Nhà sử học Dương Trung Quốc: "Chính nhà Thanh thừa nhận lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam"

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi ChimAnhThep, 25/07/2012.

2792 người đang online, trong đó có 66 thành viên. 05:12 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1717 lượt đọc và 23 bài trả lời
  1. RocthchildBD

    RocthchildBD Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/04/2012
    Đã được thích:
    0
    mịa...em hok muốn đọc mấy cái vớ vẩn này nữa..chỉ toàn hô miệng..báo chí sụốt ngày rêu rao..mà chẳng làm dc éo gì
  2. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    Tẩy chay TKU - NAG - GGG những mã cổ phiếu của công ty khựa !

  3. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    Có 1 thằng chuyên ca ngợi hàng Trung Quốc tốt người Trung Quốc giỏi là thằng này đây bác , nó lại muốn lấy luôn Trường Sa đây này :


    Dukichxom
    Lên F319 Để Giải Trí
    Thành viên gắn bó và đang xây dựng TTVNOL cùng F319 ngày một tốt đẹp hơn
    [​IMG]



    [​IMG]

    Thành viên từ
    22:23, 05/04/10


    Được cảm ơn 774 lần

    [​IMG]Theo đuôi

    [​IMG] 25/06/12, 00:52 #576 Trích:
    trongvcbs viết lúc 00:46 - 25/06/2012 [​IMG]
    Trích:
    Dukichxom viết lúc 00:42 - 25/06/2012 [​IMG]
    anh nói đúng, 1000 năm bắc thuộc mà, nên chắc bị lai với người tầu nhiều rồi

    1000 năm xa quá ko bik thế nào.. cũng chả có nhân chứng còn sống....Chỉ bik gần đây nhất là từ khi Từ Hy Thái Hậu cắt đất cho các nước thì....Nhật Bản hiếp Tàu ra nguyên cả 1 cái Mãn Châu....Chưa kể hàng loạt nước khác hiếp nữa....Cái này chứng cứ rỏ ràng.=))

    đấy là ngày xưa thôi, chứ bây giờ sắp trả thù đc rồi, kinh tế vượt nhật rùi. Quân tử trả thù 30 năm vẫn chưa muộn
    ko như việt nam, 4000 năm rùi mà vẫn chưa trả thù được TQ


    Người Biết Không Nói, Người Nói Không Biết.





    Loan tin | Cảm ơn | Báo vi phạm Trả lời | Thêm trích dẫn Dukichxom
    Lên F319 Để Giải Trí
    Thành viên gắn bó và đang xây dựng TTVNOL cùng F319 ngày một tốt đẹp hơn
    [​IMG]



    [​IMG]

    Thành viên từ
    22:23, 05/04/10


    Được cảm ơn 774 lần

    [​IMG]Theo đuôi

    [​IMG] 25/06/12, 00:52 #577 Trích:
    HoangLan88 viết lúc 00:51 - 25/06/2012 [​IMG]
    Trích:
    trongvcbs viết lúc 00:46 - 25/06/2012 [​IMG]

    1000 năm xa quá ko bik thế nào.. cũng chả có nhân chứng còn sống....Chỉ bik gần đây nhất là từ khi Từ Hy Thái Hậu cắt đất cho các nước thì....Nhật Bản hiếp Tàu ra nguyên cả 1 cái Mãn Châu....Chưa kể hàng loạt nước khác hiếp nữa....Cái này chứng cứ rỏ ràng.=))

    Một đế quốc Trung Hoa đất rộng người đông như vậy mà để một nhúm dân thiểu số Mãn Châu đè đầu cưỡi cổ suốt mấy trăm năm, lại bắt phải dóc tóc cạo đầu theo kiểu Mãn Thanh.
    Dân Hán đúng là đông mà hèn, anh nhỉ!

    có sao đâu, sau này sát nhập lại thành một nước trung hoa hùng mạnh mà [r2)][r2)][r2)]

    Dukichxom
    Lên F319 Để Giải Trí
    Thành viên gắn bó và đang xây dựng TTVNOL cùng F319 ngày một tốt đẹp hơn
    [​IMG]



    [​IMG]

    Thành viên từ
    22:23, 05/04/10


    Được cảm ơn 774 lần

    [​IMG]Theo đuôi

    [​IMG] 25/06/12, 01:00 #579 Trích:
    HoangLan88 viết lúc 00:57 - 25/06/2012 [​IMG]
    Trích:
    Dukichxom viết lúc 00:52 - 25/06/2012 [​IMG]

    đấy là ngày xưa thôi, chứ bây giờ sắp trả thù đc rồi, kinh tế vượt nhật rùi. Quân tử trả thù 30 năm vẫn chưa muộn
    ko như việt nam, 4000 năm rùi mà vẫn chưa trả thù được TQ

    Thây quân Thanh rơi nghẽn cả nước sông Hồng. Xác chôn thành Gò Đống Đa thì có trả thù được không?
    Mày ngu như lợn í!

