Nhận thức và tầm nhìn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 23/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7946 người đang online, trong đó có 1041 thành viên. 11:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 192084 lượt đọc và 1347 bài trả lời
  1. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Pháo kéo quá tốt nhưng kiểu gì cũng nhớ qua lại cứ điểm 470 đón PX nhé
  2. .bloomberg.

    .bloomberg. Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2010
    Đã được thích:
    3.718
    bango thích bài này.
  3. rongvang2012

    rongvang2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Đã được thích:
    31
    Bác Khongquen25 cho cái đánh giá về những thông tin của VIC vừa công bố. Em cầm lâu mỏi tay quá rồi.
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    VIC là siêu cp và lượng cp vãng lai thấp nên cty không quan tâm nhiều đến thị giá trên TT mà lợi nhuận kiểu gì cũng chảy về chính họ. Cái này gọi là đầu tư bên trong.

    VIC sẽ vẫn tiếp tục lãi cao nhưng cũng không đảm bảo giá cp tăng tương ứng do không có cung/cầu.

    Tuy nhiên con này có thể có sóng khi vao kỳ review của các bẹn Tây
    hailuabuonchung, rongvang2012ngocdt3 thích bài này.
  5. DavidDodd

    DavidDodd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/08/2013
    Đã được thích:
    659
    7 năm nay tôi chưa thấy công ty nào liên tục in giấy bán mà ngon cả.
    Chỉ khổ con gà nào nghe mấy chú bốc cờ xui dại lao vào cho nó táng giấy rồi chết như FCM.
    Con hàng lởm FCN chỉ quay tay được vài bữa là chết thảm
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    NHNN là Ngân hàng Trung ương của Việt Nam


    [​IMG]

    [​IMG]


    Ngày 11/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 156/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của NHNN.

    Nghị định quy định, NHNN có các nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản như: NHNN trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của NHNN đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hàng năm và dài hạn; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc lĩnh vực NHNN quản lý; Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc lĩnh vực NHNN quản lý hoặc phân công; Ban hành thông tư, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của NHNN.

    NHNN xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm để trình Chính phủ; sử dụng các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm: Tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

    NHNN tổ chức thống kê, thu thập thông tin về kinh tế, tiền tệ và ngân hàng trong nước và nước ngoài phục vụ việc nghiên cứu phân tích và dự báo diễn biến tiền tệ để xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

    Bên cạnh đó, NHNN cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các TCTD, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung cứng dịch vụ trung gian thanh toán cho tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức; chấp thuận việc mua bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể TCTD theo quy định của pháp luật.

    NHNN quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với TCTD vi phạm nghiêm trọng các quy định
    của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm mua cổ phần của TCTD; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của TCTD; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể TCTD; đặt TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đối với TCTD.

    Đồng thời, NHNN chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng chính sách, kế hoạch và tổ chức thực hiện phòng, chống rửa tiền; NHNN kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; kiểm soát tín dụng; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối theo quy định của pháp luật; Thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; Chủ trì lập, theo dõi, dự báo và phân tích kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam; Tổ chức, quản lý, vận hành và giám sát bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các ngân hàng; giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; quản lý các phương tiện thanh toán trong nền kinh tế.

    NHNN có nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngoại hối
    , hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng; quản lý hoạt động vay trả nợ nước ngoài của người cư trú là các đối tượng được thực hiện tự vay, tự trả nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật;

    Về nhiệm vụ ổn định hệ thống tiền tệ, tài chính, NHNN tổng hợp, phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, tài chính; đề xuất các biện pháp ngăn ngừa rủi ro có tính hệ thống trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng; Xây dựng chính sách, biện pháp ứng phó với khủng hoảng, đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ, ngân hàng, tài chính.

    NHNN còn là đại diện cho nước CHXHCN Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tại Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư quốc tế (IIB), Ngân hàng Hợp tác kinh tế quốc tế (IBEC) và các tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế khác.

    Ngoài ra, NHNN còn thực hiện các nghiệp vụ NHTW: Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện tái cấp vốn nhằm mục đích cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các TCTD; tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ; tổ chức quản lý, vận hành thị trường nội tệ, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng...

    Về cơ cấu tổ chức, Ngân hàng Nhà nước có 27 đơn vị: 1- Vụ Chính sách tiền tệ; 2- Vụ Quản lý ngoại hối; 3- Vụ Thanh toán; 4- Vụ Tín dụng các ngành kinh tế; 5- Vụ Dự báo, thống kê; 6- Vụ Hợp tác quốc tế; 7- Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính; 8- Vụ Kiểm toán nội bộ; 9- Vụ Pháp chế; 10- Vụ Tài chính - Kế toán; 11- Vụ Tổ chức cán bộ; 12- Vụ Thi đua - Khen thưởng; 13- Văn phòng; 14- Cục Công nghệ tin học; 15- Cục Phát hành và kho quỹ; 16- Cục Quản trị; 17- Sở Giao dịch; 18- Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; 19- Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 20- Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh; 21- Viện Chiến lược ngân hàng; 22- Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam; 23- Thời báo Ngân hàng; 24- Tạp chí Ngân hàng; 25- Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng; 26- Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh; 27- Học viện Ngân hàng.

    Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/12/2013, thay thế Nghị định 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008.

    Theo SBV
  7. ngocdt3

    ngocdt3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/11/2007
    Đã được thích:
    15.985
    kiểu của bác cũng dọa đc kha khá gà (như em chẳng hạn), em ăn đc một lần FCN và vẫn chưa dám quay lại vì sợ :(
  8. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Rất xin lỗi các bác nhưng nhân dịp có PM mới của F319 khá hay do nó cho phép nhúng cả đoạn bao gồm cả text và hình ảnh nên em copy đoạn viết ngày xưa về ngân hàng trung ương lại ở đây để làm nơi chứa dữ liệu để lúc cần lôi ra đọc cho nó liền mạch. Mong các bác thông cảm.

    [​IMG]29/03/2013, 09:01 . Link : http://f319.com/threads/co-nhung-di...et-co-nhung-an-so-duoc-biet-do.433765/page-13

    Ngân hàng Nhà nước....

    Đêm qua đọc và nghĩ về NHNN (SBV ) thấy có rất nhiều thứ thật khó hiểu. Nhiều cái thật vô lý mà không sao giải thích được.

    Ngày nay ở mỗi quốc gia đều có 1 Ngân hàng trung ương cho dù nước đó ở dưới chế độ CT nào. Ở VN chúng ta là NHNN, bọn Mẽo là Cục dự trữ liên bang, TQ cũng giống chúng ta.... châu Âu cũng vậy .... tuy nhiên nói đến quyền lực lớn nhất ta không thể không nhắc đến FED và ECB ( ngân hàng Trung ương châu Âu ). Nói theo mọi nghĩa các NH này thực sự là những TC TC hùng mạnh nhất TG và chúng có những mối quan hệ ngầm mà chúng ta không bao giờ có thể biết.

