NTC – Máy in tiền, Vua tiền mặt /CP – Quý 1/2019 ước tăng trưởng 240% cùng kỳ – Phần 5

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dautucolai, 08/04/2019.

7280 người đang online, trong đó có 988 thành viên. 16:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 396273 lượt đọc và 3197 bài trả lời
  1. Amymst

    Amymst Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2018
    Đã được thích:
    6.662
    Đề nghị cụ Hungckvn65 không post nhiều bài với 1 nội dung nhé. Như vậy là gian lận trong thị trường chém gió.
    Lee_Minh thích bài này.
  2. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    14.692
  3. thienhoangbaongoc

    thienhoangbaongoc Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Đã được thích:
    514
    lên 2x thôi. Ntc lên 2xx
    thaituquoc thích bài này.
  4. langbavibo

    langbavibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Đã được thích:
    1.299
    Bây giờ đêm đã về khuya, đề nghị quý vị vặn nhỏ đài để lắng nghe những thông tin về dân số và kế hoạch hóa gia đình! Để mở đầu bản tin, mời quý vị nghe một câu chuyện nhỏ về việc đón khách đến thăm gia đình hạnh phúc:

    Amymst, hàng xóm baitran, rất thân bác Baitran, sau hôm đại hội cổ đông NTC 2019, lại càng thân thiết, có mời bác baitran hôm nào, rảnh đến chơi nhà, nhậu mừng thắng lợi. Bác baitran vui vẻ nhận lời, giao cho Bộ ngoại giao lên kế hoạch vào thời điểm thích hợp.

    Một buổi trưa, vào hôm NTC tím tái, vợ chồng Amymst hưng phấn, “yêu đương” thăng hoa ngay giữa trưa hè tại phòng khách, cao trào lên rất nhanh, Amymst đẩy vai ông chồng thở gấp gáp:- Anh! Anh – mạnh – vào mạnh… vào!

    Được lời như cởi tấm lòng, ông chồng Amymst “làm tới” luôn, nhịp độ tăng gấp như pittong. Amymst la càng to ông chồng càng yêu dữ dội. Chợt Amymst tát ông chồng phát:

    – Đã bảo …Anh Mạnh hàng xóm lên chơi kìa!

    (p/s: bác Baitran - tên thật là Mạnh)
    bambo08Amymst thích bài này.
    tamrain đã loan bài này
  5. Amymst

    Amymst Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2018
    Đã được thích:
    6.662
    :D
    Chậc, bao nhiêu chuyện đi vào giai thoại mà cụ @baitran biệt tăm biệt tích.
    Cụ @langbavibo thì cứ đêm hôm thò lên 1 cái đọc bản tin rồi cũng lặn luôn là dư lào?
    bambo08 thích bài này.
  6. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    14.692
    baitran khả năng cao là bán thỏa thuận đợt rồi.
  7. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    14.692
    Cuộc chiến thương mại Mỹ áp đảo Nhật hơn 30 năm trước
    Mỹ từng đánh bại Nhật trong chiến tranh thương mại thập niên 1980, nhưng khó có thể làm điều tương tự trong xung đột hiện nay với Trung Quốc.

    Một năm Mỹ - Trung 'ăn miếng trả miếng' trong chiến tranh thương mại
    [​IMG]
    Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp tại Bắc Kinh năm 2017. Ảnh: AP.

    Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 25/5 đáp xuống Nhật Bản giữa lúc căng thẳng thương mại với Trung Quốc, ông có thể nhớ về một thời kỳ cạnh tranh kinh tế khốc liệt giữa Washington và Tokyo hơn 30 năm trước.

    Vào thập niên 1980, Nhật Bản phát triển vượt bậc, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, khiến không ít người ở Washington lo ngại ngôi vị số một của Mỹ có thể bị tước mất.

    Những bài báo về sự đe dọa kinh tế của Nhật Bản đối với Mỹ liên tục được đăng, khi các doanh nghiệp Nhật không ngừng mua lại hàng loạt công ty Mỹ. Các nghị sĩ và giới phê bình ở Washington cảnh báo về thâm hụt thương mại ngày càng tăng giữa hai nước, đồng thời phàn nàn về việc các công ty Nhật ăn cắp tài sản trí tuệ của Mỹ và lợi dụng những thỏa thuận thương mại không công bằng.

    Trong một cuộc phỏng vấn hồi năm 1989, Trump, khi đó là một doanh nhân, cho rằng Nhật Bản đang "hút máu nước Mỹ". "Đó là một vấn đề lớn, một vấn đề sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn", ông nói, đề cập tới cán cân thương mại Mỹ - Nhật. "Và họ đang cười vào mặt chúng ta".