    đc chứ, chị ko thấy giờ lấy được hoàng sa rùi ah, sắp tới sẽ là trường sa

    Người Biết Không Nói, Người Nói Không


    Biết.

  4. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    http://dantri.com.vn/c20/s20-615943/dau-la-that-dau-la-gia.htm
    Đâu là thật, đâu là giả?

    (Dân trí) - ​Hàng loạt bài viết về tình hình biển Đông mà Việt Nam được coi là “mũi nhọn” chống phá, đăng trên báo viết, báo mạng, báo hình ở Trung Quốc. Nhưng bình tâm mà đọc rồi cũng lần ra được những dòng chủ lưu, trong đó nổi lên là thuật đánh tráo thật, giả...



    ​Đồng hành với những hành vi ngang trái trên thực địa như thiết lập cái gọi là “Thành phố Tam Sa” bao gồm cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, ngang nhiên tuyên bố mời thầu thăm dò, khai thác dầu khí nằm sâu trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đưa tầu hải giám xuống quấy rối ở khu vực Trường Sa…, ở Trung Quốc, đồng loạt dấy lên cả một dàn “đồng ca” ồn ã đầy rẫy những câu chữ hằn học, những luận điệu ngông cuồng. ​Hàng loạt bài viết về tình hình biển Đông mà Việt Nam được coi là “mũi nhọn” chống phá, đăng trên báo viết, báo mạng, báo hình ở Trung Quốc. Nhưng bình tâm mà đọc rồi cũng lần ra được những dòng chủ lưu, trong đó nổi lên là thuật đánh tráo thật, giả.
    ​Trong dàn đồng ca hỗn độn ấy bỗng nhiên nước ta bị gọi tên bằng những từ thô lỗ chẳng phù hợp chút nào với cách hành xử của những người tử tế, văn minh hoặc chí ít là tỉnh táo. Có điều chưa hiểu được là không biết cách ăn nói ấy phản ánh quan điểm chính thống (cho dù được sử dụng trên cả những phương tiện thông tin đại chúng chính thống) hay chỉ thể hiện trình độ “văn hóa” của một số nhóm, một số người nào đó? Đâu là thật: “16 chữ và 4 tốt” là thật, hay cách réo tên Việt Nam thô lỗ trên mặt các phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc trong những ngày gần đây là thật?

    [​IMG]
    Một tàu cá Việt Nam bị tàu tuần tra Trung Quốc (trái) áp sát ở quần đảo Hoàng Sa. (Ảnh: THX/TTO)

    ​Đi kèm với sự hằn học mù quáng là những lời hăm dọa hung hăng, gươm đao loảng xoảng mà một trong những ví dụ điển hình là bài “Trung Quốc buộc phải ra đòn ở Nam Hải (tức là Biển Đông)” của một tờ báo đầy quyền uy là Nhân dân nhật báo (bản hải ngoại) ngày 30/6 vừa qua. Giọng điệu của bài báo chẳng khác gì dân mãi võ ngoài chợ hay giang hồ tứ chiếng: nào là “quả đấm thẳng”, nào là “một loạt quả đấm móc”, nào là “một số đòn thái cực quyền”…

    Thật chẳng biết đâu là thật, “cơ hội chiến lược”, “trỗi dậy hòa bình” là thật hay đe dọa chiến tranh là thật?

    Đó là chưa kể những lời ăn tiếng nói kẻ cả, nước lớn, coi thường các dân tộc khác quá lạc lõng trong một thế giới mà mọi dân tộc dù lớn hay nhỏ cũng đều bình đẳng như người Trung Quốc thường nói: “Đại bàng (mà ở đây tiếc rằng lại là diều hâu) hay chim sẻ cũng đều là chim”. Chẳng lẽ nào người Trung Quốc (hay đúng ra là những người có thái độ ngạo mạn nước lớn ở Trung Quốc) đã quên rồi cái thời bị các cường quốc khác o ép, xúc phạm, khinh rẻ; chẳng lẽ họ không nhớ câu nói nổi tiếng của người xưa “Kỷ sở bất dục, Vật thi ư nhân” (đại ý là không nên áp đặt cái mình không muốn cho người khác) để nay lại áp đặt lên các dân tộc khác điều mà bản thân họ đã từng muốn gỡ bỏ?

