Những bài ca hào hùng của một thời không thể nào quên !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 18/12/2011.

4583 người đang online, trong đó có 340 thành viên. 17:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 37928 lượt đọc và 107 bài trả lời
  1. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.825
    Các bài ca hào hùng về Đất nước thì không bị khóa hử bác Sim?:)):)) nhưng mà chỉ nhìn thôi chứ bị hư hết rồi có nghe được đâu.
    Hoa_SimBongHongGai81 thích bài này.
  2. TroVeCatBui1

    TroVeCatBui1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2013
    Đã được thích:
    3.097
    baovelephaiHoa_Sim thích bài này.
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Hậu quả của việc cải tiến mà thành cải lùi đới ! (:|
    baovelephaiBongHongGai81 thích bài này.
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    Bài ca Hà Nội

    Nhạc sĩ : Vũ Thanh
    Ca sĩ : NSƯT Kiều Hưng

    Ta đi trên đường Hà Nội rực rỡ chiến công
    Đường thênh thang ba đình lịch sử
    Đường tấp nập hoàn kiếm đồng xuân
    Nghe náo nức .. trong lòng
    Thủ đô ta sục sôi đánh Mỹ
    Ơi cô gái ơi , súng bên vai sao vuông đầu mũ
    Em đi về đâu mà mắt em tươi sáng
    Em đi về đâu mà chân bước hiên ngang
    Những hôm miệt mài trên bãi tập
    Chiến công này hẳn có tay em
    Anh chiến sỹ ơi, đã bao đêm canh bên nòng súng
    Ngắm những đường phố mà thấy sao tha thiết
    Ôi thủ đô thịt da máu xương ta
    Trút căm hờn vào quân xâm lược giữ đất trời
    Thủ Đô ... mến yêu của ta

    Ta đi trên đường Hà Nội rực rỡ chiến công
    Đường thênh thang Ba Đình lịch sử
    Đường tấp nập Hoàn Kiếm Đồng Xuân
    Nghe náo nức .. trong lòng
    Thủ đô ta sục sôi đánh Mỹ
    Ơi cô gái ơi ! Lúa lên xanh tươi trên đồng lúa
    Khi bom vừa rơi và khói bay trong nắng ,
    Anh công nhân điện vẫn sáng trong đêm
    Tiếng loa truyền về tin thắng trận giữa đất trời Thủ Đô tự hào!
    Ta nghe tiếng ca, khắp non sông âm vang rộn rã,
    Đây thủ đô là trái tim kiêu hãnh
    Đây Sài Gòn - Huế là đất nước hiên ngang
    Lũ xâm lược gục trên đất này
    Đất anh hùng Việt Nam mến yêu của ta

    Thủ đô Hà Nội của ta
    Là một bài ca vinh quang


    @};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-
    BongHongGai81 thích bài này.
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Đường tôi đi dài theo đất nước

    Sáng tác : Vũ Trọng Hối
    Trình bày: Bích Liên

    Đời giao liên bước tôi đi dài theo theo đất nước.
    Đường tôi đi, núi chênh vênh có mây bay dưới chân giăng thành.
    Đời tôi như những con thoi, dệt tình yêu quê hương đất nước.
    Đời tôi như cánh chim bay, cánh chim bay suốt dãy Trường Sơn.
    Ôi non xanh nước biếc, luôn luôn dìu chân tôi bước tiếp.
    Nghĩ cũng lắm gian nguy, song khi mà quê hương rớm máu,
    Dẫu thác lũ băng băng, dẫu bão núi dông rừng, dù đường trơn trời nghiêng hề chi.
    Đường Trường Sơn từng quen nhịp đi, những bước chân coi khinh gian nguy.

    Dẫu giá buốt chân tay, dẫu nắng khét đôi vai, gùi nặng vai rừng khuya vực sâu.
    Ngày ngày qua đường mây đèo cao vẫn vui cùng Trường Sơn mấy thương yêu.

