Những điều trông thấy mà đau đớn nòng !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 29/10/2013.

3590 người đang online, trong đó có 317 thành viên. 23:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 13420 lượt đọc và 124 bài trả lời
  1. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618

    Thứ bảy, 5/4/2014 | 17:18 GMT+7
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] | [​IMG] [​IMG]
    Hơn 300 xe cháy ngùn ngụt trong bãi ở Sài Gòn
    Chiều 5/4, đám cháy bùng lên dữ dội kèm theo nhiều tiếng nổ ở bãi xe trên đường Cao Lỗ (quận 8, TP HCM) đã thiêu rụi hàng trăm xe máy các loại, xe ba gác, ôtô...
    Khoảng 13h30 ngày 5/4, người dân phát hiện lửa bùng lên tại bãi giữ xe có hàng trăm xe máy, ba gác, ôtô… rộng hơn 1.000 m2 trên đường Cao Lỗ (phường 4, quận 8, TP HCM), đối diện bệnh viện quận 8.

    Bảo vệ của bãi giữ xe cùng nhiều người dân xung quanh đã lao vào đám cháy, kịp di dời hàng chục xe ra ngoài và triển khai các phương án chữa cháy tại chỗ.

    Nhưng lửa đã bén vào rất nhiều xe máy và nhanh chóng bùng phát dữ dội, khói đen cuồn cuộn bốc cao. Trong đám cháy, nhiều tiếng nổ phát ra khiến mọi người hoảng sợ.

    Gần trăm cảnh sát cứu hỏa cùng hàng chục xe chữa cháy có mặt phá hàng rào bãi xe, phun nước khống chế lửa. Lúc này, đám cháy đã bao trùm gần toàn bộ bãi xe.

    Lực lượng chức năng phải phong tỏa toàn bộ tuyến đường. Hơn một tiếng sau đám cháy mới được dập tắt.

    Không có thương vong về người, song hỏa đã thiêu rụi hàng trăm xe máy, nhà xe sập đổ.Theo thông tin ban đầu, bãi giữ xe tư nhân này nhận gửi các loại xe 2 bánh, 3 bánh, ôtô… của người dân ở khu vực lân cận với số lượng lên tới gần 1.000 phương tiện.

    Thượng tá Phan Đình Vinh - Phó phòng Hướng dẫn chỉ đạo về chữa cháy, Sở Cảnh sát PCCC TP HCM cho biết, nhà giữ xe cháy rộng hơn gần 1.100 m2, diện tích cháy khoảng hơn 600m2, toàn bộ mái tôn nhà xe đã đổ sập hoàn toàn, hơn 300 xe máy và một ôtô bị cháy rụi. "Nhờ lực lượng chữa cháy đến kịp thời nên giữ được hơn 400m2 nhà xe, bảo vệ an toàn hơn 200 xe máy", thượng tá Vinh cho biết.



    Trong hơn 300 xe máy bị thiêu rụi, có rất nhiều xe đắt tiền như SH, PS... "Nguyên nhân bước đầu của vụ cháy được xác định là do người dân đốt rác gần bãi giữ xe gây cháy lan", thượng tá Vinh nói.

    Bãi xe với mái tôn nằm cô lập ở bãi đất trống bị sập đổ hoàn toàn sau vụ hỏa hoạn. Hiện cảnh sát vẫn phong tỏa hiện trường để tìm nguyên nhân hoả hoạn.

    Vụ cháy khiến tuyến đường bị ùn tắc khi hàng trăm người dân hiếu kỳ theo dõi chữa cháy.



    An Nhơn
    kokuma83, namson67, Hoa_Sim1 người khác thích bài này.
  2. tulacoiphuc

    tulacoiphuc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    2.618

    Xấu hổ ...
    Một nữ doanh nhân vừa trở về từ hội chợ quốc tế tổ chức ở Hồng Kông, điều chị ấy chia sẻ là cảm giác xấu hổ.

