÉ.
  9. minhhavt

    minhhavt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2009
    Đã được thích:
    0
    Trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật đã nói: "Ai tu nấy chứng, không thể thay thế cho nhau được" (Trang 36, PHPT khóa VI, VII). Vì sao? Vì mỗi chúng sanh, mỗi con người có nghiệp quả riêng; chỉ có chúng sanh, người đó mới trả được cái nghiệp của mình mà thôi! Người khác không thể thay thế được! Còn sự chứng quả được thực hành qua những đường tu. Tuy nhiên, đường tu ấy được đặt trên căn bản nào? "Căn bản của sanh tử, luân hồi là vọng tâm và căn bản của Bồ Đề, Niết Bàn là Chơn Tâm" (Trang 32, PHPT khóa VI, VII). Như vậy có hai cái Tâm: Chơn Tâm và Vọng Tâm; Nếu về với chơn tâm sẽ đạt được Đạo quả, thành bậc giác ngộ; còn đi vào con đường vọng tâm thì không thể thoát khỏi luân hồi, sanh tử; tức là không thể thành đạt được đạo Bồ Đề Vô Thượng; không thể thành Phật. Từ trong Chơn tâm, chúng sanh đã vọng tưởng để rồi có tâm phân biệt, vọng thấy (vọng tâm): Đó là sự vô minh đã khiến chúng sanh bước vào đường sanh tử, luân hồi. Rồi từ kiếp nầy tạo nghiệp; để kiếp kế vừa trả nghiệp, lại vừa tạo nghiệp mới; và rồi cứ tạo nghiệp, trả nghiệp liên tục tiếp nối nhau không biết bao giờ chấm dứt... Chơn tâm là bản tâm của mọi vật, mọi chúng sanh, trong đó tâm thức của mọi chúng sanh giống như những ngọn đèn:
    "Thí như trăm ngàn ngọn đèn, đồng đốt trong một căn nhà, ánh sáng của mỗi ngọn đèn tuy đều chiếu khắp cả nhà, nhưng không có lộn lạo hay lấn diệt lẫn nhau" (Kinh Viên Giác, PHPT khóa VIII, trang 51-52); và tâm thức đều có những đặc điểm của Chơn tâm là thường hằng, "vừa tịch tịnh lại vừa chiếu soi, bao trùm khắp cả mười phương hư không thế giới" ( Nghiêm, PHPT khóa VI, VII trang 235).@};-
  10. small_best

    small_best Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Đã được thích:
    9

    Cụ nghiên cứu nhiều sách quá! @};-

Chia sẻ trang này