    Đời giao liên bước tôi đi dài theo theo đất nước.
    Đường tôi đi, núi chênh vênh có mây bay dưới chân giăng thành.
    Đời tôi như những con thoi, dệt tình yêu quê hương đất nước.
    Đời tôi như cánh chim bay, cánh chim bay suốt dãy Trường Sơn.
    Ôi non xanh nước biếc, luôn luôn dìu chân tôi bước tiếp.
    Cũng lắm lúc gian nan, chung quanh đạn bom rơi chắn lối.
    Đất nước vẫn bên tôi. Rẽ lối vết chân nai, đường Trường Sơn thuộc như bàn tay.
    Từng bờ khe cầu treo ngọn cây, vẫn bước đi đi theo tương lai.
    Đất nước vẫn bên tôi, suối róc rách trăng soi, đường hiện xa, gần theo tầng mây.
    Cảnh đẹp như giục tâm hồn tôi bước trên đường Trường Sơn mấy thương yêu.

    @};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-
    BongHongGai81 thích bài này.
  6. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Lần đầu tiên 1 báo lớn,chính thống,Lề phải lại viết rất thẳng thắn,dũng cảm... Xin cám ơn @};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-
    Thứ sáu, 14/2/2014 00:01 GMT+7
    35 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc
    Tháng 1/1979, Việt Nam mở chiến dịch Tây Nam lật đổ chế độ diệt chủng Khmer đỏ thân Trung Quốc tại Campuchia, Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố "dạy cho Việt Nam một bài học".
    > Xem đồ họa chiến sự năm 1979

    Quan hệ Việt - Trung bắt đầu rạn nứt năm 1968 khi Việt Nam đồng thời giao hảo với cả Liên Xô và Trung Quốc trong bối cảnh mối quan hệ 2 nước này xuất hiện nhiều xung đột căng thẳng. Năm 1972, Tổng thống Mỹ Nixon tới thăm Bắc Kinh và đạt được thỏa thuận với Trung Quốc. Ba năm sau đó, Việt Nam từ chối tham gia liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc.

    [​IMG]
    Nhấn vào các mũi tên trên bản đồ để xem chi tiết diễn biến cuộc chiến năm 1979.

    Bắc Kinh đã xem đó như mối đe dọa. Tháng 5/1975, Khmer Đỏ cho quân đánh chiếm các đảo Phú Quốc và Thổ Chu, thọc sâu vào lãnh thổ Việt Nam, tàn sát hàng nghìn dân thường. Đứng sau viện trợ cho Khmer Đỏ về vũ khí, khí tài cũng như cố vấn quân sự là Trung Quốc. Tranh chấp Trường Sa và Hoàng Sacũng nổi lên rõ hơn khi Việt Nam tuyên bố chủ quyền với hai quần đảo.

    Ngày 3/11/1978, Việt - Xô ký hiệp ước hữu nghị 25 năm - chính thức xác nhận Việt Nam đứng về phía Liên Xô. Gần 2 tháng sau, quân đội Việt Nam tổng phản công trên biên giới Tây Nam, đánh sang Campuchia lật đổ chính quyền Khmer Đỏ. Trung Quốc quyết định dừng viện trợ cho Việt Nam.

    Phó thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình khi ấy đã tuyên bố "phải dạy cho Việt Nam một bài học".

    Cuộc chiến 30 ngày

    Rạng sáng 17/ 2/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa quân tràn qua biên giới, đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới lãnh thổ Việt Nam từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) với chiều dài 1.200 km.

    Dù từng tuyên bố về ý định trừng phạt trước đó, cuộc tấn công của Trung Quốc vẫn bất ngờ với Việt Nam và cả thế giới.

    Theo Niên giám châu Á năm 1980, thời điểm Trung Quốc tấn công, tổng lực lượng phòng thủ của Việt Nam tại các tỉnh biên giới phía Bắc chỉ có khoảng 50.000 quân (xem chi tiết).