    Nhưng cái chúng ta biết là Chủ tịch ( thống đốc ) của chúng có quyền lực vô cùng lớn và có lẽ chỉ thua Tổng thống ( thủ tướng , TBT ) mà thôi. Lão thống đốc này là đại diện về quyền lực của 1 nhóm lợi ích có sức mạnh tài chính và CT vô song.

    Lão thống đốc này có vai trò cực lớn trong nền KT 1 quốc gia thậm chí xuyên quốc gia. Khi nó quản lý đúng thì làm KT phát triển, ngược lại nó quản lý sai thì châm ngòi cho suy thoái, lạm phát, giảm phát, rối loạn TT tài chính....

    Tuy nhiên cái chúng ta đang thấy là các lãnh đạo các thể chế tài chính hùng mạnh nhất này đang không thống nhất về quan điểm, đấu đá, bất đồng .... hihi.... thế nên việc có nhiều bác săm soi, đả phá lẫn nhau âu cũng là rất bình thường ... đến bọn siêu sao TG nó còn bất đồng ý kiến nói éo gì đến loại hạ đẳng như chúng ta .... :)):)):))

    VD:

    Cái chúng ta thấy rõ nhất là sự bất đồng quan điểm của FED và ECB. Điều này cũng là tất yếu khi mỗi thằng theo đổi 1 mục đích riêng.

    Nếu như thằng ECB luôn cho rằng cần thiết kế chính sách tiền tệ tập trung vào phía cung tiền, nó tập trung đặc biệt vào M3 ( tỷ lệ tăng trưởng cung tiền ). ECB nó căn cứ vào M3 để quyết định phương thức và thời gian thay đổi LS. Nó luôn điều hành theo cách cung tiền quá cao thì LS tăng lên, khi cung tiền giảm thì cần giảm xuống.

    Nhưng thằng FED nó hơi khác. Nó lại không cho rằng có sự tăng trưởng tiền tệ, tạo tín dụng hay lạm phát vượt mức. Do vậy FED chủ trương là chống lại 1 sự co hẹp tín dụng.

    Tóm lại thằng ECB chống lại sự mở rộng tín dụng còn thằng FED chống lại sự thắt chặt. Thằng nào có lý chúng ta cứ nhìn kết quả thực tế để biết.

    Phần tiếp theo ... Tội lỗi của NH TƯ nói chung đối với lạm phát...

    NH Trung ương - Người mua bán, cho vay cuối cùng .... công và tội .

    Giờ xét đến phần quan trọng nhất trong chức năng của NHTW để thấy vai trò, trách nhiệm thực sự của nó trong khủng hoảng, lạm phát.

    Chúng ta đều thấy mọi NHTW đều có chức năng chung là làm người cho vay cuối cùng, là đảm bảo sự an toàn của toàn hệ thống, bảo lãnh, bảo kê các khoản nợ cuối cùng.

    Nhưng cái chết chính ở chỗ này. Khi lão thống đốc tuyên bố vai trò này ( anh Chai nhà mình cũng từng tuyên bố hệt thế là không để NH nào chết cả ) thì mặc nhiên các NH TM tự tin cung ra các khoản tín dụng hết sức mạo hiểm. Bên cạnh đó người gửi tiền, các DN vay tiền đều đặt niềm tin gần như tuyệt đối vào NHTW mà không còn xem bất cứ điều gì khác là quan trọng nữa.

    Do đó hậu quả tất yếu là người ta có xu hướng tìm đến những nơi có LS cao nhất chứ không còn nghĩ đến nơi an toàn nhất nữa, họ quên dần đi chất lượng tín dụng vì họ có cái bảo đảm hơn cả Vàng đó là NHTW. Khi nào sắp chết NHTW sẽ cứu thế nên không có gì phải lo hết, cứ làm đi... khi nào sắp chết gọi NHTW đến cứu.

    Với lời bảo đảm cá nhân ông thống đốc đại diện cho NHTW ta sẽ thấy người gửi có xu hướng tìm đến các NH có LS cao nhất để gửi nhưng họ không hề để ý rằng những lời mời chào gửi LS cao nhất chính là những NH đang mạo hiểm cho vay lại nhất.

    Với vai trò là người cho vay cuối, người bảo hiểm cuối xu hướng này vô hình chung đẩy người gửi tiền đến những nơi mạo hiểm nhất.

    Nhưng người gửi này cũng không đáng lo bằng việc những NH nhận được tiền gửi của dân dễ dàng chấp nhận các khoản cho vay mạo hiểm hơn vì họ tin NHTW sẽ cứu họ khi cần. Việc này đẩy cácNHTM đến cuộc đua ngược là thay vì tìm đến sự an toàn cao hơn đối thủ họ lại chạy đua chấp nhận mạo hiểm hơn đối thủ.

    Đây chính là tiền để của nợ xấu và lạm phát

    Như thế NHTW tuy đóng vai trò bình ổn nền KT vĩ mô nhưng cũng chính là 1 phần nguyên nhân gây bất ổn bởi sự bảo lãnh của nó đối với các NHTM.

    Xu hướng chung trên toàn TG là NHTW phải kiểm soát các NHTM và tước đi của NHTM quyền phát hành chứng chỉ vàng. Chứng chỉ Vàng chỉ được phép in bởi CP và phân phối qua NHTW để đến NHTM chứ không có chuyện NHTM được quyền làm điều đó.

    ACB phá rào đi tiên phong trong việc phát hành chứng chỉ Vàng là vô tình hay hữu ý động đến vai trò tối thượng của SBV nên nó xử là đúng cho dù còn có nhiều nguyên nhân khác. 1 QG chỉ có 1 vua và 1 NHTW mà thôi cho dù nó gọi là tên gì đi nữa.

    Dự trữ Vàng cũng chỉ được phép để ở NHTW chứ không được để ở NHTM. Chỉ khi làm được điều này vị thế thực sự của NHTW mới được đảm bảo.

    Đối chiếu với NHNN của VN ta thấy từ lúc anh Chai lên anh làm rất đúng sách chứ không loạn cào cào như anh Rich. Cho anh Chai 1 điểm + ở chỗ này.

    Đây cũng chính là câu trả lời cho bác nào đó hỏi ở lúc trước là anh Chai căn cứ vào cái gì để dám bảo đảm NHNN có đủ sức mạnh để bảo lãnh bảo kê.

