NTC – Máy in tiền, Vua tiền mặt /CP – Quý 1/2019 ước tăng trưởng 240% cùng kỳ – Phần 5

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dautucolai, 08/04/2019.

7046 người đang online, trong đó có 1153 thành viên. 10:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 396214 lượt đọc và 3197 bài trả lời
  1. co_be_thich_dua

    co_be_thich_dua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Đã được thích:
    14.924
    Xin lỗi cậu nhé! Chúc cậu đầu tư thành công
    Lee_Minh, MrX68, OwlEye3 người khác thích bài này.
    baitran đã loan bài này
  2. baitran

    baitran Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2010
    Đã được thích:
    5.197
    co_be_thich_dua, peter_invOwlEye thích bài này.
    co_be_thich_duabaitran đã loan bài này
  3. bambo08

    bambo08 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/06/2015
    Đã được thích:
    7.969
    Bác đúng là “thanh niên” cứng nhất topic :))
    co_be_thich_dua, OwlEyebaitran đã loan bài này.
  4. Lee_Minh

    Lee_Minh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/03/2019
    Đã được thích:
    5.941
    Lý do bất ngờ ngăn Đông Nam Á trở thành công xưởng của thế giới
    09-04-2019 - 09:23 AM | Tài chính quốc tế


    [​IMG]
    Làn sóng các công ty chạy khỏi Trung Quốc làm dấy lên hy vọng khu vực Đông Nam Á lân cận sẽ trở thành công xưởng tiếp theo của thế giới nhưng tự động hóa đang cản trở điều đó.



    Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã cho nhiều công ty đa quốc gia cảm thấy sự bấp bênh khi đặt tất cả nhà máy sản xuất của họ cũng như các chuỗi cung ứng ở Trung Quốc. Gần một năm kể từ ngày cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế nổ ra, nỗi đau ngày càng trở nên rõ rệt và gây tổn thương nghiêm trọng tới doanh thu, lợi nhuận doanh nghiệp.

    Nhiều thập kỷ trước, Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới nhờ nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ cùng với những chính sách hỗ trợ của nhà nước để lôi kéo đầu tư nước ngoài. Đến thời điểm hiện tại, nhân công ở Trung Quốc đã không còn rẻ nữa. Thậm chí, sự phát triển của các ngành dịch vụ, trong đó có thương mại điện tử, đã khiến nguồn nhân công của Trung Quốc trở nên khan hiếm dù quốc gia này có hơn 1 tỷ dân.

    Người Trung Quốc hiện nay có mức thu nhập trung bình cao và nhiều cách kiến tiền dễ dàng hơn làm trong các dây chuyền sản xuất. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cũng đang để tâm nhiều tới môi trường và sức khỏe người dân hơn là chú trọng hỗ trợ phát triển công nghiệp như những thập niên trước đó. Khó khăn với các doanh nghiệp đang ngày càng nhiều.

    Giọt nước làm tràn ly chính là cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tổng thống Mỹ Donald Trump, vì muốn kéo sản xuất và việc làm về cho người Mỹ, đã khai mào cuộc chiến với Trung Quốc. Các doanh nghiệp Mỹ nhưng sản xuất ở Trung Quốc cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của cuộc chiến.

    Ngay khi cuộc chiến thương mại nổ ra, đã có một số doanh nghiệp lên kế hoạch rời nhà máy khỏi Trung Quốc. Một năm sau, khi tác động của thuế quan ngày càng trở nên rõ rệt, số doanh nghiệp muốn tháo chạy khỏi Trung Quốc ngày càng nhiều. Việc Mỹ - Trung đang tiến gần tới một thỏa thuận thương mại không đủ giúp làn sóng này giảm xuống.

    Khi chiến tranh thương mại nổ ra, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng Đông Nam Á, khu vực với nhiều điều kiện tương đồng với Trung Quốc thời kỳ trước, sẽ thế chân quốc gia này trong vai trò công xưởng tiếp theo của thế giới. Với dân số 661 triệu người, trong đó chủ yếu ở trong độ tuổi lao động, Đông Nam Á có lợi thế hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới.


    Tuy nhiên, cách mạng công nghiệp 4.0 đang khiến những lợi thế truyền thống trở nên mai một. Sự ra đời của robot và dây chuyền tự động hóa khiến số lượng công nhân trên mỗi dây chuyền được giảm tới mức tối thiểu. Thậm chí, nhiều nhà máy khổng lồ chỉ có một vài công nhân để giám sát máy móc vận hành trong quá trình tạo ra sản phẩm.