    Trong khi đó, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và 32 sư đoàn bộ binh độc lập; 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn, nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không cùng hàng trăm pháo hạng nặng, hàng nghìn súng cối và dàn hỏa tiễn. Quân Trung Quốc ước lượng có 600.000 người, gấp hơn 10 lần lực lượng tham chiến thực tế của Việt Nam.

    Trên mặt trận Lạng Sơn, các cánh quân lớn của Trung Quốc chia làm nhiều mũi đánh vào Bản Chất (Đình Lập), Chi Ma, Ba Sơn (Lộc Bình), Tân Thanh, Tân Yên (Văn Lãng) và khu vực thị trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn). Dù bị bất ngờ song chỉ với lực lượng dân quân địa phương, Việt Nam đã quả cảm chặn đánh, ghìm chân quân Trung Quốc nhiều ngày.

    [​IMG]
    Những người lính đầu tiên bảo vệ đất nước là bộ đội địa phương, ******* vũ trang (bộ đội biên phòng), dân quân tự vệ và nhân dân 6 tỉnh biên giới. Ảnh tư liệu.

    Ngày 20/2, Trung Quốc tăng cường lực lượng chi viện, mở các đường tấn công mới vào điểm cao nhằm tiến xuống phía nam Đồng Đăng. Quân và dân Lạng Sơn bám trụ trận địa, đánh trả mạnh mẽ các mũi tấn công phía trước, phía sau của địch, buộc quân xâm lược phải co về đối phó và bị đẩy lùi ở nhiều mặt trận.

    Sau 10 ngày chiến đấu không đạt được mục tiêu, ngày 27/2, Trung Quốc tung thêm một quân đoàn nhằm vào thị xã Lạng Sơn dùng chiến thuật biển người hòng xâm chiếm các mục tiêu quan trọng. Cuộc chiến diễn ra quyết liệt giữa 2 quân đoàn tăng cường của Trung Quốc và lực lượng vũ trang địa phương Việt Nam. Ở điểm cao 417, đoàn An Lão đã đánh bật hàng chục đợt tấn công, loại khỏi vòng chiến đấu trung đoàn 850 của Trung Quốc. Đặc biệt, ở khu vực cầu Khánh Khê trên đường 18, chiến sĩ đoàn Tây Sơn đã kiên cường chặn đứng một sư đoàn quân và một tiểu đoàn xe tăng Trung Quốc.

    Ở hướng Cao Bằng, hai quân đoàn tăng cường của Trung Quốc hình thành hai cánh quân lớn từ phía tây bắc theo đường Thông Nông đánh xuống và từ phía đông bắc qua Thạch An, Quảng Hòa đánh lên nhằm hợp điểm ở thị xã Cao Bằng.

    Cả hai cánh quân đều bị bộ đội địa phương và dân quân Cao Bằng đánh chặn. Cánh quân tây bắc dựa vào sức đột phá của xe tăng bị chặn tại Hòa An. Cánh quân đông bắc cũng bị đánh quyết liệt ở Thạch An và Quy Thuận, bị chặn đứng trên đường số 4. Mũi đánh vào Trà Lĩnh, Phục Hòa gồm 2 sư đoàn nhằm chiếm đèo Mã Phục, Khâu Chia cũng bị lực lượng vũ trang địa phương phản kích xé tan đội hình, bỏ chạy về bên kia biên giới.

    3 ngày đầu, quân Trung Quốc tại Cao Bằng đã bị thiệt hại 4 tiểu đoàn, bị phá hủy hàng chục xe tăng, xe bọc thép và buộc phải đưa lực lượng dự bị vào vòng chiến. Trên trận địa phòng ngự tại đồi Khâu Chia, các lực lượng của Việt Nam đã chặn đứng một sư đoàn Trung Quốc trong 12 ngày, diệt hơn 4.000 lính. Ngày 12/3, quân Trung Quốc tháo chạy.