    Vậy đâu là sự thật: những lời lẽ mỹ miều về hợp tác bình đẳng, phương thức “cùng thắng” là thật hay cách hành xử “cá lớn nuốt cá bé” là thật?

    ​Lại nữa những giọng điệu xuyên tạc, những điều đổi trắng thay đen về thực trạng trên biển Đông. Nào là “Tây Sa” tức Hoàng Sa, “Nam Sa” tức Trường Sa từ xa xưa đã thuộc về Trung Quốc; nào là “đường 9 đoạn” là đường lịch sử bị các nước khác, nhất là Việt Nam chiếm đóng bất hợp pháp, khai thác bừa bãi… Bên cạnh các căn cứ lịch sử và pháp lý trắng đen rành rành, trong con mắt người dân thì điều hiển nhiên và đơn giản là trước 1974 có bóng dáng người Trung Quốc nào ở Hoàng Sa đâu? Năm đó lợi dụng Việt Nam đang bận tiến hành chiến tranh chống Mỹ, cứu nước họ đã ùa lên chiếm đấy chứ? Trước 1988, có ai là người từ Trung Hoa lục địa lai vãng đến Trường Sa đâu, mãi tới 1988 và một hai năm sau, lợi dụng lúc Việt Nam đang bị họ và một số nước khác bao vây cấm vận đã đổ bộ lên mấy bãi đó chứ? Còn cái “đường lưỡi bò” choán hầu hết biển Đông, ở xa Trung Hoa lục địa hàng nghìn hải lý thì không một nhà khoa học nổi tiếng nào, không một chính khách tôn trọng lẽ phải nào trên thế giới chấp nhận là thuộc Trung Quốc cả, thậm chí một số nhà khoa học có lương tri ở Trung Quốc cũng công khai lên tiếng bác bỏ.

    ​Thế rồi họ còn đổ vấy rằng, Việt Nam muốn tranh thủ Mỹ để làm bừa mà cố tình quên rằng, chính vào các năm 1974 và 1988, ai cũng biết rằng họ đã móc ngoặc với người khác để làm càn ở cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa?

    ​Dù sao đi nữa, lý trí và tình cảm vẫn mong mỏi “16 chữ và 4 tốt” là thật, hận thù là giả; hòa bình là thật, giương oai diễu võ là giả; bình đẳng, “cùng thắng” là thật, kẻ cả, nước lớn là giả; Hoàng Sa, Trường Sa và thềm lục địa theo Công ước Luật biển 1982 thuộc Việt Nam là thật, những điều xuyên tạc khác là giả.

    Đừng làm gì để tài sản quý giá của mối quan hệ giữa hai nước láng giềng do tạo hóa đặt sống bên nhau phải lao tâm khổ tứ, hao tổn biết bao công sức mới tạo dựng được bị sứt mẻ, đổ vỡ. Điều đó chẳng lợi gì cho tình hữu nghị, nghĩa láng giềng giữa hai dân tộc, chẳng có lợi gì cho khu vực Đông Nam Á đang khát khao hòa bình và hợp tác, càng chẳng có lợi gì cho chính Trung Quốc đang muốn tạo dựng hình ảnh một cường quốc có trách nhiệm./.

    Hoàng Trường
  5. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    http://nguyentandung.org/sụ-hoang-tuong-cua-trung-quoc-ve-chu-quyen-o-bien-dong.html

    Sự hoang tưởng của Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông

    Đăng bởi Ban Biên Tập ngày 25/07/2012 0 phản hồi
    Yêu sách hết sức phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông cùng luận điệu tuyên truyền ngụy tạo chứng cứ đang khiến nhiều người liên tưởng đến câu nói nổi tiếng của Joseph Goebbels, Bộ trưởng Tuyên truyền của Đức Quốc xã.


    [​IMG]

    Bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa

    Goebbels nói rằng: “Nếu nói dối đủ to và cứ tiếp tục lặp đi lặp lại lời dối trá của mình, quần chúng rồi sẽ tin vào lời dối đó”. Đó là thủ thuật nói dối đúng lúc, nói dối nhiều lần với tham vọng bá quyền độc chiếm Biển Đông. Diễn biến phức tạp trên Biển Đông cùng bản chất ngụy tạo chứng cứ thô thiển về chủ quyền lãnh thổ theo kiểu “biến không thành có”, biến vùng không tranh chấp trở thành vùng tranh chấp của Trung Quốc đang làm cho nhu cầu của chính người dân Trung Quốc muốn hiểu rõ sự thật lịch sử trở nên bức thiết. Lịch sử Trung Quốc hiển nhiên khẳng định lãnh thổ quốc gia này không hề có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
    Lãnh thổ Trung Quốc qua các triều đại được ghi dấu bằng các bản đồ như “Hoàng triều dư địa toàn đồ” (1728-1729), “Hoàng triều nhất thống dư địa toàn đồ” (1894), và “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” xuất bản năm 1904 của Trung Quốc được công bố thời nhà Thanh (do Nhà xuất bản Thượng Hải in năm 1904) là những chứng cứ lịch sử không thể chối cãi, khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn không thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Nhiều chứng cứ, trong đó có các bản đồ của chính Nhà nước Trung Quốc công bố với cả thế giới thể hiện rõ ràng cực nam lãnh thổ của quốc gia này chỉ đến đảo Hải Nam. Cũng như sử sách của Trung Quốc đã khẳng định rõ cực nam của Trung Quốc là núi Nhai (Nhai Sơn hay Thiên Nhai Sơn) nằm phía nam Nhai Châu (đảo Hải Nam ngày nay) ở vị trí 18030’ vĩ độ Bắc. Những chứng cứ lịch sử như vậy không thể xóa bỏ, không thể bị bóp méo nhằm mục đích thực hiện yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý trên Biển Đông. Trong khi đó, ít nhất từ thời Chúa Nguyễn, Việt Nam đã thực thi chủ quyền thường xuyên và ổn định ở Hoàng Sa và Trường Sa. Cùng với bản đồ, còn nhiều chứng cứ lịch sử khác khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.


    [​IMG]

    Bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa

    Thế nhưng, với yêu sách hoang đường của Trung Quốc trên Biển Đông thời gian qua người dân Trung Quốc chỉ được tiếp cận những chứng cứ ngụy tạo do chính quyền Trung Quốc cố tình đưa ra. Người dân Trung Quốc không có điều kiện để biết rõ thực chất các chứng cứ lịch sử – khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Giới trí thức tiến bộ ngay tại Trung Quốc cũng đã phải lên tiếng về chủ quyền ngụy tạo “biến không thành có” của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa, với cả “đường lưỡi bò” phi lý chiếm gần trọn Biển Đông. Tuy nhiên những tiếng nói trung thực đúng đắn ấy ngay “trong lòng Trung Quốc” vẫn bị trùm phủ bởi luận điệu ngụy biện về chủ quyền qua các kênh truyền thông ở Trung Quốc. Sự tưởng tượng về chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc thậm chí còn lọt vào các trang sách giáo khoa giảng dạy ở trường học và nhiều tài liệu khác. Sự nói dối động trời nếu được lặp đi lặp lại vẫn sẽ có người tin.
    Câu chuyện nỗi tiếng “Tăng Sâm giết người” thời Xuân Thu với sự lặp đi lặp lại những thông tin giả dối đã khiến mẹ của Tăng Sâm tin con mình phạm tội tày đình – dường như đang được tái lập trong kỹ thuật truyền thông của Trung Quốc về chủ quyền hoang đường trên Biển Đông. Trung Quốc bị nhiều quốc gia phản đối khi chính thức đưa ra yêu sách “đường lưỡi bò” bằng Công hàm CML/17/2009 được gửi lên Liên Hợp Quốc ngày 7-5-2009 nhưng Trung Quốc không nêu được cơ sở pháp lý chặt chẽ nào. Vậy nhưng, quốc gia này vẫn ngông nghênh triển khai các hoạt động gọi là “chấp pháp trên biển” trong phạm vi “đường lưỡi bò” phi lý. Trung Quốc đã không ngần ngại gửi các đoàn đến các nước để thuyết trình với những chứng cứ ngụy tạo về chủ quyền với biển Đông, với Hoàng Sa và Trường Sa. Bằng cách ấy, Trung Quốc đang cố tình làm cho dư luận lầm tưởng Trung Quốc có quyền đối với vùng biển mà Trung Quốc đã tuyên bố, nhằm đánh lừa cộng đồng quốc tế thừa nhận sự tồn tại của “đường lưỡi bò”. Các dữ liệu ngụy tạo thất thiệt của Trung Quốc đã được kỹ thuật truyền thông tại quốc gia này gieo vào lòng tin của người dân Trung Quốc về chủ quyền tưởng tượng của họ trên Biển Đông mà mới nhất là cái gọi là “thành phố Tam Sa” được thành lập. Luận điệu nói dối đã phát huy hữu hiệu, những viên đạn truyền thông đã bắn vào tâm tưởng người dân Trung Quốc khiến cho nhiều người trong số họ ngộ nhận rằng Việt Nam “xâm chiếm” hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Trước sự ngụy tạo chứng cứ tuyên truyền sai trái của Trung Quốc, cộng đồng thế giới rất cần được tiếp cận các tài liệu về sự thật lịch sử và những căn cứ pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Dù Việt Nam luôn kiên trì với đường lối hòa bình, hành xử phù hợp với pháp luật quốc tế, không sử dụng vũ lực, nhưng cần tăng cường hoạt động chấp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Thiết nghĩ, chân lý sẽ soi sáng khi các vụ việc Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, công khai, khách quan tại Tòa Trọng tài Quốc tế, để cộng đồng quốc tế thấy rõ chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Theo (ĐVO)
  6. trongvcbs

