1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Nghĩ ngợi cuối tuần: Đạo Phật trong chúng Ta.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Trovecatbui, 03/04/2010.

4586 người đang online, trong đó có 327 thành viên. 19:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 56211 lượt đọc và 536 bài trả lời
  1. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Các bác muốn nghe giảng kinh thì có thể tìm các đĩa giảng của Thầy Chân Quang như : Đất , vui vẻ ,Đạo Phật trong đời sống ,Kinh nhân quả công bằng ... Đều rất hay ,kỹ lưỡng và vô cùng hữu ích
    Muốn hiểu về cõi Âm thì hãy tìm đĩa : Ngoại cảm và cõi Âm -của 1 Thầy mình ko nhớ tên
    Muốn biết về vợ chồng thuận hay nghịch duyên và hiệu quả tu tập thì tìm đĩa : Nghịch duyên
    .............Rất hay !
    Khi nào lo lắng ,sợ sệt hay buồn phiền thì hãy hít thở thật sâu rồi tập trung tinh thần niệm Phật "Nam Mô A Di Đà Phật " Hay"Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát "
    Cũng có thể niệm chú Lục Tự "OM MA NI PAD ME HUM " dịch sang là "ÁN MA NI BAT MINH HỒNG "
    hãy vào đây để biết ý nghĩa màu nhiệm của chú này :


    http://phatphap.wordpress.com/2008/11/28/y-nghia-cau-chu-om-mani-padme-hum/
  2. soichuong

    soichuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2009
    Đã được thích:
    6
    Bác nào buồn, chán nản vì thua chứng khoán.
    Vào đây nghe và xem sẽ giảm.


  3. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Dồn người khác phải mắc tội bất hiếu là kẻ bất nghĩa, trời ko dung, đất ko tha. Sẽ không có ai dám vào khu vực này để đầu tư, bởi có đầu tư thì cũng sẽ khuynh gia bại sản, thân bại danh liệt trừ khi các linh cữu được mồ yên mả đẹp và rộng lượng tha thứ. [r37)]

    http://dantri.com.vn/c20/s20-391122/hon-30-ngoi-mo-dao-len-roi-de-do.htm

    Quảng Bình:
    Hơn 30 ngôi mộ đào lên rồi… để đó!

    (Dân trí) - Ông Phạm Ngọc Tuế vẫn chưa hết ngạc nhiên khi 31 ngôi mộ tổ tông được ông đào lên, định cải táng thì bị lực lượng xã Cảnh Dương (Quảng Trạch) “tổng lực” cản trở. 31 ngôi mộ đào lên rồi… để đó.

    Trở lại với bài viết “Dự án “treo”, “treo” luôn mồ mả” mà Dân trí đã viết ngày 21/6/2007, mới đây ông Phạm Ngọc Tuế (ở xã Quảng Đông - Quảng Trạch - Quảng Bình) đã có đơn gửi Dân trí trình bày việc 31 ngôi mộ trong số 80 ngôi trên đất nghĩa địa của dòng họ ông phải phơi bày tiểu vì bị xã ngăn cản cải tạo.

    Theo trình bày của ông Tuế, do nghĩa địa dòng họ ông đã 5 năm nay không được tu bổ, sửa chữa nên xuống cấp, nứt nẻ trầm trọng. Sáng 8/4, ông cùng một số người trong họ mang theo tiểu sành, mộ đúc sẵn xuống để cải táng, tu bổ.

    Khi 31 ngôi mộ đã được san đào, để lộ ngói ghép vuông chứa hài cốt thì chính quyền xã Cảnh Dương do ông Chủ tịch Trần Trung Thành dẫn đầu xuất hiện, yêu cầu… giữ nguyên hiện trạng, không cho cải táng. Có những bộ hài cốt đã cho vào tiểu sành cũng không được chôn xuống lại.

    Theo ông Tuế: sau một hồi nói đi nói lại, phía ông Tuế phải nhượng bộ, năn nỉ cán bộ xã cho úp những nấm mộ đúc sẵn lên các tiểu ngói, tiểu sành đã lộ thiên.

    Sự việc khiến ông Tuế và nhiều người trong dòng họ Phạm bức xúc, cho rằng xã Cảnh Dương không thể ngăn cản việc cải táng, không thể để 31 bộ hài cốt tổ tông họ phơi nắng phơi sương theo cách đó.

    “Đúng, sai trong chuyện này tôi chưa bàn tới, song cách hành xử của xã trước việc làm tâm linh, tín ngưỡng của một dòng họ như vậy chúng tôi không thể nào chịu được” - ông Tuế cho biết.

    Trao đổi với Dân trí về việc này, ông Trần Trung Thành một mực khẳng định: hôm đó ông cùng khoảng 10 người đại diện cho Đảng ủy, UBND và các đoàn thể trong xã có yêu cầu họ Phạm ngừng việc tu bổ nghĩa trang, song không có chuyện bắt để các ngôi mộ “phơi” hài cốt, tiểu ngói lộ thiên như ông Tuế nói.

    [​IMG]
    Ông Tuế lật nấm mồ úp hờ, cho PV xem bộ hài cốt gói trong giấy báo.


    Theo tìm hiểu, việc cản trở của xã đối với mộ họ Phạm xảy ra đã lâu, xuất phát từ chủ trương di dời mộ từ năm 2004 của xã này. Theo giải thích của ông Thành, xã có chủ trương xây dựng khu phát triển kinh tế phía Tây, được UBND huyện nhiệt tình ủng hộ. Khu mộ họ Phạm nằm trong diện tích này, do đó cần được vận động di dời.

    Điều đáng nói, cả xã và huyện đã nhiều lần khẳng định xã không có ngân sách để đền bù số mộ cần di dời, dù diện tích mồ mả này sau khi di dời sẽ được đem phân lô, bán đấu giá.

    Thêm nữa, đây chỉ là chủ trương, chưa có dự án, quy hoạch cụ thể nhưng cả xã và huyện nhất mực yêu cầu họ Phạm không được sửa chữa, tu bổ khu mộ, khiến từ 5 năm nay nghĩa địa họ Phạm trở thành hoang phế, xuống cấp trầm trọng.

    “Luật quy định rồi, các tổ chức cá nhân không được quyền đòi đất” - ông Thành nói về việc họ Phạm trình các giấy tờ hợp pháp để chứng minh quyền sử dụng đất làm nghĩa địa của mình. Tuy nhiên, cần nói rõ là nghĩa địa của họ Phạm với hàng trăm ngôi mộ nằm đó đến nay đã hơn 10 đời, không gián đoạn, không tranh chấp. Do đó theo ông Tuế đây không phải là việc họ Phạm “đòi đất”, mà là xã muốn “lấy không đất”.

    Từ đó đến nay, ông Tuế đã gửi đơn khắp nơi từ các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, đoàn Đại biểu , cơ quan tiếp dân, báo chí… và cũng đã có nhiều chỉ đạo, đề nghị, phản ánh từ các cơ quan này để giải quyết dứt điểm nhưng cả xã Cảnh Dương và huyện Quảng Trạch vẫn kiên quyết một mặt vận động di dời không đền bù, một mặt cấm sửa chữa, tu bổ.