    Trên tuyến Hoàng Liên Sơn, mờ sáng 17/2, các sư đoàn tuyến 1 của hai quân đoàn Trung Quốc ồ ạt tấn công toàn biên giới Hoàng Liên Sơn từ phía tây bắc đến đông bắc thị xã Lào Cai. Cùng với việc đánh nhiều mũi vào các huyện Bát Xát, Mường Khương, bắn pháo dữ dội vào thị xã, quân Trung Quốc đồng thời bắc cầu qua sông Nậm Thi, cho xe tăng và bộ binh tiến vào thị xã Lao Cai và khu vực Bản Phiệt. Dân quân, tự vệ thị xã cùng các lực lượng vũ trang ở đây đánh trả quyết liệt. Sau 7 ngày, hai quân đoàn Trung Quốc không qua nổi trận địa đánh chặn, phục kích của quân và dân Hoàng Liên Sơn.

    Trên các hướng Lai Châu, Hà Tuyên, Quảng Ninh, cùng một lúc quân Trung Quốc chia các hướng đánh vào nhiều điểm. Hai sư đoàn Trung Quốc tiến công theo đường 10 vào Nậm Cúm, Phong Thổ (Lai Châu) và đụng độ với lực lượng vũ trang địa phương. Qua hơn 20 ngày, quân Trung Quốc vẫn bị chặn ở Phong Thổ.

    Hà Tuyên, một sư đoàn Trung Quốc tấn công vào các đồn chốt biên phòng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của ******* vũ trang, dân quân, bộ đội các huyện Đồng Văn, Thanh Thủy, Mèo Vạc và đồng bào các dân tộc. Hơn 1.000 lính Trung Quốc thiệt mạng.

    Tại Quảng Ninh, Trung Quốc dùng hai sư đoàn bộ binh tiến công vào Pò Hèn, Móng Cái, Cao Ba Lanh, huyện Bình Liêu. Trong hai ngày 19 và 20/2, hai trung đoàn Trung Quốc đã bị đánh lui, tháo chạy sát về biên giới.

    [​IMG]
    Hàng vạn thanh niên Việt Nam mới 18, đôi mươi đã nằm lại nơi biên giới phía Bắc trong cuộc chiến bất ngờ chống lại quân xâm lược Trung Quốc. Ảnh tư liệu.

    Trung Quốc rút quân

    Ngày 5/3/1979, ************* Tôn Đức Thắng ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Cùng ngày, Trung Quốc tuyên bố "hoàn thành mục tiêu chiến tranh" và rút quân. Các nhà quan sát lúc đó cho rằng rút lui là hành động rất khó, có thể gây cho Trung Quốc nhiều tổn thất nếu bị quân tinh nhuệ Việt Nam phản công.

    Ngày 7/3, thể hiện thiện chí hòa bình, Việt Nam tuyên bố cho phép Trung Quốc rút quân. 18/3, Trung Quốc hoàn thành việc rút quân.

    Trải qua 30 ngày chiến đấu ác liệt, các lực lượng vũ trang tại chỗ và đồng bào dân tộc 6 tỉnh biên giới Việt Nam đã dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân, lấy ít địch nhiều đánh bại "chiến thuật biển người, thọc sâu phá hoại" của quân Trung Quốc.

    Theo số liệu công bố, trong hành động quân sự mưu toan phá hoại, 62.500 lính Trung Quốc (hơn 1/10 tổng số được huy động) bị hạ, 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn bị tiêu diệt, thiệt hại; 550 xe quân sự trong đó có 220 xe tăng, xe bọc thép (hơn một nửa số tham chiến) bị bắn cháy, 115 đại bác và súng cối hạng nặng bị phá hủy…Giới phân tích nhận định, thay vì dạy cho Việt Nam một bài học, Trung Quốc đã học được bài học quân sự đắt giá của chính mình.