    Xu hướng này khiến các nhà sản xuất không còn quá mặn mà với nguồn nhân công giá rẻ. Thay vào đó, họ chọn đưa nhà máy sản xuất của mình tới gần những thị trường tiêu thụ sản phẩm mà họ làm ra. Châu Âu và Mỹ vốn không phải là những nơi thích hợp để đặt nhà máy cho tới khi robot sẵn sàng thay thế con người trong các dây chuyền.

    Robot cướp việc của con người là một xu thế không thể phủ nhận và nó đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Đi cùng với nó, nguồn lao động dồi dào cùng nhân công giá rẻ sẽ không còn là lợi thế lớn nhất của Đông Nam Á nói riêng và các nền kinh tế đang phát triển nói chung.

    Việc đặc nhà máy sản xuất ở châu Âu hay Mỹ để đáp ứng nhu cầu của những thị trường này thay vì đặt ở Đông Nam Á hay nơi nào khác có thể giúp tránh những tác động xấu tương tự như cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Những nhân công giám sát hệ thống tự động vận hành, vốn đòi hỏi chuyên môn và kiến thức cao, cũng dễ dàng được tìm thấy ở phương Tây hơn so với phương Đông.

    Giao thương thuận lợi, một trong những điểm mạnh của Đông Nam Á, cũng sẽ không còn nhiều ý nghĩa khi người ta chọn đặt các nhà máy gần nơi tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp vẫn sẽ để mắt tới khu vực này bởi dân số 660 triệu người là lượng khách hàng khổng lồ mà mọi doanh nghiệp đều không thể bỏ qua.

    Trước cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, nhiều nước Đông Nam Á cũng đang thúc đẩy phát triển công nghệ, nắm bắt cơ hội để có thể vươn lên bắt kịp các nước đang phát triển. Nó mang đến những cơ hội to lớn trong bối cảnh chất lượng nguồn lao động ở khu vực đang ngày càng được cải thiện và có thể đáp ứng đòi hỏi mới. Đông Nam Á có thể sẽ không phải công xưởng tiếp theo của thế giới nhưng không ai có thể phủ nhận sự bứt tốc mạnh mẽ của khu vực này ở hiện tại và cả trong tương lai.


    Tôi sẽ phân tích từng điểm 1 cả mạnh cả yếu trong bài báo này.

    " Tuy nhiên, cách mạng công nghiệp 4.0 đang khiến những lợi thế truyền thống trở nên mai một. Sự ra đời của robot và dây chuyền tự động hóa khiến số lượng công nhân trên mỗi dây chuyền được giảm tới mức tối thiểu. Thậm chí, nhiều nhà máy khổng lồ chỉ có một vài công nhân để giám sát máy móc vận hành trong quá trình tạo ra sản phẩm.
    Xu hướng này khiến các nhà sản xuất không còn quá mặn mà với nguồn nhân công giá rẻ. Thay vào đó, họ chọn đưa nhà máy sản xuất của mình tới gần những thị trường tiêu thụ sản phẩm mà họ làm ra. Châu Âu và Mỹ vốn không phải là những nơi thích hợp để đặt nhà máy cho tới khi robot sẵn sàng thay thế con người trong các dây chuyền"


    - Đoạn này viết không sai, nhưng chưa đầy đủ, với các nước phát triển của Châu Âu và Châu Mỹ với mức độ an toàn về quy trình kiểm soát các tác động đến môi trường thì họ sẽ chỉ chấp nhận các doanh nghiệp như sản xuất linh kiện, phụ trợ, dịch vụ,... Còn những ngành sản xuất có tác động lớn có thể gây ô nhiễm như thép, may mặc, dệt, nhuộm,... thì chắc chắn là không đồng ý vì đến nước ta còn đang băn khoăn chứ đừng nói đến họ. Và số lượng các nhà máy mang tính chất sản xuất này cũng đang dịch chuyển từ Trung Quốc sang nước ta chiếm tỷ trọng lớn chứ không ít 1 chút nào.