    Khi NHTW nắm được toàn quyền dự trữ Vàng và quyền phát hành chứng chỉ Vàng cùng độc quyền in tiền NHTW sẽ có toàn năng để kiểm soát.

    Vị thế độc quyền của CP với hệ thống tiền tệ đem lại cho CP 1 sức mạnh thực sự khi nắm trong tay khả năng thay đổi lượng vàng chi trả cho các chứng chỉ vàng lưu thông.

    Khi CP chi tiêu quá nhiều mà thu ngân sách không đủ ( bội chi NS ) thì công cụ chứng chỉ vàng sẽ là phương thuốc cực kỳ hữu hiệu. Nhờ thay đổi tỷ lệ quy đổi sẽ làm việc cân bằn thu chi trở nên đơn giản.

    VD: Vào đầu năm chứng chỉ của các bác có thể đổi 1 cây vàng nhưng nếu thấy cần tăng thu CP có thể thay đổi tỷ lệ này vào giữa năm khi đó chứng chỉ này chỉ còn đổi được 9 chỉ chẳng hạn.

    Nhưng thực tế nó lại không phải thế mà khi nắm được trong tay 1 tài sản thực sự đảm bảo bằng Vàng thì CP có quyền mạnh tay in tiền tương ứng với tỷ lệ CP muốn thay đổi tỷ lệ.

    Đây chính là căn nguyên sâu xa của việc lạm phát khi cung tiền tăng và giá trị đảm bảo của tiền giảm.

    Đây là chế đố bản vj Vàng tưởng như đã bị xóa sổ nay đội mồ sống dậy.


    Ngân hàng trung ương ... và lạm phát ....

    Nhắc để chế độ bản vị Vàng toàn cầu chúng ta đều biết rồi. Nó sinh ra từ lão Woods và thằng Nixon là người kết thúc.

    Thời bản vị vàng Vàng được định giá là 35$ = 1 Ounce ( 28,35 g thì phải ... éo nhớ có đúng không nữa lát nữa hỏi lại giáo sư Gù ).

    Tất nhiên nguyên mục đích sinh ra chế độ Bản vị Vàng thì chúng ta đều biết và đây là những phần thú vị nhất, ly kỳ nhất và cũng là bản chất nhất để ta có thể biết đích cuối cùng của cuộc khủng hoảng tài chính này sẽ về đâu. Phần này em chưa nói đến lúc này vì đi tắt đón đầu phần này không thể được mà buộc phải tìm hiểu từ từ.

    Tại thời điểm này chúng ta tìm hiểu tại sao chế độ bản vị Vàng sụp đổ đã ( trong cuốn Chiến tranh tiền tệ có nói đến nhưng cuốn đó viết theo kiểu tiểu thuyết quá nên hơi khó cho dân muốn nghiên cứu nguồn gốc căn nguyên )

    Chúng ta nhớ rằng những năm cuối thập nên 6x thế kỳ trước thì Mẽo xa lầy ở Chiến tranh VN và nợ tăng lên rất nhanh chóng. Đang từ địa vị siêu cường về KT ( đương nhiên vẫn siêu cường về QS ) Mẽo đang đứng trước nguy cơ mất vị trí thống lĩnh về KT toàn cầu do tốc độ phục hồi KT quá nhanh của các nước CN khác. Từ xuất siêu Mẽo bị đảo ngược thành nhập siêu. Điều này đồng nghĩa với việc $ chạy ngược ra khỏi Mẽo.

    Nhưng do lúc này đang ở chế độ bản vị Vàng nên $ chạy khỏi Mẽo có nghĩa là Vàng ( giá trị đảm bảo ) có thể chạy khỏi Mẽo.

    Trước tình trạng nợ công ( lại là khái niệm nợ công ) tăng mạnh Mẽo đứng trước 3 lựa chọn :

    - Tăng thuế

    - Đi vay tiền

    - Phá giá ( CP in thêm tiền để chi tiêu ).

    Theo các bác thằng khôn như Mẽo nó chọn giải pháp nào?

    Căn nguyên của lạm phát ....

    Bác trả lời đương nhiên là đúng rồi. Chúng ta toàn ếch nhái ngồi đáy giếng còn biết nói gì đến bọn luôn có tư tưởng thống trị KT TG như Mẽo. Nó sẽ phải phá giá tiền tệ như 1 lẽ tất yếu.

    Do vậy những năm 60 Mẽo bắt đầu lên kế hoạch in tiền để chi tiêu, thanh toán các khoản nợ.

    Vấn đề là bọn đang là các chủ nợ của Mỹ lúc đó nghĩ gì khi biết việc phá giá tiền tệ sẽ xảy ra. Tỷ giá cố định 35$ kia chắc chắn sẽ bị phá để chi trả.

    Chúng ta cũng có thể liên hệ đến tình trạng của VN hiện nay cho dù chế độ bản vị vàng không tồn tại ở VN từ lâu. Tuy nhiên phần này em sẽ nói đến sau nhé.

    Khi Mẽo quyết định sẽ in thêm tiền và phá vỡ chế độ bản vị Vàng tất nhiên nó đã phải nghĩ đến phương án các chủ nợ ồ ạt rút tiền ( có bảo đảm bằng vàng )

    Vàng không đủ để rút nên chỉ cho phép chủ nợ rút tiền. Do vậy ngày lịch sử đến:

    15-8=1971, TT Mẽo Nixon đóng chế độ neo tỷ giá tiền với Vàng, Đô la Mỹ kể từ ngày đó không còn là chứng chỉ vàng nữa..

    Với quyết định lịch sử này Mẽo muốn trả nợ, muốn có thêm tiền để chi tiêu thì chỉ bằng cách đơn giản là in thêm tiền.

    Tiền không còn neo vào vàng nữa được gọi là tiền pháp định. Lịch sử tiền tệ TG sang trang.

    Sau Mẽo hàng loạt NHTW trên TG buộc phải chấp nhận và cũng không còn lựa chọn nào khác là lần lượt hủy bỏ chế độ bản vị Vàng.

    Ngày nay CP tự cho phép mình quyền in tiền mà không còn có bất kỳ nghĩa vụ nợ tương ứng nào cả.

    Và đến đây cái chúng ta đi tìm đã hiện rõ đó là lạm phát. Lạm phát bắt đầu từ cơ chế in tiền này. Nó là trò ảo thuật tài chính tinh vi nhất nhưng cũng đơn giản nhất. Nó biến từ cái không thể thành có thể, sinh ra từ không khí và hầu như không có chi phí.