    Tuy nhiên, cuộc xâm chiếm của Trung Quốc cũng gây ra những tổn thất nặng nề cho Việt Nam: các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, hàng chục nghìn người thiệt mạng trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ nhỏ. Hiện vẫn chưa có số liệu thống nhất về số thương vong từ phía Việt Nam (thông tin này Tòa soạn bổ sung sau khi có thắc mắc của độc giả về số liệu những người dân, chiến sĩ Việt Nam bị thiệt mạng); 400.000 gia súc bị giết và bị cướp; hàng chục nghìn ha hoa màu bị tàn phá. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân các tỉnh biên giới phía Bắc bị mất nhà cửa, tài sản.

    Từ 18/3/1979 đến cuối năm 1988, Trung Quốc đã không rút hết quân như tuyên bố. Suốt gần 10 năm đó, chiến sự vẫn tiếp diễn, cao điểm nhất là năm 1984-1985. Nhiều đơn vị quân đội của Trung Quốc đã được luân chuyển tới biên giới, biến Việt Nam thành thao trường.

    Việt Nam vì thế buộc phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự lớn dọc biên giới. Tình trạng chiến tranh khiến kinh tế Việt Nam thiệt hại nặng nề.

    Năm 1992, Việt Nam, Trung Quốc bình thường hóa quan hệ. Cuộc chiến biên giới phía bắc, vì nhiều lý do, trong suốt một thời gian dài đã ít được công bố.

    Hoàng Thùy - Nguyễn Hưng
    TraMy686, Hoa_SimBongHongGai81 thích bài này.
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    Những Đôi Mắt Mang Hình Viên Đạn

    Tác giả: Trần Tiến
    Ca sĩ: Khánh Duy

    Đoàn quân vội đi đi về biên giới
    Cũng từ biên giới về những bầy trẻ nhỏ.
    Đoàn quân lặng im nhìn đàn em bé
    Từng đôi mắt đen xoe tròn
    Từng đôi mắt mang hình viên đạn
    Từng đôi mắt sáng lên cháy lên như ngàn viên đạn
    Từng đôi mắt quê hương trao cho đoàn quân người chiến sĩ hãy giữ lấy!

    Đoàn quân vội đi đi về biên giới
    Cũng từ biên giới về những người mẹ già
    Đoàn quân lặng im, ngược dòng người đi
    Một đôi mắt bao lần tiễn biệt
    Một đôi mắt bao lần ước hẹn,
    Một đôi mắt sáng lên, cháy lên muôn vàn ánh lửa
    Kìa đôi mắt quê hương trông theo đoàn quân
    Người chiến sĩ hãy giữ lấy
    Trút lên quân xâm lược dã man !


    @};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-
    phongthuyBDS thích bài này.
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    [​IMG]




    Chúng Tôi Là Đồng Đội Của Lê Đình Chinh


    Sáng tác: Phạm Tuyên
    Trình bày: Tốp ca Đài TNVN.
    **************************



    Chúng tôi là đồng đội của Lê Đình Chinh,

    Nghe đất nước gọi như tiếng gọi của chính mình
    Tuổi thanh xuân anh đẹp sao,
    Vì Tổ Quốc hiến dâng dòng máu,
    Nguyện theo anh thề lập chiến công đầu
    Vì hòa bình ta không ngơi tay súng,
    Từ trong lửa đạn bão bùng
    Chúng tôi thành những anh hùng Việt Nam

    Trên biên giới xa xôi,

    Nơi hải đảo ngàn trùng khơi,
    Gìn giữ mỗi tấc đất quê hương,
    Lời Tổ Quốc thôi thúc lên đường
    Tuổi trẻ yêu thương, tuổi trẻ là chí kiên cường,
    Tuổi trẻ trong đấu tranh lòng tràn đầy những ước mơ xanh