    - Tiếp theo là về cuộc CMCN 4.0, đây cũng là 1 trong những vấn đề cấp bách hiện tại của VN chúng ta trong vài năm tới nhưng không có nghĩa là chúng ta đang đi chậm. Hiện nhà máy may của Việt Tiến mới xây dựng cũng đang áp dụng công nghệ 4.0 cho quá trình tự động hóa hay nếu bác đã tham quan Vinfast, Trường Hải,.... thì đều không kém gì các nước phát triển trên thế giới với khả năng tự động hóa rất cao.
    Thậm chí về công nghệ 5g chúng ta còn là 1 trong những nước đi đầu của cả thế giới.
    https://vnexpress.net/so-hoa/viettel-trien-khai-lap-dat-tram-5g-dau-tien-tai-viet-nam-3906099.html
    https://www.msn.com/vi-vn/news/world/những-nước-nào-trên-thế-giới-đã-có-mạng-5g/ar-BBSD5JH#page=2

    "Robot cướp việc của con người là một xu thế không thể phủ nhận và nó đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Đi cùng với nó, nguồn lao động dồi dào cùng nhân công giá rẻ sẽ không còn là lợi thế lớn nhất của Đông Nam Á nói riêng và các nền kinh tế đang phát triển nói chung."

    Trước bất kỳ 1 cuộc cách mạng nào của cả thế giới thì đều phải có sự hy sinh, như cuộc cách mạng thứ nhất khi có máy hơi nước thay thế lao động chân tay, cách mạng thứ 2 về điện và năng lượng tạo ra ánh sáng khí đốt, cách mạng thứ 3 về công nghệ thông tin và máy tính, nhưng không phải 1 sớm 1 chiều mà có thể thay đổi ngay được, trước mỗi cuộc cách mạng lần nào lịch sử thế giới cũng lo lắng con người sẽ hết việc làm nhưng rồi lại đâu vào đấy đến tận ngày hôm nay như các bác thấy vì loài người thích nghi tốt hơn tất cả các sinh vật khác nên mới tồn tại đến ngày hôm nay.
    Và thời gian để chuyển hóa mỗi cuộc cách mạng này nhanh thì 20 năm chậm thì hàng trăm năm chứ không phải ngày 1, ngày 2. Hiện tại mới chỉ là giai đoạn khởi động không nên quá lo xa.

    - Và VN hiện vẫn sẽ hưởng lợi lớn vì 1 vài yếu tố sau:

    https://theleader.vn/su-chuyen-dich...-san-cong-nghiep-o-viet-nam-1532053329768.htm

    "Bên cạnh đó, chi phí sản xuất tại Việt Nam thấp hơn, chỉ dưới 1 USD/giờ, thấp nhất trong ASEAN và thấp hơn cả Trung Quốc. Trong khi đó tại Trung Quốc, chi phí giá đất đang tăng cao và chuyển sang lắp ráp sản phẩm công nghệ cao là chính."

    "Mặt khác, Chính phủ Việt Nam và chính quyền nhiều địa phương cũng đang có nhiều ưu đãi đối với các nhà đầu tư ngoại vào khu công nghiệp, khu chế xuất và có quy hoạch cụ thể, như miễn visa cho các chuyên gia nước ngoài làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; ưu đãi thuế đất; cơ chế hải quan một cửa nhanh chóng. Đồng thời, việc tham gia vào 18 hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh cho các công ty nội địa và nước ngoài.

    Cùng với đó, Việt Nam sở hữu một vị trí chiến lược, nằm giữa Trung Quốc và Singapore với 3260 km đường bờ biển, tiếp giáp với biển Đông, một trong những khu vực giao thương đường biển trọng yếu của thế giới.

    Khoảng 40% lượng hàng hóa vận chuyển từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương sẽ đi qua khu vực biển Đông này để đến được Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ."

    Các yếu tố này không đơn giản mà 1 Quốc gia nào có thể làm ngay và luôn được (thậm chí là không bao giờ có được) chứ không giống như bài báo trên nói:

    "Giao thương thuận lợi, một trong những điểm mạnh của Đông Nam Á, cũng sẽ không còn nhiều ý nghĩa khi người ta chọn đặt các nhà máy gần nơi tiêu thụ sản phẩm."

    Chúng ta cần tìm hiểu kỹ và phân tích đa chiều, tự đánh giá và đưa ra nhận định logic thay vì nhìn vào các con số vô hồn, các thông tin trên báo, cái này nó quan trọng không kém kiến thức trong đầu tư.

