Nhận thức và tầm nhìn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 23/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2965 người đang online, trong đó có 90 thành viên. 05:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 11 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 11)
Chủ đề này đã có 192030 lượt đọc và 1347 bài trả lời
  1. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Diễn đàn toàn loại mạt hạng khó phát triển. Người có kiến thức muốn viết và viết thì bị đeo bám. Còn người đọc thì chỉ biết đọc mà không đoàn kết tảy chay cái xấu. Quay ra chỉ trích chủ pic. Con người ai cũng có hỷ nộ ái ố. Thử bị đeo bám như vậy xem có giữ được mình và thông thái không. Ít ra vào đọc kiến thức của bác khongquen25 mà thấy hay. Thì cũng phải gửi than phiền báo cáo kẻ quấy phá. Đúng là cái gì miễn phí thì cũng chỉ thế thôi. Độc giả thử đặt tâm trạng mình vào người viết xem[r24)]
  2. gacon2012

    gacon2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/09/2012
    Đã được thích:
    158
    Bác KQ không cãi nhau với Cái Bang nữa. Tập trung vào phần chém của bác đi. Ai thu lượm được gì là tuỳ tư duy va quyết định của mỗi người. Em luôn ngồi hóng bác chém.=D>=D>=D>
  3. thecoolboss75

    thecoolboss75 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/02/2010
    Đã được thích:
    396
    Cái này bác nói cũng đúng, nhưng cái bọn đeo bám kia, mọi người báo vi phạm nhiều rồi, khóa hết nick này nó mọc ra nick khác, vậy thử hỏi các bác còn báo để làm gì?? vì vậy cách tốt nhất là đừng commment với những kiểu khiêu khích đó, vì ai cũng nhận ra được giọng văn của bọn chúng, dù dưới bất kỳ nick nào,và mục đích của bọn chúng là gì
  4. Bond2011

    Bond2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2013
    Đã được thích:
    6.704
    Vài tin về VCG gửi bác kq:

    Về VCG bác nên kiểm tra lại tin nhé.
    Thứ 1, vị tướng tổng về hưu. Có lẽ bác nhầm vì hiện nay bác này đã lên hàm trung tướng, mà hàm này thì 70 tuổi mới về hưu. Bác này có 10 năm nữa .
    Thứ 2, Viettel mua XMXP chưa chắc là hot rác đâu, vì nhiều lý do lắm. Đơn giản nhất là nhiều khoai tây thèm XMCP lắm
    Thứ 3, cái giá thì ko hề rẻ. Ra tin thì VCG ko có dưới 15 đâu đó bác
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    BÁO CÁO HSBC KẾT NỐI GIAO THƯƠNG

    Tốc độ tăng trưởng GDP sẽ ở mức khiêm tốn trong năm nay. Nhu cầu nội địa và xuất khẩu yếu ảnh hưởng đến mức độ tự tin của ngành công nghiệp. Dự báo năm 2014-2016 sẽ có sự hồi phục mạnh hơn khi lãi suất thấp hơn, hàng tồn kho giảm kích thích đầu tư nội địa. Xuất khẩu tăng lên và các cam kết FDI giá trị cao bắt đầu chảy vào Việt Nam.

    • Dù Chỉ số Tin cậy Thương mại (TCI) nửa đầu 2013 đạt thấp nhất trong vòng bốn năm qua, chúng tôi kỳ vọng giao thương sẽ dần khởi sắc trở lại vào nửa sau năm 2013. Gần một nửa doanh nghiệp được hỏi trong khảo sát về Chỉ số Tin cậy Thương mại cho rằng khối lượng giao thương sẽ được cải thiện trong nửa cuối
    2013.

    • Chính phủ cam kết hiện đại hóa nền kinh tế và cải thiện cơ sở hạ tầng. Trong 20 năm tới, tỉ lệ nhập khẩu liên quan đến cơ sở hạ tầng sẽ tăng hơn một nửa, đa
    phần sẽ là đầu tư vào máy móc, thiết bị.

    • Triển vọng về dài hạn khá khả quan. Với vị trí vững mạnh của ngành công nghiệp giày dép, may mặc và thị trường trang thiết bị thông tin và viễn thông, Việt Nam
    hoàn toàn có thể kỳ vọng mức tăng trưởng trong dài hạn là 5% một năm

    Việt Nam có mối quan hệ giao thương mạnh với Mỹ và châu Âu. Rủi ro đối với tăng trưởng xuất khẩu do thị trường Trung Quốc và châu Âu phát triển chậm lại phần nào đã được bù đắp bởi các cơ hội giao thương nội vùng và sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ.