    Riêng xã Cảnh Dương đã 7 lần nhận được kiến nghị của ông Tuế và 7 lần xã trả lời với nội dung như nhau: xã không có tiền đền, vận động họ Phạm di dời, không được sửa chữa. Huyện Quảng Trạch cũng tái khẳng định điều đó, không quên “thòng” thêm lời hứa: “lúc nào có điều kiện thì đền bù sau”!

    Cũng ở xã Cảnh Dương, từ năm 2004 xã có chủ trương mở làng nghề, qua đó vận động thành công 49 dòng họ di dời 2.380 ngôi mộ. Trong số này, có nhiều ngôi mộ vừa chôn vài ba năm đã phải đào nguyên quan tài, dùng dao róc xương thịt cho vào tiểu sành để di dời. :((~X:-ss

    Dân chịu thiệt thòi là thế nhưng đến nay dự án làng nghề vẫn gần như là con số không tròn trĩnh, ngoài vài xưởng sản xuất hoạt động cầm chừng. Lời hứa giải quyết việc làm cho lao động của xã đông dân này vẫn chưa thành hiện thực.


    Nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại.
    Bao nhiêu lễ cầu siêu, nguyện cầu qui mô hoành tráng mà Giáo hội Phật giáo và Chính quyền TW gắng công tổ chức liệu có giúp chính quyền lấy lại được lòng dân và niềm tin đã mất vì hành động cạn tình cạn nghĩa này??? @-)
    Dù theo đạo nào thì 100% người dân Việt nam đều thờ cúng tổ tiên ---> động chạm như vậy, hậu quả sẽ khó lường.
    Thời phong kiến xưa, chỉ khi căm giận hận thù nhau tận xương tận tuỷ, quyết một mất một còn và coi nhau như kẻ thù truyền kiếp, kẻ cầm quyền ra quyết định đào xới mồ mả và phơi xác tổ tông kẻ thù như vậy. Đau xót quá khi lại xảy ra vào thời đại này!
  4. soichuong

    soichuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2009
    Đã được thích:
    6
    Nói chung những tội như vậy thường bị quả báo rất nặng
    Mỗi khi muốn di chuyển mồ mả do giải phóng mặt bằng. Nên làm hài hòa lợi ích người còn sống và đã khuất.
    Tốt nhất nên làm cẩn thận các thủ tục.
    Đà Nẵng là địa phương làm rất tốt chuyện này.
    Các tỉnh khác nên học tập.
  5. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Người âm ko được yên thì người trần khó mà yên được ---> Loạn trong dân sẽ từ đó mà ra.
    Nghèo khó + thiên tai + uất ức hận thù = Nổi loạn.
    Bảo trọng.
  6. proxy17

    proxy17 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Đoàn Nghệ Thuật Thần Vận lưu diễn mùa Xuân 2010
    ( 9:59 AM | 26/12/2009 )

    Đoàn Nghệ Thuật Thần Vận, hay còn gọi là Thần Truyền (Shen Yun Performing Arts), đem các nét đẹp văn hóa và nghệ thuật Phương Đông giới thiệu ra khắp thế giới với những màn ca vũ nhạc dàn dựng công phu, đẹp mắt, màu sắc rực rỡ trên sân khấu hoành tráng. Đoàn đã lưu diễn trên khắp thế giới từ năm 2007, mang đến quý khán thính giả thưởng lãm những nét nghệ thuật đặc sắc nhất của Trung Hoa.

    http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/6/files/2009/12/img72111.jpg
    Các vũ công diễn một vũ điệu Mông Cổ – ảnh: Shen Yun Performing Arts.

    Từ năm 2007, Đoàn Nghệ Thuật Thần Vận, có trụ sở đặt tại New York, bắt đầu công tác tìm kiếm và phục hồi những giá trị tinh hoa nghệ thuật Á châu, đặc biệt là những nghệ thuật cổ truyền Trung Hoa. Nội dung cổ điển này được dàn dựng lại bằng những kỹ thuật điện tử tân kỳ, âm thanh tối hảo, trong những rạp hát tầm cỡ quốc tế. Hàng trăm vũ công, nhạc sĩ, ca sĩ, trình diễn những màn ca vũ thật công phu và được báo chí quốc tế khen ngợi.

    http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/6/files/2009/12/img7221.jpg
    Nữ vũ công trong một vũ điệu Triều Mãn Thanh – ảnh: Shen Yun Performing Arts.

    Tờ Broadway World cho rằng phần biên tập vũ đạo thật tuyệt mỹ. Tờ Philadelphia Weekly nhận định những nghệ sĩ ngoài tài diễn xuất còn lộ rõ cái tâm trong sáng và hướng thiện. Tờ Globe and Mail thì khen rằng các vũ công có kỷ luật rất cao. Tờ Ottawa Sun ở Canada khuyến khích đưa gia đình con cái đến xem vì những màn trình diễn thích hợp với đủ mọi lứa tuổi.

    Đoàn Nghệ Thuật Thần Vận, với sự bảo trợ của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp miền Tây Hoa Kỳ và New Tang Dynasty TV, thuần túy trình diễn những nét đẹp nghệ thuật Trung Hoa lấy từ kho tàng 5000 năm văn hiến của xứ sở.

    http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/6/files/2009/12/shenyun1.jpg
    http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/6/files/2009/12/shenyun.jpg
    Ảnh: Shen Yun Performing Arts

    Nhà phê bình Richard Connema đã viết, "Tôi đã từng làm phê bình cho hơn 3.000 đến 4.000 cuộc trình diễn từ năm 1942. Tôi xếp chương trình trình diễn này vào hạng 5 sao. Đó là điểm cao nhất. Tôi chưa từng xem buổi trình diễn nào giống như buổi này. Tôi đã xem rất nhiều Broadway shows nhưng vẫn không thể so sánh những gì tôi xem được đêm nay. Phải nói rằng buổi trình diễn này là ’Ngoài sức tưởng tượng’."

    http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/6/files/2009/12/shenyun2.jpg
    Một hình ảnh của tiết mục múa

    Đến tháng 5-2009 Đoàn Nghệ Thuật Thần Vận đã lưu diễn ở 20 quốc gia với 300 buổi diễn xuất cùng hơn 100 nghệ sĩ thượng thặng thế giới. Đến đầu năm 2010, lần đầu tiên Đoàn sẽ đến Hồng Kông, có tất cả 7 buổi biễu diễn trong vòng 5 ngày từ ngày 27-31 tháng 1. Vé bắt đầu được bán vào ngày 2-12, chỉ trong vòng 5 ngày, 4000 vé đã được bán xong, và chỉ còn lại một ít, tất cả các vé tốt nhất ($116$) đều đã hết. Những người đại diện bán vé cũng thể hiện sự ngạc nhiên về điều này vì họ còn chưa kịp hoàn thành công việc vận động cho quảng cáo. Có một phần lớn lượng vé được đăng ký mua từ Trung Hoa đại lục, dường như người dân Trung Quốc đang chờ đợi điều này từ lâu.