    Những lời cảnh báo này buộc chính quyền tổng thống Ronald Reagan, người lên nắm quyền năm 1981, có các hành động gia tăng áp lực buộc Nhật phải mở cửa thị trường cho các công ty Mỹ và giảm tình trạng mất cân bằng thương mại giữa hai nước.

    [​IMG]
    Donald Trump khi còn là doanh nhân năm 1989. Ảnh: CNN.

    Dù Nhật đồng ý với các biện pháp từ Washington, trong đó có giới hạn số lượng xe nhập khẩu vào Mỹ, tâm lý hoảng loạn về sức mạnh thương mại của Nhật Bản vẫn gia tăng. Các nhà lập pháp từ cả lưỡng đảng Mỹ yêu cầu chính quyền Reagan phải hành động quyết liệt hơn.

    Bằng cách thông qua dự luật kêu gọi tiến hành những động thái đáp trả cứng rắn về thương mại với Nhật Bản, Robert Packwood, chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ lúc bấy giờ, hứa sẽ cho Tokyo nếm mùi "ăn miếng trả miếng".

    Trong phiên điều trần năm 1985 của Ủy ban Tài chính Thượng viện, thượng nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ Max Baucus đã nói: "Tổng thống Reagan dự đoán 'về một tương lai mà ở đó thương mại sẽ là vua, đại bàng sẽ tung cánh và Mỹ sẽ là quốc gia thương mại hùng mạnh nhất Trái Đất'. Thương mại có thể là vua. Đại bàng có thể tung cánh nhưng không phải đại bàng Mỹ. Thương mại Mỹ chưa bao giờ tồi tệ như bây giờ".

    Cùng năm đó, 5 nước gồm Mỹ, Tây Đức, Pháp, Anh và Nhật Bản ký Hiệp định Plaza, hạ giá đồng USD so với đồng yên Nhật, đem lại lợi ích lớn cho Mỹ, dẫn tới việc xuất khẩu từ Mỹ tới các quốc gia Tây Âu gia tăng và thâm hụt thương mại cũng giảm.

    Nhưng Hiệp ước Plaza không phải hành động cuối cùng của Mỹ nhằm vào Nhật. Năm 1987, Washington áp thuế 100% với 300 triệu USD hàng hóa nhập khẩu từ Nhật Bản, ngăn chúng tiến vào thị trường Mỹ.

    Nhật nhanh chóng nếm "trái đắng" trong xung đột thương mại với Mỹ. Khi đồng yên tăng giá, các sản phẩm của Nhật trở nên đắt đỏ hơn, khiến các đối tác cũ dần quay lưng với họ. Những nỗ lực của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nhằm giữ giá trị đồng yên thấp tạo ra bong bóng giá cổ phiếu. Khi bong bóng vỡ, Nhật Bản rơi vào suy thoái và "đánh mất một thập kỷ".

    Những biện pháp điều chỉnh của Mỹ phát huy hiệu quả, khi Nhật không những không thể vượt lên mà còn bị Mỹ bỏ xa.

    "Xuất khẩu và tăng trưởng GDP của Nhật về cơ bản đã dừng lại trong nửa đầu năm 1986", nhà kinh tế học Joshua Felman và Daniel Leigh viết trong báo cáo của Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF). Họ kết luận Hiệp định Plaza không trực tiếp khiến Nhật rơi vào suy thoái kinh tế, nhưng nó dẫn tới một loạt sự kiện đẩy Tokyo vào tình cảnh này.

    Những bước chân đầu tiên của Trump trên con đường chính trị có liên quan tới lời kêu gọi chống Nhật Bản trong những năm 1980, đầu những năm 1990. Quãng thời gian này, ông đã kêu gọi dùng hàng rào thuế quan như một vũ khí thương mại.

    [​IMG]
    Tổng thống Trump (trái) gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm 27/5. Ảnh: AFP.

    Dù Trump không đề cập tới mối quan hệ lịch sử giữa Mỹ và Nhật Bản trong cuộc xung đột thương mại gần đây với Trung Quốc, việc Washington giành thắng lợi áp đảo trước Tokyo trong cuộc đối đầu vào thập niên 1980 có thể ảnh hưởng tới tư duy của ông về cách đối phó với Bắc Kinh. Một trong các cố vấn quan trọng nhất của Tổng thống Trump về thương mại, Robert Lighthizer, cũng từng tham gia các cuộc đàm phán với Nhật Bản những năm 1980.

