Nghĩ ngợi cuối tuần: Đạo Phật trong chúng Ta.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Trovecatbui, 03/04/2010.

2629 người đang online, trong đó có 156 thành viên. 00:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 56042 lượt đọc và 536 bài trả lời
  1. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Mẹ kể con nghe: Chiếc bát bằng gỗ

    [​IMG]

    Hình minh họa


    Có một người đàn ông già ốm yếu chuyển đến sống cùng với người con trai, con dâu và một cháu trai bốn tuổi. Ông đã quá già nên bàn tay ông run run, mắt thì mờ và những bước đi loạng choạng.
    Một hôm cả nhà cùng nhau ăn bữa tối nhưng bàn tay người cha già run rẩy nên rất khó khăn trong việc ăn uống, ông đã làm rơi vãi thức ăn xuống sàn. Khi ông cố cầm lấy chiếc cốc thì sữa lại sóng sánh ra khăn trải bàn.

    Người con trai và người con dâu bắt đầu trở nên khó chịu với tình trạng bừa bộn của ông. Người con trai bèn nói với vợ: “Chúng ta phải làm cái gì đó cho cha, tôi chịu đựng quá đủ những thứ như sữa tràn ra ngoài, tiếng loảng xoảng trong ăn uống và thức ăn rơi xuống sàn rồi”. Thế rồi vợ chồng người con liền để một chiếc bàn nhỏ ở góc nhà.

    Vậy là từ đó người cha già ăn một mình ở chiếc bàn nhỏ trong khi cả nhà vui vẻ bên chiếc bàn lớn. Ông lại làm vỡ chiếc đĩa của mình mấy lần và người con lại chuyển cho ông sang chiếc bát gỗ để đựng thức ăn. Họ chỉ nhìn lướt qua ông rồi lại vui vẻ trò chuyện với nhau, mặc cho những giọt nước mắt ứ đọng trong đôi mắt người cha khi ông ngồi ăn một mình. Thỉnh thoảng họ lại càu nhàu khiển trách ông mỗi lần ông làm rơi thìa hay thức ăn ra ngoài. Chỉ riêng đứa con trai bốn tuổi của họ thì im lặng theo dõi tất cả.

    Vào một buổi tối trước bữa ăn, người cha chú ý đứa con nhỏ của mình đang nghịch những mảnh gỗ trên sàn. Anh ta ấu yếm hỏi đứa trẻ: “ Con đang làm gì vậy?”. Đứa trẻ mỉm cười trả lời: “Con đang làm những chiếc bát gỗ nhỏ để cha mẹ đựng thức ăn khi sau này con lớn”.

    Đứa trẻ tiếp tục mỉm cười nhìn cha rồi nhanh chóng quay trở lại công việc dở dang của nó. Câu trả lời của đứa trẻ khiến bố mẹ nó sững sờ.

    Nước mắt bắt đầu lăn trên má họ. Mặc dù không có một lời nào được thốt ra nhưng họ biết họ cần phải làm gì. Bữa tối hôm đó người chồng cầm lấy bàn tay của ông cụ và dịu dàng dắt ông ra bàn ăn cùng mọi người.