    Mời các bạn xem clip giới thiệu của Đoàn Nghệ Thuật Thần Vận:

    [flashvideo file=http://media.tin180.com/uploads/2009/12/ShenYun_yellocloud_30sec_569x334.flv /]


    [flashvideo file=http://media.tin180.com/uploads/2009/12/ShenYun_localinforeview_90sec_569x334.flv /]
  7. Trovecatbui

    Trovecatbui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Nay chủ Nhật rảnh có đôi lời với Bác :Đức Phật chân chính là thực tướng đời sống của chính bạn.Tuy nhiên chính đức Phật đã dạy trong giáo lý kinh điển: "Nếu con coi ta là Phật, con sẽ không bao giờ thấy được Phật. Nếu con lắng nghe giáo Pháp của ta mà coi là Pháp, con sẽ không bao giờ thấu đạt được chân Pháp". Đây thực sự là một thông điệp vĩ đại, nhưng thật bất hạnh nhiều người lại ngộ nhận sai lầm chân lý này. Họ đang bỏ lỡ mất lời dạy của đức Phật. Thậm chí họ có thể là những học giả lớn, hiểu biết rất nhiều giáo lý Phật Pháp nhưng họ vẫn không thấu hiểu được lời khai thị này. Họ cứ coi Phật chính là đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Không! Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy chúng ta không được coi Ngài là "Phật". "Phật" ở trong chính bạn. Bạn phải thấu hiểu rằng đức Phật chân chính là thực tướng đời sống của chính bạn. Đây là điều mà đức Phật thích Ca Mâu Ni đã khai thị và cũng chính là "Pháp" mà tôi đang đàm luận tới. Pháp chân thực chính là thực tại trong chính bạn. Pháp tự nhiên, chân thật và nền tảng đang diễn ra trong chính bạn và thế giới một cách tự nhiên. Thứ được gọi là "giáo Pháp" ví như điều mà tôi đang đàm luận chỉ là sự hướng đạo mà thôi. Đây cũng chính là điều đức Phật Thích Ca Mâu Ni từng dạy: "Nếu con cho rằng giáo pháp của ta là Pháp, con sẽ không bao giờ thấu đạt chân Pháp". Lý do là giáo pháp của Ngài chỉ là sự hướng đạo, tuy nhiên nếu bạn cho rằng giáo pháp đó là tối thượng thì sự chấp pháp này sẽ trở thành một chướng ngại, một rào cản lớn. Sự ngộ nhận sai lầm này sẽ ngăn cản bạn nhận ra được bản chất, chân lý của Pháp.
    Theo tiếng Sanskrit, "Dharma" có nghĩa là "vạn Pháp". Bởi vậy bạn sẽ không bao giờ có được nhận thức chân thực về vạn Pháp nếu bạn chỉ cố chấp vào những điều đức Phật dạy. Nếu bạn cố gắng tạo ra một thứ gì đó ngoài giáo pháp của Ngài và sau đó trở nên bám chấp vào nó, bạn chỉ lãng phí thời gian, bạn sẽ không bao giờ giác ngộ được chân lý. Đây cũng là một trở ngại mà đức Phật đã từng chỉ dạy.

    P/S: Mong thêm những kiến giải về Pháp của Bác.@};-
  8. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    ".................................................
    Nhất thiết hữu vi pháp.
    Như mộng huyễn bào ảnh.
    Như lộ diệt như điển.
    Ứng tác như thị quán.
    ..........................................".

    Kinh Kim cang đã nói thế.
    Tâm kinh Bát Nhã cũng đã nói khá đủ :
    "........................... Sắc tức thị không. Thọ, tưởng, hành, thức..diệc phục như thị...."

    ============================
    Hỉnh như Trang Tử cũng có đề cập ít nhiều trong "Nam Hoa Kinh" :
    "................. Có dò là vì thỏ,............. Có lời là vì ý, đạt ý thì quên lời.........."
    =========================================================
    Pháp là lời kinh kệ, luật, luận (Tam tạng kinh điển) là phương tiện chỉ đường, là ngón tay chỉ cho muôn loài tìm ...mặt trăng
    (Phật trong tự tánh, là hạt giống Bồ Đề bị vùi sâu).
    Pháp có nhiệm vụ chỉ ra, khơi dậy....., chứ không làm thay cho ta được.
    Mỗi người phải dựa vào pháp, để nhận biết và tự tay chăm bón, tưới tẩm, rào giậu... cho hạt giống Bồ Đề ấy lớn lên.
    Phải rào giậu để ngăn ngừa sâu hại, xấu ác....
    chế ngự phần "Con" (Tham dục, thú tính)
    vun bồi tưới tẩm để phần "Người" tăng trưởng !
  9. sumoem