    Vòng xoáy tiền chúng ta không thiếu vì chúng ta in được là không sai nhưng phần sau chúng ta sẽ tìm hiểu vế thứ 2 của phát biểu này. Phát biều vế thứ 2 đương nhiên sẽ là về lạm phát rồi.

    Việc cấp tín dụng ở các NHTM có phải nguồn gốc gây lạm phát ?

    Chúng ta đều thống nhất với nhau răngg trong giai đoạn KT đi lên thì uy tín các NH thường gia tăng và lúc đó các NH có xu hướng cấp tín dụng tăng ( tăng trưởng tín dụng ). Khi cung tín dụng tăng xu hướng tăng lạm phát là tất yếu.

    Nhưng ở chiều ngược lại khi KT suy thoái thì niềm tin nơi NH giảm, tín dụng giảm giá hàng hoá có xu hướng giảm, lạm phát giảm.

    Trên TG người ta thừa nhận rằng quá trình tạo tín dụng ở khu vực tư nhân không phải nguyên nhân gây lạm phát. Quá trình gây lạm phát nó tinh vi hơn qua nhiều quá trình hơn.

    Quá trình đó diễn ra như sau:

    Tín dụng được tạo ra --> Khoản nợ được tạo ra ==> Lực lạm phát được tạo ra.

    Tín dụng co lại ==> Khoản nay giảm đi ==> Lực giảm lạm phát cũng được tạo ra.

    Như thế nếu các khoản cho vay và thanh toán cùng 1 tỷ lệ thì lực lạm phát hay lực giảm lạm phát sẽ lập tức chững lại và làm giá cả trở về trạng thái cân bằng.

    Tuỳ theo từng thời điểm cụ thể việc tăng trưởng tín dụng hay thắt chặt tín dụng sẽ làm lạm phát hay giảm phát tương ứng.

    Do vậy bọn nó kết luận khủng hoảng tín dụng và áp lực giảm phát trong giá nhà đất hiện nay là do quá trình tạo tín dụng liên tục trong nhiều năm qua. Đây là hình mẫu cho chu kỳ bùng nổ - vỡ tài sản trong nền KT ( mịa nó .... sao giống VN giai đoạn này thế ... các bác chú ý là tài liệu này bọn nó phát hành năm 2008-2009 nhé )

    Cuối cùng bọn nó đi đến điểm cuối cùng ai là người gây ra lạm phát? Tất cả đều dẫn đến 1 địa chỉ duy nhất đó là ngân hàng của các ngân hàng. Cái mà chúng ta gọi là Ngân hàng trung ương.

    Đó chính là cái NH mà nó thiên về tạo tín dụng mà không bao giờ ngừng theo quá trình ở trên.

    Như thế NHTW sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ cho mọi NHTM nếu nó gặp khó khăn. Cũng vì lẽ đó NHTW được gọi với 1 cái tên khác là người cho vay cuối cùng bởi khi 1 NHTM lâm nguy nó không thể tìm được sự hỗ trợ ở các NH khác do phản ứng dây chuyền em đã nói ở các trang trước mà chỉ có thể có được sự hỗ trợ từ NHTW. Bời NHTW có quyền năng tối cao khi nắm trong tay công cụ máy in tiền và tạo tín dụng.

    Nhưng như em nói ở phần trước đây chính là tiền lệ vô cùng nguy hiểm khi các NHTM biết mình có thẻ bài miễn tử nên sẽ lạm dụng việc cấp ra nền KT những khoản tín dụng vô cùng rủi ro.

    Khi nào 1 CP vỡ nợ ?

    Đây là 1 phần rất thú vị mà mỗi chúng ta có thể tự kiểm chứng thông qua các tin tức về Síp, Hy lạp hay Tây ban Nha.

    Khi NHTW có khả năng in tiền vô hạn thì đồng nghĩa CP có thể trả bất cứ khoản nợ công nào. Tuy nhiên cái gì cũng có giá của nó. Nếu như lão Alan Phan hay nói tới cụm từ không có bữa ăn trưa nào miễn phí thì em hay thấy bọn dân TC chuyên nghiệp gọi là không có gì cho không ( nothing for nothing ).

    Khi in tiền lan tràn lập tức lạm phát xảy ra nó làm về cơ bản và lâu dài sẽ làm tài sản của tư nhân ( cá nhân ) chuyển sang CP ( Nhà nước ). Xét 1 cách bản chất nó không khác gì đánh thuế toàn dân.

    Ở chiều ngược lại nếu CP mà in tiền tài trợ cho khu vực tư nhân thì hệ quả lại là quá trình tái phân phối tài sản và sức mua ở khu vực này..

    Với việc dùng tiền pháp định như hiện nay NHTW có toàn quyền tiếp cận đến 1 nguồn dự trữ vô hạn là quyền in tiền nên NHTW không bao giờ hết tiền.

    Do vậy 1 CP không bao giờ vỡ nợ nếu ( cái này quan trọng này ) CP này chỉ vay nợ bằng đồng nội tệ.

    Điều này cũng lập tức dẫn ra 1 vế thứ 2 là CP đó chỉ vỡ nợ nếu họ đi vay nợ bằng ngoại tệ ( hehe ...VN đang vay ngoại tệ kha khá đấy.... Bọn nó nói nếu vay ròng trên 60 tỷ - nghĩa là không còn dự trữ ngoại tệ ấy thì VN sẽ rơi vào trạng thái vỡ nợ quốc gia. May quá VN đang dự trữ được tầm 30 tỷ $ theo lời anh Chai ). Khi đó các chủ quyền về KT không còn và đương nhiên quyền in tiền cũng không còn.

    Lưu ý thêm là VN đi vay ngoại tệ nghĩa là vay cái giá trị ảo mà NHTW nước ngoài có quyền in nhé. Đây chính là phần em thấy hay nhất và tinh vi nhất. Vì khi nó cho nước khác vay thì bản thân nước nó không chịu lạm phát mà khái niệm xuất khẩu lạm phát từ đây mà ra. Em thì thích gọi là khuyếch tán lạm phát hơn vì em là dân vật lý mà.

    Ngân hàng TƯ - Quản lý cầu

    Chúng ta đã nói đến NHTW với vai trò là người cho vay cuối cùng giờ nói sang phần quản lý cầu - Rơ le ( cầu chì ) của nền kinh tế.

    NHTW có quyền in tiền, quyền cấp tín dụng nên ở chiều ngược lại nó cũng cần có 1 cái phanh hãm, 1 cái rơ le để khi cần có thể điều tốc.

    Quản lý cầu nghĩa là kiểm soát chính sách tiền tệ thông qua công cụ lãi suất.