    Trang bị để tăng trưởng

    Tại sao cơ sở hạ tầng lại quan trọng. Điều kiện cơ sở hạ tầng tại Việt Nam cần được gấp rút cải thiện. Việc nâng cấp và mở rộng mạng lưới giao thông và viễn thông rất quan trọng nhằm hỗ trợ tăng trưởng GDP trong dài hạn vượt ngưỡng 5%/năm. Việt Nam không được Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới đánh giá thuộc 100 nước dẫn đầu về cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên hiện tại quốc gia đang có nhiều tiến bộ, Chỉ số Đo lường về Cơ sở Hạ tầng của HSBC về Việt Nam (AIM) đã tăng từ mức 0,28 trong năm 2000 lên 0,37 trong năm 2012 (con số này của Hàn Quốc là 1,04). Trong vòng 20 năm tới, hơn một nửa tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam sẽ là các sản phẩm dùng cho hạ tầng cơ sở và đầu tư vào trang thiết bị. Tới năm 2030, hơn một phần ba giá trị nhập khẩu sẽ dành cho thiết bị đầu tư, cao hơn so với mức ít hơn một phần tư của năm 2013. Khi Việt Nam tiếp tục phát triển, dự báo của chúng tôi cho thấy Việt Nam sẽ nhập khẩu sản phẩm cơ sở hạ tầng gấp hai lần mức xuất khẩu của các sản phẩm này. Sự tham gia của khu vực tư nhân tại Việt Nam khá thấp so với các nước láng giềng nhưng Chính phủ đang đưa ra nhiều cải cách để cải thiện điều này nên hạn chế về vốn là rào cản cho việc phát triển xuất nhập khẩu trong khảo sát về Chỉ số Tin cậy Thương mại của HSBC như
    16% doanh nghiệp xuất nhập khẩu nêu ra sẽ dần dần giảm xuống.

    “Khối lượng đầu tư mà các quốc gia đang dành cho cơ sở hạ tầng đang là một hiện tượng và cung cấp cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tìm kiếm sự tăng trưởng và phát triển. Tầng lớp trung lưu tại các quốc gia mới nổi của châu Á gia tăng nhanh chóng sẽ thúc đẩy nhu cầu rất lớn về cơ sở hạ tầng trong khu vực. Việc Trung Quốc gia tăng chuỗi giá trị của hàng hóa do quốc gia này sản xuất đã tạo ra cơ hội cho các nước phát triển cung cấp thiết bị đầu tư cao cấp cho các nhà sản xuất tại nước này.

    Chúng tôi kỳ vọng hàng hóa liên quan tới cơ sở hạ tầng sẽ nâng cao thị phần trong giao thương toàn cầu. Kết quả là tại các nền kinh tế đã và đang phát triển, các nhà xuất nhập khẩu hàng hóa liên quan tới cơ sở hạ tầng và hàng hóa thương mại sẽ có rất nhiều cơ hội lớn.” Ông James Emmett, Giám đốc Toàn cầu Khối Dịch vụ Thanh toán Quốc tế và Tài trợ Thương mại Ngân hàng HSBC cho biết. Tổng quan về tình hình hiện nay Mặc dù mạch tăng trưởng bị đứt quãng năm nay do nhu cầu toàn cầu suy yếu, giao thương được kỳ vọng sẽ dần dần khởi sắc trở lại vào nửa cuối năm 2013. Hơn một nửa hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là đến các nền kinh tế phát triển, một tỉ lệ cao hơn so với các nước láng giềng như Indonesia, Malaysia và Bangladesh. Điều này có thể giúp Việt Nam hồi phục khi nhu cầu tại các nền kinh tế phát triển phục hồi đặc biệt là tại thị trường Mỹ, đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

    Chỉ số Tin cậy Thương mại HSBC

    Dòng chảy giao thương yếu của Việt Nam năm nay thể hiện rõ qua chỉ số Tin cậy Thương mại nửa đầu năm 2013 ở mức 108 điểm, mức thấp nhất từ nửa đầu 2009. Tuy nhiên, gần một nửa số doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng khối lượng giao dịch thương mại sẽ được cải thiện trong vòng sáu tháng cuối năm 2013 nhờ vào sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ.

