PGV - Khủng long ngành điện

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi OwlEye, 31/12/2020.

6676 người đang online, trong đó có 851 thành viên. 16:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 7 người đang xem box này (Thành viên: 2, Khách: 5):
  2. hoango
Chủ đề này đã có 663795 lượt đọc và 2205 bài trả lời
  1. tienlamau1102

    tienlamau1102 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2018
    Đã được thích:
    6.165
    Ba năm liên tiếp La Niña đã làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động khai thác ở Queensland và New South Wales (NSW), nơi có phần lớn các mỏ than đang sản xuất của Úc. Sự gián đoạn này có ý nghĩa toàn cầu vì các mỏ than ở hai bang này dự kiến chiếm ~15% nguồn cung than đáp ứng toàn cầu, 181,5 Mt; và, ~4% nguồn cung cấp than nhiệt, 217,9 Mt, vào năm 2023. Sự gián đoạn không chỉ giới hạn ở than đá – với các mỏ bauxite và kim loại cơ bản ở bờ biển phía đông Australia cũng báo cáo sự gián đoạn liên quan đến thời tiết.

    Sự gián đoạn cũng có thể xảy ra bên ngoài nước Úc, do La Niña làm gia tăng mưa lớn gây ra lở đất tại mỏ Grasberg của PT Freeport ở Indonesia vào tháng 2 năm 2023. Với việc La Niña hiện đã qua, nhiều thị trường đang mong đợi nguồn cung dồi dào hơn từ các mỏ của Úc trong năm tới.

    [​IMG]
    OwlEyeKiengreat thích bài này.
  2. avatar3D

    avatar3D Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2009
    Đã được thích:
    3.934
    OwlEye, gadabong, codienlanh2 người khác thích bài này.
  3. gadabong

    gadabong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2021
    Đã được thích:
    24.540
    Nước về hồ tốt thật, 3,5m hồ Buôn tua lại đủ nước cho hồ dưới chạy vài tuần rồi.
    OwlEyeavatar3D thích bài này.
  4. Kiengreat

    Kiengreat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2016
    Đã được thích:
    4.716
    [​IMG]
    tienlamau1102OwlEye thích bài này.
  5. avatar3D

    avatar3D Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2009
    Đã được thích:
    3.934
    https://nchmf.gov.vn/Kttv/vi-VN/1/t...inh-thuan-tay-nguyen-va-nam-bo-post32025.html
    Tây nguyên dự báo vẫn mưa vài ngày tới á bác
    Seprok3 vs BK- 2 hồ ngày nước về nhiều cũng được huy động mạnh
    quan sát 2 nhà máy trên khi nước hồ lên mức gần tràn bờ
    OwlEyegadabong thích bài này.
  6. OwlEye

    OwlEye Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/09/2018
    Đã được thích:
    8.339
    DA điện mặt trời VT nhỏ nhỏ này để làm được cũng cần phải ít nhất 1K tỷ và doanh thu TB 1 năm tầm ~100 tỷ với LN đâu đó ~50 tỷ, và cơ bản là được hưởng giá FIT 1. Mà đúng như Bác nói PG.V khủng quá nên không cần để ý.

    Thấy mọi người hay nói về NTLL ĐMT, điện Gió này nọ nhưng cũng cần phải lưu ý là DN nào được bán theo giá FIT 1/ or cũng nắm FIT 2 thì mới NGON còn lại các DA NLTT mà ko được hưởng giá FIT thì tính hiệu qủa chắc ko cao đâu. Trên sàn t nghĩ ko nhiều DN được hưởng FIT 1 đâu.

    Thuỷ điện thì cứ m nước là m tiền đấy Cậu, nước về thì chịu khó tích nước để phát giờ Cao điểm để hưởng giá Cao. Thuỷ điện đâu cần phải chạy nền để duy trì như NĐ, cứ vén lên là đếm tiền.

    Thì t nói Nam bộ và Tây nguyên bước vào mùa mưa rồi mà Bác. Miền Trung/ Bắc/ or HN có thể nóng oi nhưng khu vực Nam bộ và Tây nguyên giờ khá là mát mẻ. Nhìn nhanh thì Buon Kuop đang có lưu lượng nước về là tốt nhất đấy.

    Srepok 3 đã gần mực nước dâng bt thì việc huy động tối đa là đúng rồi chứ chẳng lẽ để nước chàn qua đập (?)