    Đã bỏ ra 500 đô la Hồng Kông mua vé vào tham quan, với cái phù hiệu ghi rõ người Việt Nam trên ngực, bỗng nhiên chị bị chặn lại ở cửa vào gian hàng của một công ty kỹ thuật của Đức, trong khi thành viên của đoàn là người Nhật thì vào tham quan thoải mái. Nhân viên của công ty này thẳng thừng thông báo không tiếp đón người Việt.
    Sau trao đổi, một bạn Nhật cùng đoàn đưa cho chị cái phù hiệu ghi là người Nhật để chị có thể vào xem các sản phẩm quan tâm. Tuy nhiên, sự trục trặc đó đã lấy hết sự hưng phấn nhiệt tình nơi nữ doanh nhân này.
    Chị định gặp ban tổ chức hội chợ để làm cho ra lẽ chuyện phân biệt, nhưng đã phải ngừng ý định khi người của gian hàng nói rằng, họ không hoan nghênh người Việt bởi vì đã xảy ra nhiều chuyện phức tạp, trong đó có chuyện "ăn cắp". Hai từ ấy làm cho một người Việt đang ở nước ngoài giật mình. Nỗi xấu hổ đã ngăn chị phản kháng!
    Đã từng có rất nhiều người nói rằng, khi ra nước ngoài, họ đều từng chịu nỗi xấu hổ đó. Sau này, để tâm tìm hiểu về cái nhìn thiếu thiện chí với người Việt, nữ doanh nhân biết thêm nhiều câu chuyện về hành vi xấu của người Việt ở nước ngoài đã làm hoen ố hình ảnh của dân tộc mình.
    Tại nhiều ga tàu điện của Nhật, cơ quan quản lý đã để hẳn biển ghi bằng tiếng Việt cảnh báo không nên trốn vé đi tàu, không được ăn cắp, ở đây có lắp đặt camera theo dõi! Ngay trong các resort 5 sao tại miền Trung, thỉnh thoảng vẫn thấy một thông báo bằng tiếng Việt (không có bản thông báo tiếng Anh), rằng nếu khách lấy đi vật dụng trong phòng, sẽ phải chịu trách nhiệm bồi hoàn gấp ba giá trị!
    Nhiều công ty không muốn hợp tác với người Việt vì đã có kinh nghiệm về chuyện bị ăn cắp công nghệ, kỹ thuật, mà luật pháp tại Việt Nam chưa quy định chặt chẽ để bảo vệ quyền sáng chế.
    Đặc biệt trong lĩnh vực viết phần mềm, không thiếu những kỹ sư công nghệ thông tin chẳng mấy chốc đã mua nhà, đi xe tiền tỷ nhờ ăn cắp bản quyền phần mềm, thêm thắt và ngang nhiên đem bán cho khách hàng khác.
    Một người Nhật từng nói: "Các anh cho rằng ăn cắp mấy đồng tiền trong ví ở ga tàu điện là rất xấu, nhưng lại rất bàng quan với chuyện đồng nghiệp mình ăn cắp bản quyền sáng tạo trị giá hàng trăm triệu đồng. Chính suy nghĩ đó làm hại hình ảnh dân tộc các anh đó. Chúng tôi không bao giờ chấp nhận cộng tác với những người như vậy".
    Mỗi người Việt đi ra nước ngoài tìm cơ hội đã bao giờ tự hỏi, mình phải làm gì để hình ảnh đất mình không hoen ố, như để lại một gia tài về uy tín cho thế hệ tương lai?
    Và bỗng nhớ lại câu chuyện của một học sinh lớp 8. Cô bé ấy là lớp trưởng, nhiều năm đạt học sinh giỏi. Nhưng các bạn trong lớp đều biết rằng gần đây cô bé học sút đi, trong giờ làm bài kiểm tra thỉnh thoảng vẫn chép bài của bạn. Cuối năm học, cô bé ấy đạt học sinh giỏi, không quên chụp hình bảng điểm khoe trên Facebook.
    Điều kinh khủng là hàng trăm bạn học của cô bé vào "like" dù biết rõ sự thật. Những biểu hiện thỏa hiệp với gian dối, bình thường hóa tất cả những mầm mống của cái xấu đã không gặp phản kháng ngay từ lứa tuổi mà tính cách đang dần định hình sẽ trở thành một đặc tính của thế hệ hôm nay.
    Thỏa hiệp với sự dối trá là điều nhiều người đang làm, để chứng tỏ mình rộng lượng, nhân hậu, biết yêu thương. Sự nhầm lẫn lung tung các khái niệm không chỉ xảy ra ở những học sinh trung học, mà nó còn quẩn quanh biểu hiện trong lối sống của người trưởng thành.
    Các mạng xã hội còn cổ vũ thêm sự thỏa hiệp đó, cho con người thỏa mãn với cái màu mè giả tạo, tiếp tay cho sự thành công nhanh chóng nhờ bất cần giữ đạo đức!
    Không giật mình với hiện tượng xấu, cái xấu sẽ bám vào và trở thành đặc tính đại diện cho dân tộc mình. Sự cố nữ doanh nhân nói trên gặp phải ở hội chợ Hồng Kông mới là hồi chuông cảnh báo, thức tỉnh một nền giáo dục mang nặng lý thuyết!
    Bỏ thích · · Chia sẻ
    kokuma83, Hoa_Simnamson67 thích bài này.
  3. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Pháp luật / Tin tức pháp luật

    CSGT bị tố đánh người, bỏ mặc nạn nhân tai nạn

    (Tin tức pháp luật) - CSGT bị một người đà ông tố cáo dùng nón bảo hiểm đánh người, khiến người này bị tai nạn rồi bỏ đi, mặc kệ nạn nhân nằm đó
    Theo tố cáo, trưa 20/3, anh N. chạy xe máy chở bạn đi trên tỉnh lộ 768 nhưng không đội nón bảo hiểm. Khi tới xã Phú Thạnh, N. quay xe thì bị CSGT huyện truy đuổi.

    Khi chạy đến chốt giao thông, N. bị một CSGT từ trong chốt bước ra chặn giữa đường rồi cầm nón bảo hiểm đánh thẳng vào mặt làm N. loạng choạng tay lái rồi lao vào chiếc xe máy đang dựng bên lề đường khiến cả hai ngã bị thương nặng.

    Sau 10 ngày điều trị, cả hai mới được xuất viện. Khi về nhà, bạn của N. đau đầu, chóng mặt nên gia đình đưa đến BV Tâm thần Trung ương 2 tiếp tục điều trị. Nhiều người chứng kiến kể lại, họ thấy một CSGT dùng nón bảo hiểm ném thẳng vào mặt người cầm lái.

    “Điều đáng nói là khi hai thanh niên bị thương, CSGT không đưa đi cấp cứu mà bỏ đi. Thấy vậy người dân mới vội đưa hai người bị nạn tới bệnh viện” - một nhân chứng nói.

    Ngày 2/4, Thiếu tá Huỳnh Nguyễn Hoa Thủy - Phó Đội trưởng Đội Tổng hợp ******* huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) cho biết: “Thanh tra CA tỉnh Đồng Nai vừa chỉ đạo CA huyện Vĩnh Cửu điều tra, làm rõ đơn tố cáo của người dân về việc CSGT huyện dùng nón bảo hiểm đánh người điều khiển xe máy gây tai nạn".

    Thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ CSGT có hành vi đánh người. Gần đây nhất là một thanh niên đã phải nhập viện sau khi va chạm với CSGT.

    [​IMG]
    Người dân bày tỏ bức xúc vì cách cư xử của CSGT
    Nạn nhân là anh Nguyễn Năng Đông (21 tuổi, ở Hà Nội) bị thương ở mặt. Sự việc xảy ra vào khoảng 11h sáng 5/3 tại cầu vượt khu Công nghiệp Thăng Long - Nội Bài (thuộc thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội), cách cầu Thăng Long hơn 1 km về hướng đi sân bay Nội Bài.