    trongvcbs Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    73
    Tàu khựa hay VN cũng ko sao...Quan trọng là nói lên chính kiến đúng và chính nghĩa.....Ng nào nói đúng sự thật thì ta tôn trọng ng ấy bạn à....ko nhất thiết là ng nước nào....ko quan trọng trước đây là thù hay ko...quan trọng là họ tôn trọng lẽ phải ....Và, tôi cũng như bạn...Chúng ta tôn trọng điều đó[r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  7. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136

    Sắp có chiến tranh ?

    Đăng bởi Ban Biên Tập ngày 25/07/2012
    Lại thêm một hành động gây hấn mới của TQ sau hàng loạt hành động gây căng thẳng gần đây. TQ đã lộ rõ âm mưu quân sự hóa để độc chiếm biển Đông, bất chấp dư luận phản đối của khu vực và quốc tế.
    Ngày 24-7, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin quân đội Trung Quốc đang đợi lệnh để diễn tập bắn đạn thật với quy mô lớn nhất gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam. CCTV tiết lộ hạm đội hải quân lớn của Trung Quốc tại khu vực biển Nhật Bản đang cấp tốc quay xuống quần đảo Trường Sa để chuẩn bị cho cuộc tập trận này. Trung Quốc, thông qua CCTV, trắng trợn tuyên bố cuộc tập trận là để “các nước láng giềng thấy được thực lực của Trung Quốc”.
    [​IMG]Tàu chiến Trung Quốc được trang bị “đến tận răng” để chuẩn bị cho cuộc diễn tập tại biển Đông

    Tình báo Mỹ tiết lộ hệ thống vệ tinh của Mỹ đã phát hiện 20 tàu chiến lớn của hải quân Trung Quốc đang tề tựu để bài binh bố trận tại khu vực quần đảo Trường Sa. Nguồn tin này khẳng định trong số này có tàu ngầm lớp Kilo của hạm đội Đông Hải và bảy tàu của hạm đội Bắc Hải.
    Trước đó, Bộ Quốc phòng Nhật cũng đã lên tiếng báo động có 11 tàu quân sự Trung Quốc thuộc hạm đội Đông Hải đi qua khu vực biển Nhật Bản tới Thái Bình Dương trong hai ngày 8 và 9-7.
    Dồn lực lượng quân sự tới biển Đông
    Cùng lúc, lúc 9g30 ngày 24-7, chính quyền tỉnh Hải Nam đã cắt băng ra mắt cái gọi là “thành phố Tam Sa” và ngang nhiên mời gọi người dân nước mình đến “thăm thành phố”. Sự kiện này được truyền hình trực tiếp qua CCTV.
    Gần đây, Trung Quốc đã liên tục có những bước dấn tới để tìm cách gây hấn trên biển Đông vốn đã rất căng thẳng. Tháng trước, Trung Quốc đã cho thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, và mới đây đã họp “hội đồng nhân dân”, lập đơn vị đồn trú tại thành phố này để “tiến hành các chiến dịch quân sự”. Trung Quốc cũng đã xua “hạm đội” tàu cá đến đánh bắt trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam…

