Nghĩ ngợi cuối tuần: Đạo Phật trong chúng Ta.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Trovecatbui, 03/04/2010.

2825 người đang online, trong đó có 42 thành viên. 02:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 56125 lượt đọc và 536 bài trả lời
  1. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Hệ thống tượng Phật ở trong chùa

    Ở VN ta các chùa thường hay thờ Phật, thờ Tổ, thờ Thánh. Cách bài trí các tượng chư Phật, chư Bồ Tát, ở trong chùa tuy cũng có công thức và ý nghĩa rõ ràng, nhưng vì xưa nay không có sách vở nào ghi chép cho tinh tường; muốn biêt rõ, trước hết phải phân biệt tượng thờ chư Phật, tượng thờ chư Bồ Tát. Dưới đây chỉ trả lời câu hỏi trên, không giải thích về sự thờ Thánh của một số chùa ở VN.
    Ở trong chánh điện thờ Phật, chỉ có cái ý thờ Phật mà thôi, nhưng Phật có tam thân là Pháp thân, Báo thân và Ứng thân. Cách bài trí các tượng Phật ở chánh điện theo đúng ý nghĩa ấy cho nên ở lớp trên cùng là thờ Pháp thân Phật, tức là thờ thường trụ Phật ở trong vũ trụ ; Ở lớp thứ hai thờ Báo thân Phật, tức là thờ Thụ dụng trí tuệ Phật ở cõi cực lạc; ở lớp thứ ba là thờ Ứng thân Phật, tức là thờ Phật đã hoá hiện ra sác thân ở trần thế. Từ lớp thứ tư trở xuống bày những cảnh quan hệ đến lúc sơ sinh của đức Thích Ca Mầu Ni Phật và những tượng các vị thần khác.

    Vậy cách bài trí các tượng ở chánh điện từ trên xuống dưới theo thứ tự sau đây :

    A. Tượng Tam Thế Phật. Lớp trên cùng tột ở chỗ giáp vách phía trong, có ba pho tượng để ngang một dẫy, hình dáng giống nhău, tức là tượng "Thường trụ tam thế diệu pháp thân", người ta thường gọi tắt là tượng Tam thế Phật, nghĩa là Phật thường trụ, trong thời gian quá khứ, hiện tại và vị lai.

    B. Tượng Di Đà tam tôn. Lớp thứ hai có ba pho tượng lớn, pho tượng ngồi giữa là pho tượng đức A Di Đà Phật, tức là Thụ dụng Trí tuệ thân, Pho tượng đứng bên tả là tượng đức Quan Thế Âm Bồ Tát, pho tượng đứng bên hữu là tượng đức Đại Thế Chí Bồ Tát. Đức Phật và hai Bồ Tát ấy ở Tây phương Cực lạc, chủ việc Cứu độ chúng sinh ở cõi Sa bà qua cõi Cực lạc.

    C. Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh. Lớp thứ ba có ba pho tượng lớn, pho tượng lớn ngồi giữa là tượng Thích Ca Mầu Ni Phật, tức là Ứng thân hay là biến hóa thân, giáng sinh xuống trần thế, tu thành chính quả và thuyết pháp độ chúng, pho tượng ở bên phải, hoặc đứng trên toà sen , hoặc ngồi trên con sư tử xanh là tượng Đức Văn Thù Bồ Tát; pho tượng ở bên hữu, hoặc đứng trên toà sen, hoặc ngồi trên con voi tráng là tượng Đức Phổ Hiền Bồ Tát, theo thuyết nói trong Hoa Nghiêm kinh.

    Ở lớp thứ ba ấy có nhiều chùa làm tượng đức Thich Ca Mầu Ni ngồi cầm hoa sen, như khi ngài thuyết pháp ở Linh Thưù Sơn; bên tả là tượng Ca Diếp Tôn Giả, vẻ mặ.t già, bên hữu là tượng A Nan Đà tôn giả, vẻ mặt trẻ, là hai đại đệ tử của Đức Thích Ca khi ngài còn ở thế gian. Tượng hai vị tôn giả ấy đều tạc đứng, hình dáng hai người tỳ khưu.

