PVTrans tăng trưởng bền vững và kỳ vọng đột phá từ 2025

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Huuchi22, 12/03/2024.

?

Niềm tin đến từ đâu? Bạn thấy nội dung thế nào?

  1. Đến từ tư duy

    90,0%
  2. khá ổn

    20,0%
Multiple votes are allowed.
3750 người đang online, trong đó có 321 thành viên. 12:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 126501 lượt đọc và 407 bài trả lời
  1. nick456

    nick456 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2020
    Đã được thích:
    372
    Nếu tính lợi nhuận 2025-2030 thì mỗi năm tăng trưởng ít nhất 20% ! Nhìn tốc độ sắm tàu là đủ hiểu !
  2. Huuchi22

    Huuchi22 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2014
    Đã được thích:
    6.134
    ===
    1. Nội động lực: Nhu cầu nhập khẩu xăng dầu của VN còn 30% tạo điều kiện, tiền để để BSR tăng tốc thực hiện MRDQ. Dự kiến hoàn thành cuối năm 2027 với công suất tăng 35%. Khi đó tạo ra doanh thu và LN cho PVTrans mỗi năm tương ứng 1500 tỷ doanh thu, 300 tỷ LNST.

    2. Ngoại động lực: Các mỏ dự án Lạc Đà đưa vào khai thách từ Q3 2026 sẽ giúp các mảng vận chuyển dầu thô xuất khẩu, FSO tăng doanh thu. Hiệu quả khai thác các 8 tàu mua năm 2024 phát huy công suất. Tạo ra doanh thu 300 tỷ / năm hay khoảng 60 tỷ - 80 tỷ LNST /năm.

    3. Thanh lý tàu: Năm 2025 dự kiến thanh lý 2 tàu thu về lãi ròng 130 tỷ đến 150 tỷ. Năm 2026 thanh lý 2 tàu thu về 150 tỷ - 170 tỷ.
    4. Giá trị tiềm tàng: Năm 2025 Thu hồi / hoàn nhập dự phòng 77 tỷ từ Nhật Việt đã trích lập trong Q2 2024.

    P/s: ACE thấy giá hợp lý thì đầu tư, nắm giữ đồng hành cùng DN. ( Ai sợ thì đi dzìa / Chia tay sớm bớt đau khổ... bớt oán trách)

    Trân trọng và chân thành!
    nhanmap2004 thích bài này.
  3. budachi0111

    budachi0111 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Đã được thích:
    210
    PVT 4 quý gần nhất lợi nhuận trước thuế 1.857 tỷ đồng, tương ứng thu nhập 3,3k/10k mệnh giá, PE 8,47 (1). Theo bác chủ dự báo 11 tháng lợi nhuận trước thuế 1.700 tỷ đồng, chỉ cần tháng 12 đạt 157 tỷ lợi nhuận trước thuế, tương ứng thu nhập 3,3k/10k mệnh giá (1), giá mục tiêu 3.3 k/cp.
  4. Huuchi22

    Huuchi22 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2014
    Đã được thích:
    6.134
    ===
    Doanh nghiệp ước KQKD 9 tháng LNTT 1.200 tỷ... thực tế thực hiện 1,505 tỷ

    Hôm qua DN ước KQKD 11 tháng LNTT 1,700 tỷ ... thực tế thực hiện năm 2024 bao nhiêu là hợp lý?

    1. 1925 tỷ
    2. 1945 tỷ
    3. 1965 tỷ

    Link KQKD 9T 2024: https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/p...ng-trong-9-thang-dau-nam-2024-post355487.html
    ....
    Mùa xuân nơi đâu chồi xanh cỏ biếc,
    Tình có là nắng hôn tóc em mềm.
    Bàn tay nhung êm có níu tình tôi,
    Qua bến yêu đương mấy thuở bên người.