    Thương mại quốc tế

    Nhờ vào chi phí nhân công cạnh tranh, quần áo và phụ kiện ngành may là ngành hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Ngành này sẽ đóng góp 20% vào sự tăng trưởng của xuất khẩu tới năm 2020. Kể từ khi Hiệp định Thương mại song phương với Mỹ có hiệu lực vào năm 2000 và sự gia nhập WTO năm 2007, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng quần áo và giày dép vào Mỹ chỉ sau Trung Quốc. Xuất khẩu quần áo và may mặc vào Mỹ và châu Âu được kỳ vọng sẽ tăng trưởng với tốc độ hai con số trong giai đoạn 2013-2015.

    Các hành lang thương mại lý tưởng

    • Dù tăng trưởng chậm lại, các nền kinh tế mới nổi sẽ vẫn hỗ trợ cho việc mở rộng giao thương

    • Gần một phần tư doanh nghiệp tham gia khảo sát chọn Đông Nam Á là khu vực tiềm năng nhất để phát triển giao thương. Giao thương trong khu vực Đông Nam Á đã được đẩy mạnh bởi các liên kết hợp tác trong khu vực đánh dấu bởi một lượng lớn các hiệp ước tự do mậu dịch.

    • Loại tiền tệ được lựa chọn cho giao dịch thương mại hiện nay là đôla Mỹ chiếm thế áp đảo với hơn 92% doanh nghiệp được khảo sát lựa chọn. Tuy nhiên
    biến động tỉ giá cũng là mối quan ngại chính của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

    Cơ hội phát triển kinh doanh
    Khi tầng lớp trung lưu tăng lên, thị trường nhập khẩu của Việt Nam ngày càng theo hướng phục vụ sản phẩm tiêu dùng. Chúng tôi kỳ vọng dòng chảy FDI vào Việt Nam tăng sẽ hỗ trợ đầu tư trong vòng vài năm tới khi các nhà đầu tư nước ngoài muốn tiếp cận thị trường tiêu thụ nội địa lớn và nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng to lớn của Việt Nam.

    Triển vọng dài hạn
    Việt Nam nằm ở khu vực giao thương năng động nhất trên thế giới và đã thiết lập sự phát triển vững mạnh trong ngành công nghiệp may mặc, phụ liệu ngành may và viễn thông. Xu hướng về nhân khẩu học của Việt Nam khá thuận lợi và chúng tôi kỳ vọng sự tăng trưởng dài hạn sẽ là hơn 5% một năm.

    Các hành lang thương mại chính

    Tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng tại khắp châu Á sẽ giúp đẩy mạnh dòng chảy thương mại từ Việt Nam đến các nước mới nổi còn lại của châu Á. Hiệp ước về Khu vực Mậu dịch Tự do Đông Nam Á -Trung Quốc (ACFTA) sẽ mang đến nhiều lợi ích. Xuất khẩu của Việt Nam đến các nước châu Á còn lại (ngoại trừ Nhật Bản) sẽ tăng hơn 15%/năm trong giai đoạn 2013-2020. Trung Quốc được kỳ vọng sẽ là thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Việt Nam cho đến năm 2030 và Ấn Độ và Bangladesh

    PUBLIC
    sẽ là thị trường nhập khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Việt Nam với máy móc công nghiệp là lĩnh vực nhập khẩu lớn nhất. Giao thương giữa Việt Nam và Malaysia sẽ ngày càng quan trọng. Sự tăng trưởng nhanh của Malaysia trong các ngành tương tự, đặc biệt là ngành máy móc công nghiệp và thiết bị thông tin và viễn thông, sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu từ Việt Nam qua Malaysia lên hơn 15%/năm trong giai đoạn 2016-2030. Ít hơn 5% doanh nghiệp được hỏi trong khảo sát Chỉ số Tin cậy Thương mại của HSBC cho rằng giao thương tại khu vực Trung Đông và châu Mỹ Latin phản ánh tầm quan trọng của đối tác giao dịch thương mại tại Mỹ và châu Âu. Tỷ lệ này thấp hơn so với con số khảo sát tại các nước láng giềng Việt Nam. Mỹ vẫn được Việt Nam kỳ vọng là đối tác
    xuất khẩu lớn thứ hai vào năm 2030 sau Trung Quốc.

    Tập trung vào cơ sở hạ tầng
    • Dù điều kiện cơ sở hạ tầng Việt Nam được xếp hạng khá thấp, chúng tôi vẫn thấy có sự tiến triển. Chỉ số đo lường về cơ sở hạ tầng của HSBC về Việt Nam (AIM)
    đã tăng từ mức 0,28 trong năm 2000 lên 0,37 năm 2012.