    Khi KT suy thoái người dân, DN sẽ chờ đợi CP thúc đẩy KT thông qua cắt giảm thuế và tăng chi tiêu công. Với vai trò NHTW thì đó là cắt giảm lãi suất để qua đó khuyến khích vay nhiều hơn.

    Cái này anh X và anh Chai hiện làm đúng bài nhưng chỉ có điều chậm quá nên nước xa khó cứu được lửa gần. Việc siết chặt tín dụng trong lúc KT khủng hoảng thì trước sau gì cũng phản tác dụng. Cuối cùng việc cắt thuế và tăng chi tiêu công vẫn là con đường đúng nhất.

    Mẽo, Tàu, Nhật đều theo con đường này còn lại mỗi thằng EU ngoan cố nhưng rồi EU cũng nát vụn vì sẽ mạnh nước nào nước ấy làm mà thôi.

    Bọn Mỹ nó theo trường phái Keynes nên khi khủng hoảng KT thằng FED theo đúng lý thuyết của Keynes là lập tức tăng chi tiêu mà không tăng thuế. Chính sách này đương nhiên tăng thâm hụt nhưng như nói ở phần trước với đồng tiền $ mạnh nó hoàn toàn có thể in tiền trang trải mọi nợ nần và khuyến tán lạm phát ra toàn TG.

    Mẽo nó tuân thủ lý thuyết của Keynes là khi KT khủng hoảng việc làm đúng là tăng chi tiêu chứ không giảm chi và vấn đề chỉ là kỹ thuật chi tiêu và cách khuyến tán lạm phát mà thôi.

    Giờ chúng ta có thể kiểm nghiệm thực tế nền KT Mẽo kể từ ngày thằng Ben nó ra chính sách QE các loại rồi. KT Mẽo là cường quốc KT đầu tiên thoát khủng hoảng và các chỉ số CK chính liên tục lập đỉnh.

    Các tập đoàn KT lớn của Mỹ từ chỗ bị phá sản giờ đều quay lại thống trị. AIG, GM, City Bank , Fannie Mae .... đều thoát phá sản để trở lại đúng vị trí vai trò của nó.

    Vậy quản lý cầu hay chính sách kích thích tiền tệ tài khóa đều có bản chất là quản lý chi tiêu quản lý nợ.

    Xét 2 VD cụ thể của 2 thằng theo 2 trường phái mở rộng tín dụng và thắt chặt tín dụng.

    Cái naỳ nó khá giống cám cảnh 1 số NHTM của VN hiện nay đó là Bear Stearns ở Mẽo và Northern Rock ở Anh.

    2 thằng này trước khi sụp đổ đều rơi vào cảnh bị rút tiền ồ ạt khi có thông tin thua lỗ ban đầu. 2 thằng này cũng tìm đến người cho vay cuối cùng là NHTW để xin cứu trợ.

    Bọn nó cũng hệt như VN chục năm sau là cũng có cảnh tín dụng chồng chéo, ràng buộc lẫn nhau loạn xạ, NH này nợ NH kia ..... nên thằng FED và BOE buộc phải vào cuộc.

    Khác với Anh thằng Mẽo khi nhận ra khủng hoảng bắt đầu việc đầu tiên của nó lại làm giảm LS chứ không tăng LS nhé. Mục tiêu của nó thì rõ rồi là thuyết phục người gửi tiền, người dân trong XH đặc biệt các cá nhân đang vay tiền mua nhà tiếp tục vay và chi tiêu vì FED cam kết sẽ hỗ trợ LS và cấp tín dụng không hạn chế ( cái này anh Chai nhà mình từ lúc lên làm liên tục chứ không như anh Rich ).

    Ngược lại bọn Anh và bọn châu Âu thì khác, bọn nó thờ ơ hoạn không quan tâm quản lý cầu lúc này.

    Cuối cùng bọn Mẽo thành công khi ngăn chặn được sự sụp đổ dây chuyền các NH.

    Nhưng cái chúng ta cần lưu ý đặc biệt trong chiến lược này là gì? em tin anh Chai sẽ học cách này thôi nên đến cái điểm chốt khi anh Chai làm ta phải có động thái theo để tránh hậu quả vì cái gì cũng có giá của nó.

    Đó là khi nợ tăng lên nhanh chóng và lớn tới mức NHTW dù đã giảm LS cũng không đủ kích thích người dân và DN đi vay ( VN vẫn còn rất cao nhưng đã éo dám vay nữa rồi ).

    Người cho vay ( người gửi TK ấy ) không chấp nhận gửi tiền vào NH với LS thấp hơn nữa trong khi người vay cũng lo rằng với LS vay như thế họ cũng không có khả năng trả nợ.

    Giống VN lúc này éo thể tả. Nếu LS huy động xuống dưới 7.5% trong khi CPI dự là 7% thì éo ai muốn gửi TK nữa vì không còn thực dương

    DN cũng éo dám vay với LS khoảng 13% như hiện nay vì họ không thấy có cơ hội trả được khoản vay này cho dù 13% hiện nay đã giảm rất nhiều so với 18% năm ngoái.

    Khi đạt đến điểm này chính sách tiền tệ của NHTW sẽ không còn hiệu quả lúc này nghiêm trọng nè: KT sẽ chuyển sang nền KT nợ nần.

    Lúc này sẽ nảy ra hình thái mới: Xung đột vai trò nội tại của NHTW giữa SX tiền và bảo vệ máy in tiền

    Tranh cãi nảy lửa ....

    Gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng đang sôi lên bởi cuộc tranh luận giữa 1 bên là TS Alan và 1 bên là nhóm DN BDS. Cuộc tranh luận này ngày 1 gay gắt và xem ra còn lâu mới có hồi kết. Em cũng theo dõi và nhận thấy có những cái chúng ta cần chú ý hơn là những ngôn từ từ 2 phía đưa ra.

    Em cũng tin rằng ngay trong bản thân các thành viên F319 cũng chia thành 2 phái ủng hộ hoặc phản đối 2 phe.

    Do đó em mạnh dạn đưa ra cái nhìn cá nhân dựa trên suy nghĩ của em về TT tài sản hiện nay. Em không ủng hộ hay phản đối phe nào trong đoạn bàn luận này mà chỉ phân tích nó dưới góc nhìn kinh tế học mà thôi.

    Phần này khá rắc rối nên em sẽ cố gắng dùng nhiều ví dụ để chúng ta cùng đối chiếu và tự đưa ra cho mình kết luận riêng.

    Bảng cân đối tài sản.
    Ngày nay việc dùng bảng cân đối tài sản để đánh giá đã trở nên rất quen thuộc. Chúng ta cũng quá quen với việc hàng loạt các công ty đánh giá tín nhiệm căn cứ vào nó để đánh giá các công ty trên sàn CK rồi.