    Theo báo mạng Quân sự 51 của Trung Quốc, “thành phố Tam Sa” nằm trong chiến lược quân sự lâu dài của Trung Quốc. Bắc Kinh mới đây còn sắp xếp lại cấp chỉ huy lực lượng hải quân nhằm biến hạm đội Nam Hải trở thành lực lượng mũi nhọn của hải quân Trung Quốc. Báo này cho biết các quan chức quân đội Trung Quốc còn tuyên bố sẽ khoanh vùng các mỏ dầu trên biển Đông để tiếp tục mời thầu…
    Báo Philippines Star cho biết Trung Quốc đang dự định xây dựng một đường băng trên bãi đá Xubi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc đã xây hai tòa nhà bốn tầng, hai doanh trại quân đội, một hệ thống rađa và một ngọn hải đăng trên bãi đá này. Máy bay của hải quân Philippines cũng phát hiện tàu đổ bộ lớp Ngọc Đình đang luẩn quẩn tại khu vực này.
    Ý đồ thâm độc
    Các diễn biến liên tiếp này cho thấy Trung Quốc đang tìm cớ gây hấn để thực hiện âm mưu độc chiếm biển Đông. Trao đổi với Tuổi Trẻ, giáo sư Renato C. De Castro thuộc Đại học De La Salle (Philippines) nhận định thời gian tới Việt Nam và Philippines sẽ liên tục phải đối mặt với các tàu hải giám và ngư chính Trung Quốc. Và điều nguy hiểm là lẩn sau những con tàu bán quân sự này là các tàu quân sự của hải quân Trung Quốc. “Rất có thể sẽ có đụng độ xảy ra giữa các tàu Trung Quốc với lực lượng tuần duyên các nước ven biển Đông” – giáo sư De Castro cảnh báo.
    Theo ông, việc Trung Quốc liên tục gây hấn trong những ngày qua không chỉ nhằm gây sức ép lên Việt Nam và Philippines mà gián tiếp là muốn thăm dò phản ứng của Mỹ khi Washington đang “tái cân bằng” lực lượng ở châu Á – Thái Bình Dương. Giáo sư De Castro cũng cảnh báo một nguy cơ nghiêm trọng là các tàu Trung Quốc sẽ quấy rối, gây khó dễ để tìm cách khiêu khích phía Việt Nam và Philippines phản ứng trước. Và khi đó, theo ông, “họ chỉ chờ chúng ta bắn phát súng đầu tiên là hùng hổ trấn áp và tuyên bố là họ chỉ tự vệ”.
    Tiến sĩ David Koh thuộc Đại học Quốc gia Singapore cũng tin rằng Trung Quốc đang thật sự có ý đồ sử dụng vũ lực trên biển Đông. Trước nay Trung Quốc vẫn luôn nói rằng họ không hề theo đuổi chính sách bá quyền. Nhưng nếu đó là sự thật thì Bắc Kinh phải sẵn sàng thảo luận với ASEAN về COC, một cơ chế ngăn chặn các hành vi bá quyền trong khu vực chứ” – ông phân tích.
    Trong khi đó, theo tiến sĩ Ian Storey thuộc Học viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore), Trung Quốc sẽ chỉ sử dụng vũ lực như một giải pháp cuối cùng, bởi xung đột sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín ngoại giao của Bắc Kinh và khiến các nước khác trên thế giới can thiệp.
    Báo Le Figaro (Pháp) nhận định: “Dựa trên sức mạnh ngày càng gia tăng của các hạm đội “dân sự”, trong đó có những con tàu được trang bị những loại vũ khí hạng nặng, Bắc Kinh đang không mệt mỏi thực hiện chủ quyền của mình bằng chính sách “chuyện đã rồi”. Năm 2010, biển Đông đã được nâng cấp thành “lợi ích sống còn” ngang hàng với Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương. Điều này có nghĩa là Bắc Kinh sẽ không chấp nhận bất kỳ nhượng bộ nào”.
    SƠN HÀ – ĐÔNG PHƯƠNG
    Ban biên tập đặt lại tiêu đề
  8. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    Không thích thì phắn . Đừng vào đây phá rối nhé ! [r23)]
  9. cop3mong

    cop3mong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Đã được thích:
    371



    Sự trả lời của VN đối với Tàu Khựa


    =D>=D>=D>[r2)][r2)][r2)]
  10. TraMy686

    TraMy686 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2012
    Đã được thích:
    6.136
    http://nguyentandung.org/my-choi-nuoc-co-bien-dong-doc-hon-trung-quoc.html