    Lúc này có khoảng hơn 100 người dân la ó, bày tỏ bức xúc và ép 2 CSGT (thuộc Đội 6, CSGT TP Hà Nội) không được di chuyển nơi khác. Theo những nhân chứng tại hiện trường, 2 CSGT đã dùng xe chuyên dụng truy đuổi anh Nguyễn Năng Đông (21 tuổi, ở thôn 2 Cổ Điển, xã Hải Bối, huyện Đông Anh). CSGT ngồi sau đã dùng dùi cui đánh anh Đông dẫn đến anh này bị thương ở mắt và mũi.

    Nhận được tin báo, lực lượng CSGT cùng ******* xã Hải Bối đã có mặt để giữ trật tự, tránh tình trạng quá khích của người dân. Gần 1 giờ sau, chỉ huy Đội 6 CSGT ******* TP Hà Nội - đơn vị quản lý 2 CSGT này - đã có mặt để giải quyết.

    Thông tin ban đầu, chiếc xe truy đuổi người vi phạm do Thượng sỹ Nguyễn Cao Quyền điều khiển, còn người ngồi sau, được cho là đã gây thương tích cho Đông là Thiếu uý Nguyễn Thanh Sơn.

    Trao đổi nhanh tại hiện trường, Thiếu uý Nguyễn Thanh Sơn cho biết anh Đông vi phạm giao thông và bỏ chạy. Thiếu uý Sơn thừa nhận “có xảy ra va chạm” với anh Nguyễn Năng Đông.

    H.H (Tổng hợp)
    Hoa_Sim thích bài này.
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Video người Việt ăn cắp bị bắt ở Nhật gây rúng động Facebook

    Video được phát trên một kênh truyền hình Nhật cho thấy một một thanh niên bị cảnh sát bắt vì tình nghi ăn cắp mỹ phẩm trong các hiệu thuốc ở tỉnh Kagawa.


    Video được một hãng thông tấn lớn của Nhật phát trên sóng truyền hình sáng 13/4 đã gây rúng động cộng đồng người Việt đang học tập và làm việc sinh sống nơi đây.


    “Thật quá xấu hổ, chỉ vì những "con sâu làm rầu nồi canh” mà giờ đây, đi đâu người Nhật cũng nhìn người Việt bằng ánh mắt kỳ thị…” - Đó là lời chia sẻ của Facebooker Cham Nguyen sau khi xem video về một thanh niên người Việt vừa bị cảnh sát Nhật bắt vì nghi ngờ ăn cắp một số lượng lớn mỹ phẩm trong các hiệu thuốc ở tỉnh Kagawa.


    “Giờ ở Nhật đi đến đâu mà nhắc tới người Việt là họ lại nghĩ đến các vụ trộm cắp. Thấy người Việt đi vào siêu thị, nhà thuốc thì họ soi từ đầu đến chân. Tôi buồn quá!” - facebooker Son Tran Huy xót xa.


    “Tôi sống ở Nhật đã được 7 năm, cũng chỉ là một du học sinh tự túc qua đây bươn chải từ rửa bát đến quét dọn, ngày nào cũng dậy từ sáng sớm cho đến tối mịt mới về. Có những lúc, tôi phải đi mót từng đồng tiền lẻ, cóp lại để đi mua một vỉ trứng, nhưng tôi không bao giờ nghĩ sẽ đi ăn trộm hoặc là lấy của ai đó cái gì. Vì tôi thấy nó nhục nhã lắm. Bởi tôi đường hoàng là một thanh niên đủ chân đủ tay, sao phải đi làm cái việc để người ta khinh như vậy, làm thế khác nào đang bôi nhọ bố mẹ, quê hương đất nước mình” - nick Văn Dũng Nguyễn bức xúc.


    “Tôi chỉ xin những người môi giới xuất khẩu lao động có cái tâm khi giới thiệu, đừng vẽ ra miền đất hứa để rồi họ vỡ mộng. Dẫu biết rằng “có thực mới vực được đạo” nhưng không vì thế mà túng quẫn làm liều. Ở quê nhà cha mẹ ta cũng khó khăn vất vả, nhưng có ai dạy làm điều trộm cắp đó đâu? “Đói cho sạch, rách cho thơm”, ông bà đã dạy như vậy mà” - Facebooker Quang Tuan Tran khuyên nhủ.


    [​IMG]
    Video đang được cộng đồng mạng lan truyền trên Facebook.


    >> Xem thêm: Vì sao có những người Việt ở Nhật Bản lại ăn cắp


    Trần Hưng tổng hợp
    phongthuyBDS thích bài này.
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967


    Video người Việt ăn cắp bị bắt ở Nhật gây rúng động Facebook
    Kiểu này làm sao dám đi du lịch Nhật đây ? :-??
    Xấu hổ vì có người đồng hương như thế ! X_X

    phongthuyBDS thích bài này.
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Người Việt lại xấu hổ vì ăn cắp ở Nhật



    Ở nước ta các vụ trộm cắp xảy ra hàng ngày, hàng giờ. Không cần nói đến chuyện sơ suất mà ngay cả khi tài sản ở trong nhà, đeo trên người cũng bị cướp một cách trắng trợn.

    Có lẽ vì chuyện trộm cắp nó xảy ra quá thường xuyên nên bây giờ khi nghe đến chuyện trộm cắp cũng ít người dân bàng hoàng, giật mình nữa. Nhiều người sẵn sàng buông câu “ Có của không lo mà giữ, mất là phải”.

    Thế nhưng với những nước khác trên thế giới, đó lại là thói xấu đáng khinh bỉ và ghê sợ, đặc biệt với đất nước Nhật Bản. Nhật Bản là dân tộc vốn nổi tiếng về sự siêng năng, cần cù. Họ lao động vất vả và tự nuôi sống bản thân và gia đình bằng chính năng lực lao động, bằng mồ hôi nước mắt của bản thân. Tôi đã được nghe về những chuyện rất đẹp và ý nghĩa trên đất nước Hoa anh đào này. Đây là một chuyện rất bình thường của những người dân nơi đây, nhưng lại là những chuyện lạ đối với người Việt.