    Đó là việc ngày 31/5,theo thông cáo của Fitch được hãng tin Reuters đăng tải lại, hãng định mức này gán trạng thái ‘ theo dõi tiêu cực’ (negative watch) cho định hạng tín nhiệm B đối với nợ ngoại tệ và nội tệ dài hạn của Hoàng Anh Gia Lai. Bên cạnh đó, định hạng B- đối với các tiêu chí nợ không đảm bảo có mức độ ưu tiên cao và số trái phiếu trị giá 90 triệu USD mà Hoàng Anh Gia Lai phát hành hồi giữa năm 2011 ở Singapore cũng bị gán trạng thái ‘theo dõi tiêu cực’. Cho dù sau đó Fitch rút lại thông báo này mà không đưa ra 1 lý do gì cả.

    Ngoài Fitch thì tháng 12/2011, hãng định mức tín nhiệm Standard & Poor’s hạ một bậc điểm tín nhiệm nợ doanh nghiệp dài hạn của Hoàng Anh Gia Lai xuống B- từ mức B trước đó, đi kèm triển vọng ‘tiêu cực’. Riêng thông báo của S&P thì không thấy có thay đổi nào cả.

    Như vậy chúng ta thấy các hãng đánh giá uy tín nhất TG cũng dùng 1 công cụ đó là phân tích báo cáo nợ và đánh giá chúng so với giá trị thị trường các tài sản mua vào.

    Ở giai đoạn tín dụng tăng trưởng thì các khoản nợ đều phù hợp với giá trị được mua do đó các khoản tín dụng này được phê chuẩn cho vay.

    Khi đó bong bóng tài sản có tăng lên thì nợ tương ứng tăng theo và vẫn nằm trong kiểm soát.

    Vấn đề bắt đầu xảy đến khi tốc độ tài sản tăng nhanh hơn khả năng bố trí được các khoản vay tương ứng, họ không thể vay được nhanh như tốc độ tăng giá của tài sản. Lúc này tỷ lệ nợ trên vốn thường tăng chóng mặt khi bong bóng tài sản đang được thổi mạnh.

    Lúc này các phân tích căn cứ trên bảng cân đối tài sản lập tức trở nên lạc hậu và nếu căn cứ vào đó để tin tưởng rằng việc cho vay nợ vẫn trong tầm kiểm soát đã trở nên sai lầm.

    Vì sao lại thế? Vì chúng ta phải xét đến quá trình thứ 2 quá trình bong bóng tài sản xi hơi hoặc vỡ tan.

    Khi bong bóng tài sản bắt đầu có diễn biến tiêu cực, giá giảm và khối tài sản tụt giá thì kho nợ chưa được trả sẽ phìng to tương ứng và rất nhanh trở nên khổng lồ và không thể kiểm soát.

    Lúc này việc tín dụng thắt chặt là tất yếu và lúc này chính là lúc họ cuống cuồng đi tìm nguyên nhân và trên thế giới cũng như VN luôn tìm cách đổ lỗi cho các cty đánh giá tín nhiệm nào đã hạ tín nhiệm DN hoặc cá nhân nào đã đưa ra khuyến cáo tiêu cực đối với DN.

    Có 1 điều chúng ta cần lưu ý là tuy không ai nêu ra nhưng chúng ta lại ngầm hiểu các tài sản được định giá kia là được định giá để bán trả nợ nghĩa là được bán khi DN gặp nguy hiểm hoặc bán trong quá trình giá tài sản đi xuống.

    Do vậy chúng ta nếu lấy giá trị sổ sách để tự ảo tưởng rằng nó cao hơn giá hiện tại nhiều và như thế là an toàn là sai lầm. Bởi khi định giá sổ sách nó thường được định giá tại thời điểm DN đang đi lên hoặc TT đang đi lên.

    Nhưng khi đã nghĩ đến việc phải bán tài sản để thanh lý thì giá giảm rất nhanh và trong thực tế nhiều dây chuyền SX khi DN làm ăn tốt có giá hoàn toàn khác cũng chính DN ấy khi không làm ăn được. Khi đó dây chuyền SX được định giá số sách rất cao ban đầu chỉ còn là đồng nát và cho còn khó có người lấy.

    Hiện nay BDS đang ở vị thế này. Nếu xét đơn lẻ 1 căn nhà cần bán để trả tiền thế chấp thì ta không thấy có vấn đề gì nhưng nếu có 100K căn nhà tương tự cần ban thì TT sẽ giảm giá rất mạnh và sụp đổ, khi đó căn nhà đó sẽ dưới chuẩn cho vay rất xa.

    Như vậy trong 1 chừng mực nào đó bản cân đối tài sản không những chẳng cung cấp cho NDT thông tin về những nguy cơ tiềm ẩn mà còn làm họ tin tưởng sai lầm về trạng thái an toàn tài sản.

    Việc những DN có tài sản phụ thuộc vào vay nợ thì tài sản đó không được phép và không được coi là đơn vị độc lập dùng để xác định trạng thái an toàn hay bền vững được.

    Chúng ta thấy hiện nay có mã SJS là ví dụ kinh điển nhất.

    Chúng ta cũng sẽ thấy hiện tượng này ở những NDT sử dụng vay margin để mua CK. Khi TT tăng thì họ liên tục vay thêm dựa trên thị giá gia tăng của các mã CK họ nắm giữ. Giá CP càng lên họ càng vay nhiều và lúc này các khoản vay của họ đều được cho là an toàn và trong tầm kiểm soát khi TT liên tục tăng điểm ( bong bóng CK tăng điểm )

    Ngược lại các khoản nợ này sẽ mất kiểm soát ngay khi giá CP giảm mạnh. Khi giá CP giảm nhanh thì các khoản vay từ việc repo lập tức thành dưới chuẩn.

    Khi đó việc bán CP để thanh toán nợ cũng hệt như việc bán căn nhà. Nếu chỉ mình 1 cp đó giảm giá thì bán không thành vấn đề nhưng khi có hàng nghìn TK cùng bán thì giá CP đó giảm nhanh đến mức kho tin hoặc không thể bán để trả nợ được trong khi nợ ngày càng gia tăng.
    Giờ tranh thủ chém tiếp phần Tranh luận gay gắt .... đêm qua


    Như phần đang chém dở đêm qua về phần bong bóng tài sản và minh họa bằng bong bóng BDS và bong bóng CK ta thấy rằng nếu chỉ căn cứ vào bảng cân đối tài sản hoặc báo cáo kinh doanh thì thực sự sẽ không cho ta thấy được nguy cơ tiềm ẩn. Đành rằng đó là những cái chắc chắn chúng ta phải quan tâm khi có ý định đầu tư vào DN nhưng đó không phải là rất cả. Đó chỉ là 1 phần của điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện cần và càng không thể là điều kiện đủ.