    Mỹ chơi nước cờ biển Đông độc hơn Trung Quốc

    Đăng bởi Ban Biên Tập ngày 18/07/2012
    Khiến Trung Quốc tự trói chân tay mình
    Khi chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô , lúc đó là đối thủ “ kẻ tám lạng, người nửa cân” với Mỹ, chưa từng sợ Mỹ, tan rã. Nước Nga mới thân phương Tây đã hình thành và nắm quyền điều khiển.
    Lẽ ra với chế độ chính trị giống Mỹ và phương Tây như Nga thì Nga sẽ yên ổn làm ăn, không lo lắng gì về an ninh quốc phòng với Mỹ, nhưng thực tế thì không.
    Chính Nga, chứ không phải Trung Quốc mới là đối thủ tiềm tàng cản trở, thách thức địa vị Bá chủ thế giới của Mỹ.
    Bởi thế, kiềm chế Nga là mục tiêu chiến lược lâu dài của Mỹ. Hiệp ước Bắc đại tây dương(NATO) không bị bãi bỏ mà còn phát triển về hướng Đông để bao vây Nga. Các hệ thống lá chắn tên lửa cũng để chống Nga…Mỹ muốn Nga không còn “cựa quậy” giống như Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần 2 vậy.
    [​IMG]Tàu Ngư Chính 204 của Trung Quốc.

    Hơn ai hết, Mỹ thừa hiểu sức mạnh quân sự của Nga. Nếu tiếng gầm của con Sư tử Mỹ vang rền hùng mạnh trên thế giới đầy khí phách, nội lực thì tiếng gầm của con Hổ Nga nghe có vẻ yếu vì đói mồi, nhưng xin lưu ý, đó vẫn là tiếng gầm của Hổ, chúa sơn lâm.
    Đừng thấy hổ đói mồi phải ăn cỏ mà tưởng là giống Dê rồi đến “Vuốt râu Hùm” thì mất mạng như chơi. Ông Mikheil Saakashvili, Tổng thống Georgia là một nạn nhân như vậy. Tiếc là khi ông ta hiểu ra điều này thì đã quá muộn.

    Còn Trung Quốc thì sao? Là nước thứ hai sau Liên Xô cùng phe xã hội chủ nghĩa, khi Liên Xô tan rã tại sao Mỹ không “làm gỏi” luôn? Chẳng lẽ 3 thập kỷ giấu mình chờ thời để trổi dậy mà Mỹ bỏ qua, không biết ư?
    Đơn giản là qua cuộc chiến tranh Việt Nam không ai hiểu ý đồ, ý chí, nội lực của Trung Quốc hơn Mỹ. Vì thế Mỹ rất tự tin, Trung Quốc chẳng là cái gì khi cạnh tranh, thách thức địa vị thống trị của Mỹ. Mỹ bắt đầu chơi con bài Trung Quốc.
    Một thực tế là Trung Quốc có tiến bộ vượt bậc về kinh tế và quân sự khiến thế giới ca ngợi. Bộ máy tuyên truyền của Mỹ thì không ngừng thổi phồng lên sức mạnh quân sự của Trung Quốc, nào là tàu ngầm Trung Quốc đuổi tàu SB Mỹ, nổi lên cách vài trăm mét mà Mỹ không biết; nào là trong 5-10 năm tới Trung Quốc sẽ đuổi kịp và vượt Mỹ…Trung Quốc cũng tự mình xếp hạng đứng thứ 2 sau Mỹ về quân sự…
    Mỹ tự “lo sợ, hốt hoảng”, Mỹ vẽ ra một bức tranh màu hồng cho Trung Quốc, làm Trung Quốc mất tỉnh táo sinh ra ngộ nhận.
    [​IMG]Quần đảo Trường Sa của Việt Nam