    Chính vì người Nhật cần cù, chăm chỉ lao động nên họ cực ghét những kẻ “ ngồi mát ăn bát vàng”. Những thanh niên trai tráng, khỏe mạnh nhưng lại lười lao động, sống nhờ ăn cắp vặt, lười lao động, cướp công sức của người khác.

    Ở nước Nhật rất ít có chuyện ăn cắp vặt, cửa hàng nhỏ của họ vì thế cũng ít những biện pháp an ninh. Đôi khi không có chủ nhưng khách vào mua hàng cũng tự động thanh toán dựa theo bảng giá đã niêm yết sẵn.

    Phải chăng chính vị sự quá tin tưởng, lỏng lẻo trong việc an ninh này đã khiến người Việt ăn cắp này nghĩ việc trộm cắp ở đây quá dễ dàng, tính khôn lõi lại xuất hiện. Thế nhưng khi sự khôn lõi của người Việt thể hiện không đúng chỗ, thì khiến cả một một dân tộc phải xấu hổ. Không những thế nhiều người Việt Nam khác ở Nhật, đặc biệt là các bạn du học sinh sẽ phải chịu sự kỳ thị không đáng có. Họ sẽ rất khó khăn khi tìm việc làm thêm, thậm chí ngay cả việc đi mua hàng tại khác siêu thị, chắc chắn cũng sẽ chịu ánh mắt nhòm ngó, bĩu môi của người dân nơi đây.

    [​IMG]

    “Bao giờ thói trộm cắp của người Việt mới chấm dứt?” Đó sẽ là câu hỏi khó và khiến nhiều người trăn trở. Thế nhưng việc hạn chế sự ảnh hưởng của một bộ phận xấu người Việt ở các nước bạn là điều thiết thực nên làm trước tiên, các công dân Việt Nam đừng để hình ảnh tốt đẹp của người Việt bị mất đi chỉ vì “con sâu làm rầu nổi canh”.

    Đói cho sạch, rách cho thơm”, dẫu biết rằng "có thực mới vực được đạo" nhưng không vì thế "túng quẫn làm liều" được. Ở quê nhà Cha Mẹ ta cũng đang khó khăn vất vả nhưng có làm điều đó đâu?! Thiết nghĩ pháp luật nước ta cần có chế tài mạnh hơn nữa để xử lý những tình huống xấu này, sâu xa hơn sự việc, những người môi giới xuất khẩu lao động cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng khi giới thiệu, đừng cố vẽ ra miền đất hứa, để rồi họ vỡ mộng và dẫn đến việc làm liều đáng xấu hổ này.
    phongthuyBDS thích bài này.
  7. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
    Xin đừng ăn thịt con vật trung nghĩa này ...

    Hồi tôi mới độ 15 tuổi, bố tôi mang về một con chó đực. Con chó có bộ lông trắng, đôi mắt màu nâu đen rất đẹp. Năm đó mất mùa đói kém, gia đình tôi phải thường xuyên ăn độn khoai sắn. Lạ lùng thay, con chó này cứ lớn phổng phao, mượt mà. Nó phải nặng đến 15kg. Cũng như nhiều gia đình khác, những con chó nuôi đều không được đặt tên. Nó là loài vật, nên vô danh! Mỗi lần muốn gọi, chỉ cần: “Êu, Êu” là nó xuất hiện, ve vẩy đuôi, miệng rít lên những tiếng như tiếng rên, rất dễ thương! Thường ngày, khi không có ai cần đến, nó nằm khoanh tròn trong gậm giường, đầu hướng ra phía cửa. Có khách lạ, nó sủa lên vài tiếng báo hiệu. Còn là người quen thân, nó vùng dậy, xông ra, vẫy đuôi rối rít và kêu lên mừng rỡ.

    Từ ngày mua được con chó này, nhà tôi như được bình an hơn. Cha tôi quý con chó lắm. Mùa đông giá rét, ông lấy một chiếc bao tải quấn quanh mình, giữ ấm cho nó. Những ngày hè nóng nực, ông mang nó ra ao tắm cho sạch lông. Nhà tôi nghèo như thế, vậy mà đôi khi ông vẫn đi đâu đó tìm được một khúc xương mang về cho nó gặm. Con chó rất quyến luyến cha tôi, suốt ngày luẩn quẩn bên ông.

    Một hôm có hai người khách lạ đến nhà tôi hỏi mua chó. Họ nói, họ ở làng bên cạnh, cách làng tôi một cánh đồng. Ngày mai gia đình họ có đám giỗ, cần một con chó để thịt! Cha tôi nghe vậy không muốn bán, nhưng gia cảnh nhà tôi lúc đó rất nghèo. Cả cha mẹ và bốn anh em tôi, mặc dù bữa ăn phải độn nhiều khoai sắn nhưng không ngày nào thật sự được ăn no. Mẹ tôi bàn với cha tôi lâu lắm. Nếu tiếp tục nuôi thì không còn gì để cho nó ăn, dù rằng con chó vô cùng dễ ăn. Nó có thể ăn vài cọng rau thừa, dăm bảy cái vỏ khoai lang, mấy cái xương lõi sắn, vài hạt cơm rơi vãi quanh mâm hoặc bất cứ cái gì có thể ăn được mà con người cho phép. Tuy nhiên, nuôi nó cũng như thêm một miệng ăn nữa. “Người chẳng có mà ăn, lấy đâu ra cơm nuôi nó mãi?” – Mẹ tôi bảo thế.

