Phố Wall và Châu âu đang xảy ra những chuyện gì?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 11/08/2011.

4423 người đang online, trong đó có 332 thành viên. 07:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4317 lượt đọc và 69 bài trả lời
  1. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Kịch bản đã giống hôm qua bác nói: Chứng tăng mạnh, vàng giảm mạnh, dầu tăng nhẹ...
  2. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
  3. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Thị trường đang có rung lắc từ 09h15 đến 10h00... Sau 10h00, có khả năng thị trường sẽ bật xanh trở lại trên cả 2 sàn Hà Nội và TP.HCM . Ai mượn cổ SSI của anh HƯng bán khống thì coi chừng phải cover lại với giá cao hơn.
  4. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Số mã tăng đang tăng dần lên
  5. vitieubao203

    vitieubao203 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Hòa ATP múc liên tục nhệ.
  6. borntotry127

    borntotry127 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2011
    Đã được thích:
    0
    có nên bán k bác nhỉ?
  7. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Theo tôi, nếu đạt kỳ vọng kinh doanh thì mới bán, không nên bán ra ở vùng giá thấp... Còn tùy quan điểm kinh doanh của từng người nữa bác à.
  8. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Đỏ vỏ - xanh lòng:

    VN-Index giảm điểm nhẹ trong phiên cuối tuần cùng với MSN và BVH giảm điểm trong bối cảnh số mã tăng áp đảo số mã giảm trên cả 2 sàn Hà Nội và T.HCM. Đây là kịch bản đỏ vỏ - xanh lòng, kịch bản này tạo cảm giác dễ chịu hơn cho nhà đầu tư.

    Trong khi đó Sàn Hà Nội bật xanh vào cuối phiên
  9. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Đã có đủ các yếu tố khách quan và giải pháp để giảm LS






    [​IMG]
    Hệ thống ngân hàng đã đi sai về mặt bản chất, hút hết vốn của nền kinh tế không còn vốn cho TTCK. Vì vậy khi nào NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ thì TTCK 'xanh', chính sách thắt thì TTCK 'đỏ'
    Thưa Thống đốc, trong điều hành chính sách tiền tệ, vấn đề nào sẽ được ưu tiên xử lý trong những tháng tới?
    Với mục tiêu chính là kiềm chế lạm phát, chính sách tiền tệ vẫn được điều hành chặt chẽ, nhưng cũng hết sức linh hoạt để phù hợp với thực tiễn kinh tế Việt Nam. Trên tinh thần đó, NHNN đặt ra mục tiêu trọng tâm số 1, xuyên suốt đến cuối năm nay và thậm chí cả các năm sau là đảm bảo ổn định giá trị VND.

    Đồng thời, giảm mặt bằng lãi suất cho vay đối với các hoạt động sản xuất - kinh doanh lành mạnh xuống mức 17 - 19%/năm, tiếp tục kiểm soát cho vay bằng ngoại tệ vốn tăng trưởng đã tương đối nóng và thị trường vàng. Tất cả các giải pháp của NHNN sẽ trên một bình diện chung là đảm bảo thực hiện tăng trưởng tín dụng của hệ thống không vượt quá 20% và tổng phương tiện thanh toán ở mức khoảng 15 - 16% trong năm nay.