    sumoem Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Đã được thích:
    6
    Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ, mỗi ngày đều ngập trong khói hương và những lời cầu đảo, nhện dần có Phật tính. Trải nghìn năm tu luyện, nhện đã linh.
    Một ngày, bỗng Phật dạo đến ngôi miếu nọ, thấy khói hương rất vượng, hài lòng lắm. Lúc rời miếu, ngài vô tình ngẩng đầu lên, nhìn thấy nhện trên xà.
    Phật dừng lại, hỏi nhện: "Ta gặp ngươi hẳn là có duyên, ta hỏi ngươi một câu, xem ngươi tu luyện một nghìn năm nay có thật thông tuệ chăng. Được không?"
    Nhện gặp được Phật rất mừng rỡ, vội vàng đồng ý. Phật hỏi: "Thế gian cái gì quý giá nhất?"
    Nhện suy ngẫm, rồi đáp: "Thế gian quý nhất là những gì không có được và những gì đã mất đi!". Phật gật đầu, đi khỏi.
    Lại một nghìn năm nữa trôi qua, nhện vẫn tu luyện trên thanh xà trước miếu Quan Âm, Phật tính của nhện đã mạnh hơn.
    Một ngày, Phật đến trước miếu, hỏi nhện: "Ngươi có nhớ câu hỏi một nghìn năm trước của ta không, giờ ngươi đã hiểu nó sâu sắc hơn chăng?"
    Nhện nói: "Con cảm thấy trong nhân gian quý nhất vẫn là "không có được" và "đã mất đi" ạ!"
    Phật bảo: "Ngươi cứ nghĩ nữa đi, ta sẽ lại tìm ngươi."
    Một nghìn năm nữa lại qua, có một hôm, nổi gió lớn, gió cuốn một hạt sương đọng lên lưới nhện. Nhện nhìn giọt sương, thấy nó long lanh trong suốt sáng lấp lánh, đẹp đẽ quá, nhện có ý yêu thích. Ngày ngày nhìn thấy giọt sương nhện cũng vui, nó thấy là ngày vui sướng nhất trong suốt ba nghìn năm qua. Bỗng dưng, gió lớn lại nổi, cuốn giọt sương đi. Nhện giây khắc thấy mất mát, thấy cô đơn, thấy đớn đau.
    Lúc đó Phật tới, ngài hỏi: "Nhện, một nghìn năm qua, ngươi đã suy nghĩ thêm chưa: Thế gian này cái gì quý giá nhất?"
    Nhện nghĩ tới giọt sương, đáp với Phật: "Thế gian này cái quý giá nhất chính là cái không có được và cái đã mất đi."
    Phật nói: "Tốt, nếu ngươi đã nhận thức như thế, ta cho ngươi một lần vào sống cõi người nhé!"
    Và thế, nhện đầu thai vào một nhà quan lại, thành tiểu thư đài các, bố mẹ đặt tên cho nàng là Châu Nhi. Thoáng chốc Châu Nhi đã mười sáu, thành thiếu nữ xinh đẹp yểu điệu, duyên dáng. Hôm đó, tân Trạng Nguyên Cam Lộc đỗ đầu khoa, nhà vua quyết định mở tiệc mừng sau vườn ngự uyển.
    Rất nhiều người đẹp tới yến tiệc, trong đó có Châu Nhi và Trường Phong công chúa. Trạng Nguyên trổ tài thi ca trên tiệc, nhiều tài nghệ khiến mọi thiếu nữ trong bữa tiệc đều phải lòng. Nhưng Châu Nhi không hề lo âu cũng không ghen, bởi nàng biết, chàng là mối nhân duyên mà Phật đã đưa tới dành cho nàng.
    Qua vài ngày, tình cờ Châu Nhi theo mẹ lên miếu lễ Phật, cũng lúc Cam Lộc đưa mẹ tới miếu. Sau khi lễ Phật, hai vị mẫu thân ngồi nói chuyện. Châu Nhi và Cam Lộc thì tới hành lang tâm sự, Châu Nhi vui lắm, cuối cùng nàng đã có thể ở bên người nàng yêu, nhưng Cam Lộc dường như quá khách sáo.
    Châu Nhi nói với Cam Lộc: "Chàng còn nhớ việc mười sáu năm trước, của con nhện trên xà miếu Quan Âm chăng?"
    Cam Lộc kinh ngạc, hỏi: "Châu Nhi cô nương, cô thật xinh đẹp, ai cũng hâm mộ, nên trí tưởng tượng của cô cũng hơi quá nhiều chăng?". Nói đoạn, chàng cùng mẹ chàng đi khỏi đó.
    Châu Nhi về nhà, nghĩ, Phật đã an bài mối nhân duyên này, vì sao không để cho chàng nhớ ra chuyện cũ, Cam Lộc vì sao lại không hề có cảm tình với ta? Vài ngày sau, vua có chiếu ban cho Trạng Nguyên Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong, Châu Nhi được sánh duyên với thái tử Chi Thụ. Tin như sấm động giữa trời quang, nàng không hiểu vì sao Phật tàn nhẫn với nàng thế.
    Châu Nhi bỏ ăn uống, nằm khô nhắm mắt nghĩ ngợi đau đớn, vài ngày sau linh hồn nàng sắp thoát khỏi thân xác, sinh mệnh thoi thóp.
    Thái tử Chi Thụ biết tin, vội vàng tới, phục xuống bên giường nói với nàng: "Hôm đó, trong những cô gái giữa bữa tiệc sau vườn thượng uyển, ta vừa gặp nàng đã thấy yêu thương, ta đã khốn khổ cầu xin phụ vương để cha ta cho phép cưới nàng. Nếu như nàng chết, thì ta còn sống làm chi." Nói đoạn rút gươm tự sát.
    Và giây khắc ấy Phật xuất hiện, Phật nói với linh hồn sắp lìa thể xác Châu Nhi: "Nhện, ngươi đã từng nghĩ ra, giọt sương (Cam Lộc) là do ai mang đến bên ngươi chăng? Là gió (Trường Phong) mang tới đấy, rồi gió lại mang nó đi. Cam Lộc thuộc về công chúa Trường Phong, anh ta chỉ là một khúc nhạc thêm ngắn ngủi vào sinh mệnh ngươi mà thôi.
    Còn thái tử Chi Thụ chính là cái cây nhỏ trước cửa miếu Quan Âm đó, anh ta đã ngắm ngươi ba nghìn năm, yêu ngươi ba nghìn năm, nhưng ngươi chưa hề cúi xuống nhìn anh ta. Nhện, ta lại đến hỏi ngươi, thế gian này cái gì là quý giá nhất?"
    Nhện nghe ra sự thật, chợt tỉnh ngộ, nàng nói với Phật: "Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!"
    Vừa nói xong, Phật đã đi mất, linh hồn Châu Nhi quay lại thân xác, mở mắt ra, thấy thái tử Chi Thụ định tự sát, nàng vội đỡ lấy thanh kiếm...
    Câu chuyện đến đây là hết, bạn có hiểu câu cuối cùng mà nàng Châu Nhi nói không?
    "Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!"
    Trong suốt đời ta, sẽ gặp hàng nghìn hàng vạn loại người.
    Để yêu một người thì không cần cố gắng, chỉ cần có "duyên" là đủ.
    Nhưng để tiếp tục yêu một người thì phải cố gắng.
    Tình yêu như sợi dây, hai người cùng kéo hai đầu, chỉ cần một người kéo căng hoặc bỏ lơi, tình yêu ấy sẽ căng thẳng hoặc chùng xuống.
    Vậy khi bạn đi kiếm người ở đầu kia dây, hãy cân nhắc. Hoặc bạn có quá nhiều sợi dây tình cảm, hoặc bạn cứ liên tục tìm cái mới, hoặc khi dây đã đứt, bạn không còn can đảm hay lòng tin, tình yêu để đi tìm một tình yêu mới nữa.
    Bất kể thế nào, khi sợi dây đó đứt, bạn chỉ mất đi một người không yêu bạn, nhưng người đó đã mất đi một người yêu họ.
    Mất một người không biết trân quý bạn, có gì phải buồn rầu?
    Bởi bạn còn cơ hội, một lần nữa, gặp người biết rằng bạn quý giá.
  10. proxy17

    proxy17 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện chưa kể trong lịch sử: Lão Tử, Khổng Tử và Thích Ca Mâu Ni

    Bài của Bất Danh

    [CHÁNH KIẾN 7-5-2006] Sau khi thời Xuân Thu đã đi qua được 2500 năm, ngoại trừ Phật gia không có học phái nào có thể ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Trung Hoa bằng Nho gia và Đạo gia. Bởi vậy, ông tổ của 3 gia phái này là Thích Ca Mâu Ni, Khổng Tử và Lão Tử được người đời sau ngưỡng mộ và sùng bái.

    Thật trùng hợp ở chỗ, ngày tháng 3 vị ấy ra đời chênh nhau không quá 20 năm. Theo góc nhìn lịch sử, thì 3 vị ấy là người của cùng một thời đại. Năm 571 Trước công nguyên, ngày 15 tháng 2 Lão Tử giáng sinh tại nước Sở, huyện Khổ (nay là huyện Lộc Ấp, Hà Nam). 5 năm sau, ngày 8 tháng 4 năm 566 Trước công nguyên Thích Ca Mâu Ni giáng sinh ở Kim Ni Bạc Nhĩ. 15 năm sau, vào ngày 27 tháng 8 năm 551 Trước công nguyên, Khổng Tử ra đời tại Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông.

    3 vị Thánh giả giáng sinh vào cùng một thời đại, ấy là sự trùng hợp của lịch sử hay là Ý Trời đã an bài như vậy?

    Lão Tử

    “Lão Tử” tên thật là Lý Nhĩ, tên tự là Bá Dương. “Lão” là ý gọi người tuổi cao Đức lớn. “Tử” là cách gọi bày tỏ lòng tôn kính đối với người khác. Tương truyền Lão Tử bẩm sinh có khí chất phi phàm, am hiểu chuyện xưa, giỏi việc lễ chế, từng đảm nhiệm chức quan “Thủ tàng thất sử” (tương đương với giám đốc thư viện quốc gia hoặc là giám đốc viện bảo tàng quốc gia) và chức Trụ hạ sử (tương đương với chức quan Ngự sử thời Tần, Hán). Lão Tử ở lại Lạc Dương nước Chu thật lâu, thấy rõ sự suy sụp của nhà Chu. Năm 500 trước công nguyên, trong hoàng tộc nhà Chu phát sinh cuộc nội chiến tranh giành ngôi vị, Lão Tử bị liên lụy và bị bãi quan. Lão Tử cảm thấy nhân thế hiểm ác, bèn rời đi. Ông lưu lạc khắp 4 phương trời nhưng không để ai biết danh tính của mình.