    Từ đó người cha già lại bắt đầu cùng ngồi ăn với con cái và đứa cháu nhỏ. Vợ chồng người con cũng không còn để ý đến những chuyện như chiếc thìa bị rơi, sữa đổ ra ngoài hay chiếc khăn trải bàn bị bẩn nữa.
    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  2. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Nói hay đừng.
    (Nhân xem đoạn quảng cáo du lịch của Vietnam Airlines trên VTV1).
    Vào giờ vàng của cuối buổi tin tức buổi tối trên kênh truyền hình quốc gia VTV1.
    Một đoạn phim quảng cáo dài của Vietnam Airlines làm nhiều người xem rùng mình sởn gáy.
    Thật lòng cũng chẳng biết nói sao nữa khi vô tình chứng kiến một thú vui bệnh hoạn của số đông người (theo MC diễn giải là 15 ngàn người đang xem trên sân Đồ Sơn), nay chiếu quảng cáo trên kênh QG cho cả toàn dân xem !
    Với hình ảnh cả ngàn người reo hò, sự hào hứng của MC dẫn chuyện như chuyền thêm sự man rợ của "thú vui", tiếp theo ống kính đưa đến những màn chọi trâu tàn bạo, nhiều cảnh rượt đuổi đến cùng.
    Những màn quay cận cảnh trâu chọi đâm nhau lòi mắt hết sức rùng rợn ....
    Không biết các nhà sư phạm nói gì, khi cho trẻ em xem những cảnh ấy, với sự reo hò thích thú của đám đông, được khai thác triệt để ở mọi góc cạnh nhằm "quảng cáo du lịch" !
    Khi kết tội cho tỷ lệ tội phạm man rợ ngày càng tăng cao trong xã hội, người ta thích đổ hết lỗi cho games online (dù ai cũng biết đó chỉ là trò chơi ảo trên màn hình máy tính), nhưng công khai quảng cáo trên truyền hình quốc gia cho trò man rợ thật sự (người thật việc thật) thì hình như họ lại là những người đang hào hứng reo hò trên khán đài kia !
    Trước đây Mas Oyama dùng tay không chém gãy sừng bò và lễ hội đấu bò ở Tây Ban Nha... sau đó bị nhiều tổ chức lương tâm lên án, đến nay đã dần thoái hóa hoặc chỉ phổ biến trong phạm vi giới hạn.
    Nhưng hiện nay lại rộ lên ở xứ ta những lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên và chọi trâu ở Đồ Sơn.... được đưa chính thức lên sóng truyền hình Quốc Gia cho già trẻ lớn bé và các em học sinh mẫu giáo cũng ...được xem !
    Xin đừng trách họ, những thủ phạm máu lạnh man rợ.... Hình như chính chúng ta đang cố kích thích điều đó hàng ngày !
    Tổ Quy Sơn đã nói trong Cãnh Sách : "...như đi trong sương. Tuy không ượt áo, nhưng lâu cũng thấm lạnh".

  3. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Hóa giải nghiệp chướng[};-

    HỎI:Tôi bị khuyết tật từ nhỏ, nay tôi đã quy y Tam bảo và ăn chay trường. Kính hỏi quý Báo, muốn giải nghiệp trong đời sau thì cần làm những gì? (CHÁNH MINH; chanhminh12@zing.vn)
    ĐÁP:Bạn Chánh Minh thân mến!
    Tất cả những gì chúng ta đang có trong đời này chính là biểu hiện của nghiệp mà ta đã tạo ra trong quá khứ. Sự khuyết tật bẩm sinh của bạn chẳng hạn, là một trong những nghiệp quả có nguyên nhân từ những đời kiếp trước, đến đời này nghiệp chín muồi trổ quả.
    Một người khuyết tật, nếu biết nương theo ánh sáng Chánh pháp, có thể hóa giải được nghiệp chướng của mình ngay trong hiện tại và cả tương lai.
    Trước hết, nhờ hiểu sâu sắc về nhân quả-nghiệp báo nên chúng ta không oán trách ai cả, rõ biết quả xấu này do chính nhân xấu của chính mình tạo ra nên hoan hỷ chấp nhận.
    Ở một phương diện khác, tuy thân thể có sự khiếm khuyết nhưng nếu biết an trú tâm vào Chánh pháp cùng với các nỗ lực tu niệm hay thiền định thì có thể vượt qua những trở ngại của thân và tâm tự ti mặc cảm, đạt đến tự tại an vui.
    Sự tu học luôn có kết quả an lạc ngay trong đời này, tương lai được làm nên bằng các chất liệu hiện tại. Sự khiếm khuyết về thân cũng có phần trở ngại cho tu học nhưng đồng thời nó cũng trợ duyên để bạn tinh tấn hơn. Do đó, để giải nghiệp trong kiếp sau thì trong hiện tại cần phải chuyển hóa ba nghiệp thanh tịnh.
    Hiện tại bạn đã biết quy hướng về Tam bảo, thực tập ăn chay, nếu bạn nỗ lực tu tập như sám hối tội lỗi, nguyện giữ ba nghiệp thân miệng ý thiện lành, tụng kinh, niệm Phật, tọa thiền… thì đời này được an lạc và đời sau chắc chắn sẽ gặt hái phước báo thù thắng an vui.