    Giảm mặt bằng lãi suất cho vay xuống mức 17 - 19%/năm liệu có khả thi, thưa Thống đốc?
    Tôi khẳng định là giảm được, bởi 3 lý do sau:
    Thứ nhất, tính đến thời điểm hiện tại, thanh khoản cũng như vốn của các tổ chức tín dụng (TCTD) tương đối tốt. Hơn 2 tháng nay, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng luôn bình ổn, dao động trong khoảng 12 - 15%/năm, phụ thuộc vào các loại hình giao dịch. Nếu so mặt bằng lãi suất chung với tỷ lệ lạm phát hiện nay thì tỷ lệ này khá ổn định, thậm chí theo đánh giá của tôi là hơi thấp, đáng lẽ còn phải cao hơn 1%. Khi vốn đã có, giữa các ngân hàng vay mượn lẫn nhau với lãi suất tối đa khoảng 15% nghĩa là vốn cho nền kinh tế đã sẵn sàng.
    Tuy nhiên, hiện còn một số vướng mắc, thực tế do chính những quy định của NHNN trước đây khiến cho thị trường 2 và thị trường 1 không liên thông được, nên đã không điều hòa được vốn giữa các TCTD. Điều này đã được đặt ra và chúng tôi sẽ xử lý, điều chỉnh kịp thời trong thời gian tới.
    Thứ hai, hiện số ít TCTD có sự mất cân đối rất lớn giữa nguồn và sử dụng nguồn, nên đôi khi gây ra những nhu cầu thất thường trên thị trường, từ đó làm cho tâm lý ổn định của thị trường bị ảnh hưởng. NHNN sẽ có những giải pháp để đảm bảo các TCTD tồn tại, phát triển một cách lành mạnh.
    Thứ ba, mặc dù vốn đã có nhưng tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống còn rất thấp, thậm chí trong tháng 7 vừa qua tăng hầu như không đáng kể. Nguyên nhân là lãi suất cho vay cao quá nên những DN làm ăn nghiêm túc không thể tiếp cận được. Do vậy, chính các ngân hàng cũng đặt ra yêu cầu giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ các DN lành mạnh, bởi đó cũng là nền tảng hoạt động của ngân hàng.
    Tóm lại, tất cả các điều kiện khách quan đã có, chỉ còn lại quyết tâm của các TCTD cũng như sự điều hành khéo léo của NHNN là sẽ đạt được mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất.
    Có ý kiến cho rằng, yếu tố chính dẫn đến việc TTCK suy giảm mạnh hiện nay liên quan đến chính sách tiền tệ. Quan điểm của Thống đốc về điều này?
    Tôi khẳng định quan điểm này là không đúng. Thị trường tài chính có ba cấu phần quan trọng: ngân hàng (thị trường tiền tệ), TTCK (thị trường vốn), bảo hiểm. Thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn chỉ có 364 ngày, còn TTCK là thị trường vốn trung và dài hạn. Vậy tại sao lại bắt thị trường vốn ngắn hạn đầu tư vào thị trường vốn trung và dài hạn? Tất nhiên, trong một tỷ lệ, một thời gian ngắn nhất định thì điều này được cho phép, nhưng nếu là nguồn chính để nuôi thị trường vốn là điều hết sức vô lý. Vấn đề này cần phải nghiêm cấm.
    Theo Thống đốc, đâu là nguyên nhân khiến thị trường vốn hầu như phải phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường tiền tệ?
    Nhu cầu đầu tư của nền kinh tế trên 40% GDP, trong khi tích lũy chỉ khoảng 20%, như vậy 20% còn lại phải đi vay mượn. Chủ trương chung là cũng phải huy động vốn nước ngoài, nhưng chủ yếu là trung và dài hạn để bù đắp phần thiếu hụt giữa tích lũy và đầu tư, còn hạn chế vay nợ ngắn hạn. Như vậy, kể cả vay nợ nước ngoài cũng không được hoàn toàn khuyến khích, nên không thể hoàn toàn đáp ứng được nguồn vốn. Từ đó, nhu cầu vốn cho nền kinh tế lúc nào cũng được đặt ra rất căng thẳng để làm sao bù đắp được 20% còn lại.
    Trong khi nhu cầu vốn hiện hữu của nền kinh tế là rất lớn, TTCK lại liên tục trồi sụt làm người dân thiếu tin tưởng vào thị trường này. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu vốn, các TCTD huy động vốn và cho vay cật lực, nên tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng trong nhiều năm trước lúc nào cũng cao ngất ngưởng 30 - 40%/năm, thậm chí có những năm là 50%. Như vậy là tăng trưởng quá nóng.
    Mục tiêu cơ bản trên thị trường ngắn hạn là bảo toàn vốn, có thể có một phần lãi, không vì mục đích lợi nhuận hay đầu cơ tiền tệ. Nhưng do nhu cầu vốn lớn nên ngân hàng huy động bằng mọi giá, đẩy lãi suất lên rất cao trong thời gian qua, biến ngân hàng thành chỗ đầu cơ tài chính của nền kinh tế. Rõ ràng, hệ thống ngân hàng đã đi sai về mặt bản chất, hút hết vốn của nền kinh tế thì còn đâu vốn cho TTCK nữa. Điều này dẫn đến, khi nào NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ thì TTCK 'xanh', chính sách thắt thì TTCK 'đỏ'.
    Vậy theo Thống đốc, phải có giải pháp nào cho vấn đề trên?
    Thời gian tới, cần phải dần lập lại trật tự trên thị trường tài chính, điều đó cũng là để đảm bảo an toàn hoạt động của NHNN. Trong đó, vẫn cần những biện pháp hạn chế tăng trưởng tín dụng để các ngân hàng không còn phải huy động vốn bằng mọi giá. Khi đó, nền kinh tế và người dân sẽ buộc phải suy nghĩ về việc gửi tiền vào ngân hàng để bảo toàn vốn hay đầu tư trên thị trường vốn. Từ đó, TTCK mới có vốn và hoạt động tốt lên và điều này cũng có ý nghĩa chia sẻ gánh nặng với hệ thống ngân hàng. Quan trọng hơn cả là giúp thị trường tài chính lành mạnh và trở về đúng với kết cấu: ngân hàng: vốn ngắn hạn - TTCK: vốn trung và dài hạn.
    Mấy ngày gần đây, giá vàng trong nước bất ngờ tăng cao hơn giá vàng thế giới trên 1 triệu VND, rồi lại nhanh chóng giảm xuống. Câu chuyện này liệu có lặp lại trong những tháng cuối năm?
    Chúng ta không phải là nước sản xuất vàng mà phải nhập khẩu vàng, nên giá vàng thế giới liên tục tăng cao khiến giá vàng trong nước cũng tăng là điều bình thường. Còn khi giá vàng trong nước cao hơn nhiều so với giá vàng thế giới đã thể hiện yếu tố đầu cơ, làm giá. NHNN sẽ nhanh chóng ngăn chặn hoạt động này, tránh gây thiệt hại cho người nắm giữ cũng như mua bán vàng.