    • Trong năm 2013, hơn 40% hàng nhập khẩu là hàng hóa liên quan đến cơ sở hạ tầng và con số này đến năm 2030 sẽ tăng lên khoảng 60%. Điều này chủ yếu đến từ nhu cầu cao hơn về trang thiết bị đầu tư và đến năm 2030, hơn một phần ba nhập khẩu sẽ đến từ khu vực trang thiết bị đầu tư, cao hơn từ mức ít hơn một
    phần tư của năm 2013. Khi Việt Nam tiếp tục phát triển, dự báo của chúng tôi cho thấy Việt Nam sẽ nhập khẩu sản phẩm cơ sở hạ tầng gấp hai lần (xét theo giá trị) mức xuất khẩu của các sản phẩm này.

    • Phần lớn vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng đến từ ngân sách Chính phủ hay các quỹ hỗ trợ phát triển nước ngoài. Theo khảo sát về Chỉ số Tin cậy Thương mại
    của HSBC thì 16% doanh nghiệp được hỏi cho rằng vấn đề về tín dụng là rào cản phát triển giao thương. Chính phủ đang thực hiện các cải cách để khuyến khích
    khối tư nhân tham gia nhiều hơn vào nền kinh tế và chính sách này sẽ đem lại lợi ích về lâu dài.

    Kết luận
    Việt Nam đã thu hút được một lượng lớn đầu tư giá trị cao hơn trong vài năm gần đây do các nhà đầu tư nhìn thấy sự hấp dẫn của một nền kinh tế với dân số đông, chi phí cạnh tranh và vị trí địa lý trong khu vực mới nổi rất năng động của châu Á. Xu hướng nhân khẩu học thuận lợi và đầu tư ngày càng cao nhắm vào các ngành dịch vụ và ngành hàng tiêu dùng tận dụng điều kiện thuận lợi của thị trường dân số trẻ đang mở rộng.
  6. hungaof

    hungaof Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2010
    Đã được thích:
    41
    Chuyển đất thuê thì nhà chung cư đúng nghĩa là đi thuê, thằng nào ôm được quỹ đất từ trước sẽ nắm được cầu, tâm lý dân mình thì nhà ở vẫn là tài sản, ko có chuyện mất đi sau máy chục năm, hehe
    http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail.aspx?ItemID=1057
    Một số điểm mới quan trọng trong dự thảo Luật Đất đai
    Mở rộng thời hạn giao đất nông nghiệp; tăng cường vận hành các quan hệ đất đai theo cơ chế thị trường; minh bạch trong quản lý, sử dụng đất... là những điểm mới quan trọng nêu trong dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) đang được công bố lấy ý kiến nhân dân.
    Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết so với Luật Đất đai năm 2003, việc sửa đổi Luật Đất đai lần này có một số điểm đổi mới quan trọng.

    Ảnh: Chinhphu.vn
    Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân đối với đất đai
    Dự thảo quy định rõ ràng và cụ thể hơn về quyền, trách nhiệm của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân đối với đất đai, thống nhất quản lý nhà nước đối với đất đai và các quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất.
    Theo đó, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định cụ thể các quyền của Nhà nước, cơ quan nhà nước thực hiện đại diện chủ sở hữu về đất đai, cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai và trách nhiệm của Nhà nước đối với người sử dụng đất.
    Đồng thời, dự thảo tiếp tục hoàn thiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo hướng tùy theo đối tượng sử dụng đất, hình thức sử dụng đất mà người sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụ khác nhau và phải tuân thủ các điều kiện theo quy định khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất.
    Mở rộng thời hạn giao đất nông nghiệp
    Ngoài ra, dự thảo lần này tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai đối với khu vực nông nghiệp theo hướng mở rộng thời hạn giao đất đất nông nghiệp trong hạn mức cho hộ gia đình, cá nhân; mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp; có quy định riêng về chế độ sử dụng đất trồng lúa.
    Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng việc hoàn thiện chính sách này tạo điều kiện đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, đáp ứng mục tiêu an ninh lương thực quốc gia.
    Hạn chế giao đất, chuyển cơ bản sang thuê đất
    Các quan hệ đất đai cũng sẽ được tăng cường vận hành theo cơ chế thị trường. Cụ thể, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được xây dựng theo hướng hạn chế các trường hợp được Nhà nước giao đất, chuyển cơ bản sang áp dụng hình thức thuê đất.
    Đồng thời, thực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất khi giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất. Cũng như thực hiện định giá đất theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
    Việc sửa đổi này nhằm tiến tới xóa bỏ bao cấp trong quản lý, sử dụng đất đai khắc phục tình trạng xin - cho trong sử dụng đất.

