Nghĩ ngợi cuối tuần: Đạo Phật trong chúng Ta.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Trovecatbui, 03/04/2010.

5794 người đang online, trong đó có 616 thành viên. 21:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 55966 lượt đọc và 536 bài trả lời
  1. shifu2010

    shifu2010 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Vạn pháp quy tâm!
  2. Dap_xich_lo

    Dap_xich_lo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2010
    Đã được thích:
    0
    Rõ hơn được ko Bác.:-??
  3. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Trong kinh Kim cang có mấy câu :
    ".................
    Nhất thiết hữu vi pháp.
    Như mộng huyễn bào ảnh.
    Như lộ diệc, như điển.
    Ứng tác như thị quán.
    .........................."
  4. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Học làm người

    BẠCH VÂN
    Nguồn: Báo Giác Ngộ số 502
    [​IMG]

    Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.

    Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư. Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? Ngài Tinh Vân bảo: Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.

    Thứ nhất, “học nhận lỗi”. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.

    Thứ hai, “học nhu hòa”. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập.

    Thứ ba, ” học nhẫn nhục”. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.

    Thứ tư, “học thấu hiểu”. Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

    Thứ năm, “học buông bỏ”. Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được!

    Thứ sáu, “học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

    Thứ bảy, “học sinh tồn”. Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.

    (Theo Đại sư Tinh Vân, Liên Hải dịch)
  5. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Trong kinh Bách dụ có một ví dụ rằng:
    Có một người bệnh năm này sang năm khác.
    Hôm đó anh gặp một ông thầy thuốc rất giỏi, khám bệnh xong ông nói như thế này: bây giờ anh đi mua vài con chim trĩ về làm thịt, nấu cháo ăn thì hết bệnh.
    Sau khi ông thầy thuốc đi, anh chàng này sướng quá, anh ngồi và lặp lại chữ đó: chim trĩ, chim trĩ.
    Anh lặp lại như vậy hoài, anh lặp lại mấy tháng mà không thấy lành bệnh gì cả.
    Tại vì anh đã nắm lấy ảnh tượng và đánh mất bản chất.
    Có một người bạn khác tới, thấy anh nói chim trĩ, chim trĩ một cách điên rồ như vậy mới hỏi: anh làm gì vậy?
    Anh ta trả lời: Ông thầy thuốc nói tôi phải áp dụng chim trĩ thì tôi mới có thể lành bệnh được, thành ra tôi cứ tụng niệm chữ chim trĩ.
    Người bạn đó mới phát khởi lòng thương, anh ta nói: anh lầm rồi, ngồi xuống đây. Anh cầm cây viết vẽ lên một con chim trĩ: đây này, con chim trĩ như vậy nè, anh phải ăn nó thì anh mới có thể lành bệnh được.
    Ngay khi người bạn đó đi khỏi, anh chàng này mới lấy cái kéo cắt con chim trĩ đó ra, rồi anh thuê thợ vẽ thêm nhiều chim trĩ nữa, anh cắt ra anh nuốt.
    Anh nuốt bao nhiêu là chim trĩ bằng giấy mà vẫn không lành bệnh.
    Rốt cuộc ông thầy cũ tới và nghe được câu chuyện đó.
    Ông thầy không nói nữa, ông dắt anh ta ra chợ mua mấy con chim trĩ về, bảo người nhà nấu cháo bắt anh ăn ngay tại chỗ, rồi anh ta lành bệnh.
  6. yeuVNI

    yeuVNI Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/01/2010
    Đã được thích:
    0
    @};-@};-@};-
  7. biglie

    biglie Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2009
    Đã được thích:
    2.657
    Thứ nhất, “học nhận lỗi”. Mua hàng sai phải nhận mình sai

    Thứ hai, “học nhu hòa”. Mềm mỏng với chim lợn

    Thứ ba, ” học nhẫn nhục”. Lúc sa cơ bị chim lợn hót thì cố mà lắng nghe

    Thứ tư, “học thấu hiểu”. Thấu hiểu hoàn cảnh mua đỉnh bán đáy

    Thứ năm, “học buông bỏ”. Cút lốt ngay khi tèo 10%

    Thứ sáu, “học cảm động”. Biết chia sẻ khi người khác mua đáy bán đỉnh

    Thứ bảy, “học sinh tồn”. Biết bơm thổi, chim lợn khi cần thiết.