    Mục tiêu đặt ra là làm thế nào để giá vàng trong nước phải bằng hoặc thấp hơn chứ không cao hơn giá vàng thế giới và bằng các công cụ chính sách sẽ hướng tới mục đích đó. Đặc biệt, Nghị định về quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh được ban hành trong thời gian ngắn tới sẽ nâng cao được vai trò quản lý nhà nước đối với thị trường vàng, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân cũng như những người hoạt động sản xuất - kinh doanh và nắm giữ vàng.

    Do đó, không loại trừ một vài yếu tố như đầu cơ, làm giá hay tâm lý của người dân có thể tạo ra những đợt sóng nhẹ, song tôi tin chắc rằng, người dân sẽ tin tưởng hơn vào chính sách quản lý thị trường vàng của NHNN và Chính phủ sau khi nghị định này được ban hành.
    Niềm tin vào chính sách, đó là điều lãnh đạo các ngân hàng đều mong muốn có. Thống đốc sẽ đáp lại mong mỏi này trong nhiệm kỳ của mình như thế nào?
    Với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, chính sách tiền tệ của NHNN chắc chắn sẽ được điều hành ổn định, nhất quán.

    Còn mục tiêu dài hạn của Thống đốc?
    Thứ nhất, thay đổi về cơ bản cách thức điều hành chính sách tiền tệ phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đảm bảo sự quản lý của Nhà nước và đảm bảo vai trò chủ động của NHNN. Nâng cao khả năng dự báo và phân tích tiền tệ để chủ động trong chính sách.
    Thứ hai, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng theo hướng cơ quan này là người đồng hành với các TCTD.
    Thứ ba, củng cố, chấn chỉnh, sắp xếp lại hệ thống TCTD Việt Nam, đảm bảo các TCTD hoạt động lành mạnh, ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế. Ví dụ, với quy mô nền kinh tế như Việt Nam có tới 80 TCTD là thừa, nhưng dịch vụ ngân hàng lại thiếu.
    Thứ tư, chống đôla hóa và vàng hóa trong nền kinh tế.
    Thứ năm, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần vào việc chống thị trường không chính thức nổi lên. Ngoài ra, đưa Việt Nam vào nhóm các nước có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt ở mức khá trong khu vực và thế giới.
    Thứ sáu, nâng cao trình độ công nghệ trong hoạt động điều hành của NHNN và có đổi mới về cơ bản trong quản trị điều hành của các TCTD.
    Theo Hồng Dung
    ĐTCK
  10. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Thị trường vàng dần cắt cơn 'điên loạn'

    Giá vẫn tăng giảm thất thường theo diễn biến quốc tế, nnưng khoảng cách giữa trong nước và thế giới, cũng như biên độ mua vào - bán ra tại từng cửa hàng đang ngày càng thu hẹp, cho thấy tín hiệu dần bình ổn, tâm lý nhà đầu tư bớt hoảng loạn hơn.
    > Nỗi đau mang tên Vàng