    Có một điều rất lạ là khi cả cha và mẹ tôi miễn cưỡng đồng ý bán con chó, thì tự nhiên nó chạy biến đi đâu mất! Không lẽ con chó này hiểu được tiếng người? Chúng tôi chia nhau đi tìm mọi xó xỉnh, xung quanh nhà, thậm chí sang cả nhà hàng xóm, nhưng bặt vô âm tín. Cho đến khi cha tôi nước mắt lưng tròng, lên tiếng gọi, thì từ trong đống rơm ở phía sau chuồng lợn nó chui ra! Người ta lấy cái chày giã gạo chẹn cổ nó xuống, trói mõm và bốn chân nó lại. Con chó tội nghiệp kêu rên ư ử, hai mép nó sùi bọt. Cha tôi ôm lấy nó, khóc. Nhìn bộ dạng cha tôi, thương lắm. Tôi liên tưởng đến lão Hạc, một nhân vật của nhà văn Nam Cao khi phải bán cậu Vàng!…

    Người ta trả tiền cho mẹ tôi và dùng đòn ống khiêng nó đi. Cha tôi buồn bã lên giường nằm, tay trái vắt ngang qua trán, tay phải để lên bụng và thở dài thườn thượt… Chiều hôm đó ông bỏ ăn. Một bát cơm và đĩa khoai phần ông vẫn còn nguyên trong trạn. Mẹ tôi bảo, nó chỉ là một con chó, việc gì phải tiếc quá như vậy? Nếu muốn, lại sẽ mua con khác về nuôi! Cha tôi không nói gì, cứ nằm im như người bệnh nặng…

    Đêm hôm đó trời tối đen như mực. Cả nhà tôi đã ngủ yên, chỉ một mình cha tôi thao thức. Thỉnh thoảng ông trở dậy, bật diêm hút thuốc. Rồi ông nằm xuống thở dài, trằn trọc, quay ra, lật vào, ngao ngán. Tâm trạng ông nôn nao, buồn phiền như tiếc nuối một vật gì đã mất đi, quý lắm… Vào khoảng 2-3 giờ sáng, cha tôi là người đầu tiên phát hiện những tiếng động rất lạ ở vách cửa. Cha tôi yên lặng lắng nghe. Không có nhẽ đêm đầu tiên không có con chó giữ nhà là đã có kẻ trộm? Mà nhà tôi có gì đáng giá để kẻ trộm phải rình mò? Nhưng chỉ một phút sau, linh tính báo cho ông biết, con chó đã trở về! Nó cào mạnh vào cửa, kêu ư ử như cầu cứu. Cha tôi vồng dậy, kéo cửa ra. Con chó mừng rỡ nhảy sổ vào nhà. Mẹ tôi trở dậy thắp đèn. Tội nghiệp con chó. Cổ nó còn nguyên một vòng xích sắt có khóa, nối với đoạn dây thừng lớn đã bị nó cắn đứt kéo lê theo. Đầu và bụng nó ướt lút thút, bốn chân và đuôi dính đầy bùn. Nó đói quá, hai bên sườn xẹp lại, sát vào nhau. Cha tôi vội tháo vòng xích, lấy cái khăn rách lau khô lông và lau sạch bùn ở đầu, ở bụng, ở chân và đuôi nó, rồi vào trạn lấy bát cơm còn để phần ông từ hồi chiều hôm trước, trộn với một ít tương cho nó ăn. Lạ lùng thay, con chó đói gần chết, và lại lần đầu tiên được ăn một bát cơm ngon như thế, vậy mà nó ngước mắt nhìn cha tôi, như nghi ngờ và ngần ngại… Một lúc sau, nó mới cúi đầu xuống ăn một cách từ tốn. Cha tôi vuốt ve nó rất lâu, sau đó cho nó vào gầm giường. Ông lên giường nằm và một lúc sau ông đã chìm vào giấc ngủ bình thản và ngon lành.

    Sáng hôm sau, mới tinh mơ hai người mua chó hôm trước quay trở lại nhà tôi. Con chó đánh hơi thấy trước nên nó trốn biệt. Cha tôi điều đình và trả lại tiền cho hai người mua chó. Cả nhà tôi đều hiểu rằng, dù có phải chết đói, cha tôi cũng không bao giờ bán con chó cho ai nữa. Từ hôm đó chúng tôi để tâm chăm lo cho con chó nhiều hơn. Cha tôi, dù cả bữa cơm ông phải ăn khoai là chính (tiêu chuẩn mỗi người chỉ một bát cơm), song ông luôn dành cho con chó một nửa bát. Con chó hình như cũng hiểu được điều này. Nó trở nên nhút nhát hơn, cảnh giác hơn với mọi người. Nhưng với cha tôi, nó cứ luẩn quẩn bên chân ông. Khi ông ra đìa, nó luôn đi theo ông như hình với bóng. Còn những lúc ông đi làm xa, không cho nó đi theo thì nó ra đầu thềm nhà nằm ngóng ra cổng, chờ cho đến khi nào ông về, nó nhảy xổ ra, mừng rối rít rồi theo ông vào nhà!

    Khoảng chừng hai năm sau, kinh tế gia đình tôi khá giả hơn trước. Con chó cũng lớn hơn, khỏe ra, mượt mà, rất đẹp. Nó luôn luôn theo sát cha tôi, không rời nửa bước. Vào một buổi trưa cuối mùa hè, cha tôi ra đìa để vớt bèo lục bình về làm phân xanh. Cái đìa này lầy bùn, cỏ và cây dại mọc dày đặc từ hàng trăm năm nay. Dưới gốc rễ cây đan quyện vào nhau như những tấm lưới thép, tạo thành những hang hốc sâu đầy bùn. Ở dưới đó, rất nhiều lươn và cá trê lưu cữu to bằng bắp chân người lớn. Đôi khi người ta còn bắt được cả rái cá, kỳ đà. Nhưng không một ai có thể tưởng tượng ra dưới cái đìa rậm rạp đó lại có một con trăn hoang to như một cây tre bương, dài cỡ 3 mét, sống lâu năm và chắc nó cũng đã ăn hết cả mấy tạ cá dưới đìa.