    Mùa xuân nơi đâu người ơi tìm mãi,
    Màu hoa nào thắm trên tóc em cài.
    Dìu hồn tôi say trong giấc hồn nhiên,
    Theo bước chân em cuối trời lãng quên...
    Last edited: 10/12/2024
    budachi0111Satoshi86 thích bài này.
  5. budachi0111

    budachi0111 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Đã được thích:
    210
    Được con số 3 (1.965 tỷ) thì đẹp quá. Mùa xuân này, PVT nảy chồi xanh cỏ biếc cho nhà đầu tư.
  6. Huuchi22

    Huuchi22 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2014
    Đã được thích:
    6.134
    ===
    Petrovietnam chuẩn bị đà tăng tốc cho mục tiêu tăng trưởng “2 con số” năm 2025.

    Trong đó, nổi bật nhất doanh thu toàn Tập đoàn 11 tháng năm 2024 đạt 903.843 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ 2023, đang hướng tới mục tiêu vượt 1 triệu tỷ

    https://petrovietnam.petrotimes.vn/...cho-muc-tieu-tang-truong-2-con-so-721768.html
  7. nhanmap2004

    nhanmap2004 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/10/2022
    Đã được thích:
    860
    Con này tiền vào yếu qua các bác , ôm nó mà mệt mỏi quá.
  8. tamyen90

    tamyen90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2022
    Đã được thích:
    5
    PVTrans hiện sở hữu đội tàu hiện đại với 58 chiếc, tổng trọng tải hơn 1,6 triệu DWT, được xem là công ty vận tải hàng lỏng lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Không chỉ về số lượng, đội tàu của PVTrans không ngừng được trẻ hóa để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về ứng dụng công nghệ tiên tiến giúp tối ưu hóa nhiên liệu, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả vận hành. Kết quả kinh doanh của PVTrans trong 11 tháng năm 2024 đã ghi nhận những thành tựu vượt bậc. Doanh thu hợp nhất đạt 10.900 tỷ đồng, tăng trưởng 23%, lợi nhuận trước thuế đạt 1.700 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.
  9. budachi0111

    budachi0111 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Đã được thích:
    210
    Dòng cơ bản, nếu cứ nhìn 4 quý liên tiếp P/E 3,3k, tương ứng giá 33K (giá hiện tại 27,4k) và dự báo của bác chủ quý 4 tốt thì tiền sẽ vào.
  10. budachi0111

    budachi0111 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Đã được thích:
    210
    https://*********.vn/2024/12/loi-nh...ang-loat-ke-hoach-bo-sung-tau-737-1251739.htm
    Lợi nhuận doanh nghiệp vận tải biển tăng vọt cùng hàng loạt kế hoạch bổ sung tàu

    1 giờ trước

    • VietstockFinance cho thấy, các công ty vận tải biển hầu hết tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận 2 chữ số. Tổng doanh thu hơn 14.5 ngàn tỷ đồng, tăng 32%; tổng lãi ròng 1.5 ngàn tỷ đồng, gần gấp đôi quý 3 năm ngoái. Ngay cả khi loại ra MVN, PVTPDV do thu nhập bất thường, tổng lợi nhuận vẫn tăng 77%.

      Tổng lãi ròng doanh nghiệp vận tải biển tăng trưởng mạnh so với quý cùng kỳ (Đvt: tỷ đồng)
      https://image.*********.vn/2024/12/11/20241125_Logistics_ava3.png​
      Nguồn: Người viết tổng hợp
      Thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PVT, PDV và GSP tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hàng chục phần trăm. Riêng lãi ròng Vận tải và Tiếp vận Phương Đông Việt (UPCoM: PDV) lên kỷ lục, gần 167 tỷ đồng, nhờ thanh lý tàu PVT Synergy. Nếu loại khoản thu nhập bất thường, doanh thu từ tàu mới PVT Topaz và tàu thuê PVT Pearl vẫn giúp lợi nhuận tăng đáng kể.

      Tổng Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (HOSE: PVT) - công ty mẹ của PDV và GSP - theo đó cũng khả quan, đồng thời cho biết hiệu quả khai thác đội tàu vẫn tiếp tục tăng.

      Liên tiếp đưa thêm tàu vào khai thác, đà tăng trưởng của Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH) chưa dừng lại. Riêng quý 3 vừa qua, doanh thu và lãi ròng ông lớn này đã tăng lần lượt 66% và 89% so với cùng kỳ, đạt hơn 1.1 ngàn tỷ đồng và 200 tỷ đồng. HAH có kỳ thuận lợi gần như mọi mặt khi cả sản lượng, giá cước của mảng vận tải và cho thuê tàu đều tăng, hoạt động khai thác cảng theo đó cũng tích cực.