    Tuy nhiên, dù Lighthizer và Trump có thể rút ra được những bài học tích cực từ cuộc chiến tranh thương mại thập niên 1980, các lãnh đạo Trung Quốc cũng rất chú ý tới bài học lịch sử và không có ý định lặp lại sai lầm của Nhật Bản.

    Trong một bài xã luận hồi năm ngoái, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua cảnh báo "Nhật Bản đã bị tổn thương nghiêm trọng vì cách phản ứng không hợp lý" đối với Hiệp định Plaza và sức ép thương mại từ Mỹ.

    Bài viết cho rằng Washington đã đổ lỗi cho Tokyo vì những vấn đề mà nền kinh tế Mỹ gặp phải, đồng thời khẳng định "tâm lý bảo hộ mạnh mẽ là động lực trực tiếp đằng sau Hiệp định Plaza". Thông điệp tương tự cũng đang trở nên phổ biến trên truyền thông Trung Quốc những ngày qua về cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ. Họ cáo buộc Washington muốn đổ lỗi cho Bắc Kinh về những vấn đề Mỹ không thể kiểm soát.

    Theo giới chuyên gia, năm 2019 không phải năm 1985 và Trung Quốc không phải Nhật Bản. Cả về kinh tế lẫn chính trị, Bắc Kinh đều mạnh mẽ hơn Tokyo vào thập niên 1980, khi mà Nhật Bản phụ thuộc vào Mỹ về an ninh quốc gia và không sẵn sàng mạo hiểm chọc giận Washington.

    "Nhật Bản từng là một mục tiêu dễ dàng bị Mỹ đánh bại. Sau Thế chiến II, Nhật phụ thuộc vào Mỹ cả về kinh tế lẫn chính trị, dẫn tới việc họ không có nhiều lựa chọn giúp chống lại Mỹ hiệu quả", nhà phân tích Alicia Garcia-Herrero và Kohei Iwahara nhận xét. "Trung Quốc giờ đây ở vào một vị thế tốt hơn để kháng cự lại sức ép từ Mỹ".

    Rủi ro trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung hiện nay không phải là việc hai bên không rút kinh nghiệm từ quá khứ, mà nằm ở chỗ họ có thể rút ra bài học sai lầm.

    Trump và Lighthizer có thể cho rằng chính sách quyết liệt tương tự sẽ khiến Trung Quốc khuất phục như Nhật Bản trước đây. Các nhà đàm phán Trung Quốc đã học được bài học về điều sẽ xảy ra khi chống lại Trump, bằng chứng là việc các cuộc đàm phán thương mại sụp đổ hồi đầu tháng sau khi Bắc Kinh tìm cách thay đổi dự thảo thỏa thuận vào phút cuối.

    Các cuộc đàm phán thất bại lập tức khiến căng thẳng leo thang, hai bên áp đặt thuế lên những sản phẩm của nhau. Tình thế này có một phần lỗi do Bắc Kinh khi thay đổi vào phút chót, nhưng cũng bắt nguồn từ thái độ không sẵn sàng đàm phán của Washington.

    Cùng lúc, cách giải thích của Trung Quốc về cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Nhật những năm 1980 cũng có thể dẫn tới những bước đi sai lầm trong giới lãnh đạo nước này.

    Hôm 23/5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói bất kỳ "thỏa thuận cùng có lợi nào cũng phải dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và đem lại lợi ích cho cả đôi bên". Nhưng nhiều nhà quan sát lưu ý rằng điều mà giới lãnh đạo Trung Quốc muốn sau cụm từ "lợi ích cho cả đôi bên" thường là một chiến thắng theo các điều khoản của họ.
  8. Hungckvn65

    Hungckvn65 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/11/2014
    Đã được thích:
    14.692
    "Thương chiến" căng thẳng, Trung Quốc đổ hơn 7 tỷ USD vào Việt Nam
    06:10 | 25/05/2019


    |

    Giữa lúc cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang nóng bỏng, các nhà đầu tư Trung Quốc cấp tập đổ tiền sang Việt Nam. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến hết ngày 20/5, nước này đổ hơn 7 tỷ USD, vượt qua số vốn của Hàn Quốc, Nhật Bản hay Singapore.
    Cụ thể, các nhà đầu tư đến từ lãnh thổ Hồng Kông (thuộc Trung Quốc) đầu tư hơn 5,08 tỷ USD vào Việt Nam trong 5 tháng qua, với hơn 113 dự án cấp mới, 31 dự án tăng vốn thêm và 57 dự án góp vốn mua cổ phần.