    D. Tượng Cửu Long. Lớp thứ tư có pho tượng Cửu Long để giữa. Tượng này theo điển nói khi đức Thích Ca Mầu Ni mới giáng sinh, có chín con rồng xuống phun nước cho ngài tắm, đoạn ngài đi bẩy bước tay tả chỉ lên trời, tay hữu chỉ xuống đất mà nói rằng : "Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn. Trên trời, dưới đất, chi có ta là quí hơn cả" Bởi vậy tượng Cửu long làm chín con rồng vây bọc chung quanh và ở trên những đám mây có chư Phật chư thiên, nhã nhạc, cờ phướn và bát bộ Kim Cương, ở giưã có pho tượng nhỏ, đứng một tay chỉ lên trời và một tay chỉ xuống đất, đó là tượng Bổn Sư Thích Ca Mầu Ni Phật lúc sơ sanh. (Ý nghĩa ngày Đản Sinh, tôi đã viết và phổ biến trong cuốn sách "Tôn Giáo và Dân Tộc", cũng có trên Internet và một số báo). Bên tả tượng Cửu Long có tượng Đế Thích ngôi ngai, mặc áo đội mũ Hoàng Đế, bên hữu có tượng Đại Phạm Thiên cùng một kiểu như pho tượng Đế Thích, đó là theo điển nói hai vị Đại Thiên Vương này chủ tế ở cõi sa bà thế giới và lúc nào cũng hộ trì Đưc Thiùch Ca khi ngài chưa thành Phật.

    Những chùa thường, ở trong điện thờ Phật, chỉ bầy có thế mà thôi. còn những chùa rộng lớn thì bầy thêm hai lớp tượng nữa là :

    E. Tượng Tứ Thiên Vương. Ở ngoài tượng Cửu Long để bốn pho tượng Tứ Thiên Vương mạc áo Vương phục, bày làm hai dẫy đối nhau, tức là bốn vị hộ thế.

    F. Tượng tứ Bồ Tát. Có chùa bỏ tượng Tư Thiên Vương mà bày tượng bốn vị Bồ Tát, tạc hình Thiên thần gọi là Ái Bồ Tát, tay cầm cái tên; Sách Bồ Tát, tay cầm cái cây; Ngũ Bồ Tát, tay cầm cái lưỡi; Quyền Bồ Tát tay nắm lại và để vào ngực.

    G. Tượng Bát Bộ Kim Cương. Có nhiều chùa tạc 8 vị Kim Cương, là thần tướng trên trời, thường gọi là Bát bộ Kim Cương gồm có :

    1. Thanh Trừ Tài Kim Cương.

    2. Tích Độc Thần Kim Cương.

    3. Hoàng Tuỳ Cầu Kim Cương.

    4. Bạch Tĩnh Thủy Kim Cương.

    5. Xích Thanh Hoả Kim Cương.

    6. Định Trừ Tai Kim Cương.

    7. Tử Hiền Kim Cương.

    8. Đại Thần Lực Kim Cương.
  2. sumoem

    sumoem Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Đã được thích:
    6
    Quá chuẩn [r2)]
  3. Dap_xich_lo

    Dap_xich_lo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2010
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Bác[r32)]. Những lúc rảnh Em lại ngồi đọc lại Topic này. Yên bình. Thanh Bác & cảm ơn bác Bụi đã tạo ra TP này.@};-
  4. MrBull

    MrBull Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    6
    HAY HAY HAY. EM RẤT TÂM ĐẮC VỚI Ý KIẾN CỦA BÁC. NGƯỜI NGƯỜI NHÌN ĐƯỢC NHƯ BÁC THÌ XÃ HỘI NÀY SẼ ĐẸP BIẾT BAO. :-bd

    EM KO HIỂU VỀ PHẬT PHÁP, NHƯNG EM TIN VÀO THUYẾT NHÂN QUẢ. CẢM ƠN BÁC
  5. MrBull

    MrBull Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2010
    Đã được thích:
    6
    EM đọc nhưng ko lĩnh hội hết những gì bác viết, nhưng em biết bác rành về phật pháp. nếu bác ở HN cho em xin ym, em cũng đang muốn tìm hiểu 1 chút về Phật pháp mà chưa có dịp.