    [​IMG]

    Link: https://evn.com.vn/c3/thong-tin-ho-thuy-dien/Muc-nuoc-cac-ho-thuy-dien-117-123.aspx

    Nếu có dịp Bác ghé thăm Tuyệt tình Cốc Buôn Kuốp nhé, 1 điểm du lịch mới và khá đẹp đấy. Buôn Kuốp là 1 trong Thuỷ Điện có Đập đẹp nhất VN đấy.

    Hồ thủy điện Buôn Kuốp có phải là tuyệt tình cốc Buôn Mê Thuột?

    [​IMG]

    Link: https://123di.vn/ho-thuy-dien-buon-kuop-co-phai-la-tuyet-tinh-coc-buon-me-thuot/
  7. avatar3D

    avatar3D Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2009
    Đã được thích:
    3.934
    “Chỉ 3-4 năm nữa thôi thì chúng ta không những chỉ bị cắt điện vào những ngày nắng nóng mà còn bị cắt điện vào cả mùa đông”, “nếu không có đại dịch COVID-19 thì giờ chúng ta đã thiếu điện trầm trọng rồi”, “cách duy nhất để chúng ta không thiếu điện trong 3-4 năm tới là kinh tế phải tăng trưởng chậm lại như 2 năm đại dịch COVID-19”.
    Đấy là những khẳng định và cảnh báo hết sức nghiêm túc của một số chuyên gia có chuyên môn, có hiểu biết sâu về ngành điện, có đủ thông tin về việc đầu tư và phát triển các nhà máy điện trong những năm vừa qua của Việt Nam chúng ta.
    Lý lẽ của các chuyên gia này như sau: Nếu kinh tế Việt Nam tăng trưởng cỡ 6%-7% một năm thì sản lượng điện phải tăng trưởng cỡ 8%-9% một năm. Từ năm 2016 đến nay chúng ta không có một nhà máy điện có công suất lớn nào được khởi công, điều ấy có nghĩa rằng sản lượng điện trong mấy năm tới chỉ có thể tăng trưởng cỡ 3%-4% năm thôi (nhờ các dự án điện vừa và nhỏ của tất cả các loại hình điện). Điện tăng thấp thì kinh tế không thể tăng trường cao được, đấy là qui luật.
    Đã có một thời cách đây 30 - 35 năm người dân ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các TP ở Việt Nam có một câu nói đùa nhưng rất thực tế rằng “trẻ em thời nay câu đầu tiên chúng học được không phải là “mẹ ơi!” hay “bà ơi!” mà là “có điện rồi!”. Đấy là thời đất nước chúng ta còn nghèo khó, điện thiếu trầm trọng, bị mất điện liên miên, “có điện rồi” cũng chỉ để chạy cái quạt bàn con cóc lấy tý gió mát giữa cái nóng hầm hập trong căn hộ chung cư 16-24m2 mà thôi.
    Thế nên tôi khá lo lắng về cảnh báo trên, liệu cảnh báo trên có đúng không, nếu đúng thì sao nhỉ? Rất tiếc rằng sau khi tìm hiểu, hỏi han thêm nhiều người thì có vẻ cảnh báo trên là rất nghiêm túc. Bởi hiện tại ngành điện đã dùng gần như đến ngưỡng điện dự phòng rồi, kể cả bây giờ quyết tâm khởi động ngay dăm ba nhà máy điện công suất lớn thì cũng phải 5 năm nữa mới có điện lên lưới (đấy là thời gian đủ cho các công đoạn thiết kế, giải phóng mặt bằng, mua trang thiết bị, thi công lắp đặt, hoà vào lưới điện).
    Sẽ có rất nhiều bạn ủng hộ năng lượng xanh nói “thế thì làm điện gió, điện mặt trời đi, chúng ta là cường quốc về điện gió, điện mặt trời cơ mà”, “chúng ta được thiên nhiên ban tặng cho quá nhiều nắng và gió, sao lại để lãng phí như thế”. Các chuyên gia điện trả lời rằng “điện gió và điện mặt trời không ổn định, nắng chỉ có 8-10 tiếng ban ngày, còn tối thì không có nắng, chưa kể không phải ngày nào cũng nắng, chưa kể một đám mây cũng làm sản lượng điện sụt giảm ngay, còn gió cũng lúc có lúc không, lúc bé lúc to, cả khi không có gió và khi gió rất to đều không sản xuất ra điện được. Chính vì điện tái tạo không ổn định nên cần rất nhiều điện truyền thống để dự phòng, để giữ cho hệ thống điện khỏi bị sập”.
    Tất nhiên ai có chuyên môn một chút đều hiểu rằng có lời giải cho năng lượng tái tạo ổn định hơn bằng cách đầu tư hệ thống lưu trữ điện, nhưng nếu đầu tư hệ thống lưu trữ điện thì giá thành điện gió, điện mặt trời sẽ tăng gấp rưỡu hiện nay (tức cỡ 3.000 đồng kwh). Liệu người dân và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có chịu nổi giá điện cao gấp 1,5 lần không? Liệu Việt Nam có đủ sức cạnh tranh khi giá điện tăng gấp 1,5 lần không? Tôi nghĩ là không.
    Vì vậy tôi nghĩ rằng: tại sao quốc hội không tập trung thảo luận vấn đề lớn hơn “có đúng Việt Nam sắp thiếu điện không”, “lời giải nào cho nền kinh tế quốc gia, cho người dân và doanh nghiệp khi mà Việt Nam sẽ thiếu điện trong 3-5 năm tới”. Thảo luận những nội dung này có lẽ xứng tầm hơn là đặt những câu hỏi “tại sao lại nhập điện của Trung Quốc và Lào mà không cho điện mặt trời, điện gió lên lưới”, “Tại sao EVN lại lỗ”, “tại sao giá điện lại 5 bậc, nên để điện 1 giá thôi” (những câu hỏi mà nhiều chuyên gia có hiểu biết sâu cho là những câu hỏi “rất ngây ngô, chán chả muốn bình”).
    Còn tôi mấy hôm nay đang nghĩ đến việc có lẽ mình cần lắp hệ thống điện mái nhà có bộ lưu trữ điện để có điện sinh hoạt tối thiểu cho gia đình trong trường hợp Việt Nam chúng ta thiếu điện trong 3-5 năm tới. Có lẽ đây cũng là cách làm của nhiều gia đình cũng như doanh nghiệp Việt Nam và cũng là lời giải của Việt Nam cho bài toán điện quốc gia: người dân, doanh nghiệp san sẻ với chính phủ trong việc đầu tư và vận hành hệ thống điện.
    Tất cả cảm xúc:
    1KBạn và 1K người khác