    Chúng tôi là đồng đội của Lê Đình Chinh,

    Nguyện sống kiên cường sao cho trọn vẹn nghĩa tình.
    Tạm biệt xa bao người thân,
    Vì hạnh phúc ấm no toàn dân,
    Vì một lý tưởng trong sáng vô ngần.
    Vì cuộc đời đang dâng lên phơi phới
    Dưới lá cờ Đảng sáng ngời,
    Đứng lên gìn giữ đất trời Việt Nam.
    Ơi đất nước vinh quang!
    Ơi mẹ hiền Việt Nam!
    Đường đi tới dẫu mấy gian lao,
    Vẫn rộn vang tiếng hát tự hào
    Tuổi trẻ Lê Đình Chinh là tuổi trẻ vì nước quên mình
    Thời đại Hồ Chí Minh càng rực hồng truyền thống quang vinh.

    @};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-

    phongthuyBDS thích bài này.
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967




    CHIẾN ĐẤU VÌ ĐỘC LẬP TỰ DO

    Sáng tác: Phạm Tuyên.
    Trình bày: Tuyết Nhung - Vân Khánh - Đồng ca Đài TNVN.
    *****************************************


    Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới
    Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới.
    Quân xâm lược bành trướng dã man
    Đã dày xéo mảnh đất tiền phương.
    Lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp dải biên cương.

    Đất nước của ngàn chiến công,
    Vẫn sục sôi khí thế hào hùng
    Những Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa...
    Đang gọi tiếp thêm những bản hùng ca!

    Việt Nam! Ôi nước Việt yêu thương!
    Lịch sử đã trao cho người một sứ mạng thiêng liêng
    Mang trên mình còn lắm vết thương.
    Người vẫn hiên ngang ra chiến trường.

    Vì một lẽ sống cao đẹp cho mọi người
    Độc lập - Tự do!


    @};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-
    phongthuyBDS thích bài này.
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    "Chiến đấu vì độc lập tự do" là bài hát do nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác vào đêm ngày 17 tháng 2 năm 1979, khi nghe tin chiến tranh biên giới Việt-Trung bùng nổ vào sáng ngày hôm đó.
    Đây là bài hát mở đầu cho dòng nhạc "biên giới phía Bắc". Ca khúc này thường được gọi bằng cái tên không chính thức là "Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới" - câu đầu tiên trong ca từ.
    Bài hát được phổ biến rất nhanh chóng. Dàn hợp xướng Đoàn ca nhạc Đài tiếng nói Việt Nam thu thanh ngày 20 tháng 2. Ngày 9 tháng 3, bài hát được đăng trên báo Nhân Dân. Quân nhạc biểu diễn vào tháng 4.
    Khi quan hệ ngoại giao Việt Nam Trung Quốc được cải thiện, theo thỏa thuận giữa hai nước, nhằm bình thường hóa hoàn toàn quan hệ, bài hát này cùng với một số bài khác không còn được lưu hành trên các phương tiện thông tin đại chúng.
    Theo lời kể của nhạc sĩ Phạm Tuyên, có nhà xuất bản muốn in bài hát này trong một tuyển tập ca khúc của thời kỳ nhưng đề nghị nhạc sĩ sửa lại một số từ trong lời bài hát. Ông không đồng ý và bài hát không được đưa vào tuyển tập.

    Chiến tranh biên giới Việt - Trung, 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Trung Quốc và Việt Nam, nổ ra vào vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đem quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước. Chiến tranh biên giới Việt - Trung xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia và ý đồ "dạy cho Việt Nam một bài học" của Đặng Tiểu Bình, kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía.
    Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc hoàn thành rút quân vào ngày 18 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa về mặt ngoại giao.
    Tuy vậy, phía Trung Quốc vẫn không ngừng gây hấn tại nhiều nơi dọc biên giới phía Bắc và đã tiến hành nhiều hoạt động xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam tại Biển Đông !
    phongthuyBDS thích bài này.

Chia sẻ trang này