    thanks bác nhiều
  6. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Đêm qua mộng thấy 5 con chim hạc trắng tuyệt đẹp bay về hướng Nam. Thỉnh giáo chủ topic giải mộng xem thía nào được hok?
  7. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Em ko giải mộng được Chị.:(

    @ MrBull : Bác check PM.
  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Nhân ngày 1/3 Âm Lịch nhân dịp Tết Thanh Minh năm Canh Dần Phật tử DH con xin hồi hướng công đức này tới tất cả các thành viên đọc qua hoặc lưu lại cho con cháu ,hay gửi chuyển tiếp tới mọi chúng sinh !!!

    Khuyên đừng giết thú

    Muôn loài nào khác chi ta
    Cũng tìm sự sống,lánh xa tai nàn
    Có cha mẹ ,có họ hàng
    Bạn bè sinh hoạt ,hợp đoàn siêng năng
    Ta đừng giết nó mà ăn
    Cũng đừng bắt nó trói trăn ,giam cầm
    Bẫy ,câu ,trước độc mưu ngầm
    Làm cho thú ,vật âm thầm đớn đau
    Lạc bầy nhốn nháo ,xôn xao
    Lại e sợ nạn thớt dao ngay gần

    Mình có thân,chúng có thân
    Nuôi mình ,giết nó cán cân không bằng
    Mình lâm cảnh ấy khổ chăng?
    Ví như có kẻ bắt giam chúng mình
    Mẹ cha cô bác thảm tình
    Xót xa trong dạ ,bất bình xiết bao
    Ruột rà ai cắt chả đau
    Tình thâm cắt đứt ,mãi đau gan vàng

    Nếu ta suy nghĩ kỹ càng
    Tình này cảnh ấy rõ ràng tương thân
    Làm người hãy có lòng nhân
    Hãy khơi tính Phật hồi lần sáng ra
    Người cùng muôn vật một nhà
    Ta là anh chị chúng là đàn em
    Khôn hơn ta hãy xét xem
    Trông nom ,giúp đỡ đàn em dại khờ
    Khi lâm nạn chúng bơ vơ
    Mau tay giải thoát chớ ngơ mắt nhìn
    Thấy ai đang giết sinh linh
    Lấy lời khuyên giải ,lý tình cản ngăn (có thể mua để thả)
    Thú kia cũng có tấm thân
    Cũng xương cũng thịt nhiều phần giống ta
    Đánh đau chúng nó kêu la
    Tiếng rên đứt ruột,tiếng la xé lòng
    Tính linh người vật tương đồng
    Xuống tay sao nỡ,đành lòng sao đang
    Thân ta luôn muốn được an
    Mà thân thú vật lại toan xéo dày
    Người ta muốn tránh nạn ,tai
    Mà cùng kẻ yếu ra oai dữ dằn

    Nếu ta biết lẽ công bằng
    Biết câu tội phúc biết câu luân hồi
    Chớ nên giết chúng đành rồi
    Cũng đừng hành hạ tỏ lời rẻ khinh
    Khiến cho chúng khổ vì mình
    Mở lòng thương xót tấm hình hài kia
    Đừng khiến chúng phải chia lìa
    Con thì xa mẹ, vợ kia cách chồng
    Xin đừng cắt cổ -nhổ lông
    Làm gì cũng phải dự phòng về sau
    Dây oan đừng dại buộc vào
    Kiếp này gây oán kiếp nào trả xong?
    Muốn cho mình được thong dong
    Đừng làm kẻ khác buồn lòng làm chi!
    Chớ vì mình tham ,sân si
    Mà bao oan trái mãi thì cuốn trôi
    Muốn ra khỏi biển luân hồi
    Quả đắng dừng hái ,hái rồi đừng gieo
    Dừng chân thì bóng chẳng theo
    Nhân lành ,nghiệp dữ chẳng đeo bên mình
    Ai ơi ! Xin mãi giữ gìn !!!

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ( 3 lần )
  9. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Điều 2: Điều thứ hai trong "Mười Điều Tâm Niệm" dạy rằng:"Ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu xa nổi dậy. Hãy lấy hoạn nạn làm giải thoát". Tại sao vậy?