    Ngày 1 tháng 9 năm 478 trước công nguyên, Lão Tử 93 tuổi đi về nước Tần. Lúc đi qua cửa Hàm Cốc, quan Lệnh tên là Doãn Hỷ ở đó xem bói đã biết trước là sẽ có một Thần nhân đi qua đây, bèn sai người quét dọn sạch sẽ 40 dặm đường để nghênh đón. Quả nhiên Lão Tử tới. Doãn Hỷ nói: “Tiên sinh Ngài muốn ẩn cư, sau này không còn được nghe Ngài dạy bảo nữa, kính xin tiên sinh viết sách để truyền lại cho hậu thế!”. Lão Tử tại Trung Nguyên chưa từng truyền thụ lại điều gì. Ông biết Doãn Hỷ trong mệnh đã định là sẽ đắc Đạo, bèn tạm dừng lại nơi này một thời gian ngắn, viết lại cuốn sách nổi tiếng ngàn đời: “Đạo Đức kinh”. Sau đó, Lão Tử ra khỏi cửa Hàm Cốc đi về phía Tây, vượt qua vùng Lưu Sa… Lưu Sa là chỉ vùng sa mạc lớn ở Tân Cương. Không ai biết cuối cùng ông đã đi về nơi đâu.

    Khổng Tử từng đến kinh đô nước Chu, thỉnh giáo Lão Tử về Lễ chế. Một ngày, Khổng Tử cưỡi một chiếc xe cũ do trâu kéo, lắc la lắc lư tiến vào thành Lạc Dương – kinh đô của nước Chu. Ông đi lần này mục đích là để tham quan “Các nguyên tắc trị nước mà các vị Tiên vương đã dùng”, khảo sát “Nguồn gốc của Lễ Nhạc”, học tập “Các quy phạm đạo đức”, bởi vậy việc ông tới viếng thăm Lão Tử, vị quan tinh thông chế độ Lễ nghi và quản lý thư viện hoàng gia, ấy là an bài tối quan trọng [của Thiên thượng]. Khổng Tử sau khi hoàn thành việc khảo sát lần đó, đã nói một câu lưu truyền đời sau rằng: “Trong số rất nhiều học thuyết trên đời, ta chọn theo [học thuyết của] nhà Chu”. Chế độ Lễ nghi thời đại nhà Chu là phỏng theo Lễ chế thời đại nhà Hạ và nhà Thương làm cơ sở mà đặt định ra, và Khổng Tử chủ trương sử dụng Lễ chế của thời đại nhà Chu. Có thể thấy chuyến đi lần ấy của ông thu được ích lợi không hề nhỏ.

    Khổng Tử bái kiến Lão Tử. Lão Tử hỏi Khổng Tử đọc sách gì, ông trả lời là đọc “Chu Dịch”, và Thánh nhân đều đọc sách này. Lão tử nói: “Thánh nhân đọc sách này thì được, còn ông vì sao cần phải đọc nó? Tinh hoa của quyển sách này là gì?”.

    Khổng Tử trả lời: “Tinh hoa của nó là tuyên dương Nhân Nghĩa“.

    Lão Tử nói: “Cái gọi là nhân nghĩa, đó là một thứ mê hoặc lòng người, giống như như muỗi rận ban đêm cắn người, chỉ có thể làm người ta thêm hỗn loạn và phiền não mà thôi. Ông xem, con chim Thiên nga kia không cần tắm rửa mà lông vũ tự nhiên vẫn trắng như tuyết, Quạ đen hàng ngày không nhuộm lông mà tự nhiên vẫn đen. Trời vốn là cao, đất vốn là dày, mặt trời mặt trăng từ trước tới nay đã phát ra ánh sáng rực rỡ, tinh thần từ trước tới nay chính là đã được an bài có trật tự, cây cỏ từ lúc sinh ra thì đã khác nhau. Nếu như ông tu Đạo, vậy cũng thuận theo quy luật tồn tại của tự nhiên, tự nhiên là có thể đắc Đạo. Tuyên dương những thứ nhân nghĩa để làm gì đây? Chẳng phải điều đó cũng đáng tức cười như việc vừa đánh trống vừa đi tìm một con dê thất lạc hay sao?”

    Lão Tử lại hỏi Khổng Tử: “Ông cho rằng tự mình đắc Đạo rồi chưa?”.

    Khổng Tử nói: “Tôi đã tìm cầu 27 năm rồi, vẫn chưa đắc được”.

    Lão Tử nói: “Nếu như Đạo là một thứ hữu hình có thể tìm kiếm và dâng hiến cho con người, thì người ta sẽ tranh giành nó đem dâng tặng cho quân vương. Nếu như Đạo có thể đem tặng cho người khác, thì người ta sẽ đem tặng nó cho người thân. Nếu như Đạo có thể giảng rõ ra được, người ta sẽ đem nó giảng giải cho anh em của mình. Nếu như Đạo có thể truyền thụ cho người khác, thì người ta đều sẽ tranh nhau truyền nó cho con cái mình. Song những chuyện như thế là không thể được. Nguyên nhất rất đơn giản, Đạo ấy chính là thứ mà một người bình thường không thể nhận thức một cách chính xác được, Đạo tuyệt đối sẽ không thể nhập vào tâm của người thường được”.

    Khổng Tử nói: “Tôi nghiên cứu ‘Thi Kinh’, ‘Thượng Thư’, ‘Lễ’, ‘Nhạc’, ‘Dịch’, ‘Xuân Thu’, giảng nói đạo lý trị quốc của các vị tiên vương, hiểu rõ con đường thành công của Chu Công, Triệu Công. Tôi đã lấy đó để bái kiến 70 quân vương, nhưng họ đều không chọn dùng chủ trương của tôi. Xem ra người ta thật là khó thuyết phục được!”.

    Lão Tử nói: “Ông nói ‘Lục Nghệ’ ấy tất cả đều là những thứ xưa cũ của thời đại các tiên vương, ông nói những thứ đó để làm gì đây? Thành tựu tu học mà ông đạt được hôm nay cũng đều là những thứ xưa cũ rồi”.

    Khổng Tử thỉnh giáo xong Lễ chế nhà Chu, liền quyết tâm trở về nước Lỗ khôi phục lại nguyên xi Lễ nghi của nhà Chu. Lão Tử đối với việc này vẫn bảo lưu ý kiến. Bởi vì Lễ tuy là cần phải có, nhưng muốn khôi phục toàn diện Lễ nghi nhà Chu, e rằng không thể làm được. Thời thế thay đổi, chút Lễ nghi nhà Chu ấy cũng không thích hợp với tình huống đương thời nữa. Vì vậy Lão Tử nói với Khổng Tử: “Ông theo lời những người đó, xương cốt của họ đều đã mục nát cả rồi, chỉ là những lời bàn luận của họ là còn tồn tại mà thôi. Hơn nữa quân tử gặp được thời cơ chính trị 1 thì liền theo chính, thời cơ không thích hợp thì cũng như cây cỏ bồng kia gặp sao yên vậy. Tôi nghe nói: Người giỏi kinh doanh đem cất giấu của cải hàng hóa, không cho người thác trông thấy, mặc dù giàu có nhưng dường như cái gì cũng không có. Người quân tử Đức cao thường bề ngoài cũng giống như người ngu độn, không để lộ chân tướng ra ngoài. Ông cần phải vứt bỏ tâm kiêu ngạo và dục vọng, vứt bỏ tâm thái và thần sắc mà ông đang có kia đi, vứt bỏ chí hướng quá truy cầu kia đi, bởi vì những thứ này đối với ông chẳng có chỗ nào tốt cả. Đó chính là những gì mà tôi muốn cho ông biết”.