    [​IMG]
    Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung căng thẳng khiến dòng vốn từ Trung Quốc đổ vào Việt Nam nhiều hơn, nhanh hơn



    Các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc đại lục cũng đầu tư hơn 2,02 tỷ USD vào Việt Nam, nâng tổng vốn đầu tư nước này vào Việt Nam thời gian qua đạt gần 7,1 tỷ USD.

    Các nhà đầu tư thuộc vùng lãnh thổ Đài Loan (thuộc Trung Quốc) cũng đầu tư vào Việt Nam hươn 570 triệu USD. Nếu tính thêm vốn của nhà đầu tư Đài Loan, chắc chắn lượng vốn đầu tư từ Trung Quốc và có yếu tố Trung Quốc có thể tăng cao hơn nữa.

    Trong nhóm 5 nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, Hàn Quốc và Singapore đứng ở vị trí thứ 2 và thứ 3 với số vốn lần lượt là 2,6 tỷ USD và 2,08 tỷ USD; nhà đầu tư Nhật Bản đứng vị trí thứ 5 với số vốn đầu tư vào Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD.

    Như vậy, sau một thời gian dài chỉ đứng thứ ba hoặc thứ 4 tại Việt Nam, vốn đầu tư của các nhà đầu tư từ Trung Quốc đã vượt qua các nhà đầu tư lớn từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore ở Việt Nam. Đây cũng là tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc suốt thời gian từ năm 2018 đến nay.

    Đáng nói, trong cơ cấu vốn đầu tư tại Việt Nam, doanh nghiệp Hồng Kông dành 3/4 lượng vốn để đầu tư mua bán cổ phần, mua lại các doanh nghiệp, số vốn đầu tư mới và tăng thêm vào các dự án cũ của nhà đầu tư này chỉ chiếm chưa đầy 1/4. Điều này cho thấy, nhà đầu tư Trung Quốc vẫn chủ yếu đầu tư vào Việt Nam theo dạng thụ động như hợp tác góp vốn lấy lợi nhuận, mua bán doanh nghiệp cũ, doanh nghiệp lên sàn để chờ đợi thời cơ.

    Theo các chuyên gia, lượng vốn cấp mới, tăng thêm của Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu vào các dự án may mặc, thiết bị điện, bất động sản và xây dựng, chế biến chế tạo có công nghệ thấp, số vốn nhỏ.

    Trung bình, mỗi dự án cấp mới của nhà đầu tư Hồng Kông tại Việt Nam chỉ 6 triệu USD (gần 140 tỷ đồng). Trong khi đó, các nhà đầu tư Singapore rót vốn trung bình gần 9 triệu USD/dự án tại Việt Nam (khoảng 200 tỷ đồng).


    Thời điểm hiện tại, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc đang ở giai đoạn căng thẳng vượt ra ngoài phạm vi đánh thuế thương mại vào hàng hóa thông thường của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ. Mỹ đang áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào các hãng công nghệ, kỹ thuật cao của Trung Quốc như Huawei; công ty chuyên sản xuất các thiết bị giám sát Hikvision; hay hãng công nghệ iCarbonX...


    Trong bối cảnh "thương chiến"Mỹ - Trung Quốc leo thang căng thẳng, từ năm 2018 đến nay, các chuyên gia trong và ngoài nước kỳ vọng Việt Nam sẽ là điểm đến của doanh nghiệp đang làm ăn tại Trung Quốc chuyển vốn sang đầu tư, né rủi ro. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp lớn nào hiện thực hóa điều này.


    Gần đây, ngày 13/5, trên trang mạng xã hội Twitter của mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng, các công ty chịu áp thuế của Mỹ sẽ rời Trung Quốc sang Việt Nam và các nước tương tự ở châu Á. Điều này cũng khiến những chuyên gia, nhà đầu tư lạc quan về triển vọng Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước thu hút được lượng vốn lớn trong tương lai. Tuy nhiên, tất cả vẫn còn ở phía trước và kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động không nhỏ từ cuộc chiến mà Mỹ và Trung Quốc dành cho nhau hiện tại.
  9. Dautu2015

    Dautu2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/09/2015
    Đã được thích:
    1.985
  10. Amymst

    Amymst Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2018
    Đã được thích:
    6.662
    Hungckvn65 thức đêm canh Dow Jones chăng? :)) chứng cháo 24/24 thảo nào Ngon để làm gì...haizzzz
    hoanglamviet, OwlEye, bambo081 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này