    Hôm đó cha tôi lội dưới bùn vớt những đám bèo dày đặc vứt lên bờ. Đến gần gốc một cây vạy, ông nhìn thấy đuôi một con trăn lớn thò ra. Cha tôi quyết định bắt sống hoặc đánh chết con trăn này. Ông chộp lấy đuôi con trăn, đạp hai chân vào gốc vạy, kéo con trăn ra ngoài. Con trăn chống cự. Khi bị lôi ra khỏi hang, nhanh như một tia chớp, con trăn cong người cắn chặt vào bắp chân cha tôi. Ông ngã ra bờ đìa và kêu lên một tiếng sợ hãi. Ngay lúc đó con chó không kịp sủa một tiếng nào, nó nhảy bổ vào, cắn vào cổ con trăn và dính liền hàm răng vào đó, như không bao giờ muốn nhả ra nữa. Con trăn quật mình cuốn chặt lấy thân con chó. Chỉ bằng một cú núc, nó làm con chó gãy đôi xương sống! Mõm con chó vẫn cắn chặt vào cổ con trăn. Hai bên mép nó ứa ra hai dòng máu và ở lỗ hậu môn lòi ra một đống phân nhão! Cha tôi đã ý thức được sự nguy hiểm, ông vớ lấy con dao quắm mang theo để chặt cây, nhằm vào đầu con trăn chém rất mạnh. Con trăn chỉ quằn quại được một lát, nó mềm nhũn ra và bất động. Cha tôi cứ để máu ở chân chảy ròng ròng, ông quay ra cố gỡ mõm con chó ra khỏi cổ con trăn và ôm chặt nó vào lòng. Nhìn thân mình con chó ướt sũng, bê bết bùn, mềm ẹo, mắt nhắm nghiền, cha tôi khóc. Ông nghĩ rằng nó đã chết. Cha tôi mang con chó về nhà, tắm, lau khô và để nó nằm vào một cái nong đặt ở cuối thềm. Ông bảo tôi đi tìm một cái thùng gỗ, đặt con chó vào và mang nó đi chôn. Khi cha tôi nhấc nó lên, định cho nó vào hòm thì đôi mắt nó mở hé ra và chớp. Cha tôi mừng quá, sai tôi đi tìm ông lang Tá về băng, bó nẹp cố định xương sống cho nó. Xong xuôi mọi việc, cha tôi mới thấy đau ở bắp chân. Ông ngồi xuống bậc thềm, để cho ông lang rửa sạch, sát trùng, bôi thuốc và băng bó vết thương.

    Buổi chiều, ông bảo mẹ tôi nấu một nồi cháo gạo, rồi đập hai quả trứng gà vào quậy đều. Đây là một món ăn sang trọng để tẩm bổ mà gia đình tôi rất ít khi được ăn. Ông múc cháo ra tô, chờ nguội và vuốt ve dỗ dành cho con chó ăn. Nó nằm im, đôi mắt ướt nhìn cha tôi, nhưng không ăn một miếng nào. Cả xóm tôi đem con trăn ra làm thịt chia nhau, ai cũng khen con chó quá khôn, nhưng không ai tin rằng nó còn có thể sống thêm được vài ngày nữa. Nhiều người bảo mẹ tôi đem con chó ra mà thịt, kẻo để nó chết uổng phí của trời! Chỉ riêng cha tôi không nghĩ thế. Ông luôn tin rằng con chó sẽ sống cùng ông, và nếu chẳng may nó chết, ông sẽ đem chôn nó như chôn một con người! Khoảng hai tháng sau, với sự chăm sóc của cha tôi, con chó đã bình phục. Tuy nhiên vì xương sống của nó bị gãy nên hai chân sau hoàn toàn bị liệt. Mỗi lần đi, nó chỉ dùng hai chân trước chống xuống đất và lết trên đầu gối của hai chân sau. Điều làm cả nhà tôi ngạc nhiên, từ khi con chó đi được theo kiểu lê lết, nó chỉ gặp khó khăn trong khoảng một tháng đầu. Sau những ngày ấy, nó lết nhanh không kém gì những con chó bình thường.

    Từ dạo đó, cha tôi cưng con chó như con. Một suất cơm đạm bạc và ít ỏi của ông, bữa nào cũng được chia làm đôi. Thảng hoặc, ngày nào có một hai miếng thịt, cha tôi cũng dành cho nó một phần. Con chó rất khôn, hình như nó biết tất cả mọi điều đang diễn ra xung quanh. Nó không bao giờ quấy rầy chúng tôi. Nhưng với cha tôi, nó quấn quýt, liếm láp chân tay, không muốn rời ra nửa bước. Ban đêm ông nằm ngủ, nó nằm dưới chân giường. Hình như chỉ như thế thì cả chó và người mới thấy yên tâm!.

    Cuộc sống như vậy trôi đi. Cả nhà tôi luôn biết ơn con chó và gần như ngày nào cũng nhắc đến chuyện con trăn! Cho đến tháng hai năm 1959, nhà tôi có đại tang. Cha tôi bị một cơn bạo bệnh rồi qua đời! Tôi còn nhớ như in, hôm đưa ma cha tôi, trời mưa tầm tã, rét lắm, nhưng người đi đưa rất đông. Anh chị em, chú bác, cô dì, dòng họ ai cũng khóc như mưa. Không mấy ai để ý trong dòng người đông đúc đó, con chó liệt cũng có mặt. Nó ướt lút thút như chuột lột, rét run lẩy bẩy, cố lết trên đôi chân liệt, len lỏi giữa dòng người than khóc sướt mướt trong đám tang. Không ai hình dung ra được con chó liệt đó có thể đi theo đám tang ra tận nghĩa địa, nơi chôn cất cha tôi, và sau đó bằng cách nào nó lại tự lê lết về nhà? Chỉ đến khi trời tối mịt, thắp đèn lên, mới tìm thấy nó nằm sâu trong gầm giường, bộ lông hãy còn ẩm ướt và đôi mắt buồn rầu khó tả, cứ nhìn đi đâu đó, như hướng về một cõi nào mơ hồ nhưng ở đâu xa lắm…