    Khổng Tử không biết nên trả lời ra sao, nhưng vẫn không buông bỏ chí hướng của mình: Đại trượng phu “biết rõ những việc không thể làm mà vẫn làm”. Tham quan xong các địa phương khác, Khổng Tử cáo từ Lão Tử, mang theo trong lòng những nỗi niềm phấn khởi xen lẫn với thất vọng mà rời kinh đô Lạc Dương của nhà Chu. Phấn khởi là vì học hỏi lễ giáo đã thành công, thất vọng là vì những lời khuyến cáo của Lão Tử. Phía sau lưng ông, một bia đá được dựng lên ghi lại mấy chữ: “Khổng Tử đến đất Chu học hỏi lễ nghi”.

    Khổng Tử trở về, 3 ngày không nói chuyện. Tử Cống thấy kỳ lạ, bèn hỏi thầy chuyện là thế nào. Khổng Tử nói: “Chim, ta biết nó có thể bay; cá, ta biết nó có thể bơi; thú, ta biết nó có thể chạy. Có thể chạy thì ta có thể dùng lưới giăng bắt nó, có thể bơi thì ta có thể dùng dây tơ mà câu, có thể bay thì ta có thể dùng cung tên bắn được nó. Còn như con rồng, ta không biết nó làm sao có thể lợi dụng sức gió mà bay tới tận trời cao. Ta hôm nay gặp mặt Lão Tử, ông ấy cũng như con rồng kia thâm sâu không thể đo lường nổi!”.

    Đó chính là sự khác nhau cơ bản giữa một Giác Giả độ nhân và một nhà tư tưởng của nhân gian. Cái gọi là “Đạo bất đồng bất tương vi mưu” (Tạm dịch: không cùng một trình độ tu Đạo thì tâm cảnh cũng khác nhau xa), chính là tình huống như thế này. Đạo lý của Lão Tử vi diệu khó có thể hiểu nổi, bởi vì ấy là lời giáo huấn của Thần. Lời của Khổng Tử chẳng qua chỉ là học vấn của con người, là quy phạm đạo đức và hành vi của loài người mà thôi.

    Khổng Tử

    Khổng Tử tên thật là Khổng Khâu, tên tự là Trọng Ni, sinh vào nước Lỗ năm 551 trước công nguyên.

    Khi lớn lên, Khổng Tử từng làm một chức quan nhỏ chuyên quản lý kho tàng, xuất nạp tiền lương công bằng chuẩn xác. Ông cũng từng đảm nhiệm chức quan nhỏ chuyên quản lý nông trường chăn nuôi, súc vật sinh trưởng rất tốt. Nhờ vậy ông được thăng chức lên làm quan Tư không, chuyên quản lý việc xây dựng công trình. Khổng Tử thân cao 9 xích 6 tấc (xích là đơn vị đo lường cổ Trung Hoa = 1/3 mét), mọi người đều gọi ông là “Người cao lớn”, cho rằng ông là người phi thường.

    Sau khi Khổng Tử tới đất Chu học hỏi Lễ nghi trở về lại nước Lỗ, các học trò theo ông học tập dần dần đông lên. Có thể nói Khổng Tử là người thầy tư nhân chuyên thu nhận học trò đầu tiên trong lịch sử giáo dục Trung Quốc. Trước thời ông, trường học hoàn toàn là của nhà nước. Khổng Tử sáng lập ra trường học tư, thu nhận nhiều đồ đệ, đưa giáo dục mở rộng cho bình dân, đem tri thức văn hóa truyền bá cho dân gian, có cống hiến thật to lớn đối với giáo dục thời cổ đại.

    Lúc Khổng Tử 35 tuổi tới nước Tề. Tề Cảnh Công thỉnh giáo Khổng Tử về đạo trị nước. Khổng Tử nói: “Quân vương cần phải có phong thái của quân vương, bề tôi cần phải có phong thái của bề tôi, cha cần có phong thái của người cha, con cần có phong thái của con”. Cảnh Công nghe xong nói: “Cực kỳ đúng! Nếu quân vương không ra quân vương, bề tôi không ra bề tôi, cha không ra cha, con không ra con, thì cho dù có rất nhiều lương thực, ta làm sao có thể ăn được đây!”. Ngày khác Cảnh Công lại thỉnh giáo Khổng Tử về Đạo lý trị quốc, Khổng Tử nói: “Quản lý quốc gia cần nhất là tiết kiệm chi tiêu, ngăn chặn lãng phí từ gốc rễ”. Cảnh Công nghe xong rất phấn khởi, định đem đất Ni Khê phong thưởng cho Khổng Tử.

    Yến Anh khuyên can nói: “Loại nhà Nho này, có thể nói đạo lý, không thể dùng pháp luật mà ràng buộc được họ. Họ cao ngạo tùy hứng, tự cho mình là đúng. Họ coi trọng tang lễ, dốc hết tình cảm bi thương, an táng trọng thể mà không ngại bị khuynh gia bại sản. Họ đi khắp nơi du thuyết, cầu xin quan lộc. Bởi vậy không thể dùng họ để quản lý quốc gia được. Hiện nay Khổng Tử nói về dung mạo phục sức, đặt định lễ tiết thượng triều hạ triều rườm rà, chính là mấy đời người cũng học tập không xong được, cả đời cũng làm không được thông. Nếu Ngài muốn đem bộ những thứ này để thay đổi phong tục của nước Tề, e rằng không phải là biện pháp tốt để dẫn dắt trăm họ”.

    Yến Anh khuyên can có hiệu quả. Sau đó Tề Cảnh Công tiếp đãi Khổng Tử rất có lễ độ, nhưng không còn hỏi về những vấn đề có liên quan đến Lễ nữa. Trong số các quan đại phu nước Tề có người muốn mưu hại Khổng Tử. Cảnh Công nói với Khổng Tử: “Ta đã già rồi, không thể bổ nhiệm quan tước cho ông được nữa”. Thế là Khổng Tử rời Tề trở về Lỗ.

    Tại nước Lỗ, Khổng Tử tuy về mặt chính trị có rất nhiều thành tích, cũng từng làm một vài chuyện lớn, nhưng con đường làm quan không hề trôi chảy. Có lần nhà Vua chủ trì một đại lễ tế Trời, quan đại phu Tam Hoàn cố tình không chia cho ông một khối thịt tế nào. Đó là loại hình phạt nghiêm khắc nhất trong Chế độ Lễ nghi của nhà Chu. Khổng Tử biết con đường làm quan của mình không có hy vọng gì, bèn rời quê nhà đi dạy học bốn phương trời, tuyên truyền những chủ trương chính trị của mình.