    TỔ TƯ VẤN (tuvangiacngo@yahoo.com)[}
  4. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Triển lãm mỹ thuật về lá bồ đề
    Với chiếc lá bồ đề mong manh thỉnh từ đất Phật, một nhóm bạn trẻ có ý tưởng kết hợp lá với tranh sơn mài truyền thống để tạo nên các bức họa đẹp, chứa đựng nhiều ý niệm về cuộc sống.

    Triển lãm 10 tác phẩm mỹ thuật sơn mài kết hợp với lá bồ đề thỉnh từ cội bồ đề Đạo tràng - Buddhagaya, Ấn Độ, diễn ra tại 3 ngôi chùa lớn trên cả nước.
    Ngày 22 đến 24/9 vừa qua, triển lãm diễn ra tại chùa Bát Nhã (Đà Nẵng). Tiếp đó, từ ngày 30/9 đến ngày 2/10, 10 bức họa chủ đề "Bồ đề đạo tâm" sẽ được mang đến trưng bày tại chùa Tảo Sách (Hà Nội). Chặng dừng chân cuối cùng là tại chùa Xá Lợi (TP HCM), từ ngày 8 đến 10/10.
    [​IMG]
    Một bức tranh mang tên "Nghiệp" với hình ảnh lá bồ đề là trung tâm. Các nghệ nhân của công ty Bodecode dành hơn 3 năm để chế tác các bức họa này. Công đoạn quan trọng đầu tiên của quá trình thực hiện là thỉnh được lá bồ đề từ Ấn Độ về Việt Nam. Sau đó, các chiếc lá có hình dáng đẹp được xử lý qua kỹ thuật đặc biệt để tránh hư hại và được ghép vào tranh sơn mài ở vị trí điểm nhấn của toàn bộ bức tranh.
    Anh Nguyễn Đoàn Anh Khoa, người thực hiện dự án sáng tạo mỹ thuật này cho biết, 10 tác phẩm ra mắt đầu tiên trong 3 cuộc triển lãm trên là một phần của dự án gồm 52 tác phẩm gắn liền với lá bồ đề, tượng trưng cho 52 tuần của một năm. Các họa sĩ trẻ của công ty Bodecode vẫn tiếp tục thực hiện các bức tranh còn lại.
    Sau cuộc triển lãm tranh tại 3 miền, ban tổ chức tặng lại 10 bức họa này cho các doanh nhân tiêu biểu nhân Ngày doanh nhân Việt Nam 13/10. Điều kiện kèm theo là các doanh nhân nhận tranh phải trực tiếp trao tặng 1.000 ca mổ mắt cho các tổ chức từ thiện mà họ tự chọn, nhằm giúp trẻ em nghèo khiếm thị có cơ hội tìm lại ánh sáng.
    Hòa thượng, tiến sĩ Thích Trí Quảng, người cố vấn dự án nghệ thuật của Bodecode chia sẻ, ông rất tâm đắc với các tác phẩm của triển lãm. "Hình ảnh chiếc lá bồ đề gợi đến hình ảnh Đức Phật thiền định dưới cội cây. Đó là lời nhắc nhở mọi người giữ cho trí sáng suốt, tâm giải thoát và thân bình an trong cuộc sống náo nhiệt hôm nay", tiến sĩ Thích Trí Quảng nói.
    * Ảnh: Tác phẩm mỹ thuật từ lá bồ đề
  5. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Vị sư cô làm mẹ của 20 đứa trẻ mồ côi

    Động lòng trắc ẩn trước những đứa trẻ sơ sinh bị vứt bỏ ngoài đường, trong sọt rác hay trên chiếc ghế đá lạnh, vị sư cô đó đã lặng lẽ ôm các em vào chùa để chăm sóc, bảo ban. Qua nhiều năm, ngôi chùa do sư trụ trì trở thành mái ấm cưu mang các em nhỏ mồ côi, bệnh tật. Bà là sư cô Thích Nữ Nguyên Thanh, Trụ trì chùa Tiên Phước 2, tọa lạc tại số 17/66/26 tổ 126, KP9, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TPHCM.