    Bởi vì van xin cầu khẩn thực sự có được gì đâu. Con người kiếp trước tạo ít phước báo, gây nhiều nghiệp báo, cho nên cuộc sống kiếp này mới gặp nhiều hoạn nạn, bất trắc, bất như ý. Muốn cuộc sống bớt hoạn nạn, vui nhiều hơn khổ, con người cần tích cực tu tâm dưỡng tánh, làm phước tạo phước kiếm phước nhiều hơn, đừng làm người khác đau khổ, dù bằng hành động, lời nói hay ngay cả trong ý nghĩ cũng vậy. Chúng ta nên nhớ rằng: chỉ có phước báo mới có thể che chở chúng ta qua những cơn hoạn nạn mà thôi. Không có Trời Phật nào cứu chúng ta khi gặp hoạn nạn đâu. Cũng như chỉ có chiếc ghe mới có thể chở chúng ta qua sông mà không bị thấm nước vậy.

    Con người không ai cầu mong hoạn nạn, cho dù mong cầu không hoạn nạn, nhưng hoạn nạn vẫn cứ tới, nguyên do là chúng ta phải đền trả những nghiệp báo đã tạo từ trước, không ai có thể tránh khỏi. Những người nào sống ở trên đời không gặp hoạn nạn, làm việc gì cũng thành công dễ dàng, người đó thường sanh tâm kiêu căng, ngạo mạn, phách lối, tiêu xài xa xỉ, khinh thường thế nhân, nghi kỵ mọi người, khiến mọi người xa lánh, không ai muốn gần gũi, thân cận, vì chẳng ích lợi gì. Khi gặp hoạn nạn, con người thường không còn tâm kiêu căng, vì kiêu căng thì gặp nạn, không còn xa hoa phung phí, tâm không còn duyên theo cảnh trần, không còn dễ nổi lòng tham lam, không còn dễ sân hận, không còn si mê lầm lẫn, bởi vì tham thì gặp nạn, sân thì gặp nạn, ngu thì gặp nạn! Nghĩa là hoạn nạn giúp cho con người sớm giải thoát khỏi những trói buộc của tham lam, sân hận, si mê, ngã mạn, nghi kỵ, chính là nghĩa đó vậy.

    Hơn nữa, trong cuộc sống phức tạp, nhiều khi gặp hoạn nạn này, có thể chúng ta tránh được hoạn nạn khác lớn hơn. Thí dụ như có người vì thua bạc nên mất vé tàu đi du lịch, cho nên thoát chết, vì chuyến tàu đó bị chìm đắm ngoài biển khơi! Nghĩa là có khi trong hoạn nạn, chúng ta có thể tìm được sự may mắn, hay bài học, hoặc kinh nghiệm nào đó vậy. Không có chuyện gì hoàn toàn xui xẻo, không có chuyện gì hoàn toàn may mắn cả. Chẳng hạn như trúng số độc đắc có thể giúp chúng ta mua nhà, tậu xe, làm ăn buôn bán, cũng có thể gây bất hòa trong gia đạo, làm cho gia đình tan nát, hay trộm cướp viếng thăm, hoặc mừng quá nghỉ thở luôn! Chẳng hạn như tù tội gian khổ, đối với bậc thánh nhân phi phàm, là cơ hội tốt nhứt để rèn luyện tâm tánh, để suy tư sáng tác những tác phẩm để đời! Biết bao nhiêu bậc vĩ nhân, hiền triết trên thế giới, xuất thân từ ngục tù! @};-
    Còn đối với kẻ hèn yếu, hoạn nạn chính là địa ngục trần gian, nhận chìm họ trong biển khổ đau, phiền não!=((
  10. minhhavt

    minhhavt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2009
    Đã được thích:
    0
    Chúc đại gia đình f319 cuối tuần thật vui vẽ@};-


    Mở cửa tròi lên trăm thứ chợ
    Gió mây môi giới cả cho trời
    Nắng mưa bất chơt như lời lỗ
    Tan chợ người đi nhợt nhạt người.@};-

Chia sẻ trang này