    Copy từ FB của ông Đỗ Cao Bảo - thành viên hđqt FPT
    OwlEyegadabong thích bài này.
    OwlEye đã loan bài này
  8. konghai1309

    konghai1309 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2021
    Đã được thích:
    2.233
    em thấy quan điểm này đúng mà bác "VAR" - riêng về CÔNG SUẤT ĐẶT thì "THỪA THÌ CÓ THỂ THIẾU" còn nếu "ĐỦ THÌ CHẮC CHẮN THIẾU" ^^.

    cái lạ đầu tiên chính là ở các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô từ đầu năm của Chính Phủ và EVN đặt ra thì hệ số đàn hồi điện thương phẩm / GDP có tầm 0.56 - 0.93. Một điều chỉ xuất hiện ở các nền kinh tế phát triển - hiệu quả trong việc sử dụng điện tăng, tạo được giá trị kinh tế cao từ mỗi kwh điện. Hồi đầu năm thì dự thảo quy hoạch điện VIII cũng đã nêu, hệ số đàn hồi điện thương phẩm / GDP giai đoạn 2021 - 2025 là từ 1.31 - 1.34 lần.

    Vậy thì, để đạt được mức tăng trưởng GDP tương xứng thì rõ ràng là thiếu điện với các dự tính của EVN thời điểm đó. ^^
    OwlEye, gadabongavatar3D thích bài này.
  9. avatar3D

    avatar3D Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2009
    Đã được thích:
    3.934
    tôi cũng nghĩ tới vấn đề này á bác, VN là đất nước đang phát triển, nhu cầu dùng điện đang tăng cao cho cả sản xuất lẫn tiêu dùng ( người dân dùng điều hòa nhiều hơn và các thiết bị tiêu tốn điện năng)
    THêm nữa dịch chuyển từ xe xăng sang xe điện thì tương lai cũng cần nhiều điện
    OwlEye, gadabongkonghai1309 thích bài này.
  10. avatar3D

    avatar3D Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2009
    Đã được thích:
    3.934
    Mấy hồ cùng khu vực thi thoảng tôi cũng ngó mà đúng là BK về nhiều nhất, Thượng Kon Tum ngày 10/6 năm ngoái mực nước là 1153 mà giờ chỉ là 1147 mới thấy thủy điện năm nay khó khăn, nhưng khó khăn mà có nước ổn thì sẽ được ưu tiên + giá cao hơn
    ĐH cổ đông bác đề nghị phương án kinh doanh du lịch trên hồ :))
    OwlEyegadabong thích bài này.

Chia sẻ trang này