    NGÔI CHÙA ĐẶC BIỆT
    Nằm khuất sau những con phố ngoằn ngoèo với dòng xe cộ qua lại đông đúc, chùa Tiên Phước 2 có vẻ ngoài trầm mặc, tĩnh lặng như phần đông các ngôi chùa mà chúng tôi đã có dịp ghé thăm. Tuy nhiên, bất cứ ai từng một lần đặt chân đến chùa hẳn không khỏi ngỡ ngàng, xúc động. Ở đây, tiếng khóc the thé của trẻ sơ sinh, tiếng cười nói vô tư với ánh nhìn trong veo của những em mới 2,3 tuổi tạo thành thứ thanh âm đặc biệt như ở một nhà trẻ mà bảo mẫu là vị sư cô đã ngoài 40 tuổi.

    Được thành lập từ năm 1997, chùa Tiên Phước 2 không chỉ là nơi tu học của người xuất gia mà còn là nơi náu mình của những em bé bị chính bậc sinh thành bỏ rơi. Thời gian sau, sư cô Nguyên Thanh còn vận động mở ra các lớp học tình thương Hoa Sen dành cho trẻ em nghèo không có điều kiện đến trường tại địa phương với hơn 160 em tham gia. Đến năm 2007, chùa xuống cấp trầm trọng. Vào mùa mưa, sư cô Nguyên Thanh và các bé phải chống chọi với tình trạng dột nước khắp nơi trong chùa và mắc các bệnh ngoài da do điều kiện sống không đảm bảo. Không có kinh phí trùng tu, sư cô Nguyên Thanh phải gởi thư ngỏ kêu gọi lòng từ tâm của phật tử, Mạnh Thường Quân trong và ngoài nước giúp đỡ.

    Hiện nay, chùa Tiên Phước 2 đang cưu mang 20 bé từ sơ sinh đến 13 tuổi. Đã bị ba mẹ ruột bỏ rơi, không ít bé còn mang trong mình nhiều căn bệnh hiểm nghèo như bại não, hở van tim, động kinh, khoèo chân không tự di chuyển được... Hôm chúng tôi đến, sư cô Nguyên Thanh đang cố dỗ dành giấc ngủ cho Nguyễn Thanh Hoa Quỳnh, bé gái có đôi mắt tròn, sáng ngời nhưng cơ thể gầy yếu, phần ngực bầm đen và khắp người nổi mụn nước li ti. Sư cô Nguyên Thanh kể: “Chiều 11-7-2010, khi tôi vừa bước ra cổng chùa thì có một người phụ nữ ngoài 50 tuổi xuất hiện và dúi vào tay tôi bé gái nhỏ xíu, đang thoi thóp. Người phụ nữ cho biết, nhặt được bé gái ở Châu Đốc, An Giang nhưng không có khả năng nuôi nên mang đến nhờ tôi giúp. Lo ngại cho tính mạng của bé nên tôi không kịp hỏi gì thêm mà vội vã ôm bé vào chùa và cho bé nhập viện ngay sau đó”. Bác sĩ tại Viện Tim, TPHCM (520 Nguyễn Tri Phương, quận 10) chẩn đoán Hoa Quỳnh bị tim bẩm sinh, não úng thủy và viêm phổi nặng. Nếu không được chăm sóc tốt và ghép tim kịp thời, sự sống của Hoa Quỳnh sẽ không thể kéo dài quá 3 năm. Sư cô Nguyên Thanh tâm sự: “Ngày ngày nhìn bé Hoa Quỳnh phải gồng mình chịu đựng những cơn đau, tôi đau thắt lòng. Lo cái ăn, cái mặc cho các cháu đã quá khó khăn nên việc chữa trị những căn bệnh hiểm nghèo thế này vượt quá khả năng của nhà chùa. Tôi phải đưa Hoa Quỳnh đi bệnh viện thường xuyên nhưng tình trạng của cháu ngày càng xấu đi. Bây giờ, chỉ còn trông mong vào lòng từ tâm của phật tử, các Mạnh Thường Quân để duy trì sự sống cho cháu”. Ngoài ra, còn có bé Nguyễn Thanh Hoa Sen bị bệnh động kinh. Bé Nguyễn Thanh Tuấn bị não và khoèo hai chân, phải bò trên mặt đất và luôn cười một cách ngờ nghệch.
    [​IMG]
    [};-Bé Nguyễn Thanh Hoa Quỳnh đang rất cần được trợ giúp để duy trì sự sống[};-
    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
    Giờ cơm trưa, lũ trẻ vây quanh sư cô trong một căn phòng nhỏ hẹp. Nhìn sư cẫn mẫn dỗ dành, đút cơm cho từng cháu, chúng tôi cảm nhận được tình thương của bà dành cho những đứa trẻ bất hạnh này. Khi các bé đã ngon giấc cũng là lúc hai tay sư mỏi nhừ, chân tê cứng vì ngồi lâu. Bà vội vã ăn phần cơm đạm bạc của mình rồi lại tất bật cho những công việc của buổi chiều. Sư cho biết, thời gian gần đây, cứ cách 1-2 tháng lại có một bé sơ sinh bị bỏ rơi trước cổng chùa vào lúc nửa đêm. Để có được chén cơm, bình sữa cho các bé, bàn chân của sư đã hành khất qua nhiều địa phương. Dù còn khó khăn nhưng điều đặc biệt là trong chùa luôn rộn lên tiếng cười vô tư của trẻ nhỏ. Thương sư vất vả, sau giờ học, các bé lớn tuổi hơn còn biết phụ sư việc vặt trong chùa và chăm sóc các bé sơ sinh.