    Em đang đi tìm xem điều kiện đủ phải là cái gì ( tất nhiên là đủ với em chưa chắc là đủ với nhiều bác khác )

    Những tài liệu em đang nghiên cứu cho em thấy bọn quản lý hiện đại nó để ý đến 1 vấn đề quan trọng đó là quá trình tạo tín dụng.

    Quá trình tạo tín dụng hiện nay đã đi trước 1 khoảng khá xa so với phát triển kinh tế, thành quả kinh tế. Do vậy nó khuyến nghị :

    Muốn biết xa hơn 1 quá trình phát triển kinh tế hay nghiên cứu quá trình phát triển tín dụng của nền KT ấy.

    Muốn biết khả năng phát triển hay nguy cơ của 1 DN thay vì đi nghiên cứu bảng cân đối tài sản hãy nghiên cứu quá trình phát triển tín dụng của DN ấy.

    Bọn nó kết luận rằng quá trình phát triển hiện nay đang được hậu thuẫn bởi quá trình tạo ra tín dụng. Sự tăng trưởng sẽ ngừng lại nếu không duy trì được quá trình tín dụng này.

    Nhưng thế nào là 1 quá trình tạo tín dụng. Quy luật vận động và chỉ báo của nó ra sao thì lại là phức tạp và ta phải nghiên cứu.

    Quan sát, theo dõi dấu hiệu của 1 thời kỳ mở rộng hay thắt chặt tín dụng thông qua theo dõi các khoản nợ hoặc theo dõi gián tiếp thông qua lạm phát giá tài sản sẽ là việc cần phải làm.

    Nó giúp chúng ta sớm nhận biết những cơ hội hoặc rắc rối trong tương lai,.

    Công cụ quan sát sẽ là quan sát số lượng các khoản nợ với vai trò là 1 phần mô phỏng quy mô nền KT tương tự như theo dõi nợ với vai trò là 1 phần thu nhập mà bên vay cần phải bỏ ra để thanh toán nợ.

    Điều đặc biệt cần chú ý đó là xem cái gì sẽ xảy đến khi tỷ lệ nợ cao và khả năng thanh toán nợ của người vay khi bên cho vay đột nhiên thắt chặt điều kiện cho vay . Tại thời điểm này chúng ta đang đúng ở giai đoạn đó đây nè.

    Cái chúng ta nhìn thấy là : Nếu lạm phát giá tài sản cao 1 cách bất thường so với thu nhậo mà các tài sản đó tạo ra ( ví dụ giá BDS hiện nay ) thì rất có khả năng chúng được định giá cao hơn giá trị thực của chúng. Lúc này xảy ra 2 trường hợp:

    1 - Có một số bác sẽ nói kệ mịa chúng nó. Đây là việc của TT nó tự vận động. Quan tâm làm éo gì.

    2 - Một số bác khác sẽ tự hỏi thế cái gì sẽ xảy đến tiếp theo. Ảnh hưởng đến chúng ta thế nào? Cái gì phải quan sát và nếu quan sát thấy cần hành động ra sao?

    Tìm cái chắc chắn trong điều không chắc chắn.

    Rất nhiều bác khi đọc đoạn đầu của thớt này đã vội kết luận là nói thế thì nói làm gì? Đương nhiên có không ít bác cũng nhấn cám ơn cho lời phàn nàn đó. Điều này cũng đúng thôi vì không ai có quyền ngăn người khác yêu hay thích cái gì đó. Em đương nhiên là đồng ý với suy nghĩ này.

    Tuy nhiên những ai thích thì sẽ đọc vì đọc vào là đã biết ngay là rắc rối, khó hiểu, trừu tượng và dài.

    Nhưng đã thấy nó rắc rối và dài mà vẫn đọc chứng tỏ là các bác ấy đã chấp nhận vào cuộc và lúc này em mới cám ơn vì điều đó. Cái dễ thì chả có gì để nói cả cũng như quan điểm của em nếu nói ngọt thì dễ nghe nhưng dễ nghe đó chưa chắc đã tốt mà có khi còn có hại.

    Thực sự em thích cái gì phải có tính sáng tạo và khám phá. Phát hiện, trải nghiệm và áp dụng là cái em thích.

    Giờ chính là lúc đến phần chính của thớt này rồi: Chúng ta tìm sự bất biến trong cái luôn biến đổi kia và ngược lại.

    Em rất hay dùng trò đố vui là chọn tăng hay giảm điểm của VNi trong tuần mới và thường em luôn liều lĩnh đưa ra những dự rất cụ thể.

    Có khi đúng có khi sai nhưng dù đúng hay sai cũng là suy nghĩ cá nhân của em dự trên những phân tích tổng hợp.

    Vậy có đúng có sai thì là quá không chắc chắn rồi còn gì?

    Tương tự như thế là em hay dùng từ sấp ngửa. Nó cũng sẽ có 2 trạng thái là sấp và ngửa. Nếu không phải bạc bịp thì làm sao biết sấp hay ngửa khi tung đồng tiền. Xác suất đoán đúng là 50/50.

    Nhưng thế cũng chưa là gì nếu ai thích chơi trò cá ngựa với con xúc xắc. Nó có tới 6 mặt nên đổ nó ra ai có khả năng đoán được mặt ngửa lên là con số mấy?

    Hehe nhưng cái em nói đến vẫn có tính chắc chắn đấy. Nếu không xét đến trò bắt bẻ câu chữ thì điều chắc chắn ở đây là:

    1 - Đối với tung đồng tiền: Điều chắc chắn là nó sấp hoặc ngửa. Xác suất chính xác là 1/2.

    2 - Đối với con xúc xắc : Điều chắc chắn là nó sẽ là 1 số nguyên dao động từ 1 đến 6. Xác xuất chính xác là 1/6. Kết quả bình quân của nhiều lần đổ sẽ là 3,5.

    Vậy cái tên của Thớt này giờ đã hiện lên rõ rồi : Có những điều được biết. Đó là những điều chúng ta biết rằng mình biết. Có những ẩn số được biết. Đó là những điều chúng ta biết mình không biết.

    Đó là 1 quá trình bao gồm những ẩn số được biết ( có 6 con số nguyên ) nhưng chúng ta không biết kết quả ( nó ngửa mặt nào ). Nhưng chúng ta biết chắc phân phối xác suất của tất cả kết quả..

    Còn tiếp.. phần sau em sẽ trình bày ứng dụng của nguyên tắc này nhé ....