      Tương tự, việc có thêm tàu dầu/hóa chất gần 20,000DWT trong quý 3 đưa doanh thu Vận tải biển Global Pacific (HNX: PCT) đạt 160 tỷ đồng, tăng 75%; lãi ròng kỷ lục 24 tỷ đồng, gấp 2.7 lần.

      Kết quả của những doanh nghiệp vận tải xăng dầu như PJT, PTSVTO cũng sáng. Doanh thu của Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hải Phòng (HNX: PTS) tăng nhờ đưa thêm 2 tàu vào khai thác từ tháng 4 năm nay. Còn Vận tải Xăng dầu đường Thủy Petrolimex (HOSE: PJT) hưởng lợi từ đơn giá cước tàu ở mức cao.

      Thuộc số ít doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng hải ngoài khơi, kết quả của Dịch vụ biển Tân Cảng (UPCoM: TOS) - đơn vị trực thuộc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP) - tích cực không kém khi doanh thu và lãi ròng tăng lần lượt 71% và 26%, đạt 840 tỷ đồng và 97 tỷ đồng. Thuận lợi này là nhờ tăng đơn giá thuê so với cùng kỳ.

      Doanh thu và lãi ròng các doanh nghiệp vận tải biển tăng trưởng mạnh (Đvt: tỷ đồng)
      https://image.*********.vn/2024/12/11/20241125_Logistics_ava1.png​
      Nguồn: VietstockFinance
      Phân hóa trong nhóm VIMC

      Ở hệ thống của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP (VIMC, UPCoM: MVN), doanh thu hợp nhất cho thấy sự tăng trưởng mảng vận tải, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải, nhưng lãi đột biến lại từ chuyển nhượng cổ phần các công ty con. Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (UPCoM: VST) là đơn vị hiếm hoi tận dụng được tốt khi cước vận tải tăng, xoay chuyển từ lỗ thành lãi.

      Trong khi đó, thành viên đóng góp lớn như Vận tải Biển Việt Nam (HOSE: VOS) vẫn lỗ hơn 14 tỷ đồng, dù ít hơn cùng kỳ. Việc thuê được 2 tàu hóa chất đã đẩy doanh thu của VOS tăng mạnh nhưng chi phí cao nên quý 3 chưa thể có lãi.

      Các thành viên còn lại như VSA, VNA, NOS, TJC hay DDM cũng không khả quan. Lý do lỗ ròng được Vận tải Biển Vinaship (UPCoM: VNA) đưa ra là bão Yagi làm tê liệt nhiều hoạt động, khiến các tàu xếp hàng xi măng bị thiệt hại hàng chục ngày do không đưa được hàng hóa từ nhà máy ra cảng xếp.

      MVN lãi lớn nhờ hoạt động chuyển nhượng cổ phần (Đvt: tỷ đồng)
      https://image.*********.vn/2024/12/11/20241125_Logistics_ava.png​
      Nguồn: VietstockFinance
      Kế hoạch chi hàng ngàn tỷ đồng sắm thêm tàu

      Thời gian gần đây, các doanh nghiệp vận tải biển liên tiếp tổ chức đại hội bất thường. Một trong số nội dung được thông qua là các kế hoạch đóng tàu, mua tàu mới hoặc tàu đã qua sử dụng, hứa hẹn giúp lợi nhuận tăng trưởng ngay trong quý 4 này và có thể sang năm 2025.

      Nhìn thấy bối cảnh tiềm năng của thị trường vận chuyển bằng đường biển, lãnh đạo PCT đã trình cổ đông và được chấp thuận đầu tư đóng mới 4 tàu chở dầu/hóa chất trọng tải gần 26,000DWT. Ước tính tổng số tiền có thể chi ra khoảng 4.8 ngàn tỷ đồng (hơn 48 triệu USD/tàu theo tỷ giá 25,000VND/USD).