    Lúc đó Khổng Tử khoảng chừng 50 tuổi. Ông không nề hà khổ nhọc, dùng 13 năm để dẫn dắt học trò chu du các nước, đi du thuyết khắp nơi. Nhưng các nước đều không chấp thuận chủ trương của ông. Năm 63 tuổi, Khổng Tử trở lại nước Lỗ. Cuối cùng nước Lỗ cũng không trọng dụng Khổng Tử, mà Khổng Tử cũng không muốn ra làm quan nữa.

    Tuy là một người tuổi đã gần đất xa trời, nhưng ngọn lửa tư tưởng trong 9 năm cuối đời đã phát huy được thành tựu rực rỡ. Khổng Tử dốc lòng thu nhận học trò, biên soạn điển tịch, tạo thành một hệ thống tư tưởng Nho học trong 9 năm cuối đời mình.

    Thời đại Khổng Tử, nhà Chu đã suy, Lễ nhạc đã phôi pha, ‘Thi’, ‘Thư’ cũng không còn toàn vẹn nữa. Khổng Tử tìm tòi nghiên cứu chế độ lễ nghi của 3 thời đại Hạ, Thương, Tây Chu, biên định “Thượng thư”, “Lễ ký”. Khổng Tử sau khi từ nước Vệ trở về nước Lỗ, thì bắt đầu đính chính lại Thi Nhạc, khiến cho “Nhã”, “Tụng” đều khôi phục lại được nhạc điệu ban đầu. “Kinh Thi” vốn có 3000 bài được truyền lại từ thời cổ đại. Đến thời Khổng Tử, ông cắt bỏ những chỗ trùng lặp, lựa chọn trong đó những bài phù hợp cho việc dạy bảo Lễ Nghĩa.

    Lúc về già Khổng Tử thích nghiên cứu “Chu Dịch”. Ông giải thích về “Thoán từ”, “Hào từ”, “Quái”, “Văn ngôn”. Khổng Tử đọc Chu Dịch rất siêng năng, đến nỗi sợi dây da trâu buộc sách đã nhiều lần bị mòn đứt. Ông nói: “Để ta sống lâu thêm vài năm nữa, ta có thể nắm vững và giải thích rõ ràng nội dung và đạo lý trong từng câu văn của “Chu Dịch”".

    Khổng Tử nói: “Quân tử lo lắng nhất chính là sau khi chết không lưu lại được tiếng thơm. Chủ trương của ta không thể thực thi, ta lấy gì để cống hiến cho xã hội và lưu danh hậu thế đây?”. Bèn căn cứ vào các sách lịch sử của nước Lỗ biên soạn ra bộ “Xuân Thu”, trên từ năm Lỗ Ân Công đầu tiên (722 TCN) xuống tới năm Lỗ Ai Công thứ 14 (481 TCN), tổng cộng 12 đời vua nước Lỗ. Lấy nước Lỗ làm trung tâm để biên soạn, tôn thờ Hoàng tộc nhà Chu làm chính thống, lấy sự tích Ân Thương làm tham khảo, mở rộng và phát triển truyền thống các thời đại từ đời Hạ, Thương, Chu, lời văn súc tích uyên thâm.

    Cuối cùng Khổng Tử biên soạn xong “Lục Nghệ” là Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân thu. Khổng Tử dùng Thi, Thư, Lễ, Nhạc làm tài liệu giảng dạy học trò, đến học có ước chừng tới 3000 đệ tử, trong đó hiền nhân quân tử có 72 người. Chưa kể nhiều học trò chưa chính thức nhập tịch ở khắp nơi nữa.

    Lúc Khổng Tử lâm bệnh, Tử Cống đến thăm viếng thầy. Khổng Tử thở dài, nói ngay: “Thái Sơn sắp đổ rồi, rường cột sắp gãy rồi, người trí tuệ sắp chết rồi!”. Nước mắt chảy dài, nói với Tử Cống: “Thiên hạ từ lâu đã mất đi đạo lý thông thường, không có ai tiếp nhận chủ trương của ta cả …”. 7 ngày sau Khổng Tử qua đời, hưởng thọ 73 tuổi, nhằm vào ngày Kỷ Sửu, tháng 4 năm 479 trước công nguyên.

    Sách “Luận Ngữ” chính là do đệ tử của Khổng Tử căn cứ theo lời nói và việc làm của ông mà biên soạn thành. Đó là tư liệu trực tiếp nhất để cho chúng ta hôm nay hiểu biết về Khổng Tử. Khổng Tử cho người ta biết thế nào là “Trung dung”, vì đời sau mà đặt định ra quy phạm làm người theo “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”. Ảnh hưởng của ông đối với văn hóa Trung Quốc và cả vùng Đông Nam Á là rất to lớn.

    Tư Mã Thiên nói: “Trong kinh “Thi” có câu nói như thế này: “Cái giống như núi cao khiến người ta chiêm ngưỡng, cái giống như đại Đạo khiến người ta tuân theo”. Từ xưa tới nay trong thiên hạ, Quân Vương và người tài đức thì có cũng nhiều. Họ khi đang còn sống đều vinh hoa quý hiển, nhưng chết đi rồi thì chẳng còn lại chút gì. Khổng Tử là một người bình dân, nhưng những người đọc sách đều tôn ông làm thầy. Từ Thiên tử, Vương Hầu đến nhân dân cả nước, những ai nói về “Lục Nghệ” thì đều xem học thuyết ấy của Khổng Tử là chuẩn tắc cao nhất. Có thể nói Khổng Tử là một Thánh nhân chí cao vô thượng”.

    Tư Mã Thiên đã đánh giá rất đúng.

    Thích Ca Mâu Ni

    Trong lúc Đại Đạo Trung Quốc đang được lưu truyền tại mảnh đất Thần Châu, thì đồng thời tại Ấn Độ – cũng là quốc gia có nền văn minh lâu đời tại phương Đông – Phật Pháp mà Thích Ca Mâu Ni đã được truyền rộng.

    Thích Ca Mâu Ni giáng sinh tại Kapilavastu (Ca tỳ La vệ), một đất nước tại vùng đất Ấn Độ xưa kia. Mẹ của ông là Hoàng hậu Mayadevi (hoàng hậu Ma Da) sinh hạ ông tại Lumbini (nằm ở Nam Nepal ngày nay) trên đường trở về nhà mẹ đẻ của bà. Người ta đồn rằng khi Thích Ca Mâu Ni giáng sinh, liền bước đi 7 bước, mỗi bước đi sinh ra một đóa hoa sen. Một tay chỉ lên trời, một tay trỏ xuống đất ông nói “Phía dưới Thiên Đàng và bên trên mặt đất, chỉ có ta là nhất”. Đây thực ra là chuyện đơm đặt của hậu thế. Trong vũ trụ này, có vô số Thần Phật của vô số Thiên Đàng, có ai dám kiêu căng khoác lác như thế không? Thích Ca Mâu Ni không bao giờ làm như vậy. Câu chuyện này thực sự chỉ là kết quả của những tình cảm tôn giáo cuồng tín của người đời sau mà thôi. Một vị Phật chỉ muốn người đời tu luyện theo lời dạy bảo của họ, chứ không muốn người ta dựng chuyện lên để mà tâng bốc.