    Phát huy nguồn lực từ đất đai
    Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, dự thảo cũng hoàn thiện các cơ chế nhằm phát huy nguồn lực từ đất đai. Theo đó, dự thảo Luật quy định Nhà nước chủ động thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất; lập Quỹ phát triển đất; tạo quỹ đất “sạch” để đấu giá quyền sử dụng đất; quy định khi xây dựng, mở rộng các công trình kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị cần phải quy hoạch và tổ chức thu hồi cả phần diện tích đất bên cạnh công trình kết cấu hạ tầng, vùng phụ cận; mở rộng các đối tượng thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê.
    Minh bạch trong quản lý sử dụng đất
    Nhằm tạo sự minh bạch trong quản lý, sử dụng đất, phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và góp phần làm giảm các khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai, trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã hình thành khung pháp lý để xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ cho đa mục tiêu.
    Đồng thời, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin đất đai của mọi người dân, tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình lập, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, cũng như tham gia giám sát quản lý, sử dụng đất đai.
    Qua đó, hạn chế các trường hợp thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội; quy định rõ các trường hợp được bồi thường, không được bồi thường, các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
    Với các quy định ngày càng cụ thể, minh bạch và đảm bảo hơn quyền lợi của người có đất bị thu hồi sẽ có tác động làm giảm khiếu kiện liên quan đến đất đai.
    Bình đẳng hơn trong việc tiếp cận đất đai
    Dự thảo này hướng tới mục tiêu thiết lập sự bình đẳng hơn trong việc tiếp cận đất đai, thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
    Theo đó, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài được áp dụng hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất để để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê, các trường còn lại được áp dụng hình thức thuê đất trả tiền hàng năm hoặc thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê.
    Đảm bảo quyền sử dụng đất cho nhóm người dễ bị tổn thương
    Dự thảo quan tâm hơn đến việc đảm bảo quyền sử dụng đất cho nhóm người dễ bị tổn thương như phụ nữ, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.
    Theo đó, dự thảo Luật quy định ghi cả họ, tên vợ và chồng vào Giấy chứng nhận; Nhà nước có chính sách đối với đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách xã hội.
    Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, với những đổi đổi mới cơ bản trên, cùng với việc thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật sẽ góp phần giải quyết các vướng mắc, bất cập trong quản lý, sử dụng đất đai hiện nay như: giảm các khiếu kiện, tham nhũng, lãng phí trong đất đai; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai; khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên đất, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực đất đai phục vụ phát triển kinh tế của đất nước; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
  7. hannibalkm

    hannibalkm Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2007
    Đã được thích:
    796
    chủ thớt không thấy chém về vàng nữa nhỉ ? chém sai bét thì lờ tịt đi, cái nào chẳng may ngáp đúng thì copy đoạn chát rồi quote lại vãi :))
  8. hannibalkm

    hannibalkm Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2007
    Đã được thích:
    796
    cái bọn bang bang tuy tính hiếu chiến, bạ đâu cũng chửi nhưng khẩu xà tâm phật

    còn chủ thớt thì ngược lại, nói rất dễ nghe êm tai lắm nhưng nghe theo mà xem chết mất xác
  9. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Thế nên cần các thành viên phải lên tiếng tảy chay cái bọn mất nhân cách đó. Khiến nó đau đầu không có đất sống. Sống là phải biết đấu tranh bảo vệ lẽ phải. Bảo vệ văn hóa đạo đức chứ. Không thể không lên tiếng và hành động. Anh em hãy mạnh dạn đả kích thì tôi tin pà có đên 10 bọn cái bang cũng k có đất sống[-X
  10. maghilop63

    maghilop63 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2011
    Đã được thích:
    9.523
    - xin lỗi chủ top nhé!
    nếu chém về tiềm năng và xu hương của nhóm BDS giờ thì hơi muộn rồi! ( ở đây tôi k nói đến mảng kinh doanh về BDS bên ngoài, chủ yếu nó về các cty BDS TRÊN SÀN)
    - về ngành BDS nó tạo đay và đi vào chu kỳ tăng từ cuôi năm 2012, và giò nó đã tăng > 30%
    còn trong ngành nó nhiều con tăng gần 100%
    - - nó BDS đi theo sau các ngành thì đúng.
    nó chạy sau các ngành đuọc hưởng lọi từ các chính sách vĩ mô, như DIỆN, SẢN XUẤT TIEU DÙNG , SẮT THÉP,.......
    mà c ác ngành này đã tạo đáy từ 2011 và giò đã tăng vài trăn % có nhiều mã trong các ngành này tăng 300%-500 %
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này