    VÀ TẤM LÒNG THÍCH NỮ
    Đối diện với chúng tôi là một người phụ nữ có gương mặt phúc hậu, giọng nói nhẹ nhàng, êm dịu. Quanh bà, hàng chục đứa trẻ mới bi bô tập nói, tập đi thay nhau sà vào lòng bà như muốn tìm hơi ấm của người mẹ. Thi thoảng vài giọt nước mắt hiếm hoi rơi trên gò má của bà, một người xuất gia và là mẹ của những đứa trẻ vô thừa nhận. Chính những giông gió đã đi qua trong đời mình đã giúp bà có được sự đồng cảm sâu sắc với nỗi bất hạnh của trẻ mồ côi và dành trọn tình thương yêu của mình cho chúng.

    Thích Nữ Nguyên Thanh tên thật là Nguyễn Thị Vân, SN 1968. Bà không còn nhớ rõ quê quán của mình bởi đã bị ba mẹ ruột bỏ rơi từ nhỏ và sống những năm tháng tuổi thơ lưu lạc ở xứ người. Bà lớn lên trong vòng tay của bà nội, một người mẹ bị các con chối bỏ, già yếu và sống cuộc đời đầy bi kịch. Thích Nữ chia sẻ: “Bà nội dẫn tôi lưu lạc khắp nơi và làm đủ nghề để kiếm sống. Hai bà cháu không có nổi một túp lều để ở nên tôi quen với những đêm ngủ đường, ngủ chợ trong tình trạng vừa đói vừa lạnh. Nội bị ung thư nhưng giấu tôi mãi đến ngày bà đi”. Bà nội mất, 14 tuổi, sư Nguyên Thanh bắt đầu đi ở đợ, chăm trẻ, làm việc đồng áng cho nhiều gia đình ở khu vực miền Trung. 16 tuổi, bà lưu lạc đến Phan Thiết, Bình Thuận và được một người phụ nữ tốt bụng đưa vào chùa Tiên Phước (xã Tân Hà, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận) gặp thầy trụ trì là Thượng tọa Thích Trùng Khiết nhờ giúp đỡ. Tại đây, bà chính thức xuất gia. Sau đó không lâu, thầy trụ trì gởi bà lên Đà Lạt tĩnh tâm và học giáo lý Phật giáo. Những ảnh hưởng của thành phố hoa Đà Lạt còn in dấu trong cuộc đời bà thông qua việc bà đặt tên cho các bé gái sơ sinh đều là tên các loài hoa như: Hoa Quỳnh, Hoa Sen, Hoa Huệ...