    [r2)]
  8. hoadang22

    hoadang22 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/07/2009
    Đã được thích:
    52
    HEHE hài vãi ,phong cho cụ làm chủ trì am này[r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  9. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Vẫn câu cũ CM nào của Cụ cũng đáng đọc.@};-
  10. shifu2010

    shifu2010 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Tình yêu là gì?, từ bi là gì?, tham là gì?, giận là gì?, thơ là? đẹp là gì?.... Không biết đã khi nào bạn tự đặt cho mình những câu hỏi như vậy chưa.

    Khi tìm hiểu một cách sâu sắc ý nghĩa của mọi từ ngữ chúng ta sẽ khám phá ra rằng, để có được hiểu biết trọn vẹn ý nghĩa của mỗi từ ngữ thì chúng ta cần thiết phải xem xét chúng ở trên cả hai phương diện: Phương diện hình tướng và phương diện bản thể. Về mặt hình tướng chúng ta có thể thấy được chúng, có thể mô tả được chúng bằng cách này hay cách khác một cách dễ dàng nhưng sẽ không cách nào mô tả được bản thể đằng sau mỗi ngôn từ. Vậy chất liệu của chúng nằm ở đâu? Chúng nằm trong tâm thức chúng ta.

    Ví dụ, Thơ là gì? về mặt hình tướng, chúng ta có thể thấy rất nhiều như thơ Đường luật, thơ lục bát, thơ tình, thơ về mùa thu,... nhưng về mặt bản thể, cái chất liệu của thơ lại nằm trong tâm hồn của người thi sỹ mà không cách nào mô tả được. Một người thi sỹ có thể làm nên bài thơ từ một chiếc lá rơi, từ dòng sông, từ ánh trăng khuya nơi rừng vắng...vì chất liệu của thơ nằm sẵn trong tâm hồn người thi sỹ và ngoại cảnh chỉ là duyên cớ cho chất liệu đó biểu hiện ra những hình tướng cụ thể mà thôi.

    Cũng như vậy, khi chúng ta giận một ai đó, cơn giận sẽ được biểu hiện bằng những suy nghĩ, những lời nói hay hành động cụ thể nhưng chất liệu giận kia nó có sẵn trong tâm ta rồi và nó sẵn sàng biểu hiện khi gặp điều kiện thuận lợi. Chúng ta có thể thấy được, có thể mô tả được sự giận dữ thông qua những biểu hiện của nó nhưng chất liệu của nó thế nào thì vượt ra ngoài khả năng mô tả của mọi từ ngữ.

    Để thấu hiểu được mỗi khái niệm chúng ta cần thấy được hai khía cạnh của nó, đó là hình tướng và bản thể. Tuy nhiên, vì bản thể của mọi vấn đề không thể chuyển tải được về mặt ngôn từ cho nên không có cách nào để chúng ta có thể truyền thông với nhau chọn vẹn một vấn đề. Ví dụ, Đức Phật có thể nói về từ bi và có thể mô tả những biểu hiện về mặt hình thức cụ thể của từ bi mà không có cách nào có thể trao truyền chất liệu từ bi cho chúng ta. Kết quả là chúng ta đã tiếp nhận từ bi từ Đức Phật bằng cách đồng nhất từ bi với những biểu hiện cụ thể.

    Việc đồng nhất mọi khái niệm với hình tướng của nó đã tạo ra biết bao "hàng nhái", "hàng giả" trong cuộc sống này. Nếu nhu cầu xe máy hiệu wave nhiều thì ngay lập tức sẽ có rất nhiều xe máy Trung Quốc với hình thức y chang. Nếu chúng ta thích thời trang hàng hiệu thì sẽ có ngay những sản phẩm hàng nhái với mẫu mã giống hệt mà giá cả phải chăng. Chúng ta xem việc làm từ thiện là giúp đỡ tiền cho người nghèo và chúng ta tổ chức một chương trình từ thiện trên TV thì ngay lập tức sẽ có rất nhiều doanh nhân làm từ thiện. Nhưng tôi đảm bảo rằng trong những tấm lòng từ thiện đó có nhiều hàng giả lắm.

    Chúng ta không thể tiếp nhận được bản thể của mọi vấn đề từ truyền thông với người khác nhưng thật may mắn là chúng ta lại có thể tiếp xúc được với bản thể đó bằng tâm thức của chúng ta và để thấy được bản thể của mỗi vấn đề thì điều cốt yếu là chúng ta phải có nó trong tâm thức mình...

    Tình yêu là gì? Có thể bạn thấy được nó thông qua những biểu hiện trong cuộc sống này nhưng chất liệu của nó thế nào thì xin bạn hãy tự khám phá trong trái tim mình...

Chia sẻ trang này