    Thứ nhất họ cho rằng Mỹ bị khủng hoảng kinh tế, sa lầy ở Irac, Apganxtan nên suy yếu, việc Trung Quốc đuối kịp và vượt chỉ là vấn đề thời gian. Thời cơ soán ngôi đã đến.
    Thứ hai là tiềm lực quân sự của họ cho phép họ tuyên bố “lợi ích cốt lõi” (là lợi ích mà Trung Quốc có quyền dùng vũ lực để bảo vệ hoặc chiếm giữ) ở nơi mà họ muốn (trước mắt là biển Đông, tiếp theo là Châu Á TBD chẳng hạn).
    Cái bẫy của Mỹ giăng ra, Trung Quốc chui vào không ngần ngại
    Trung Quốc lập tức thay đổi thái độ và hành xử với các quốc gia láng giềng, khu vực. Thái độ thì hung hăng, hiếu chiến, nước lớn. Hành động thì ngang ngược, chèn ép, bắt nạt, đe dọa dùng vũ lực.
    Ngay như Nhật Bản-siêu cường biển châu Á thật sự mà vụ Nhật bắt Thuyền trưởng tàu đánh cá TQ xét xử khiến TQ gầm lên, hùng hùng hổ hổ,(đúng là nghé không sợ cọp) vậy, thử hỏi những nước nhỏ khác trong khu vực Trung Quốc coi ra gì? Ai dám bắt tay thân thiện với một quốc gia như thế mà không bất an? Họ sẽ làm gì, chịu hòa tan, lệ thuộc hay là tìm lối khác?
    Và đây là những bước đi của họ:
    Đầu tiên là tăng cường tiềm lực quân sự, hợp tác với nhau để tạo nên sức mạnh. Việt Nam là một trong những nước có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc nhiều nhất và đương nhiên bị gây căng thẳng, đe dọa nhiều nhất. Bởi vậy, tăng cường tiềm lực quân sự, xây dựng Hải quân hiện đại đủ sức đương đầu với nguy cơ xâm lược là điều không thể không làm.
    Thực tế, với sự hợp tác với Nga, Ấn Độ về quân sự, Việt Nam đã tăng cường đáng kể sức mạnh phòng thủ của mình, có đủ tự tin để quan hệ với Trung Quốc một cách bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hòa bình và cùng phát triển. Việt Nam đã học được từ lịch sử bài học không nên đặt niềm tin vào những lực lượng bên ngoài.
    Nhưng Việt Nam cũng đang đứng trước một cơ hội khác thường trong việc xây dựng một liên minh quốc tế và khu vực hiệu quả trong việc bảo vệ những tuyên bố chủ quyền hợp pháp. Rõ ràng Việt Nam không còn đứng một mình trong việc phản đối bá quyền Trung Quốc. Các nước khác như Philipin, Malaixia, Indonixia… cũng có những bước đi như vậy.
    Bước đi tiếp theo là tìm đối tác để đối trọng, cân bằng với sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc (Mỹ, Nga, Nhật, Ấn Độ…) và Mỹ là sự lựa chọn tối ưu.
    Hoa Kỳ cũng chỉ chờ có thế. Giống như một vở kịch có 3 màn tuyệt phẩm.
    Màn thứ nhất: Bi kịch tàu chiến Hàn Quốc bị đánh chìm. Không cần biết nguyên nhân ai là thủ phạm, chỉ biết rằng mối quan hệ giữa Mỹ-Hàn tưởng như đã nguội lạnh bỗng nhiên ấm áp trở lại.
    Màn thứ hai: Sự kiện tranh chấp với Nhật Bản. Những tưởng Mỹ không còn chỗ đứng chân trên đất Nhật nào ngờ thái độ như muốn ăn tươi nuốt sống Nhật Bản khiến cho Liên minh Mỹ-Nhật có thêm sức sống mới. Trung Quốc vô tình khiến Nhật nổi máu “Võ sĩ đạo”.(Với Philipines thì Mỹ đã có sẵn Hiệp ước phòng thủ chung)
    Và bước đi cuối cùng là giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc.
    Một nước như CHDCND Triều Tiên mà quan hệ với Nga để giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc thì đủ biết sự lệ thuộc vào Trung Quốc nó phức tạp như thế nào.
    Đối với các nước Asean thì Myanmar là một minh chứng sinh động. Ngả theo phương Tây đã đành, Myanmar còn quyết định ngừng hợp đồng xây thủy điện với Trung Quốc khiến ông lớn hàng xóm phản đối quyết liệt.
    Vậy là Mỹ trở lại châu Á-TBD như là một “hiệp sỹ” đối với các quốc gia trong khu vực, củng cố, hình thành mau lẹ những liên minh quân sự…khiến Trung Quốc không kịp phản ứng, chỉ “thốt lên” “Trung Quốc chưa từng thành lập một liên minh quân sự như vậy” (Lưu Vi Dân).
    Hiện diện của Mỹ ở châu Á-TBD, bất kỳ cách dùng từ ngữ nào cũng vì mục đích: Bao vây, kiềm chế Trung Quốc.
    Trong khi đó Trung Quốc thu được gì? Họ mất bạn, láng giềng gần thì tự mình khiến họ xa lánh, cảnh giác, mất lòng tin. Trung Quốc nhìn đâu cũng thấy kẻ thù.
    Trung Quốc cứu vãn tình thế bằng cách ngăm người này, đe người khác rằng không được theo Mỹ, Nhật…nhưng đã muộn.
    Chính Trung Quốc đã tự đẩy các quốc gia láng giềng ngả theo Mỹ, chính họ vì ngộ nhận, do sự ru ngủ của Mỹ đã tự trói tay chân mình.
    Trục Đức-Ý-Nhật ngày xưa mà không làm được gì thì một Trung Quốc đơn độc liệu có thành công khi bộc lộ tham vọng và ngông cuồng quá sớm?
    Lê Ngọc Thống
    (PNT)

Chia sẻ trang này