    Năm 1997, sư cô Nguyên Thanh về chùa Tiên Phước 2 nhận chức trụ trì. Từ đó đến nay, chưa ngày nào sư được ngon giấc. Vừa lo tu học, vừa tận tay chăm sóc các bé khỏe mạnh, túc trực bên giường bệnh khi có bé ốm đau khiến bà kiệt sức. Tuy nhiên, lòng từ bi của người xuất gia, tình yêu thương đã níu giữ bà với công việc lặng thầm nhưng giàu ý nghĩa này. Trong số 20 đứa trẻ do sư cưu mang, có một bé đã mất vì bệnh AIDS. Đó là bé trai tên Nguyễn Thanh Giàu, bị bỏ trước cổng chùa khoảng 1 giờ sáng trong một tháng giữa năm 2009. Khi được sư phát hiện thì bé đã bị muỗi đốt khắp người và rất yếu. Đúng 3 tháng, 2 ngày tiếp sau đó, sư cùng bé lưu lại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch nhưng vẫn không thể cứu được sự sống của bé. Sư Nguyên Thanh cho biết, đó là những ngày khó quên nhất trong đời bà. Nhưng cũng từ đó, bà càng quyết tâm dù khó khăn, mệt mỏi vẫn dành trọn tình thương cho những mảnh đời bất hạnh. Đã nhiều năm qua nhưng chưa có bậc cha, mẹ nào quay lại chùa tìm con. Điều làm sư trăn trở nhất hiện nay là tương lai và tinh thần của các bé khi chúng lớn lên, ý thức được về thân phận mồ côi của mình.

    Trước khi chia tay chúng tôi, sư cô Nguyên Thanh bộc bạch: “Thuở bé, tôi luôn tự hỏi vì sao cha mẹ không thừa nhận mình. Cho nên, hơn ai hết, tôi hiểu các bé sẽ có những khoảng trống nhất định trong tâm hồn mà tình thương của tôi không lấp đầy được. Dù vậy, tôi vẫn nguyện một lòng lo cho chúng đến khi nào tôi không còn đủ khả năng nữa. Tôi mong mỏi những bậc làm cha, làm mẹ nếu đã tạo ra một hài nhi thì đừng nhẫn tâm vứt bỏ mà hãy cho bé một mái ấm gia đình”.


    HẢI BĂNG - NHỰT QUANG (CATPHCM)
  6. GauBo2

    GauBo2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Buồn cuối tuần !
    Ai gây nên nổi ?

    Nghe họ "bình lựng" mà buồn cho Vạn Hạnh Thiền Sư của lịch sử PGVN :

    [​IMG]
    sanhose đã viết: VN làm cái gì cũng chán, làm cho xong chuyện , coi thường ngu dân
    Vua Lý Thái Tổ lúc dời đô có 36 tuổi, nhìn như ông già 63 tuổi, tướng thì lụm khụm, éo uy phong
    Còn ông thầy tu đi phía sau, không biết có phải là sư Vạn Hạnh ? Nhìn mặt như giang hồ, chẳng ra bậc chân tu gì cả, còn lòi tóc đen hai bên tai?!![​IMG]
    Không làm thì thôi, chẳng ai ép. Còn làm thì phải nghiêm túc, nghiêng cứu kỹ lưỡng, rồi làm. Hèn gì học sinh bây giờ éo muốn biết sử Việt, mà chẳng biết cái nào đúng, cái nào xạo
    Một lịch sử được xào, xạo, chiên, luộc, hấp đủ kiểu
    Một lịch sử không dám nhìn sự thật. Chỉ cốt làm sao cho đạt mục đích hiện tại


    [​IMG]

    Thần dân các ngươi bây giờ dân chủ quá trớn! Dám soi cả Trẫm ! Năm xưa, khi trẫm rời đô về, dân Thành Đại La ra quỳ hai bên đường, bây giờ trẫm về có thằng nào chịu quỳ đâu ! Đã thế trộm cắp móc túi như dươi! Xểnh có tí thôi mà thằng Hậu vệ của trẫm đã bị dân nhảy mất đôi hài, làm trẫm phải mở kho tìm cho nó đôi dép lê đi tạm! Hờ hờ...còn hài hơn cả phường chèo nhà nghệ sĩ Quốc Anh!
  7. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Xin phép bác Cát copy trang này của bác để đưa về http://f319.com/giaoluu/p-8846676?posted=1#post8846676 cho tôi tiện theo dõi và nhớ được Hệ thống tượng Phật ở trong chùa nhé ,vì trang của bác trôi xa quá nên thỉnh thoảng mới vào xem được !
    TKs bác :x

Chia sẻ trang này