    Sáng hôm sau, cúng cơm cho cha tôi xong, chúng tôi gọi chó ra cho nó ăn. Không còn thấy nó nằm trong gầm giường nữa. Nó đã lết ra đầu thềm tự khi nào, nằm quay đầu ra cổng ngóng chờ xem một ngày nào đó liệu cha tôi có trở về? Tôi bế nó vào nhà, vỗ về và dỗ dành cho nó ăn, nhưng tuyệt nhiên nó không đụng vào bất cứ thứ gì. Tôi đem mấy miếng thịt heo luộc, những thứ mà ngày thường nó vô cùng thích ăn. Nó quay đầu ra chỗ khác. Tôi đặt nó trở lại gầm giường. Nó không chịu nằm yên, lại lết ra đầu thềm, nằm ngóng ra cổng, kiên trì chờ đợi và im lặng như một mô đất. Sau hơn một tuần lễ con chó nhịn ăn như thế, nó gầy rạc đi. Cả nhà bận cúng tuần cho cha tôi, nhưng ngày nào tôi cũng để tâm và dỗ dành, hy vọng nó ăn lấy một chút. Nhưng nó không màng.

    Rồi một buổi sáng tinh mơ, trời còn đầy sương và se se lạnh, chúng tôi ra nghĩa trang thắp nhang và đặt tấm bia đá trên mộ cha tôi. Tất cả mọi người đều kinh ngạc đến mức không còn tin ở mắt mình: Con chó liệt đã nằm chết trên mộ cha tôi tự bao giờ, hai chân trước chồm lên ôm lấy ngôi mộ, hai chân sau bại liệt như đang quỳ, cơ thể nó đã cứng đơ, đôi mắt nhắm nghiền, thanh thản, nhưng dường như còn hơi ươn ướt… Chúng tôi trở về nhà đóng một cái hòm gỗ, khâm liệm con chó tử tế và chôn nó dưới chân mộ cha tôi… Tôi cắm mấy nén nhang lên ngôi mộ nhỏ bé này, lòng miên man nghĩ ngợi: Không biết giờ này linh hồn cha tôi đang phiêu diêu bên trời Tây cực lạc, Người có biết con chó đầy ân tình và tội nghiệp của Người đã mãi mãi đi theo Người…
    [​IMG]
    Khổng Văn Đương
    Hoa_Sim thích bài này.
  8. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Bộ Văn hóa ‘ngọng’ tiếng Anh

    http://mecon.vn/sao-hot/bo-van-hoa-ngong-tieng-anh/


    Sai lỗi chính tả trên phông lễ ký kết với đối tác Hàn Quốc, quảng bá nhầm hình ảnh du lịch Trung Quốc, Hoa hậu sai tên nước…

    Ngày 11/ 3, Bộ trưởng VHTT&DL – Hoàng Tuấn Anh đã có buổi đón tiếp đoàn đại biểu của Tổ chức Phát triển thể thao Hàn Quốc (KSPO) do Chủ tịch Chung Jung Taek dẫn đầu sang thăm và làm việc tại Hà Nội, Việt Nam.

    Tại sự kiện cũng diễn ra lễ ký kết giữa Tổng cục TDTT Việt Nam- Bộ VHTT&DL Việt Nam với Tổ chức Phát triển thể thao Hàn Quốc về việc hỗ trợ Việt Nam tổ chức Asian Games 18, đặc biệt là việc đầu tư phát triển bộ môn đua xe đạp lòng chảo.

    Tuy nhiên, ngay sau khi hình ảnh lễ ký kết được đăng tải trên báo chí thì nhiều người nhận ra trên phông nền lễ ký kết đã có lỗi sai chính tả về tiếng Anh.



    [​IMG]

    Những sai sót trên phông của lễ ký kết giữa Bộ VHTT&DL với đối tác ngày 11/3


    Ở phần tên sự kiện, cụm từ Signing ceremony (buổi lễ ký kết) đã bị thay thế bằng Singning ceremony (thừa một chữ N). Ở phía dưới, có lẽ, chữSpeedDome (đua xe lòng chảo) được viết thành từ khó hiểu “speedom”.


    Ngay sau đó, ông Nguyễn Văn Tình, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế- Bộ VHTT&DL cho biết: “Sự kiện lễ ký kết chúng tôi biết trước đó khá gấp gáp. Phía Cục Hợp tác được giao thực hiện, tổ chức lễ ký kết này.


    Chúng tôi đã gửi mẫu chữ, logo cho bên khách sạn và họ lo toàn bộ thiết kế phông nền cho buổi lễ ký kết. Để xảy ra sai sót trên là lỗi thuộc về khâu chế bản của bộ phận tổ chức bên khách sạn. Tuy nhiên, về phía đơn vị tổ chức, chúng tôi cũng xin nhận trách nhiệm khi sơ suất không kiểm tra lại tỷ mỷ phông nền của lễ ký kết”.


    Theo ông Nguyễn Văn Tình, việc sai lỗi chính tả tiếng Anh trên phông nền lễ ký kết với đối tác Hàn Quốc lần này là sự cố ngoài ý muốn của Cục Hợp tác quốc tế. Đại diện Cục Hợp tác quốc tế cũng khẳng định, phía Cục sẽ rút kinh nghiệm và kiểm tra cẩn thận mọi khâu trong những lần tổ chức các sự kiện tiếp theo.