    [​IMG]

    Tiếp .... tìm cái bất biến trong cái suy biến.

    Bây giờ nếu ta không gieo 1 con xúc xắc mà gieo tới 2 con như chúng ta thường chơi cá ngựa thì điều gì xảy ra?

    Mỗi con sẽ có 1 trong 6 kết quả và sự kết hợp của 2 con có tới 36 kết quả. Nhưng giờ ta bắt đầu đi vào phần chính phần quy luật phân phối xác xuất.

    Nếu ta chỉ quan tâm đến tổng 2 mặt trên của 2 con xúc xắc này ta thấy có tới 6 trường hợp kết quả sẽ là 7 và chỉ có 2 trường hợp là 2 hoặc 12. Đây chính là 2 xác xuất có thể xảy ra nhiều nhất và thấp nhất. Điều đó chỉ ra điều gì?

    Là tất cả các xác suất còn lại chỉ nằm trong khoảng giữa 2 giới hạn này.

    Gieo 1 con xúc xắc thì phạm vi nhỏ hơn 2 con. Tuy khó có thể biết chắc nó rơi vào kết quả nào nhưng cái chắc chắn chúng ta tính được phân phối xác xuất 1 cách đầy đủ với tất cả kết quả có thể xảy ra. Cái không chắc chắn chỉ liên quan đến ẩn số nhưng là ẩn số đã biết.

    Việc tung đồng xu để đoán sấp ngửa hay đoán diễn biến TTCK cũng là hoàn toàn là dự báo các ẩn số đã biết. .

    Đây chính là tiền đề của hoạt động đo lường định lượng đối với quản trị rủi ro trên TT tài chính ngày nay. Nó vô cùng phổ biến trong hệ thống quản trị ngân hàng, quản lý tài sản.

    Đó là lý thuyết xác định các phân phối xác suất tin cậy đối với doanh thu, giả cả tài sản trong tương lai.

    Những ẩn số chưa biết ... tiếp


    Trò đổ xúc xắc chúng ta cũng đã quen. Cách chơi cũng có nhiều cách nhưng cách phổ biến là đặt cược xem nó cao hơn hay thấp hơn lần đổ đầu tiên hay nói cách khác rủi ro là ở chính những ẩn số đã biết.

    Tùy từng trường hợp người ta có thể tự tin hay không tự tin dự đoán lần sau cao hơn hay thấp hơn lần đổ xúc xắc đầu.

    Dựa vào xác xuất phân phối không chắc chắn này có 1 lão người Mỹ có tên là Frank Knight đưa ra 1 lý thuyết kinh tế rất nổi tiếng và là cái mà bọn nó giờ đang dùng để diễn show trên toàn thế giới ngày nay. Lý thuyết này chỉ ra sự khác biệt giữa những sự kiện được lựa chọn ngẫu nhiên từ 1 phân phối xác xuất được biết trước.

    Về cơ bản đây là lý thuyết khi người chơi được chơi nhiều lần cũng 1 cặp xúc xắc ngẫu nhiên và ghi lại kết quả. Gieo thật nhiều và cuối cùng dựa trên kinh nghiệm họ có thể tính ra được phân phối xác xuất của các kết quả có thể xảy ra.

    Cứ chơi liên tục với thời gian đủ nhiều thì ta thấy người chơi có thể tính toán được phân phối xác xuất cho lần đổ kể tiếp chính là những ẩn số chưa biết.

    Đây thực chất là xây dựng hệ thống quản lý rủi ro định lượng thông qua phân tích dữ liệu quá khứ. Đây là tiền đề của lý thuyết TT hiệu quả.

    Dựa trên sự lặp đi lặp lại nhiều lần của các phân phối xác xuất này nhiều tay cờ bạc đổ xúc xắc rất giỏi mà không dùng đến trò bạc bịp

    Ở VN chúng ta có 1 thành ngữ mà em cũng rất hay dùng đó là Trăm hay không bằng tay quen còn bọn Tây thì hình như nó gọi là quy tắc 10.000 giờ.

    Cứ cái gì quen thuộc thì trở nên dễ dàng.

    Do vậy nhiều bác hay chê em là ăn mọi, ăn quẩn 1 vài mã lởm nhưng đúng thế thật, em không hề phủ nhận điều đó mà phải thừa nhận đó là sự thật.

    Do em chơi quen 1 vài mã nên em cứ diễn đi diễn lại dựa trên lý thuyết này mà thôi. Em quan sát nó rất nhiều và tính ra quy luật biến đổi của nó, biên độ biến động của nó và cứ theo hệ thống dự báo của em mà mua hoặc bán.

    Đỉnh - Đáy của CP này thì khó mà biết đươc nhưng vùng biến đổi thì là dự báo được. Đó chính là áp dụng lý thuyết tìm những ẩn số chưa biết từ những ẩn số đã biết 1 cách đơn giản
  9. RockYourSoul

    RockYourSoul Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2012
    Đã được thích:
    15
    Bài viết của bác chất quá.
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Nhiều bác rất tự tin nhỉ , PX xin trích dẫn một đoan để tham khảo

    Báo cáo được báo điện tử Dân trí dẫn lại trong tin đăng ngày 15/11 cho thấy tổng nợ xấu của toàn hệ thống tính đến cuối tháng Chín năm nay là 142,33 nghìn tỷ đồng.

    Con số này cao hơn khoảng 20,2%, tức 23,9 nghìn tỷ đồng, so với cùng kỳ năm ngoái, báo cáo nhận định.

    Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng nợ xấu bình quân trong chín tháng đầu năm là 2,2%/tháng, thấp hơn tốc độ bình quân 3,91%/một tháng trong năm 2012.

    Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng việc nợ xấu giảm tốc không phải là một tín hiệu đáng mừng.

    Trả lời phỏng vấn BBC ngày 15/11, ông Christian De Guzman, chuyên gia phân tích tại hãng xếp hạng tín dụng Moody's, nói ông "không tự tin về độ chính xác của những con số này."

    "Cần phải nói là từ trước đến nay, con số nợ xấu trong toàn hệ thống mà Moody's thống kê luôn cao hơn con số do các ngân hàng của Việt Nam đưa ra,"ông Guzman nói.

    "Nói chung, về cơ bản, việc nợ xấu giảm tốc chỉ có nghĩa là số nợ xấu trong toàn hệ thống vẫn tăng, nhưng với tốc độ chậm hơn. Điều này không thể tốt nào bằng việc tỷ lệ nợ xấu thực sự giảm."

    "Trên thực tế, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng đồng nghĩa với việc cả hệ thống vẫn đang đối mặt với khó khăn rất lớn."
    pigo.vn thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này