    Nếu các bác cảm thấy những gì tôi phân tích không đúng cứ thảo luận nhé! Chúng ta đầu tư bằng kiến thức không phải ầm ĩ quá vậy!
    Bác @Binhminhseden có bổ sung thêm hộ tôi gì không?
    ltl98, bambo08, Binh Yen1 người khác thích bài này.
    Binh Yenco_be_thich_dua đã loan bài này
  5. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    172.689
    Có thể tạm thời điều chỉnh nghỉ ngơi đi ngang tích luỹ sau một thời gian tăng giá mạnh thôi chứ kết là kết thế nào .
    Chưa kể xu hướng sẽ cơ cấu dịch chuyển sx trong nước khi các nhà máy sx sẽ phải tập trung vào các KCN ...
    Còn khi VN trở thành công xưởng của TG thì nhiêu đó KCN nhằm nhò gì ? Mà với những lợi thế sẵn có , việc này rất khả thi .
    Sặc ... Nói năng bậy bạ quá BM ơi :-t. Bớt nóng tính đi . Nếu đã là chia sẻ thì sân si làm gì ?
    winsng, bambo08, OwlEye1 người khác thích bài này.
    winsngOwlEye đã loan bài này
  6. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    172.689
    Rất hay ! like mạnh bác !
    co_be_thich_duaLee_Minh thích bài này.
  7. OwlEye

    OwlEye Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/09/2018
    Đã được thích:
    8.339
    Hiện nay, đối với rất nhiều Bác “nghiện nhưng mà ngại” thì thấy NT.C đang có rủi ro:

    - PH.R sẽ thoái NT.C cho VRG với giá tầm 8x-9x (?).
    - Vấn đề PHRL (?).
    - NTU3 chậm tiến độ (?)
    - NT.C đã tăng quá nóng (?).
    - NT.C không chuyển HT1 lần (?)
    - và, etc...

    Thì, e cũng vui chém gió chút thế này:

    - Việc PH.R thoái NT.C kể cả giá 1x-2x cho VRG e cũng không quan tâm. Các Bác nghĩ PH.R thoái NT.C 1x-2x thì sẽ mua được giá 5x-6x trên sàn sao(?). VRG mua xong rồi vác nên sàn bán sao (?) => Thật nực cười và “ấu trĩ”...
    - PHRL: Never! NT.C với NN đang nắm phần chi phối, đơn giản là vậy và... cứ thử làm coi...
    - NTU3: Sớm hay muộn thì Quý 4 chắc chắn ít nhiều NT.C sẽ có hạch toán.
    - NT.C thực sự đã tăng quá nóng. Nhưng ai đoán được đỉnh và ai dò được đáy (?). Nóng với chả lạnh!
    - Quý 1 đến 3/2019 NT.C sẽ không HT1 lần. Tuy nhiên, nhắc lại chút là MH3 chỉ cần Quý 4/2018 HT1 lần cũng đủ tăng từ 2x lên 4x...
    Và, NT.C thức sự khó phù hợp với ae đánh T+..

    Đôi lời chém gió cho vui vì nó có thể đúng or sai theo cách hiểu riêng của mỗi người...

    Bác @baitran xem có trận “hạng nặng” nào hay thì post cho ae coi nhé :))
    baitran đã loan bài này
  8. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    172.689
    Mừng Pic mới của bác chủ ! @};-:drm
    Pic về một cp mà đa phần là đt trung dài hạn với tỷ lệ cổ tức cao ,DN minh bạch ... lẽ ra chỉ chia sẻ những tin tức lq đến hđsxkd của DN thì các bác sân si làm gì , dòm bảng điện , căn ke giá cả mỗi phút mỗi ngày làm chi để rồi bực tức nhau ... Chán !
    baitranOwlEye đã loan bài này
  9. hanoi6666

    hanoi6666 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2010
    Đã được thích:
    1.432
    co_be_thich_duaBinh Yen thích bài này.
  10. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    172.689
    Theo ý kiến cá nhân của BY , vấn đề của NT.C kg phải là việc PHRL thoái với giá nào vì nó đâu bán trên sàn , cũng kg phải chuyện hạch toán 1 lần hay từng năm ... mà điều cần quan tâm nhất chính là tiến độ NTU3 và DT - LN , có đủ trả cổ tức để thu hồi vốn trong 6 năm đổ lại hay kg ?
    Em chỉ quan tâm nhiêu đó . Simple . Dot end ! :))
    OwlEye đã loan bài này

Chia sẻ trang này