    Quảng bá du lịch hộ Trung Quốc


    Sự việc này làm nhớ lại sự cố nhầm lẫn, xảy ra hồi đầu tháng 3/2013 thông tin gian hàng Việt Nam tại Hội chợ du lịch quốc tế (ITB) tại Berlin (Đức) đặt ảnh giới thiệu địa danh nổi tiếng của Trung Quốc là “Lạc Sơn Đại Phật” đã khiến dư luận phẫn nộ.

    Đáng trách hơn, bức ảnh lại được trưng bày ngay trong gian hàng của Tổng cục Du lịch Việt Nam và một số doanh nghiệp du lịch Việt Nam đang tham dự Hội chợ du lịch quốc tế.

    Thế nhưng, theo lý giải của Tổng cục du lịch Việt Nam thì bức ảnh chụp cảnh gian hàng VN treo ảnh Lạc Sơn Đại Phật là có thật, nhưng đó chỉ là một ảnh chiếu thử do công ty thi công (đối tác của VN Airlines) đưa lên để test hình ảnh trong quá trình thi công, và sau khi phát hiện là hình ảnh phong cảnh Trung Quốc đã tháo bỏ ngay lập tức.


    [​IMG]

    Gian hàng Việt Nam treo ảnh địa điểm du lịch của Trung Quốc


    Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam lên tiếng nhận trách nhiệm: “Đây là sự cố đáng tiếc xảy ra tại Hội chợ du lịch quốc tế diễn ra tại Đức, nhất là để xảy ra trong thời điểm nhạy cảm giữa ta và nước bạn. Trách nhiệm này hoàn toàn thuộc về Tổng cục Du lịch Việt Nam”.

    Ông Cường cũng cho rằng, sự cố này là bài học sâu sắc đối với Tổng cục Du lịch trong việc xúc tiến quảng bá du lịch trong và ngoài nước. Cuối cùng, hình thức xử lý đối với sự cố này là khiển trách tập thể.


    Hoa hậu sai tên nước, cầm cờ ngược


    Rồi đến người đại diện cho Việt Nam tham gia đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Quý bà Thế giới 2013 tại Trung Quốc vào ngày 23/11, nhưng lại cầm cờ ngược và đeo dải băng in sai tên nước khiến cho nhiều người bức xúc.

    Từ hình ảnh của cuộc thi này cho thấy, Trần Thị Quỳnh deo dải băng “Mrs. VietNem” chứ không phải là “Mrs. VietNam”. Cùng với đó, người đại diện cho Việt Nam tham dự cuộc thi còn cầm cờ Tổ quốc ngược đi lại trước sự chứng kiến của hàng triệu khán giả trên thế giới.

    Mặc dù đại diện ban tổ chức cuộc thi đã có công văn xin lỗi Bộ VHTT&DL, Cục nghệ thuật biểu diễn VN, nhưng không biện bạch nào có thể được chấp nhận khi mọi thứ đã hiển hiện quá sức kệch cỡm trên sân khấu đêm chung kết.



    [​IMG]

    Trong đêm phúc khảo (trái) và chung kết, dải băng của Trần Thị Quỳnh đều bị ghi sai tên nước.


    Bà Đoàn Thị Kim Hồng còn là thành viên giám khảo cuộc thi phân bua rằng do tập trung lo công việc ở vị trí giám khảo, không có thời gian tiếp cận thí sinh nên không nhận ra tên nước bị viết sai.

    Về phía Hoa hậu Trần Thị Quỳnh, cô thổ lộ rất buồn trước sự cố đáng tiếc này. Quỳnh chia sẻ, vì tập luyện, thi cử quá căng thẳng, gấp rút nên cô đã để xảy ra sơ sót đáng tiếc trên. Quỳnh rất muốn khán giả thông cảm trước sự cố đáng tiếc này.

    Trong khi đó, người phát ngôn của Bộ VHTT&DL, TS Phan Đình Tân nói rằng sẽ phải nhắc nhở và rút kinh nghiệm nghiêm khắc trước vụ việc này.

    “Tôi thấy ý thức văn hóa như thế là quá kém, cần phải được nâng lên, phải thấy xấu hổ với bản thân. Lòng tự tôn, tự hào dân tộc dường như đang ở đâu đó chứ không theo sát bên cạnh thí sinh. Các đơn vị đưa người tham gia thi hoa hậu, người đẹp quốc tế phải chú ý đến việc giữ gìn hình ảnh quốc gia chứ không thể để như thế”– ông Tân nói.

    Thế nhưng, cho đến nay, sự việc cũng đã đi vào quên lãng. Hàng loạt các sự cố, sai sót, nhầm lẫn diễn ra, mà cứ nói rút kinh nghiệm nhưng đâu rồi lại hoàn đó. Thậm chí có độc giả còn lên tiếng cho rằng những sự sai sót ấy đã thành quy trình.


    Theo Đất Việt


    Mấy vị lãnh đạo Bộ VH TT và DL hình như không biết tiếng Anh ! :-??
    Cả bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đứng ngay dưới câu tiếng Anh sai nhòe thế kia cũng không nhận ra ! [-(
    Chán ! :-<

    Tuấn Anh dốt đặc tiếng Anh !
    Mà làm bộ trưởng cho đành ! Trời ơi !

    Ông Trời : đừng có giỡn chơi !
    Đụng vào bộ trưởng ... đi toi bây chừ !


    :-P:-P:-P:-P:-P:-P:-P:-P:-P:-P:-P:-P:-P:-P:-P:-P
    HS đã từng gặp riêng HTA khi ông ấy còn đương chức chủ tịch UBND TP ĐN vào năm 2005 tại văn phòng UB.
    Lúc ấy HS về thăm quê và có làm từ thiện tặng hội Nạn nhân Chất Độc Da Cam một khoản tiền.
    Ấn tượng khó quên là ông này quan liêu và hách dịch !
    Bây giờ biết thêm là ổng dốt ! :-"


    phongthuyBDS thích bài này.
  10. phongthuyBDS

    phongthuyBDS Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Đã được thích:
    4.036

Chia sẻ trang này