    Thích Ca Mâu Ni từ thuở nhỏ đã có tấm lòng từ bi thương xót chúng sinh và luôn đi tìm ý nghĩa chân chính của đời người. Năm ông 19 tuổi, Thích Ca Mâu Ni rời bỏ ngai vàng, rời khỏi hoàng cung đi tu luyện. Ấn Độ thời bấy giờ có đủ loại tông phái và đường lối tu luyện khác nhau. Đầu tiên Thích Ca Mâu Ni tu theo pháp “vô tưởng định” (Samadi) 3 năm và cuối cùng đã đạt tới cảnh giới này. Nhưng ông cho rằng đó không phải là Đạo, không phải là chân lý tột cùng, cho nên ông từ bỏ nó. Sau đó ông lại tu theo “Phi tưởng – phi phi tưởng định” 3 năm, thành công rồi nhưng ông thấy rằng đó cũng không phải là Đạo, nên cũng từ bỏ. 2 lần, Thích Ca Mâu Ni từ bỏ những điều mà ông biết chắc ấy không phải là Đạo. Ông không thể tìm thấy một vị chân sư nào cả, cho nên ông tự mình tới một ngọn núi băng giá phủ đầy tuyết trắng để tu hành khổ hạnh. Mỗi ngày ông chỉ ăn một ít hoa quả khô và chịu đói đến mức toàn thân khô héo. Ông khổ tu như vậy để tìm chân lý. Nhưng 6 năm trôi qua, ông nhận ra rằng khổ hạnh cũng không phải là Đạo, bèn xuống núi.

    Thích Ca Mâu Ni đi tới bờ sông Hằng. Vì quá gầy yếu xanh xao, ông ngã xuống hôn mê bất tỉnh. Một người phụ nữ làm nghề chăn dê tình cờ đi qua, và cho ông một ít váng sữa. Thích Ca Mâu Ni ăn và phục hồi sức lực. Nhưng ông không có cách nào tìm thấy một vị chân sư có thể hướng dẫn cho mình, nên ông vượt qua sông Hằng, tới dưới một tán cây Bồ Đề, ngồi xuống và thiền định. Ông thề rằng nếu không trở thành một bậc “Vô thượng chính đẳng chính giác” thì ông thà chết tại nơi này.

    Thích Ca Mâu Ni thiền định dưới tán cây Bồ Đề ấy trong 49 ngày. Buổi sáng ngày thứ 49, ông ngẩng đầu lên nhìn trời, và nhìn thấy được những ngôi sao sáng trên bầu trời. Cũng trong một cái nhìn ấy, thần thông và các quyền năng siêu phàm của ông lập tức nổ tung, và tư tưởng của ông khai mở. Ông lập tức nhớ lại mọi điều mà ông đã từng tu luyện trước kia, hiểu được kiếp sống hiện tại và nhiều kiếp trước của mình, và tất cả những điều khác nữa mà ông cần phải biết sau khi khai ngộ. Bởi vì năng lượng phóng ra trong quá trình khai công khai ngộ, một chấn động lớn xuất hiện trong phạm vi địa lý rộng lớn xung quanh ông. Người ta cho rằng ấy là một trận động đất nhẹ, núi đổ hay sóng thần, nhưng thực ra đó là do sự khai ngộ của Thích Ca Mâu Ni. Đương nhiên năng lượng của Phật là từ bi và không làm hại ai cả. Sau 12 năm tu luyện vô cùng gian khổ, Thích Ca Mâu Ni rốt cuộc đã ngộ Đạo. Sau đó, Phật Thích Ca Mâu Ni liền bắt đầu cuộc đời truyền Pháp 49 năm của mình.

    Đặc điểm của pháp môn tu luyện mà Thích Ca Mâu Ni truyền dạy là Giới, Định, Huệ. Giới chính là cấm tất cả dục vọng và tâm cố chấp, định là nói về người nhập định tu hành, huệ là nói về người khai ngộ khai huệ. Đại tạng kinh có mấy vạn quyển, đều không lìa xa 3 chữ này. Đương nhiên, hình thức biểu hiện của nó rất phong phú phức tạp, nhưng thực chất chính là 3 chữ này.

    Lời nói và việc làm của mọi người đều trái với những điều mà các vị Phật thời tiền sử dạy bảo. Như vậy, Bà La Môn giáo tiến vào thời Mạt pháp. Trong thời gian ấy, Phật Pháp của Thích Ca Mâu Ni bắt đầu truyền rộng ra tại Ấn Độ. Bởi Pháp mà Thích Ca Mâu Ni truyền chính là chính Pháp, trong quá trình truyền Pháp, Thích Ca Mâu Ni không ngừng bác bỏ các giáo lý của các tôn giáo khác, cho nên không ngừng có những người rời bỏ ngoại đạo đến quy y Phật giáo. Như một trong những đồ đệ của ông, người mà sau này trở thành Xá Lợi Phất ban đầu là người của Bà La Môn giáo. Ông cùng Thích Ca Mâu Ni tranh luận, biết Phật Thích Ca Mâu Ni đang truyền chính pháp, bèn rời bỏ Bà La Môn giáo và trở thành người đệ tử có trí tuệ cao nhất của Phật Thích Ca Mâu Ni. Như vậy, Phật Pháp mà Thích Ca Mâu Ni truyền càng lúc càng cường thịnh, còn các tôn giáo kia càng lúc càng suy tàn. Phật Pháp dần dần bị các tôn giáo kia kỳ thị và phản đối. Trong thời gian mâu thuẫn tôn giáo lên đến đỉnh điểm, xuất hiện sự kiện các đệ tử Phật giáo bị sát hại một cách công khai. Người đệ tử có Thần thông nhất là Mục Kiền Liên bị những kẻ ngoại đạo lăn đá từ trên núi xuống đè chết, trở thành đệ tử đầu tiên của Phật Thích Ca Mâu Ni chết vì lý tưởng của Phật giáo. Ngoại đạo còn bắt bớ đệ tử của Phật Thích Ca, ném họ vào hầm lửa, hoặc trói vào cột rồi dùng cung tên bắn chết. Sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni không còn tại thế, 500 đệ tử của Phật từng bị người ta chém đầu. Sự kiện bức hại ấy khiến người ta vô cùng đau xót!

    Sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni không còn trên thế gian, các tôn giáo khác bắt đầu hưng thịnh trở lại. Phật giáo ở Ấn Độ trải qua nhiều lần cải tổ, cuối cùng đã kết hợp với những thứ của Bà La Môn giáo, biến thành một loại tôn giáo mới là Ấn Độ giáo. Ấn Độ giáo không còn tin Thích Ca Mâu Ni, cũng không thờ phụng một vị Phật nào cả. Do vậy, Phật giáo sinh ra tại Ấn Độ, cuối cùng lại dần dần bị tiêu biến ở Ấn Độ. Song tại Đông Nam Á, tại Trung Quốc, Phật Pháp đã truyền rộng khắp nơi, ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa của những quốc gia này.

    Tài liệu Tham khảo
    1. Giảng Pháp tại Pháp hội châu Âu
    2. Chuyển Pháp Luân
    3. Giảng pháp tại Pháp hội Houston
    Bản tiếng Hán: http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/5/7/37440.html
    Bản tiếng Anh: http://www.pureinsight.org/pi/index.php?news=4004
    Đăng ngày: 18-03-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Chia sẻ trang này