    [​IMG]Cảnh nhà đầu tư đổ xô mua khi vàng sốt giá tới 46,3 triệu đồng một lượng hôm 9/8. Ảnh: Hoàng Hà.
    Áp lực bán chốt lời trên thị trường thế giới đã đẩy giá giảm 50 USD, có lúc xuống sát 1.730 USD một ounce vào cuối phiên giao dịch 11/8 tại thị trường Mỹ. Diễn biến này buộc các doanh nghiệp trong nước đầu ngày giảm giá bán 1 triệu đồng xuống sát 44,5 triệu đồng mỗi lượng. Tỷ giá đôla ngân hàng sau cơn sóng hai ngày qua cũng bắt đầu bình ổn.
    Đầu ngày, tại Hà Nội, vàng miếng SJC giao dịch quanh 44,1-44,52 triệu đồng một lượng, mất một triệu đồng cả chiều mua và bán so với chốt ngày hôm qua. Tại TP HCM, giá thu gom tương đương, nhưng bán ra rẻ hơn Hà Nội 20.000 đồng.
    Tại khu vực Hà Nội, 8h50 sáng, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng miếng SJC mua vào - bán ra ở mức 44,3-44,8 triệu đồng một lượng (bán lẻ) và 44,35-44,75 (bán sỉ).
    Tuy nhiên, từ 9h45, giá quốc tế đang có xu hướng đi lên trở lại, đến 10h25 đã chạm 1.767 USD một ounce, tương đương 44,5 triệu đồng một lượng quy đổi. Diễn biến này lại đẩy giá trong nước đi lên, vàng SJC cùng thời điểm này đạt 44,5-44,8 triệu đồng một lượng (mua vào - bán ra).
    Như vậy, sau một tuần lên cơn sốt, thị trường vàng trong nước đang phát tín hiệu dần bình ổn. Khoảng vênh giữa so với giá thế giới thu hẹp còn 300.000 đồng một lượng. Nếu tính cả các loại phí bảo hiểm, vận chuyển, lưu kho, gia công, dập đúc, giá vàng thế giới đưa về lúc này chỉ ngang giá trong nước. Trong khi đó, hai ngày đầu tuần này, có lúc giá trong nước đắt hơn thế giới gần 2 triệu đồng một lượng.
    Mặt khác biên độ giữa giá bán ra - mua vào tại từng cửa hàng vàng cũng được thu hẹp, thay vì gần 1 triệu đồng hôm sốt cao giờ chỉ còn trên dưới 300.000 đồng mỗi lượng.
    Giá trong nước về sát thế giới và biên độ mua - bán thu hẹp sẽ giúp nhà đầu tư bớt rủi ro khi giao dịch.
    Các đầu mối nhập khẩu vàng cho biết trong một, hai ngày tới số vàng nhập khẩu theo đợt cấp quota vừa qua mới về Việt Nam. Và cũng phải mất thêm vài ngày để gia công, dập đúc trước khi đưa ra thị trường lưu thông.
    "Điều đó cho thấy sốt giá vàng vừa qua chủ yếu do tâm lý, đặc biệt là tâm lý đám đông, chứ không hoàn toàn do khan hiếm nguồn cung. Có thể có khan hiếm cục bộ, khi vào những thời điểm nhất định, cửa hàng chỉ bán vàng ra mà không mua được để cân đối. Nhưng xét toàn thị trường Việt Nam, có thể nói là không hề khan hiếm, vì vàng trong dân còn nhiều", Tổng giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh vàng tại Hà Nội nói.
    Tỷ giá đôla Mỹ sau vài ngày chộn rộn bởi thông tin nhập khẩu vàng, cũng bắt đầu phát tín hiệu bình ổn. Ngày thứ ba liên tiếp, tỷ giá bình quân liên ngân hàng vẫn đậu ở 20.618 đồng. Nhiều ngân hàng thương mại có xu hướng ổn định mua bán USD. Tại Vietcombank đầu ngày, USD giao dịch ở 20.814-20.824 đồng.
    ACB giữ nguyên giá thu gom ở 20.800 đồng, bán ra ở 20.824 đồng. Eximbank cũng ổn định tỷ giá ở 20.780-20.824 đồng như chiều qua và chưa có động thái thay đổi giá giao dịch dù bảng giá đã đổi lần thứ ba.
    Trên thị trường tự do ở Hà Nội, mua bán phổ biến ở 20.850-20.900 đồng, tăng 30 đồng chiều thu mua so với hôm qua. Chiều bán ra ổn định.
    [SIZE=+0]Phiên giao dịch New York hôm qua chứng kiến đà trồi sụt mạnh của giá vàng, có lúc đã lên trên 1.810 USD một ounce nhưng rồi lại xuống sát 1.730 USD một ounce [/SIZE]khi có thông tin quỹ SPDR Gold Trust đã xả ra số lượng vàng cực lớn sau nhiều ngày mua vào hoặc đứng quan sát thị trường. 23,62 tấn vàng được đẩy ra đã đưa số vàng quỹ này nắm giữ chỉ còn 1.272,89 tấn. Đây là lần bán tháo lớn nhất từ đầu năm của SPDR.
    Bước sang phiên giao dịch châu Á sáng nay, giá vàng có tín hiệu phục hồi. Lúc 10h38, giá vàng giao ngay trên bảng điện tử Kitco.com đạt 1.766,6 USD một ounce.
    Tuệ Minh - Song Linh

Chia sẻ trang này