      Dù quý 3 không quá tích cực, VOS vẫn xác định việc đầu tư phát triển đội tàu đang là vấn đề cấp bách. Tại đại hội bất thường diễn ra hôm 19/11, lãnh đạo Công ty nói chưa thể chia cổ tức mà thay vào đó là kế hoạch bổ sung 10 tàu với số tiền chi ra có thể lên tới gần 10 ngàn tỷ đồng, bao gồm cả đóng mới lẫn mua tàu đã qua sử dụng.

      Còn phía HAH vừa mua xong con tàu thứ 16, là tàu container cũ với trọng tải hơn 44,000DWT tên TORO, được đóng từ năm 2007 và đã đổi tên thành Haian Gama. Những người đứng đầu Doanh nghiệp đang muốn đầu tư tàu container đã qua sử dụng với ý định mở rộng quy mô hơn nữa trong thời gian tới. “Ông lớn” vận tải biển này đã bổ sung thêm 5 tàu trong vòng 1 năm qua.

      https://image.*********.vn/2024/12/11/20241125_Logistics_ava2.png​
      HAH vừa đón tàu container Haian Gama ngày 13/11 - Nguồn: HAH
      Sau khi bổ sung thêm các tàu PVT Topaz và PVT Pearl, hôm 4/11 vừa qua, PDV thông báo đã nhận về thêm tàu hàng rời hơn 57,000DWT và đặt tên PVT Coral. Doanh nghiệp trước đó đã công bố kế hoạch dùng tiền từ đợt phát hành cổ phiếu để sắm thêm 2 tàu - hoặc tàu chở dầu/hóa chất hoặc tàu hàng rời.

      VNA vào tháng 9 cũng được cổ đông duyệt chi hơn 305 tỷ đồng để mua tàu chở hàng khô trọng tải 28,000-32,000DWT đã qua sử dụng. Hay như Âu Lạc của doanh nhân Ngô Thu Thúy có kế hoạch đóng mới 8-10 tàu dầu/hóa chất trọng tải từ 13,000-20,000DWT để bổ sung hoặc hoán đổi các tàu hiện hữu từ nay đến năm 2030.

      Thị trường vận tải đường biển đang tiềm năng?

      Về lý do “bạo chi” số tiền gấp 7 lần vốn chủ sở hữu hiện nay để đầu tư tàu, PCT cho rằng, xung đột chính trị tiếp tục leo thang ở các khu vực có sản lượng dầu lớn như Trung Đông, Đông Âu; cùng các lệnh cấm vận của Mỹ, EU đối với Iran, Venezuela hoặc Nga sẽ dẫn đến nhu cầu vận tải tăng cao ở khu vực khác nhằm bù đắp thiếu hụt.

      Người dứng đầu VOS cũng thừa nhận thị trường đang tốt và cố gắng đẩy nhanh việc nhận về tàu mới nhằm tận dụng giai đoạn hiện nay, đồng thời cho biết sẽ duy trì đội tàu container do giá cước loại hình vận tải này đang khá cao.

      Lãnh đạo một số công ty đồng quan điểm về việc “tranh thủ” sắm thêm tàu, vì cho rằng giá mua tàu trong tương lai sẽ khó giảm do nhu cầu tăng. Hơn nữa, việc đóng mới được chỉ ra là khả thi hơn trong bối cảnh giá tàu cũ cao, chưa kể phải chi thêm phí bảo hiểm “tàu già”, chiếm từ 1/3 - 2/3 lợi nhuận mỗi chuyến. Các loại tàu cũ cũng sẽ khó cho thuê hơn trong thời gian tới, do không còn đảm bảo các quy định về khí thải, có thể làm phát sinh chi phí.

      Một điểm nữa, xu hướng tập trung phát triển tàu dầu thay vì tàu hàng rời đang nổi lên gần đây, chẳng hạn Âu Lạc. Công ty của bà Ngô Thu Thúy cho hay, do đặc thù tàu hàng rời phải gom hàng từ nhiều quốc gia và phải sắp xếp hành trình phù hợp mới đạt hiệu quả. Việc khai thác tàu hàng rời phụ thuộc chuỗi cung ứng toàn cầu, thời tiết, năng lực bốc dỡ của mỗi cảng nên thời gian xếp dỡ, dỡ hàng rất lâu, không hiệu quả bằng tàu dầu.

      Tử Kính

Chia sẻ trang này